Skip to main content

Google: ‘Sống chậm’ – Xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh chóng

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Bà Roya Zeitoune hiện là lãnh đạo nhóm Văn hóa và Xu hướng của Google, tổ chức đang hoạt động trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Ông Nicolas Szmidt dẫn đầu nhóm nghiên cứu xu hướng quốc tế tại YouTube. Hai nhóm của họ đã cùng nhau nghiên cứu dữ liệu xem YouTube để khám phá ra các xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh trên nền tảng.

Một trong những tác động phụ về văn hóa của đại dịch COVID-19 là tốc độ cuộc sống của chúng ta chậm lại rõ rệt. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên của sự “sống chậm” mới và nhiều người tiêu dùng đang đón nhận nó.

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Lượt xem video có tiêu đề “sống chậm” tăng gấp 4 lần vào năm 2020 so với năm 2019.

Dữ liệu cho thấy nhiều người trong chúng ta đã được truyền cảm hứng để thực hiện các sở thích đồng thời khám phá cả những sở thích mà trước đây chúng ta thường cho là quá tốn thời gian.

Sống chậm yêu cầu sự cam kết. Những video này thường dài, được gắn liền với nền âm nhạc thư giãn. Một số video thậm chí còn im lặng.

Người sáng tạo và người xem của họ tìm thấy được nhiều ý nghĩa khi chú ý đến các chi tiết.

Nội dung những video này thường xoay quanh các công việc và sở thích như làm vườn, tái sử dụng những đồ đạc trong nhà hay pha một tách cà phê đúng điệu chẳng hạn.

Tương tự, nướng bánh mì vẫn là một câu chuyện được đan xen với phong trào ‘sống chậm’.

Sức hấp dẫn khó chối từ của lối sống chậm: Chủ nghĩa thoát ly, khát vọng và cả thành quả.

Một số sở thích liên quan đến lối sống chậm đã có từ lâu. Ví dụ như nghe nhạc, lối sống tĩnh tâm, thanh thản, vốn đã là một phần cốt lõi của YouTube trong ít nhất một thập kỷ.

Tuy nhiên, người dùng đã xem nội dung này nhiều hơn bao giờ hết trong năm 2020.

Những video này đặc biệt thu hút người xem trong thời kỳ đại dịch vì chúng mang lại cảm giác thoát nạn, an toàn và mở ra lối sống đầy khát vọng. Chúng cũng có thể giúp mọi người xem cảm nhận được thành quả.

Khát vọng và chủ nghĩa thoát ly: Không phải ai trong chúng ta cũng có vườn xung quanh nhà hay máy pha cà phê, nhưng việc xem những nội dung này cho phép chúng ta suy nghĩ khác, chúng ta tự tìm lấy cho mình một không gian riêng.

Ví dụ: hàng ngàn người xem đã theo dõi một người sáng tạo ở Hà Lan trình diễn cách làm tinh dầu hoa oải hương. Có thể bạn không tự sản xuất được tinh dầu cho riêng mình, nhưng chỉ đơn giản là xem những hướng dẫn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy hứng khởi hơn mỗi ngày.

Thành quả: Những người xem có những sở thích này và làm theo hướng dẫn bằng video sẽ cảm thấy mình đạt được thành quả khi họ đã hoàn thành các bước làm của mình.

Việc làm theo các nhiệm vụ có thể mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát sự thỏa mãn, trong khi có quá nhiều thứ bất ổn vẫn xoay quanh chúng ta.

Kết nối với phong trào sống chậm.

Những sở thích và thú vui của lối sống chậm có cảm giác như chúng là một phần của lối sống hồi tưởng, quay trở lại “những ngày xưa tốt đẹp”.

Vậy xu hướng đang phát triển này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu, người làm marketing và cả các nhà quảng cáo?

Ở cấp độ cơ bản nhất, các thương hiệu có liên quan đến những sở thích liên quan, chẳng hạn như làm vườn và nấu ăn, có thể khai thác xu hướng sống chậm bằng cách điều chỉnh sự sáng tạo của họ để kết nối nhiều hơn với những người tiêu dùng hiện đang khao khát nội dung này.

Ngoài ra, những quảng cáo liên quan đến nội dung sống chậm có thể hoạt động hiệu quả hơn so với những loại nội dung còn lại.

Nhưng bài học lớn nhất cho các thương hiệu có lẽ là việc thừa nhận và hiểu rằng đã có một sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và điều này phản ánh mong muốn và nhu cầu mới nổi của họ. Xu hướng sống chậm này cũng cung cấp những cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lý của người tiêu dùng trong thời điểm lúc bấy giờ.

Điều này có thể giúp người làm marketing hiểu rằng khách hàng mục tiêu của chính họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mới như thế nào, họ có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để điều chỉnh lại các kế hoạch truyền thông và quảng cáo sao cho phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Đây là 6 điều mà Google dạy những nhà quản lý mới của mình

Theo Google, quá trình chuyển đổi sang tầm quản lý đòi hỏi một sự chuyển đổi lớn về tư tưởng từ phía nhân viên.

CEO Google – Sundar Pichai

Quá trình chuyển đổi từ một người đóng góp cá nhân thành nhà quản lý không phải là một việc dễ dàng.

Trong nhiều trường hợp, những kỹ năng giúp bạn thăng tiến với tư cách là một nhân viên sẽ không giống với những kỹ năng giúp bạn trở nên hiệu quả với tư cách là nhà quản lý.

May mắn thay, chúng ta có những tổ chức như Google đã dành nhiều năm để nghiên cứu về quá trình chuyển đổi này, từ đó giúp chúng ta khám phá ra những bí mật thành công của các nhà quản lý mới.

Thông qua một nghiên cứu nội bộ đã phân tích hơn 10.000 nhà quản lý bao gồm đánh giá hiệu suất, khảo sát, các giải thưởng nhận được và sự công nhận của những nhà quản lý cấp cao, Google đã xác định những thuộc tính của các nhà quản lý hiệu quả cao.

Những thuộc tính này giờ đây đã trở thành ‘kim chỉ nam’ để Google hướng dẫn và đạo tạo những nhà quản lý mới của mình.

Dưới đây là chi tiết từng thuộc tính.

1. Tư duy và giá trị.

Thực hiện nghiên cứu từ Bà Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, Google khuyến khích các nhà quản lý của mình phát triển tư duy tăng trưởng (growth mindset).

Trái ngược với một tư duy cố định (fixed mindset), người vốn có niềm tin rằng các kỹ năng và khả năng là được xác định trước, những cá nhân có tư duy tăng trưởng tin rằng trí thông minh có thể được trau dồi.

Ý tưởng đơn giản này giúp các nhà lãnh đạo ham học hỏi, thử thách bản thân và thử nghiệm nhiều hơn, và từ đó giúp nâng cao hiệu suất của họ hơn.

Mặc dù thành công luôn đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ và tập trung, nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy giá trị ‘tiềm ẩn’ và cần thiết của sự lạc quan.

Ngoài ra, Google khuyến khích các nhà quản lý của mình xác định các giá trị và tận dụng chúng trong phong cách quản lý của họ.

Mục đích không phải là áp đặt các giá trị đã định sẵn, mà là để trao quyền cho các nhà lãnh đạo tận dụng đạo đức cá nhân của họ để thúc đẩy ý nghĩa và tác động sâu sắc hơn đến công việc của mình.

2. Trí tuệ cảm xúc (E.I.)

Theo Daniel Goleman và Richard Boyatzis (các chuyên gia về vấn đề này), “trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, đồng thời tận dụng nhận thức này để quản lý hành vi và các mối quan hệ của bạn”. Nói cách khác, đó là việc bạn có ý thức tự giác cao hơn.

Các nhà quản lý có khả năng tự nhận thức sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn, giao tiếp hiệu quả hơn và dễ gần gũi hơn.

Theo Goleman, lãnh đạo dựa trên trí thông minh cảm xúc là động lực quan có thể thúc đẩy 20 đến 30% hiệu suất của tổ chức.

3. Chuyển đổi nhà quản lý.

Khi những người hướng dẫn khuyến khích những người giám sát mới chia sẻ những thách thức và thất vọng trong quá trình chuyển đổi lên nhà quản lý của họ với các đồng nghiệp của mình, họ đồng thời dạy rằng việc dễ bị tổn thương và trung thực là điều nên có.

Khi các nhà quản lý cởi mở và kể câu chuyện của họ một cách chân thực, những người khác sẽ reo hò và sẵn sằng để hỗ trợ thực hiện những chiến lược mới.

4. Huấn luyện.

Thông qua một số nghiên cứu, người ta thấy rằng phẩm chất số một của những nhà quản lý hiệu quả là một huấn luyện viên giỏi. Google định nghĩa huấn luyện tốt là:

  • Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể;
  • Cung cấp những phản hồi khó khăn một cách có động lực và chu đáo;
  • Điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để đáp ứng các phong cách giao tiếp cá nhân trong các cuộc họp trực tiếp thông thường;
  • Thực hành lắng nghe “tích cực” đồng cảm;
  • Nhận thức được suy nghĩ của riêng bạn và của nhân viên; và
  • Đặt câu hỏi mở để khám phá sự nhạy bén của nhân viên.

5. Phản hồi.

Lời nói của nhà quản lý có sức mạnh hoặc là xây dựng hoặc là tàn phá. Google hiểu rõ sự nhạy cảm này và dạy những nhà quản lý của mình tính không thiên vị khi cung cấp phản hồi trong đội nhóm của họ, cân bằng phản hồi tích cực (động lực) và tiêu cực (phát triển), xác thực và đánh giá cao, đồng thời nêu rõ các cơ hội phát triển một cách vị tha.

6. Ra quyết định.

Để đảm bảo rằng các phán quyết không được đưa ra một cách chủ quan, Google đã thiết lập một quy trình để giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn.

  • Bạn đang giải quyết vấn đề gì? Nguyên nhân gốc rễ của nó là gì?
  • Tại sao nó lại quan trọng? (Nó có hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh khác không?)
  • Ai là người ra quyết định?
  • Quyết định sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Khi nào mọi người có thể mong đợi một quyết định? (Các bên liên quan phải theo dõi và quản lý sự kỳ vọng.)

Ngoài ra, để đảm bảo đưa ra các quyết định sáng suốt, Google khuyến khích các nhà quản lý thử nghiệm ý tưởng của họ bằng cách thu thập ý kiến ​​phản hồi của nhân viên (nêu quan điểm, lập luận của cá nhân và cung cấp dữ liệu).

Theo Google, khoảng 75% những nhà quản lý kém hiệu quả đã được cải thiện sau khi triển khai chương trình này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Central Retail – Đại gia bán lẻ từ Thái Lan rót 1.1 tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Retail (CRC) tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 35 tỷ baht (khoảng 1,1 tỷ USD).

Thông tin trên được tiết lộ bởi ông Yol Phokasub, Giám đốc điều hành của CRC. Theo đó, gói đầu tư tỷ đô sẽ được sử dụng để thực hiện tham vọng phủ sóng khắp 55 tỉnh thành trên toàn đất nước Việt Nam, bên cạnh việc phát triển nền tảng đa kênh.

Quyết định đầu tư này nằm trong lộ trình chiến lược 5 năm của CRC tại Việt Nam, với trọng tâm mở rộng khả năng thâm nhập đa lĩnh vực tại tất cả các cụm trung tâm thành phố, khu vực ngoại ô và vùng nông thôn, bên cạnh việc nâng cao thương hiệu trong ngành hàng thực phẩm để tạo nền tảng xây dựng thương hiệu trong các ngành hàng bán lẻ (Retail Industry) khác.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng hướng tới phát triển dịch vụ đa kênh thông qua mở rộng hoạt động trên các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, hợp tác với những ứng dụng đặt hàng, bán hàng qua mạng xã hội, qua điện thoại và dịch vụ “Click and drive”.

“Trong suốt 9 năm hoạt động tại Việt Nam, thực phẩm là ngành hàng trọng yếu, đóng góp gần 70% doanh thu của CRC.

Tập đoàn đặt mục tiêu nâng cao lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam cũng như phát triển hệ sinh thái dịch vụ như một “nền tảng thực phẩm và phong cách”.

Bên cạnh đó, CRC sẽ tiếp tục thực hiện phương thức kinh doanh hợp lý, linh hoạt và thực hiện tầm nhìn đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”, ông Phokasub cho biết.

Theo đại diện tập đoàn, thị trường Việt Nam đang trở nên vô cùng hấp dẫn bởi mức độ ổn định cùng sức chống chịu cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng 2,91% trong hầu như toàn thế giới rơi vào suy thoái. Lĩnh vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 2,34% và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định vào năm 2021. Việt Nam cũng là thị trường đóng góp doanh thu lớn thứ 2 cho tập đoàn, chỉ đứng sau Thái Lan.

CRC được biết đến là chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C kể từ năm 2016, sau khi tiếp quản từ tay tập đoàn Casino đến từ Pháp.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống Big C có 37 trung tâm thương mại và 230 cửa hàng tại 39 tỉnh thành, phục vụ trung bình 175 nghìn lượt khách hàng mỗi ngày.

Năm 2020, CRC mở thêm 5 chi nhánh dưới tên GO!, bao gồm 4 trung tâm thương mại và 1 siêu thị mini. Năm 2021, CRC tiếp tục mở mới hệ thống GO!, đồng thời chuyển đổi 7 siêu thị Big C thành siêu thị Tops Market.

Lý giải những cái tên mới, đại diện tập đoàn cho biết đây là bước chuyển mình để tái định vị thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giá thấp cho người tiêu dùng.

Năm 2019, CRC cũng chính thức sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim sau khi mua lại 51% Công ty cổ phần NKT thông qua một công ty trung gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook ra mắt định dạng ‘Quảng cáo động’ mới cho các nền tảng phát video trực tuyến

Định dạng ‘Quảng cáo động’ (Dynamic Ads) mới được thiết kế để giúp các thương hiệu phát video trực tuyến giới thiệu những nội dung phù hợp với mọi người trên Facebook nhằm thu hút lượt đăng ký mới dựa trên sở thích của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Với ‘Quảng cáo động’ dành cho các nền tảng phát trực tuyến, khi mọi người nhìn thấy quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Họ có thể vuốt qua quảng cáo để xem các tiêu đề liên quan được cá nhân hoá mà họ có thể quan tâm dựa trên sở thích mà họ đã ‘thể hiện’ trên Facebook và Instagram.

Người dùng cũng có thể thực hiện theo lời kêu gọi hành động (CTA) của bạn để bắt đầu dùng thử hoặc đăng ký một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.”

Tùy chọn này cho phép các thương hiệu phát video trực tuyến thêm tiêu đề (title) của nội dung được lưu trữ trên dịch vụ của họ trong quá trình thiết lập chiến dịch.

Sau đó, hệ thống của Facebook sẽ sử dụng danh sách đó làm nguồn dữ liệu để nhắm mục tiêu những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến từng Trang (Fanpages/Group) cụ thể.

“Sau khi nhà quảng cáo tải danh mục nội dung của họ lên Facebook, ‘quảng cáo động’ sẽ cung cấp các đề xuất nội dung được cá nhân hóa, từ đó mang lại cho người dùng những trải nghiệm được cá nhân hóa tương tự cái mà họ vẫn quen nhìn thấy từ các dịch vụ phát trực tuyến của họ.”

Facebook cũng sẽ tối ưu một loạt các tiêu đề phù hợp cho từng người dùng trong dịch vụ quảng cáo mới này, điều này có thể giúp các nhà quảng cáo thu hút thêm nhiều lượt dùng thử hay đăng ký mới hơn.

Theo Facebook, hầu hết mọi người dùng thử các dịch vụ phát trực tuyến mới vì họ muốn xem nhiều nội dung có sẵn thông qua dịch vụ đó.

Các công cụ ‘Quảng cáo động’ của Facebook ngày càng trở nên nhanh nhạy hơn với người dùng, cho phép nhà quảng cáo truyền tải những nội dung phù hợp với sở thích của từng cá nhân dựa trên những thứ họ tương tác trên nền tảng.

Quy trình tự động này loại bỏ rất nhiều các tùy chọn nhắm mục tiêu bổ sung từ quá trình thiết lập quảng cáo và có thể tạo ra kết quả tốt hơn dựa trên việc ‘học tập’ của hệ thống.

Nếu bạn là nhà quảng cáo đang chạy nhiều chiến dịch trên Facebook và đang tìm những cách tiếp cận mới thì Dynamic Ads là định dạng ‘hay ho’ mà bạn nên thử.

Bạn có thể tạo ngay chiến dịch của mình tại: Facebook Dynamic Ads

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Samsung hưởng lợi gì từ sự ra đi của LG

Theo Reuters, động thái rút lui khỏi mảng kinh doanh điện thoại di động của LG Electronics sẽ tạo nhiều cơ hội cho Samsung và các đối thủ khác trên thị trường Bắc Mỹ.

Hai công ty nghiên cứu thị trường Gartner và Counterpoint ước tính thị phần của LG tại Mỹ đang ở mức khoảng 10% tại Mỹ. LG mạnh hơn ở những thị trường mà họ hợp tác với công ty viễn thông để đưa các thiết bị của mình vào kế hoạch di động.

Nhà phân tích Tuong Nguyen của Gartner nhận định: “Apple có xu hướng phục vụ phân khúc cao cấp hơn ở thị trường Mỹ, vì vậy Apple sẽ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của LG. 

Nhiều khả năng Samsung sẽ hưởng lợi từ vụ này, vì cả hai tập đoàn đều cạnh tranh trên các thị trường tương tự nhau”.

Trên toàn cầu, thị phần của LG giảm xuống còn 2% vào năm 2020, giảm mạnh so với vị thế là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới sau Samsung Electronics và Apple Inc trong thời kỳ đỉnh cao vào năm 2013.

Theo Counterpoint, LG xuất xưởng 23 triệu chiếc điện thoại vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 256 triệu chiếc của Samsung.

Nhà phân tích Tarun Pathak của Counterpoint cho biết LG chủ yếu cạnh tranh ở phân khúc tầm trung, còn điện thoại flagship của họ nhận được phản ứng hời hợt từ thị trường.

Pathak nói thêm: “Vì vậy phần lớn sẽ là các thương hiệu Trung Quốc và các thương hiệu tầm trung hưởng lợi nhờ việc LG rút lui.

Tại thị trường trọng điểm của họ như Mỹ, Samsung, Motorola, HMD (và ZTE, Alcatel ở mức độ thấp hơn) sẽ lấp đầy chỗ trống, còn Xiaomi, Motorola, LATAM và Samsung sẽ hưởng lợi ở Hàn Quốc”.

Những người yêu công nghệ trên Twitter tỏ ra tiếc nuối trước sự ra đi của LG – cái tên từng làm mưa làm gió một thời trong ngành công nghiệp smartphone.

Họ ghi nhận LG đã đi tiên phong trong việc phổ biến các tính năng quen thuộc đối với smartphone hiện nay như camera góc siêu rộng và màn hình cảm ứng điện dung.

YouTuber Marques Brownlee bày tỏ sự tiếc nuối đối với LG trên Twitter: “Không phải điện thoại nào của họ cũng xuất sắc, nhưng mất họ nghĩa là mất một đối thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng thử những điều mới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong quý 1 năm 2021

Bất chấp nhiều thách thức khác nhau xảy ra gần đây từ các nước, theo số liệu thống kê lượt tải xuống mới nhất từ App Annie thì TikTok vẫn tiếp tục là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Như bạn có thể thấy, TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2021 đồng thời giữ đà tăng trưởng trong hai năm qua.

Tất nhiên, hầu hết mọi người đều đã tải xuống Facebook và Instagram, vì vậy, số liệu thống kê về lượt tải xuống nhiều nhất không đồng nghĩa với mức độ sử dụng nhiều nhất.

Nhìn vào số liệu thống kê người dùng hoạt động hàng tháng ở cột bên phải, bạn có thể thấy rằng Facebook vẫn đang là ứng dụng chiếm ưu thế – nhưng sự phát triển mạnh mẽ liên tục của TikTok cũng đã cho thấy mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của nó đối với phần lớn người dùng.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất ở số liệu lần này là biểu đồ ‘Ứng dụng đột phá’ của App Annie, cho thấy những ứng dụng có lượt tải xuống tăng trưởng lớn nhất so với quý trước.

Cuộc tranh cãi về những thay đổi trong việc chia sẻ dữ liệu của WhatsApp hồi tháng 1 đã góp phần làm cho những ứng dụng thay thế như Signal và Telegram đều tăng bảng xếp hạng trong lượt tải xuống.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi nhằm mục tiêu lấy lại vị trí của mình.

Sự tăng trưởng của MX Takatak cũng rất đáng kể. Ứng dụng video dạng ngắn của Ấn Độ đã góp phần lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm của TikTok để lại ở quốc gia này đồng thời đã chứng kiến sự chấp nhận đáng kể của người dùng Ấn Độ. Ứng dụng này hiện vẫn chỉ áp dụng cho người dùng ấn độ.

Ngoài số liệu thống kê về lượt tải xuống và sử dụng, App Annie cũng đã chia sẻ một số thông tin mới về chi tiêu ứng dụng.

“Chi tiêu toàn cầu cho ứng dụng tăng 40% trong một năm, với 32 tỷ USD được chi tiêu cho việc mua hàng trong ứng dụng iOS và Google Play trên toàn cầu trong quý 1 năm 2021.”

Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ tiếp tục khi những thói quen được áp dụng trong thời gian đóng cửa toàn cầu có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Theo ước tính, đây có thể sẽ trở thành câu chuyện bán lẻ của thập kỷ tới, với việc đại dịch đang đẩy nhanh sự dịch chuyển kỹ thuật số.

Trong khi nhiều ứng dụng thịnh hành sẽ lại sụt giảm và các nền tảng của Facebook sẽ vẫn chiếm ưu thế, bạn nên xem xét đến những sự thay đổi mới nổi và chúng có thể có ý nghĩa gì đối với cách tiếp cận marketing của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Những dấu mốc tạo nên lịch sử Apple

Từ một công ty máy tính được thành lập trong garage của Steve Jobs cách đây 45 năm, ‘Táo khuyết’ trở thành thương hiệu giá trị nhất toàn cầu với nhiều sản phẩm nổi bật.

Apple được thành lập vào 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California (Mỹ).

Nơi làm việc đầu tiên của Apple là garage để xe của bố mẹ Jobs. “Tôi được giới thiệu gặp Jobs vào năm 1971 bởi anh ấy thích đồ điện tử và đùa giỡn”, Wozniak kể lại trong cuộc phỏng vấn với ABC News năm 2007.

Apple I là sản phẩm đầu tiên của công ty. Theo USA Today, máy tính có giá 666,66 USD và chỉ có 200 chiếc được sản xuất. Hiện nay, Apple I là món hàng được giới sưu tầm săn đón và sẵn sàng trả hàng trăm nghìn USD để sở hữu thiết bị còn hoạt động tốt.

Ngày 12/12/1980, Apple lần đầu lên sàn chứng khoán với mức giao dịch 22 USD/cổ phiếu, vốn hóa thị trường 1,2 tỷ USD. Đến nay, Apple là công ty đại chúng giá trị nhất thế giới, vốn hóa thị trường đạt 2,06 nghìn tỷ USD.

Năm 1983, Apple gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Steve Jobs đã mời John Sculley (phải), lúc đó là CEO Pepsi về lãnh đạo công ty. Dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple trải qua nhiều thăng trầm.

Một năm sau, Apple giới thiệu Macintosh, một trong những chiếc máy tính phổ thông đầu tiên hỗ trợ giao diện đồ họa, điều khiển bằng chuột thay vì dòng lệnh. Đoạn quảng cáo cho Macintosh có tên 1984, được chiếu tại sự kiện thể thao Super Bowl XVIII trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất mọi thời đại.

Do mâu thuẫn với Sculley, Steve Jobs rời Apple vào năm 1985 để thành lập hãng máy tính NeXT. Cuối năm 1996, NeXT được Apple mua lại với giá 400 triệu USD. Steve Jobs trở về Táo khuyết với vai trò cố vấn, báo cáo tình hình cho CEO lúc ấy là Gil Amelio.

Năm 1997, Jobs giữ chức quyền CEO Apple sau cuộc đảo chính khiến Amelio (trái) từ chức. “Tôi nói rằng: ‘Steve, tôi sẽ không bao giờ có sức hút như anh, và anh không bao giờ điều hành giỏi như tôi. Anh không thể điều hành một tập đoàn chỉ với vẻ điềm tĩnh’”, Amelio nói.

Trong khi giữ chức quyền CEO, Jobs đã giới thiệu iMac, chiếc máy tính nổi bật với bộ vỏ trong suốt, nhiều màu sắc và không có khe đĩa mềm, tính năng phổ biến trên máy tính thời điểm ấy. Ngay sau sự kiện, Jobs được bổ nhiệm làm CEO chính thức, khởi đầu kỷ nguyên thành công mới của Apple.

Năm 2001, Apple ra mắt iPod thế hệ đầu tiên, chiếc máy nghe nhạc tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho thị trường. Cùng với iPod là dịch vụ nghe nhạc iTunes, cho phép mua và lưu trữ nhạc dưới dạng kỹ thuật số.

Giới chuyên môn nhận định iTunes đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc, đồng thời thúc đẩy các hãng thu âm chuyển sang phát hành nhạc số.

Ngày 19/5/2006, Apple khai trương cửa hàng tại Fifth Avenue, New York. Đây là một trong những Apple Store nổi tiếng nhất với lối ra vào hình lập phương. Đó là khối thủy tinh khổng lồ được tạo nên từ hàng chục tấm kính cường lực, bên trên có logo Apple phát sáng.

CEO Steve Jobs cùng vợ Laurene Jobs và Ron Johnson, Giám đốc Bán lẻ của Apple thời điểm đó cũng có mặt tại lễ khai trương.

Apple Store Fifth Avenue đã trở thành biểu tượng, thu hút hàng chục triệu khách tham quan mỗi năm, là nơi xếp hàng quen thuộc mỗi khi thế hệ iPhone mới được lên kệ.

Trong năm 2007, Steve Jobs tham gia cuộc phỏng vấn với Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft tại hội thảo D5. Trong lần đầu cùng ngồi trò chuyện trước công chúng từ năm 1991, cả 2 đã có những chia sẻ thú vị về nhau. Đây cũng là năm chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt, mở đường cho thành công tiếp theo của Apple.

Ngày 11/7/2008, kho ứng dụng App Store hoạt động với chỉ 500 ứng dụng. Sau 13 năm, App Store đã có hơn 2 triệu ứng dụng, góp phần tạo ra ngành công nghiệp hoàn toàn mới.

Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu Apple, App Store là bàn đạp quan trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đang rất phát triển của Táo khuyết.

Apple nổi tiếng giữ kín sản phẩm trước khi ra mắt. Tuy nhiên vào tháng 4/2010, hình ảnh nguyên mẫu iPhone 4 đã được tiết lộ.

Kỹ sư Apple để quên chiếc điện thoại ở quán bar. Một người khách tại quán đã nhặt được nó rồi bán cho Jason Chen, phóng viên Gizmodo với giá 5.000 USD. Hình ảnh iPhone 4 trên Gizmodo trở thành câu chuyện nóng vào thời điểm ấy.

Tháng 6/2011, Steve Jobs trình bày kế hoạch xây dựng trụ sở Apple Park cho hội đồng thành phố Cupertino. Kiến trúc hình tròn, bao phủ bởi mảng xanh của cây cối khiến trụ sở này được gọi là “phi thuyền”. Đây cũng là lúc tình trạng bệnh của Jobs được nhiều người quan tâm.

Ngày 5/10/2011, thông tin Steve Jobs đột ngột qua đời khiến giới công nghệ bàng hoàng. Ngay sau đó, hình ảnh tưởng niệm Jobs được đặt tại các Apple Store khắp thế giới và trên Internet.

2 tuần sau, Apple tổ chức lễ tưởng niệm đặc biệt cho Jobs. Đáng chú ý là bài phát biểu của CEO Tim Cook và Giám đốc thiết kế Jony Ive, kể lại những kỷ niệm cùng cố CEO. Bill Campbell, thành viên hội đồng quản trị Apple đã rơi nước mắt khi nói về người bạn, người đồng nghiệp thân thiết.

Cuối năm 2012, Tim Cook gây sốc khi sa thải Scott Forstall, kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế chính của iOS. Trước đó, Apple hứng chịu chỉ trích nặng nề do ứng dụng Apple Maps trên iOS 6 quá nhiều lỗi. Tin đồn cho biết Forstall bị đuổi việc sau khi từ chối ký vào biên bản xin lỗi mà Cook phải đưa ra cho người dùng.

Sau khi loa HomePod được giới thiệu tại WWDC 2017, firmware của thiết bị đã được phân phối cho nhà phát triển để nghiên cứu.

Trong bản firmware, các lập trình viên đã phát hiện hình ảnh chiếc iPhone có viền màn hình mỏng, chứa dải khuyết phía trên cho hệ thống nhận diện khuôn mặt. Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý trên Internet, chính là chiếc iPhone X được ra mắt tháng 9 cùng năm.

Apple hầu như không tiết lộ sản phẩm mới trên website cho đến khi màn ra mắt kết thúc. Tuy nhiên vào tháng 8/2018, 9to5mac đã phát hiện hình ảnh của iPhone XS, XS Max và Apple Watch Series 4 trên máy chủ website của hãng. Đây là lần hiếm hoi Apple để lộ sản phẩm trên website trước khi công bố rộng rãi.

Là cộng sự thân thiết của Steve Jobs với nhiều thiết kế biểu tượng, thông tin Jony Ive rời Apple vào năm 2019 để thành lập studio LoveForm khiến nhiều người bất ngờ. “Anh ta có quyền lực điều hành lớn hơn bất cứ ai khác, trừ tôi”, cố CEO Steve Jobs từng chia sẻ về Ive.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Marketers: Sứ mệnh tạo ra những thứ mà người dùng muốn thấy, xem và mua

Chuyên gia marketing, Ông Robert Willey chỉ ra chi tiết những gì thương hiệu cần làm nhiều hơn để xây dựng kết nối bền vững với người tiêu dùng.

Robert Willey

Marketing thường được yêu cầu phải đi nhanh, thử nghiệm nhanh, phải bỏ qua những sai lầm nếu có và làm những công việc “to tát”. Đây chính xác là lý do tại sao marketing vốn rất tốn kém về thời gian.

Thật khó để có thể thuyết phục mọi người mua một thứ gì đó khi chúng không thực sự mang lại một lợi ích hay ý nghĩa gì cho họ.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng và thương hiệu có thể có mối quan hệ cộng sinh nếu thương hiệu tập trung sức lực để trở thành đại diện cho một ‘huy hiệu’ xứng đáng.

Và dưới đây là cách mà các marketer có thể tham khảo.

Hãy kết nối và chia sẻ thay vì chỉ bán hàng.

80% số người trên Instagram theo dõi một thương hiệu nào đó.

Bạn có nhớ khi Facebook tung ra quảng cáo lần đầu tiên hơn một thập kỷ trước và tạo ra một cuộc cách mạng internet cho phép các thương hiệu kết nối các bài đăng của họ với bạn bè và gia đình của bạn không?

Từ đó đến nay, chúng ta không chỉ theo dõi các thương hiệu, chúng ta còn mong đợi họ tương tác như những người bạn tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, vô số thương hiệu chỉ muốn sản xuất quảng cáo và bán hàng, bán tất cả những gì họ có thể. Họ cho bạn biết lý do tại sao bạn nên mua những sản phẩm hay dịch vụ của họ bằng một bài đăng được thương mại hóa cao mà hầu hết chúng ta đều muốn ‘ấn skip’.

Tại công ty nước trái cây Cheribundi nơi tôi làm giám đốc điều hành, chúng tôi sản xuất nước ép anh đào chua chua giàu chất chống oxy hóa được các vận động viên chuyên nghiệp tiêu thụ hàng ngày và chúng tôi mong muốn tạo ra những thứ mà mọi người muốn thấy, xem và mua.

Hay cũng theo một cách khác, mọi người muốn: kết nối, ủng hộ, chia sẻ và sau đó lại quay lại ủng hộ.

Người tiêu dùng luôn muốn nhiều hơn một thứ.

Khái niệm về những gì chúng ta mong đợi từ cụm từ vợ-chồng của mình đã thay đổi. Ngày xưa, chúng ta chỉ cần là đại diện cho một lĩnh vực hay trách nhiệm nào đó: người nội trợ, người mẹ, người cha, v.v.

Bây giờ, khi trò chuyện với các nhà trị liệu và họ đều nói cùng một điều: “chúng ta mong muốn nhiều hơn trong các mối quan hệ của mình.”

Chúng ta là những con người năng động, phức tạp và đầy khát vọng, chúng ta đã tin rằng chúng ta có thể có tất cả. Và một sự thật tương tự trong môi trường kinh doanh, đó cũng là những gì chúng ta mong đợi từ các thương hiệu của mình.

Với tư cách là Tổng giám đốc phụ trách thương mại điện tử của một công ty về sản xuất xà phòng, chúng tôi biết rằng hiệu quả là chưa đủ.

Chắc chắn xà phòng có thể làm sạch mọi thứ, nhưng tại sao nó lại không thể có mùi thơm đặc biệt, hình dáng sáng tạo, hoặc thậm chí nó có thể giúp bảo vệ môi trường.

Và khi chúng tôi làm tất cả những điều đó, chúng tôi biết được rằng người tiêu dùng không chỉ muốn xà phòng.

Đó không phải là về tôi, mà là về bạn.

Ở hầu hết các doanh nghiệp, những ý tưởng của sự đổi mới thường đến từ nội bộ bên trong. Tuy nhiên, đó không phải là nơi bắt nguồn một số ý tưởng hay ho và đột phá nhất.

Trong thời gian làm việc tại Taskrabbit (một công ty chuyên sản xuất các dụng cụ hỗ trợ trong gia đình), chúng tôi hiểu rõ rằng mọi người cần được giúp đỡ để lắp ráp đồ đạc, giá treo, và những thứ khác trong nhà của họ.

Uber cũng làm điều tương tự, sự ra đời của Uber hầu như đã làm ‘phá vỡ’ hết những hãng taxi truyền thống. Uber không phải cố gắng tìm ra những khoảng trống trong thị trường – mà là nó đang tạo ra thị trường.

Những loại cơ hội này vây quanh chúng ta hàng ngày và tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn xung quanh, quan sát chúng. Hãy chú ý đến văn hóa. Đọc, nói, xem và hiểu những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.

Chúng ta nên là chiếc la bàn cho sự đổi mới và chiếc micrô cho các xu hướng văn hóa. Tại công ty khởi nghiệp thương mại điện tử mảng thời trang Spring, họ luôn nói rằng ‘vỉa hè là một sàn diễn mới.’

Bên ngoài kia là nơi tạo ra các xu hướng. Nhìn ra bên ngoài, nghiên cứu thị trường và dữ liệu của người tiêu dùng cũng như việc lắng nghe họ.

Trong khi tất cả chúng ta đang ngồi im lặng bên trong văn phòng, nhìn chằm chằm vào màn hình và suy nghĩ về tương lai, thì ở ngoài kia, người tiêu dùng đang trò chuyện và thay đổi từng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

‘Yahoo hỏi đáp’ sắp đóng cửa

Yahoo Answers, một trong những website hỏi đáp lâu đời sẽ ngừng hoạt động từ ngày 4/5.

Theo The Verge, người dùng truy cập Yahoo Answers sau ngày 4/5 sẽ được chuyển hướng về trang chủ Yahoo. Toàn bộ dữ liệu trên website từ khi hoạt động vào năm 2005 đến nay sẽ bị xóa.

Thông báo đóng cửa Yahoo Answers được công bố trên trang chủ dịch vụ. Từ 20/4, nền tảng này sẽ không còn chấp nhận câu hỏi mới. Người dùng có thể tải về dữ liệu như câu hỏi, câu trả lời và hình ảnh đến ngày 30/6.

Yahoo cho biết lý do đóng cửa Answers bởi website này đã không còn phổ biến trong những năm qua.

“Chúng tôi quyết định chuyển nguồn lực từ Yahoo Answers sang các sản phẩm phục vụ tốt hơn cho người dùng, tiếp nối mục tiêu mang đến nội dung đáng tin cậy và chất lượng cao”, Yahoo cho biết.

Yahoo Answers là một trong những website trao đổi kiến thức lâu đời và phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam (có tên Yahoo Hỏi & Đáp).

Tuy nhiên những năm qua, chất lượng câu hỏi và trả lời trên nền tảng này giảm sâu do không có đội ngũ kiểm duyệt. Hiện tại, website của Yahoo Answers truy cập rất chậm, đôi lúc không vào được.

Thành lập năm 1994, Yahoo là tượng đài của thế giới Internet khi có những sản phẩm từng ở vị trí số một trong nhiều năm như Yahoo Mail, Yahoo Messenger… Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của đối thủ như Google, Twitter, Facebook đã đẩy Yahoo vào thế bại trận.

Sau hàng loạt vụ rò rỉ dữ liệu, Yahoo đã cắt giảm nhân sự và đóng cửa một số dịch vụ. Năm 2016, hãng này cho ngừng hoạt động ứng dụng nhắn tin Yahoo Messenger để chuyển sang phiên bản mới, nhưng chỉ tồn tại trong 2 năm.

Năm 2017, Yahoo được nhà mạng viễn thông Verizon của Mỹ thâu tóm với giá gần 5 tỷ USD. Đến nay, một số dịch vụ của Yahoo vẫn hoạt động như Yahoo Mail, Yahoo Finance hay dịch vụ tìm kiếm Yahoo Search.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nga quyết định gia hạn lệnh giảm tốc độ đường truyền của Twitter

Roskomnadzor quyết định không áp đặt biện pháp cứng rắn là chặn toàn bộ hoạt động của trang mạng này, thay vào đó cơ quan này gia hạn biện pháp giảm tốc độ đường truyền của Twitter cho đến ngày 15/5.

Cơ quan giám sát thông tin Nga Roskomnadzor đã quyết định gia hạn các biện pháp giảm tốc độ đường truyền của mạng xã hội Twitter đến ngày 15/5.

Thông báo ngày 5/4 của cơ quan này nêu rõ do mạng xã hội Twitter đã lần đầu tiên điều chỉnh các nguyên tắc và tốc độ kiểm duyệt nội dung cũng như đã xóa bỏ phần lớn các nội dung bị cấm về trên lãnh thổ Nga, Roskomnadzor quyết định không áp đặt biện pháp cứng rắn là chặn toàn bộ hoạt động của trang mạng này.

Thay vào đó, cơ quan này gia hạn biện pháp giảm tốc độ đường truyền của Twitter cho đến ngày 15/5 tới.

Cũng theo Roskomnadzor, ngày 1/4, Phó Chủ tịch Twitter phụ trách chính sách công chúng tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi Sineid Macsuinni thông báo với cơ quan này về các nỗ lực của công ty trong việc cải thiện công tác kiểm duyệt những nội dung bị cấm tại Nga.

Trước đó, ngày 10/3, Roskomnadzor thông báo bắt đầu giảm tốc độ đường truyền của Twitter trên phạm vi lãnh thổ LB Nga do dịch vụ này không xóa nội dung bị cấm tại nước này.

Theo Roskomnadzor, từ năm 2017 đến nay, mạng xã hội Twitter đã không gỡ bỏ 2.862 nội dung bị cấm như hướng dẫn các cách tự sát, kích động hành vi tự tử, tuyên truyền các tài liệu có tranh ảnh khiêu dâm trẻ vị thành nhiên, hay thông tin về cách điều chế và sử dụng ma túy…

Tổng cộng, cơ quan này đã gửi đến ban điều hành Twitter hơn 28.000 yêu cầu xóa các các nội dung thông tin không phù hợp.

Từ ngày 1/2 vừa qua, đạo luật yêu cầu các mạng xã hội phải phát hiện và ngăn chặn việc phát các nội dung không phù hợp trên nền tảng của mình chính thức có hiệu lực tại Nga, theo đó yêu cầu các mạng xã hội cần ngay lập tức áp dụng biện pháp cần thiết phù hợp.

Trong trường hợp không thể tự đánh giá nội dung đăng tải có vi phạm luật hay không, trong vòng 24 giờ, ban quản lý mạng xã hội phải thông báo tới Roskomnadzor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cách tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn cho việc tuyển dụng Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các mẹo và thủ thuật để giúp bạn có được công việc Digital Marketing thông qua tài khoản cá nhân LinkedIn của mình, nơi mà gần như mọi nhà quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra bạn. Đặc biệt với các vị trí Senior.

Các chuyên gia digital marketing là một trong những vị trí ‘nóng’ nhất trên thị trường tuyển dụng hiện tại. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của LinkedIn cho thấy digital marketing là một trong 10 công việc được yêu cầu nhiều nhất trên toàn thế giới.

Mặc dù có rất nhiều nơi ngoài LinkedIn mà bạn có thể nộp đơn xin việc hoặc tương tác với nhà tuyển dụng, gần như mọi nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra hồ sơ LinkedIn của bạn tại một số thời điểm nhất định trong quá trình tuyển dụng.

LinkedIn là nơi tốt nhất để bạn làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm và thương hiệu cá nhân của mình.

Tuy nhiên, việc tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn không chỉ đơn thuần là tải lên sơ yếu lý lịch (CV) và thêm một vài thành tích.

Nó đòi hỏi sự suy nghĩ đúng đắn về cách bạn cấu trúc hồ sơ của mình, sử dụng các công cụ cũng như áp dụng từ khóa phù hợp để tối ưu hóa hồ sơ.

Bạn cần chứng minh với nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn là ứng viên phù hợp và nổi bật hơn ai hết so với hàng ngàn ứng viên khác.

Sau đây là các mẹo và phương pháp hay nhất để tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn nhằm giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn digital marketing và tìm được vị trí mới mà bạn đang theo đuổi.

Ảnh hồ sơ và ảnh nền.

Hãy nhớ rằng hồ sơ LinkedIn của bạn phải thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp (không giống các mạng xã hội khác như Facebook hay TikTok). Bạn nên sử dụng ảnh hồ sơ trung tính với nền đơn giản. Hình ảnh chỉ nên bao gồm bạn; đừng chụp chung với bất cứ ai khác.

Hình nền (background photo) phải là thứ liên quan đến ngành hoặc sở thích của bạn. Hãy sử dụng không gian này để làm nổi bật những gì bạn đam mê nhất.

Nếu bạn đã phát biểu tại một hội sự kiện ngành nào đó, bạn có thể sử dụng hình ảnh của bạn đang đứng phát biểu. Hoặc, thử chụp với một cái gì đó liên quan đến vị trí của bạn.

Tiêu đề LinkedIn (LinkedIn Headline) của bạn là một ‘bất động sản cao cấp’.

Sau tên và hình ảnh của bạn, dòng tiêu đề chính là điều đáng chú ý tiếp theo trên hồ sơ LinkedIn của bạn.

Hãy sử dụng nó để thu hút sự chú ý và làm nổi bật kỹ năng của bạn bằng một câu hoặc một vài cụm từ được trau chuốt kỹ lưỡng.

Ví dụ: tiêu đề của một senior digital marketer có thể là: “Digital Marketer với hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing có trả phí và không trả phí thông qua SEO, SEM và email marketing”.

Bạn cũng có thể làm nổi bật các chi tiết cụ thể dựa trên kết quả, nếu có thể, chẳng hạn như việc bạn từng dẫn dắt một nhóm 8 nhân sự digital marketer cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng lên đến 25% hàng năm chẳng hạn.

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ của bạn.

Mạng xã hội LinkedIn cung cấp cho các hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh thông tin khả năng hiển thị nhiều hơn so với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh, vì vậy đây là bước bạn không thể bỏ lỡ.

Hãy điền vào tất cả các phần trong hồ sơ của bạn, bao gồm:

  • Tên.
  • Vị trí.
  • Ngành hàng.
  • Thông tin liên lạc.
  • Kỹ năng và Sự công nhận.
  • Việc làm hiện tại.
  • Kinh nghiệm.
  • Thành tựu.
  • Sở thích.

Hãy viết một cái gì đó cho công việc hiện tại của bạn – Không để trống trường này.

Một trong những thông số quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của LinkedIn là vị trí công việc hiện tại của bạn. Do đó, bạn đừng nên để trống trường này.

Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, hãy thêm việc gì đó mà bạn hiện đang làm, chẳng hạn như vai trò hỗ trợ ai đó trong lĩnh vực digital marketing chẳng hạn.

Nếu bạn thực sự bế tắc và không biết phải viết gì ở vị trí hiện tại của mình, hãy thêm một mong muốn cho những gì bạn đang tìm kiếm, ví dụ: “Tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực digital marketing”.

Chọn các từ khóa phù hợp.

Hồ sơ LinkedIn của bạn có thể tìm kiếm được, vì vậy hãy đảm bảo rằng các thuật ngữ mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để tìm kiếm các chuyên gia như bạn có trong trang tóm tắt LinkedIn của bạn.

Ví dụ: Đối với các công việc digital marketing, hãy bao gồm các từ khóa như: Digital, SEO, SEM, Social Media, Content Marketing

Hãy sử dụng khéo léo các từ khóa cụ thể bạn muốn đưa vào để tối ưu hóa cho tìm kiếm.

Đừng lạm dụng nó, vì những người quản lý tuyển dụng hay nhà tuyển dụng sẽ thấy đó như là những hồ sơ Spam.

Hãy thể hiện tài năng, thành tích và kỹ năng làm việc của bạn.

Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của LinkedIn là bạn có thể giới thiệu các liên kết (link), media (hình ảnh, video), bài viết… về công việc của mình trực tiếp trong phần ‘Giới thiệu’ (About).

Nếu bạn đã được giới thiệu trên các tạp chí hoặc video nào đó, bạn có thể làm nổi bật điều này. Bạn cũng có thể chia sẻ liên kết đến các công việc và dự án đã hoàn thành của mình.

Một danh mục tốt về các dự án đã hoàn thành giúp nhà tuyển dụng hiểu được các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn hơn rất nhiều.

Đảm bảo bạn cũng liệt kê những thành tích trong quá khứ của mình trong khi thể hiện các kỹ năng.

Ví dụ: nếu bạn đã giúp một công ty cải thiện doanh số bán hàng thông qua SEO, bạn có thể chia sẻ rằng bằng việc thực hiện SEO cho marketingtrips.com, mình đã cải thiện khả năng hiển thị các sản phẩm của họ trên Google, dẫn đến doanh số bán hàng tăng 15%.

Thêm chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc kinh nghiệm.

LinkedIn là một nền tảng duy nhất, nơi bạn không chỉ có thể liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ của mình mà còn có thể kể một câu chuyện về quá trình học tập và kinh nghiệm của bản thân.

Thêm tất cả các kỹ năng digital marketing của bạn trong phần mô tả kinh nghiệm của bạn.

Có rất nhiều chứng chỉ trong ngành mà bạn có thể muốn thêm vào để thể hiện kinh nghiệm của mình với các công cụ cụ thể.

Một số điều bạn không nên làm trên LinkedIn.

Từ thông dụng trong ngành: Đảm bảo rằng bạn đăng những thứ liên quan đến hồ sơ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và sở thích của mình. Không sử dụng các từ thông dụng hoặc thuật ngữ khó hiểu trong ngành một cách không cần thiết.

Bỏ qua các yêu cầu kết nối. LinkedIn là một mạng xã hội và là một mạng lưới lớn giúp bạn tăng khả năng tiếp cận. Bạn luôn có thể xóa các kết nối nếu họ gửi thư rác cho bạn, nhưng theo ý kiến ​​của đại đa số các chuyên gia, bạn không nên hạn chế các kết nối (connections).

Sao chép và dán hồ sơ của bạn: Việc sao chép và sử dụng lại tương tự sơ yếu lý lịch của bạn với các vai trò trước đây sẽ không thu hút các nhà tuyển dụng hoặc giành được sự quan tâm của các nhà quản lý nhân sự.

Xác nhận hồ sơ của bạn: Uy tín nghề nghiệp của bạn phải được coi trọng và chỉ nên đề cập đến các sự kiện có thể xác minh được và các chi tiết chính xác.

Điểm mấu chốt.

Mọi hồ sơ trên LinkedIn đều có thể được tối ưu hóa!

Hãy chú ý đến các chi tiết và suy nghĩ về những gì nhà tuyển dụng và công ty bạn muốn làm việc đang tìm kiếm trong việc tuyển dụng các vị trí digital marketing của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google cập nhật giá trị lõi của website và trải nghiệm trang

Google giải thích: “sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có nội dung tốt nhất về tổng thể, một số khía cạnh khác của trải nghiệm trang chỉ là tiêu chí phụ.”

Google đã cập nhật những câu hỏi thường gặp nhất xoay quanh những yếu tố giá trị cốt lõi của website (Core Web Vitals) cũng như cập nhật trải nghiệm trang.

Có gì mới ở bản cập nhật lần này.

Khá nhiều thứ liên quan đến việc xếp hạng website đã được Google chia sẻ.

Ông Malte Ubl, Kỹ sư phần mềm tại Google, cho biết: “Chúng tôi đã xuất bản bộ câu hỏi thường gặp về việc xếp hạng trải nghiệm trang của Google để trả lời các câu hỏi như: Dữ liệu Core Web Vitals đến từ đâu?

Điểm xếp hạng được tính như thế nào cho một URL được xuất bản gần nhất và chưa tạo ra dữ liệu trong 28 ngày? …và nhiều thứ khác nữa.”

“Vào tháng 12 năm ngoái, chúng tôi đã xuất bản một bộ câu hỏi thường gặp về Core Web Vitals & Trải nghiệm trang dựa trên những câu hỏi mà bạn muốn chúng tôi trả lời.

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và nhiều người đã viết thư cho chúng tôi nói rằng họ thấy những câu trả lời đó rất hữu ích.

Lần này, chúng tôi tiếp tục quay đã trở lại với nhiều câu trả lời hơn cho các câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được trong thời gian đó.

Chúng tôi đã sắp xếp các câu hỏi trong bài đăng này thành ba phần: Chỉ số & Công cụ, Trải nghiệm trang (Page Experience) & Tìm kiếm và AMP. Chúng tôi hy vọng những điều này sẽ hữu ích với các bạn.”

Có điều gì đáng chú ý từ Google không.

Có thể nói cập nhật đáng chú ý nhất là cách Google sẽ xếp hạng và ưu tiên nội dung phù hợp nhất bất kể những phần còn lại của website có thể yếu hơn.

Google nói:

“Hệ thống của chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có thông tin tốt nhất về tổng thể, một số khía cạnh khác của trải nghiệm trang chỉ là tiêu chí phụ. Một trải nghiệm trang tốt không  thể thay thế việc có nội dung phù hợp và tuyệt vời nhất với người dùng.”

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến cập nhật này.

Với bản cập nhật trải nghiệm trang của Google sẽ ra mắt vào tháng 5 sắp tới, tất cả chúng ta đều phải sẵn sàng để đảm bảo các website của mình luôn ‘xanh tốt’ với bản cập nhật này từ Google.

Chúng ta không chắc những yếu tố xếp hạng mới này sẽ lớn đến mức nào, nhưng ngay cả khi đây là một yếu tố xếp hạng nhỏ, thì việc thực hiện các thay đổi trải nghiệm người dùng đó đối với website của bạn có thể giúp làm cho người dùng cảm thấy hạnh phúc hơn từ đó có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu suất của website cao hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất mà những người làm marketing nên tập trung ngay từ bây giờ:

Hỏi: Dữ liệu Core Web Vitals mà công cụ tìm kiếm tiếp nhận đến từ đâu?

Đáp: Dữ liệu này đến từ báo cáo trải nghiệm người dùng của Chrome, dựa trên số lượt truy cập và tương tác thực tế của người dùng với các website.

Nói rõ hơn, dữ liệu không được tính toán dựa trên các mô phỏng trong phòng thử nghiệm về tải trang hoặc dựa trên các lượt truy cập của một khách truy cập mà họ không phải con người, như Googlebot chẳng hạn.

Hỏi: Những dịch vụ của bên thứ 3 (3rd Party ) mà tôi đang sử dụng (chẳng hạn như nhúng code mạng xã hội, công cụ cá nhân hóa, hệ thống cho phép bình luận trên web, v.v.) có đang làm chậm website không?

Đáp: Các website có thể chọn sử dụng nhiều mã (code) và dịch vụ của bên thứ ba. Các chỉ số Core Web Vitals không tạo ra sự khác biệt nào trong những lựa chọn này mà chỉ xem xét tổng số trải nghiệm được quan sát của trang mà người dùng cuối nhìn thấy.

Hỏi: Cập nhật trải nghiệm trang là gì và nó quan trọng như thế nào so với các tín hiệu xếp hạng khác?

Đáp: Bản cập nhật trải nghiệm trang giới thiệu một tín hiệu mới mà các thuật toán tìm kiếm của chúng tôi sẽ sử dụng cùng với hàng trăm tín hiệu khác để xác định nội dung tốt nhất để hiển thị theo một truy vấn tìm kiếm cụ thể nào đó.

Hệ thống của chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có nội dung tốt nhất về tổng thể, ngay cả khi một số khía cạnh của trải nghiệm trang của website đó không được tốt. Trải nghiệm trang tốt không thay thế việc có nội dung phù hợp và có giá trị với người dùng.

Tóm lại, các nhà xuất bản (hay chủ website) không nên lo lắng là khi chúng tôi bắt đầu sử dụng công cụ trải nghiệm trang, thì website họ có thể bị ảnh hưởng đáng kể ngay lập tức.

Nếu họ vẫn đang nỗ lực cải tiến liên tục thì hầu như họ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

Hỏi: Core Web Vitals có phải là yếu tố xếp hạng khi sử dụng Google Tìm kiếm trên các trình duyệt không phải là Chrome không?

Đáp: Chính xác. Các tín hiệu xếp hạng trải nghiệm trang dựa trên Core Web Vitals được áp dụng trên toàn cầu trên tất cả các trình duyệt trên thiết bị di động chứ không chỉ là từ trình duyệt Chrome.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top những câu hỏi ‘sáng giá’ bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn (P2)

Nếu bạn hỏi, “Những thách thức của vị trí này là gì?” và người phỏng vấn nói rằng “không có bất kỳ điều gì cả” thì bạn nên cân nhắc khả năng phát triển bản thân với vị trí đó, nó có thể là rất thấp.

Các cuộc phỏng vấn xin việc thường diễn ra một cách căng thẳng vì chúng có những ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp. Người phỏng vấn thường sẽ kết thúc bằng câu hỏi: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”

Đặt những câu hỏi có giá trị và đáng suy nghĩ không chỉ giúp bạn trở nên khác biệt với tư cách là một ứng viên sáng giá mà còn giúp bạn xác định xem liệu bạn có hạnh phúc khi làm việc cho công ty đó hay không.

Teri Hockett, một chiến lược gia về nghề nghiệp, trao đổi với Insider: “Chính quá trình đặt câu hỏi sẽ thay đổi hoàn toàn cục diên của cuộc phỏng vấn cũng như nhận thức của người quản lý tuyển dụng về bạn. Đặt câu hỏi cũng mang lại cho bạn cơ hội khám phá những chi tiết mà bạn có thể chưa được tiết lộ.”

Dưới đây là TOP những câu hỏi thông minh để bạn có thể lựa chọn.

11. Quy trình đưa ra quyết định của anh/chị về vị trí này như thế nào? và khi nào tôi có thể nhận được phản hồi?

Điều này cho họ biết bạn đang quan tâm đến vị trí và mong muốn nghe quyết định của họ.

Hoover nói: “Biết được quy trình xét tuyển của công ty là mục tiêu cuối cùng của bạn trong quá trình phỏng vấn sau khi xác định được sự phù hợp của bạn với vị trí và liệu bạn có thích văn hóa của công ty đó hay không”.

12. Anh/chị có thể cho tôi biết có những bước nào cần phải hoàn thành trước khi công ty của anh/chị sửa đổi hay đưa ra lời đề nghị không?

Một giải pháp thay thế mạnh mẽ cho câu hỏi về quy trình ra quyết định tuyển dụng – hỏi về một lời đề nghị (offer) thay vì một quyết định sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều gì xảy ra tiếp theo, bởi vì “quyết định” là nghĩa rộng, trong khi “đề nghị” đề cập đến thời điểm doanh nghiệp sẵn sàng kí hợp đồng với bạn.

13. Anh/chị có băn khoăn gì về trình độ của tôi không?

Mặc dù câu hỏi này khiến bạn rơi vào tình thế ‘dễ bị tổn thương’, nhưng nó cho thấy rằng bạn đủ tự tin để cởi mở và thảo luận về những thứ ngay cả điểm yếu của mình với nhà tuyển dụng tiềm năng.

14. Tôi có thể cung cấp bất cứ điều gì khác để giúp anh/chị đưa ra quyết định của mình một cách chắc chắn hơn không?

Câu hỏi đơn giản này rất lịch sự khi hỏi và nó có thể giúp bạn yên tâm khi biết rằng bạn đã bao quát tất cả mọi thứ bạn cần trao đổi, Hoover nói – “nó thể hiện sự nhiệt tình và háo hức đồng thời cũng thể hiện một chút ‘đánh bóng bản thân’ từ bạn.”

15. Anh/chị cho điểm công ty mình như thế nào về việc công ty đang phát triển theo các giá trị cốt lõi của nó? Một điều anh/chị đang làm để cải thiện nó là gì?

Đây là một cách tôn trọng để hỏi về những thiếu sót trong công ty – điều mà bạn nên biết trước khi gia nhập. Điều này cũng cho thấy rằng bạn đang chủ động muốn tìm hiểu thêm về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp trước khi bạn là một thành viên chính thức.

16. Những thách thức của vị trí này là gì?

Nếu người phỏng vấn nói, “Không có gì cả”, bạn nên xem xét khả năng phát triển bản thân của vị trí đó. Và ngược lại, nếu vị trí đó có nhiều thách thức và cơ hội, nó dành cho bạn.

17. Nếu anh/chị tuyển tôi, tôi có thể mong đợi điều gì trong một ngày làm việc điển hình nhất của mình?

Điều này cho thấy sự háo hức của bạn về vị trí này. Nó cho bạn ý tưởng tốt hơn về công việc hàng ngày của mình sẽ như thế nào từ đó bạn có thể quyết định xem mình có muốn theo đuổi nó hay không.

Một cuộc trò chuyện thẳng thắn về kỳ vọng và trách nhiệm của vị trí sẽ không chỉ đảm bảo rằng đây là công việc bạn muốn mà còn đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ năng để thành công.

18. Những nhân viên trước đây đã làm gì để thành công ở vị trí này?

Điểm chính của câu hỏi này là để người phỏng vấn của bạn tiết lộ cách công ty đo lường thành công của vị trí họ kì vọng.

19. Kiểu nhân viên nào có xu hướng thành công ở công ty mình? Những phẩm chất nào là quan trọng nhất để làm tốt và thăng tiến tại công ty?

Câu hỏi này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn quan tâm đến tương lai của mình tại công ty và nó cũng sẽ giúp bạn quyết định xem mình có phù hợp với vị trí này hay không.

Một khi người phỏng vấn cho bạn biết họ đang tìm kiếm điều gì ở một ứng viên, hãy hình dung người đó trong mắt bạn. Người ấy, càng giống bạn càng tốt.

20. Anh/chị nhìn thấy công ty mình sẽ ở đâu trong 5 năm nữa?

Đây là một câu hỏi hay cho những người được phỏng vấn bởi vì với tư cách là một ứng viên, nếu bạn biết được người đang phỏng vấn đang hướng đến đâu, bạn có thể quyết định xem quỹ đạo đó có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Số điện thoại CEO Facebook nằm trong danh sách 500 triệu dữ liệu bị lộ

Ngoài Mark Zuckerberg, hai đồng sáng lập Facebook là Chris Hughes và Dustin Moskovitz cũng nằm trong số 533 triệu tài khoản bị rò rỉ dữ liệu.

Theo The Sun, thông tin cá nhân của Mark Zuckerberg bị lộ bao gồm tên, địa chỉ, thông tin kết hôn, ngày sinh, số điện thoại và ID Facebook.

Dave Walker, chuyên gia an ninh mạng cho biết ngoài Zuckerberg, hai đồng sáng lập Facebook là Chris Hughes và Dustin Moskovitz cũng nằm trong số 533 triệu tài khoản bị rò rỉ dữ liệu.

Ngày 3/4, một thành viên trong diễn đàn đã chia sẻ cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của hơn 533 triệu tài khoản Facebook từ 107 quốc gia.

Các thông tin bị lộ gồm số điện thoại, ID người dùng, tên đầy đủ, vị trí, ngày sinh và tiểu sử. Một số tài khoản còn lộ địa chỉ email.

Alon Gal, Giám đốc Công nghệ hãng tình báo tội phạm mạng Hudson Rock, người tìm thấy bộ dữ liệu cho biết tin tặc có thể khai thác chúng để mạo danh, dụ dỗ nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của nạn nhân. Hudson Rock cũng là đơn vị đầu tiên phát hiện dữ liệu bị rò rỉ vào hôm thứ 7 (3/4).

Bộ dữ liệu đã được Gal phát hiện từ tháng 1, khi một thành viên diễn đàn rao bán phần mềm trích xuất số điện thoại từ tài khoản Facebook.

Trang Motherboard đã xác minh dữ liệu do phần mềm cung cấp là thật. Sau khoảng 3 tháng, chúng đã được công khai miễn phí trên diễn đàn.

Đây không phải lần đầu Facebook vướng vào bê bối lộ dữ liệu. Một trong những scandal lớn nhất của Facebook liên quan đến Cambridge Analytica năm 2018, bao gồm 87 triệu tài khoản bị thu thập thông tin cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Kể từ đó, hàng loạt bê bối bảo mật liên quan đến dữ liệu người dùng đã được phát hiện.

Mạng xã hội này cũng bị Ủy ban Thương mại Liên bang phạt 5 tỷ USD vì xử lý dữ liệu người dùng sai cách.

Khi tờ Insider liên hệ với Facebook, người đại diện của mạng xã hội này cho biết: “Những dữ liệu này đã cũ và từng được báo cáo vào năm 2019.

Chúng tôi ghi nhận và khắc phục vào tháng 8/2019”. Ngoài ra, vị đại diện không hề đề cập đến thông tin của Mark Zuckerberg bị lộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thứ ngăn cản chúng ta đạt được giấc mơ không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi

Các bạn, các doanh nhân tương lai thân mến! Tôi và bạn không hề lười biếng. Chúng ta đang sợ hãi !

Đồng hồ báo thức vang lên, xuyên qua bóng tối yên tĩnh kia, trong phòng ngủ của bạn. Bây giờ là 5 giờ sáng.

Bên ngoài, không khí ẩm và lạnh, nhưng chiếc giường của bạn vẫn mềm mại và ấm áp.

Không có gì trên thế giới này nghe có vẻ khó khăn hơn việc đứng dậy, tìm kiếm đôi giày chạy bộ của bạn và đi ra khỏi cánh cửa kia.

Bạn làm nghề gì?

Nếu bạn cũng giống như nhiều người trong chúng ta, bạn sẽ viện cớ. Bạn cần ngủ nhiều hơn. Nó quá lạnh. Bạn không cảm thấy mình không đủ năng lượng. Bạn thực sự, thực sự không muốn chạy hôm nay.

Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng kịch bản tương tự cho một vận động viên ưu tú nào đó. Lúc 5 giờ sáng, trời lạnh. Họ rất mệt mỏi. Giường của họ, cũng giống như của bạn, rất mềm mại và ấm áp.

Nhưng khi chuông báo thức kêu, họ đã đứng dậy. Từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Vậy bí mật của họ là gì? Họ đang nghĩ về điều gì? Câu trả lời là:

Họ không có bất cứ bí mật nào ở đây cả. Họ cũng chẳng nghĩ về điều gì quá xa xôi — Họ chỉ tự nói với bản thân “Chỉ cần làm điều đó” (Just Do It).

Khi bạn dành nhiều thời gian hơn để đọc các câu trích dẫn từ các vận động viên nổi tiếng nhất thế giới và họ cũng sẽ nói với bạn điều tương tự, “Nhà vô địch phải có đủ cả kỹ năng và ý chí. Nhưng ý chí phải mạnh hơn kỹ năng”.

Bạn có thể không muốn cố gắng để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn có điều gì đó trong cuộc sống mà bạn chưa có.

Có lẽ bạn nên bỏ công việc hiện tại và thành lập công ty chăng. Hay có lẽ bạn sẽ viết một cuốn tiểu thuyết. Đó cũng có thể là quay lại trường học hoặc thay đổi nghề nghiệp. Điều gì đang ngăn cản bạn? Đó không phải là khả năng của bạn. Đó là suy nghĩ của chính bạn.

Bạn không lười biếng, bạn sợ hãi.

Trong một bài viết nổi tiếng trên Medium, Ông John Gorman viết rằng điều ngăn cản hầu hết chúng ta đạt được ước mơ của mình không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi.

“Nỗi sợ hãi không tự bộc lộ như bạn nghĩ, vì đôi khi chúng ta không cho nó cơ hội để làm điều đó. Nỗi sợ hãi không phải lúc nào cũng khiến lòng bàn tay của bạn ướt đẫm mồ hôi trong những lần phỏng vấn – nỗi sợ hãi thường là thứ ngăn cản bạn nộp đơn ngay từ đầu.

Nỗi sợ hãi ‘ẩn mình’ tinh vi đến mức chúng ta thường xoay quanh nó mà không hề nhận thấy nó ở đó.”

Sự sợ hãi có lý do của riêng nó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự không phải là một nhà văn lớn? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu kỹ năng và trình độ để bắt đầu sự nghiệp mới đó?

Bạn sẽ không bao giờ biết nếu bạn không thử. Nhưng ý tôi không phải là thử một lần, thất bại và bỏ cuộc. Vì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Ai cũng sẽ thế. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục cố gắng.

Michael Jordan, điều không thể chối cãi ông là một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, ban đầu ông không được công nhận là một tài năng lớn — khi còn nhỏ, ông thậm chí còn không tham gia vào đội bóng rổ trường trung học của mình.

Nhưng thay vì bỏ cuộc, ông đã lấy sự thất vọng của mình làm động lực. “Tôi đã thất bại lặp đi lặp lại trong cuộc đời mình — và đó là lý do tại sao tôi thành công,” ông nói.

Với bất cứ điều gì bạn làm trong cuộc sống — dù đó là thể thao hay khởi nghiệp, v.v. — mục tiêu của chúng ta không phải là sợ thất bại, mà là phát triển từng ngày từ nó.

Sự tự tin ‘ban sơ’.

Vượt qua nỗi sợ hãi liên quan rất nhiều đến những niềm tin bẩm sinh vào khả năng của chính mình. Hãy cùng nhìn lại các vận động viên.

Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao và là tác giả của cuốn Elite Minds: How Winners Think Differently to Create a Competitive Edge and Maximize Success nói:

“Có một quan niệm sai lầm về các vận động viên luôn vượt trội hơn so với đối thủ, đó là họ phải muốn giành chiến thắng.

Thực tế là điều đó không hoàn toàn đúng. Sự thật là những người chiến thắng và thành công ở cấp độ cao họ thực sự không nghĩ đến việc giành chiến thắng. Họ chỉ đơn giản tin rằng họ sẽ làm tốt.”

Niềm tin vào bản thân này bắt nguồn từ cái được gọi là “sự tự tin ban sơ”, hay chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là sự tự tin được hình thành ngay từ những lúc ban đầu, khi chúng ta chưa làm bất cứ điều gì cả.

Như Tiến sĩ Jim Taylor (cũng là một nhà tâm lý học thể thao) đã nói: “Sự tự tin chính là niềm tin sâu sắc, lâu dài và kiên cường vào khả năng của một người.

Tập trung vào hiện tại.

“Bạn phải xây dựng cuộc sống của mình bằng hành động và nếu mỗi người luôn mong muốn đạt được mục tiêu của mình xa nhất có thể – không ai có thể ngăn cản họ làm điều đó”. Trích lời Marcus Aurelius, một vị Hoàng đế thời La Mã.

Mặc dù bạn có mục tiêu dài hạn. Nhưng đôi khi, bạn lại bị cuốn vào việc ngồi đó và ‘tưởng tượng’ chúng, bạn đã không thể hoàn thành công việc của mình cần làm ngày hôm nay.

“Mọi thứ lúc đầu thường thật tệ. Bạn không thể luyện chạy marathon bằng cách chạy marathon. Bạn phải xây dựng nó. Chậm rãi. Và bạn sẽ làm nó tốt hơn.

Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao từng nói:

“Khi tâm trí của bạn chỉ hướng đến tương lai, bạn sẽ không thể đat được mức hiệu suất cao nhất của bản thân, bạn cũng không nên quay lại quá khứ. Bạn chỉ nên ở hiện tại với một tâm trí thực sự yên tĩnh và tối ưu.”

Nếu bạn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu dài hạn, thì điều cần thiết là bạn phải thích thú với công việc hàng ngày ở hiện tại.

Các nghiên cứu về các vận động viên thành công nhất trên thế giới đã cho thấy rằng họ không chỉ yêu thích các cuộc thi đấu mà còn cả việc luyện tập nữa.

Họ thích làm việc cũng như tận hưởng các cuộc thi. Họ thích ý tưởng vượt qua giới hạn của bản thân, học hỏi và được thử thách những cái mới.

Nói cách khác, bạn hãy tận hưởng cuộc hành trình và những tiến bộ mà bạn đạt được trong suốt chặng đường mình di chuyển. Trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook làm rò rỉ dữ liệu của 533 triệu người dùng trên thế giới

Vụ rò rỉ dữ liệu được cho là đã ảnh hưởng đến hơn 32 triệu người dùng Facebook ở Mỹ, gần 20 triệu người ở Pháp, 11,5 triệu người ở Vương quốc Anh và 10 triệu người ở Nga.

Hãng tin AFP dẫn thông tin từ chuyên gia an ninh mạng và truyền thông quốc tế cho biết dữ liệu cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook đã bị đăng tải trên một diễn đàn “tin tặc” trực tuyến.

Các thông tin này có thể bị sử dụng trong các vụ lừa đảo, tấn công mạng hay tiếp thị.

AFP dẫn thông báo của chuyên gia Alon Gal, người đồng sáng lập Hudson Rock, một công ty tình báo tội phạm mạng có trụ sở tại Israel, nêu rõ: “Tất cả 533.000.000 hồ sơ Facebook vừa bị rò rỉ miễn phí… Tôi vẫn chưa thấy Facebook thừa nhận về sự bất cẩn tuyệt đối này về dữ liệu của các bạn.”

Theo ông Gal, dữ liệu bị rò rỉ bao gồm tên đăng nhập Facebook, số điện thoại, họ tên, vị trí, ngày sinh, địa chỉ email, thông tin tiểu sử và các thông tin khác.

Ông nói: “Những kẻ xấu chắc chắn sẽ sử dụng những thông tin này để lừa đảo, tấn công mạng và tiếp thị.”

Theo chuyên gia này, dữ liệu bị rò rỉ đã được lưu hành trực tuyến từ tháng 1/2021.

Vụ việc được cho là đã ảnh hưởng đến hơn 32 triệu người dùng ở Mỹ, gần 20 triệu người ở Pháp, 11,5 triệu người ở Vương quốc Anh và 10 triệu người ở Nga.

Về phần mình, người phát ngôn của Facebook Liz Bourgeois thừa nhận việc làm rò rỉ dữ liệu song giải thích: “Đây là dữ liệu cũ đã được báo cáo trước đó vào năm 2019. Chúng tôi đã phát hiện và khắc phục sự cố này vào tháng 8/2019”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

H&M chấp nhận đăng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc?

Trung Quốc tuyên bố H&M đã chấp nhận yêu cầu của cơ quan phía nước này về việc đăng tải lại bản đồ, trong đó có các khu vực nhạy cảm.

Theo ABC News, chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 2.4 thông báo rằng website của thương hiệu thời trang H&M đã đồng ý sửa đổi bản đồ Trung Quốc, sau khi Văn phòng Kế hoạch và Quản lý tài nguyên của thành phố này đưa ra yêu cầu.

Theo lập luận của Trung Quốc, bản đồ của H&M đăng tải ban đầu “có vấn đề”. Sau khi bị phía Trung Quốc cảnh báo, H&M đã sửa lại.

Động thái trên xảy ra giữa bối cảnh H&M đứng trước sức ép bị Trung Quốc tẩy chay sau những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây liên quan vấn đề nhân quyền tại khu tự trị Tân Cương.

Các thông báo của Trung Quốc không nêu cụ thể những thay đổi, nhưng theo AP, Trung Quốc đã yêu cầu các nhãn hàng phải hiển thị trên bản đồ các khu vực mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền, trong đó có đường lưỡi bò phi pháp mà nước này công bố ở Biển Đông.

Trên mạng xã hội, người dùng cho rằng H&M đã sửa đổi bản đồ Trung Quốc từ không có đường lưỡi bò sang có hiển thị đường lưỡi bò phi pháp.

Tuy nhiên, các bản đồ được chia sẻ trên mạng đều không chỉ rõ đâu là nội dung gốc “có vấn đề” mà Trung Quốc cảnh báo với phía H&M, cũng như bản đồ đã chỉnh sửa.

Trong một bản tin khác trên Thời báo Hoàn cầu, người dùng mạng Trung Quốc đã phản ánh về “bản đồ có vấn đề” trên trang chủ của hãng H&M.

Sau khi hãng thời trang chỉnh sửa bản đồ “ngay lập tức”, Văn phòng Kế hoạch và Tài nguyên thiên nhiên Thượng Hải còn triệu tập đại diện nhãn hàng đến làm việc cùng văn phòng thông tin mạng thành phố.

Tại buổi làm việc, cơ quan trên yêu cầu H&M tìm hiểu rõ luật an ninh mạng, về quản lý bản đồ và các quy định liên quan khác của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu công ty phải “sử dụng các bản đồ một cách đúng đắn mà không có bất kỳ sai phạm nào”.

“Bản đồ có vấn đề” thường được Trung Quốc sử dụng để nói về bản đồ mà Bắc Kinh xem là có yếu tố “gây phương hại chủ quyền, lãnh thổ, an ninh và lợi ích” của nước này.

Trung Quốc đơn phương công bố đường lưỡi bò, nuốt gần trọn Biển Đông, đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần lên án. Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện của Philippines năm 2016 cũng đã ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò này.

Tuy nhiên, thủ đoạn cài cắm bản đồ đường lưỡi bò phi pháp vẫn được Trung Quốc ngang ngược thực hiện thông qua hàng loạt ấn phẩm khoa học, hàng hóa, các thiết bị di động, thậm chí đồ chơi trẻ em.

Để phục vụ cho nỗ lực tuyên truyền trên, Trung Quốc đã tung tiền đầu tư vào các hãng phim ở Hollywood (Mỹ) rồi lồng ghép nội dung sai trái vào phim ảnh.

Điển hình như phim Everest – Người tuyết bé nhỏ (Abominable), có lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp, là một sản phẩm do Công ty Pearl của Trung Quốc hợp tác sản xuất cùng DreamWorks của Hollywood.

Các sản phẩm có nội dung sai trái trên đang được Bắc Kinh ra sức đẩy mạnh khắp thế giới.

Vào tháng 8.2020, tờ The Guardian đưa tin bản đồ “đường lưỡi bò” hiện diện trong sách ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Trung Quốc, được sử dụng trong giảng dạy tại ít nhất 11 trường trung học phổ thông ở bang Victoria (Úc). Sau khi bị phát hiện, nhà xuất bản đã phải thu hồi số sách trên và đưa ra lời xin lỗi.

Thậm chí, vào tháng 3.2020, lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 bùng nổ, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng hình vẽ cổ động tinh thần chống dịch Covid-19, nhưng có cả phần bản đồ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Bức ảnh được chú thích là của nữ họa sĩ Aurora Cantone (Ý). Tuy nhiên, sau các phản ứng của cộng đồng mạng Việt Nam và cả nhiều người trên thế giới phẫn nộ, nữ họa sĩ lên tiếng khẳng định mình không phải là tác giả của bức tranh cổ động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn thêm ‘Con đường kỹ năng’ mới nhằm tạo cơ hội tốt hơn cho việc tuyển dụng

LinkedIn đang tìm cách tạo điều kiện nhiều hơn cho việc tuyển dụng bằng một quy trình mới có tên là ‘Con đường kỹ năng’. Về cơ bản, nó cho phép nhà tuyển dụng thêm các bài kiểm tra bổ sung để giúp ứng viên thể hiện sự phù hợp của họ cho một vị trí nhất định nào đó.

LinkedIn cho biết, ý tưởng này xuất hiện vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào năm ngoái, khiến nhiều người bị sa thải hoặc tạm nghỉ việc ở một số ngành, trong khi các ngành khác lại tích cực tìm kiếm ứng viên mới để đáp ứng nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, hai nhóm này thường không kết nối được với nhau.

Theo giải thích từ LinkedIn:

“Chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội tuyển dụng sẵn có, nhưng những người lao động đầy động lực và tài năng đã mất việc mà không thể tìm thấy chúng.

Người lao động thường không nhận ra rằng những kỹ năng họ có cho một công việc này có thể dễ dàng chuyển sang một công việc khác.

Nhưng thực tế là, ngay cả khi họ nhận ra điều đó, họ cũng không thể được tuyển dụng cho đến khi nhà tuyển dụng nhận ra điều đó.

Nhiều quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan để tìm ứng viên, nhưng đôi khi người phù hợp nhất cho vị trí đó lại là từ một cộng đồng mà nhà tuyển dụng chưa từng xem xét trước đây.”

Vì vậy, trong khi mọi người có thể hoàn toàn phù hợp cho một vai trò hay vị trí khác, rào cản của sự kết nối là quá cao, bởi vì họ không có kinh nghiệm cần thiết trong vị trí hoặc lĩnh vực cụ thể đó. Và đây chính là nơi mà ‘Con đường kỹ năng’ xuất hiện.

“Skills Path hay ‘Con đường kỹ năng’ tập hợp các khóa học từ LinkedIn Learning với những đánh giá kỹ năng nhất định để giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên theo những cách công bằng hơn – dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ.

Các phương thức tuyển dụng truyền thống từ lâu đã phụ thuộc quá nhiều vào các chứng nhận của ứng viên như bằng cấp, chức danh và mạng lưới mối quan hệ xã hội của họ để khám phá ứng viên. Tuy nhiên, với ‘Con đường kỹ năng’, điều đó sẽ thay đổi.”

Quy trình này cho phép nhà tuyển dụng đưa các khóa học LinkedIn Learning có liên quan vào các quảng cáo việc làm hoặc đánh giá kỹ năng, điều này vừa có thể hỗ trợ xác định ứng viên tốt hơn dựa trên khả năng thực tế của họ, vừa giúp ứng viên ứng tuyển vào nhiều vị trí hơn.

Như LinkedIn lưu ý, điều đó có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hoàn cảnh khác nhau, những người có thể không có kỹ năng trên giấy tờ.

LinkedIn nói rằng:

“Chúng tôi đã chính thức đưa ‘Con đường kỹ năng’ vào các nhóm dịch vụ khách hàng của mình.

Chúng tôi đã loại bỏ các yêu cầu truyền thống như bằng cấp hoặc kinh nghiệm 1-2 năm trước đó trong bản mô tả công việc của mình đồng thời đánh giá mọi người dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ là cần thiết cho công việc bằng cách kết hợp đánh giá kỹ năng vào quy trình ứng tuyển.

Với cách làm này, chúng ta có thể mở rộng đội ngũ nhân tài của mình từ các công ty hay cộng đồng mà chúng ta thường không tuyển hoặc dễ dàng bị bỏ qua.”

Đó là một sự phát triển thú vị của quy trình tuyển dụng, sử dụng những lợi ích của kết nối hiện đại để thêm yếu tố tương tác, đáp ứng nhiều hơn, có thể mang lại những lợi ích đáng kể về quy trình.

LinkedIn nói rằng họ cũng đang thử nghiệm quy trình này với một loạt các doanh nghiệp đối tác bao gồm Citrix, Gap, Ralph Lauren và Wayfair, bên cạnh những doanh nghiệp khác.

Và khi LinkedIn tiếp tục cải tiến các công cụ tuyển dụng của mình, nền tảng này cũng tự định vị mình tốt hơn với tư cách là một nền tảng quan trọng cho các chuyên gia nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

7 bài học về content marketing chưa từng được ‘hé lộ’ từ Ahrefs (P2)

Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.

Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing và SEO.

Bài học số 4: Hãy quyên phễu bán hàng đi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ những điều cơ bản ở những bài học trước, đã đến lúc chúng ta đi đến phần hấp dẫn hơn: cách Ahrefs thực sự thực hiện content marketing và SEO.

Những lý thuyết hay ho về B2B marketing thông thường sẽ quy định rằng bạn phải phân chia nội dung của mình thành 3 phần: phần trên cùng (ToFu), phần giữa (MoFu) và phần cuối cùng (BoFu).

Trên thực tế, hầu hết các content marketers đều nghĩ rằng phần nội dung trên cùng của kênh là những nội dung vui nhộn, thú vị và thân thiện với đối tượng mục tiêu, trong khi phần cuối cùng của kênh thì dành riêng cho những nội dung khô khan vì chúng liên quan nhiều đến bán hàng.

Nhưng điều mà những logic này không tính đến là trong một công ty dẫn dắt bởi sản phẩm (product-led company), bạn thậm chí không nhất thiết phải bận tâm đến những thuật ngữ như ToFu, MoFu và BoFu.

Trích dẫn từ một phát biểu nổi tiếng của Tim: “Lưu lượng truy cập (traffic) sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thể chuyển nó thành doanh số bán hàng và khách hàng cho doanh nghiệp của mình”.

Trên thực tế, blog của Ahrefs chứa đầy các bài đăng có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của công ty mình chẳng hạn như những bài sau:

  • Cách tạo URLs thân thiện với SEO.
  • Viết bài quảng cáo SEO: 12 mẹo đơn giản để có nội dung tốt hơn và xếp hạng cao hơn.
  • Cách cải thiện tốc độ trang toàn tập (hướng dẫn nâng cao).

Hay các video liên quan chặt chẽ đến sản phẩm như những video sau:

  • Cách xếp hạng cao hơn trên Google (hướng dẫn từng bước).
  • Mẹo SEO để cải thiện xếp hạng tự nhiên trong vòng chưa đầy 15 phút.
  • Bạn có thể xếp hạng nội dung mà không cần xây dựng backlink?

Bạn thấy đó.

Nếu tôi phải mô tả về sứ mệnh của phòng biên tập của Ahrefs trong một câu thì đó sẽ là: hướng dẫn người dùng (đọc giả) về cách làm SEO với Ahrefs.

Tim giải thích, “Chúng tôi không quan tâm đến Sales Funnel, TOFU / MOFU / BOFU. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh.

Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là Điểm tiềm năng kinh doanh (Business Potential Score).

Và chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu vào các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho các vấn đề đó”.

Bonus: Nếu bạn đang kinh doanh mô hình SaaS (software-as-a-service) và có một số lượng tìm kiếm nhất định cho loại truy vấn tìm kiếm mà sản phẩm của bạn có thể giúp giải quyết, bạn có thể nói lời tạm biệt với TOFU, MOFU và BOFU và thay vào đó, hãy tập trung vào việc sản xuất nội dung có tiềm năng kinh doanh thực sự của mình.

Bài học số 5: Tập trung vào các chỉ số kinh doanh thay vì chỉ là marketing.

Mặc dù Ahrefs chỉ yêu cầu 7 USD cho bản dùng thử 7 ngày, nhưng điều này vẫn khá khác thường trong lĩnh vực SaaS, nơi mà các nhà làm marketing đang tìm mọi cách để có được khách hàng đăng ký dùng thử bản miễn phí.

Ahrefs có thể nói là công ty SaaS hiếm hoi nghĩ đến việc khuyến khích mọi người không nên bắt đầu bản dùng thử cho đến khi họ hiểu sản phẩm của Ahrefs có thể giúp ích cho doanh nghiệp của họ như thế nào.

Đây là ảnh chụp màn hình được lấy từ trang chủ của website của Ahrefs.

Mặc dù việc yêu cầu mọi người đợi cho đến khi họ bắt đầu dùng thử có vẻ khó hiểu nếu không muốn nói là Ahrefs đang cố tình chơi chữ, nhưng thực ra lại có một logic kinh doanh rất thú vị đằng sau điều này.

Ông Tim đã nói trong một cuộc phỏng vấn:

“Lý thuyết của tôi là mọi người không đăng ký công cụ của bạn và sau đó học cách sử dụng nó. Lý thuyết của tôi là mọi người trước tiên là học cách sử dụng các công cụ của bạn và sau đó họ đăng ký vì họ biết cách sử dụng nó.”

Xét cho cùng, với tư cách là những nhà marketers trong một công ty SaaS như Ahrefs, việc tối ưu hóa để đạt được số lượng người dùng thử nhiều nhất có thể không phải là mục tiêu chính của họ.

Tim chia sẻ tiếp: “Đăng ký dùng thử ư? Con số đó không có nhiều ý nghĩa lắm trừ khi họ trở thành khách hàng có trả phí của chúng tôi.”

Thật vậy, bạn nên tối ưu hóa doanh thu, hay còn gọi là khách hàng có trả phí. Và theo ông Tim, “cách tốt nhất để làm điều đó là giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn trước khi họ dùng thử phần mềm của bạn”.

Mục tiêu tối đa hóa doanh thu và giá trị lâu dài của khách hàng cũng rất thú vị từ góc độ làm content marketing.

Như đã chia sẻ ở trên, việc chia sẻ nhiều bài viết và video liên quan đến sản phẩm mà Ahrefs đã làm không chỉ là một trò chơi chuyển đổi.

Bằng cách sản xuất nội dung hữu ích giúp giáo dục cả những người dùng đang không phải là khách hàng, nhóm marketing của Ahrefs đã tạo ra một công cụ content marketing được tối ưu hóa chất lượng từ người dùng thử và khách hàng mới, đồng thời giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng được tốt hơn.

Theo Ông Tim, mục tiêu là “giáo dục thị trường về những gì công cụ có thể làm cho họ, và sau đó để họ quyết định thử nó. Điều cuối cùng chúng tôi muốn làm là thu hút mọi người bằng những lời hứa, sau đó để họ tự kiểm nghiệm khi sử dụng sản phẩm.”

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Fintech và ngân hàng trong cuộc đua số hóa ngành tài chính

Giao dịch qua di động tại Việt Nam được kỳ vọng tăng 300% vào năm 2025. Kéo theo đó, các hoạt động cho vay trên nền tảng số hóa sẽ chạm mốc tăng trưởng hai con số mỗi năm kể từ 2021.

Đại dịch Covid-19 gây tác động tới nhiều ngành nghề, trong đó có cả lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng số được xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh, cũng như là xu hướng đã được dự báo từ nhiều năm trước.

Thực tế, tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), các ngân hàng truyền thống đang mải tập trung vào hệ thống vận hành cũ và không chú trọng ưu tiên tích hợp kỹ thuật số, dẫn tới chỉ có khoảng 30% khách hàng được tiếp cận và sử dụng kênh ngân hàng số.

Theo báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện, có hơn 3/5 khách hàng (63%) sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.

Theo đó, các ngân hàng đang hoạt động và cả những tên tuổi mới sắp gia nhập thị trường đều sẽ có mặt trong cuộc đua cạnh tranh thị phần, đồng thời tìm cách giành ưu thế thông qua các nền tảng số.

Báo cáo cũng cho thấy khu vực APAC dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính, cũng như các fintech mới vào năm 2025, được thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với một số thị trường và cấp phép cho ngân hàng mới.

Trong khi một số fintech và ngân hàng số phải rút lui do thách thức của Covid-19, thì những ngân hàng đương nhiệm lại nắm trong tay cơ hội xây dựng tệp khách hàng trung thành và tái kích hoạt hoạt động kinh doanh dài hạn.

Tại Việt Nam, ngân hàng lõi và hiện đại hóa hệ thống thanh toán sẽ là hai mối quan tâm chính của top 8 ngân hàng hàng đầu quốc gia nhằm đón đầu nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào năm 2025.

Báo cáo này thống kế, có hơn 60% ngân hàng tham gia khảo sát đều lên kế hoạch sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để giải quyết những vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu, trong khi con số này của năm trước chỉ dừng ở mốc 48%.

Cũng theo Backbase và IDC, giao dịch qua di động tại Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tăng tới 300% vào năm 2025. Kéo theo đó, các hoạt động cho vay tại Việt Nam sẽ chạm mốc tăng trưởng hai con số mỗi năm kể từ 2021.

Các ngân hàng sẽ tập trung số hóa hoạt động cho vay. Xu hướng này rất rõ nét tại Việt Nam, khi có tới 80% ngân hàng tái đầu tư vào quản lý rủi ro tín dụng và tài sản nợ, song song việc củng cố năng lực cho vay.

Những tiềm lực mới về mảng dịch vụ này sẽ có sự góp mặt của các đối tác fintech. Theo IDC dự đoán đến giữa năm 2021, 50% các quyết định cho vay trong ngân hàng bán lẻ sẽ được hỗ trợ bởi lợi ích từ fintech, nhấn mạnh sự tăng tốc hợp tác giữa các ngân hàng và lĩnh vực tiềm năng này.

Trước đây, các hoạt động cho vay phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên xét duyệt hồ sơ tại ngân hàng.

Hiện nay, sự bùng nổ của các công ty fintech giúp tận dụng công nghệ để xét duyệt điểm tín dụng cá nhân, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay. Các ngân hàng hiện nay cũng tận dụng nền tảng của công ty fintech nhằm rút ngắn quy trình cho vay tín dụng.

Giám đốc khu vực APAC của Backbase – Riddhi Dutta nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang đầu tư mạnh vào nền tảng số để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ tại Việt Nam được cho là sẽ thành công hơn trong lĩnh vực ngân hàng số.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính cũng như toàn bộ ngành công nghiệp ngân hàng số. Có thể thấy minh chứng rõ ràng khi số công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng từ 40 lên 150 trong 4 năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P2)

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

6. Nó phải truyền tải được giá trị thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thương hiệu của bạn phải truyền tải được lợi ích cốt lõi của sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và nguyên bản.

Thương hiệu Ciel truyền tải sự trong trẻo và nhẹ nhàng, trong khi Suavitel thực hiện lời hứa với tên thương hiệu của mình rằng quần áo sẽ mềm mại.

Tuy nhiên việc truyền tải các giá trị này không nhất thiết phải theo nghĩa đen. Nhiều khi bạn có thể ngụ ý sản phẩm của bạn nói về điều gì đó một cách gián tiếp, bằng cách phát âm của nó chẳng hạn.

7. Bạn phải đăng ký bảo hộ.

Thương hiệu của bạn phải là duy nhất và không thể bị bắt chước.

Để bảo vệ nó, điều quan trọng là bạn phải đăng ký nó với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc các đơn vị có thẩm quyền, tất cả những thứ như kí hiệu, logo, màu sắc, tên gọi, slogan…đều cần được bảo hộ.

Trước khi lựa chọn tên thương hiệu, bạn nên kiểm tra xem liệu tên gọi đó đã được đăng ký bởi người khác chưa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế, văn phòng phẩm và những thứ có liên quan khác.

8. Bạn phải thích nó.

Cuối cùng, trước khi quyết định đặt tên cho thương hiệu hoặc cho sản phẩm mới của bạn, hãy thảo luận các phương án lựa chọn với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những khách hàng đáng tin cậy nếu được.

Bằng cách này, bạn sẽ biết cái nào được chấp nhận và yêu thích nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trong khu vực của mình hoặc các công cụ trực tuyến.

Bởi vì hầu hết việc mua hàng phụ thuộc vào những yếu tố cảm tính, nên các thương hiệu cũng phải có “thứ gì đó” khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.

Có những cái tên “nghe hay” nhưng những cái khác thì không. Vì vậy, hãy tính đến ý kiến ​​của thị trường. Thương hiệu là một công cụ truyền thông, và đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo rằng thông điệp của nó cần đến được với người nhận !

DNA của thương hiệu của bạn.

Một trong những thử nghiệm mà các chuyên gia thường thực hiện để thẩm định tính đủ điều kiện cho các tên gọi thương mại (trade names) đó là tìm “mã di truyền” của chúng.

Bạn cũng có thể làm điều đó với thương hiệu của mình. Nó phân tích các liên kết văn hóa, cảm xúc, ngôn ngữ, lịch sử và logo, cũng như ngữ nghĩa và cấu trúc của chúng.

Nếu bạn đã có một thương hiệu tiềm năng (tên gọi và logo), hãy sử dụng các câu hỏi sau để thẩm định nó.

A. Các tham chiếu văn hóa của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Google gợi ý số googol (từ 10 đến hàng trăm), minh họa một con số lớn không thể tưởng tượng được, tương tự như vô cực, nó đại diện một giá trị trung tâm của dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet.

Thực tế là các chữ cái “o” được nhân theo số lượng của kết quả tìm kiếm.

B. Trọng lượng cảm xúc của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Tía Rosa, về mặt cảm xúc, văn bản và cả hình ảnh, là một thương hiệu mang cảm xúc ấm áp, giản dị và đậm chất Mexico.

C. Các tham chiếu ngôn ngữ của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Thương hiệu nước trái cây Snapple nghe giống như quả táo. Nó cũng giống như snap (hành động búng ngón tay), để gợi ra ý tưởng về tốc độ.

Kết quả tham chiếu của ngôn ngữ khi này sẽ là việc bạn có được hương vị và chất dinh dưỡng của quả táo một cách nhanh chóng và không tốn quá nhiều công sức.

D. Thương hiệu sử dụng những biểu tượng nào?

Ví dụ: Logo Televisa được xây dựng từ ba biểu tượng – mặt trời, con mắt và các sọc ngang. Mặt trời tượng trưng cho điều hiển nhiên, nó mọc vào mỗi buổi sáng, ngoài ra còn cho phép chúng ta nhìn thấy nhau.

Con mắt là đại diện cho hành động nhìn. Và các đường ngang đại diện cho truyền hình tĩnh.

Ba yếu tố này là một phần giá trị của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Đứng núi này trông núi nọ, bạn là kiểu người tham vọng hay tham lam?

Tại sao cùng có một ước mơ to lớn về sự nghiệp và quyết tâm thực hiện nó, nhưng người thành công, kẻ thì thất bại ê chề? Đâu là lý do khiến những con người có tham vọng vươn lên và dẫn đầu còn kẻ tham lam lại tụt dần trên đường đua?

Nhà báo Frank Tyger từng nói: “Tham vọng là nhiệt huyết có mục đích.” Vì theo ông, chỉ khi nào có tham vọng thì mới có thành công.

Tham vọng giống như “con dao hai lưỡi”, có điểm tốt thì cũng có điểm xấu. Nhưng không vì thế mà tham vọng và tham lam giống nhau. Chính sự khác biệt giữa tham vọng và tham lam tạo nên người thành công – kẻ thất bại.

Đứng núi này trông núi nọ

Mục đích của hầu hết người đi làm đều giống như nhau. Đều vì đồng tiền, danh vọng và quyền lực mà sự nghiệp đem lại có thể giúp chúng ta thực hiện được những mong muốn khác trong cuộc sống.

Để đạt được mục đích, mỗi người chúng ta đều đề ra cho mình hàng loạt mục tiêu lớn nhỏ, trình tự khác nhau.

Có người quan trọng vật chất, mục tiêu sẽ là những công việc có thu nhập hấp dẫn. Người thích quyền lực, địa vị hơn, họ sẽ tìm đến những công việc có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Mục tiêu này giống như kim chỉ nam, sẽ dẫn lối và mở ra các con đường để chúng ta bước tiếp. Nhưng sẽ thế nào nếu chưa hoàn thành xong mục tiêu này bạn đã nhảy sang mục tiêu khác? Hãy thử tưởng tượng, bạn là một nhà chinh phục và mục đích của bạn là chinh phục những đỉnh núi cao hơn.

Nhưng rồi, đang leo giữa chừng bạn quyết định đổi sang ngọn núi khác, vì bạn cho rằng nó cao hơn ngọn núi bạn đang leo và có vẻ, nó phù hợp hơn với mục đích chinh phục những đỉnh núi của bạn?

Trong công việc cũng vậy, bạn luôn muốn nhiều hơn những gì mình đang có, đó là điều bình thường. Vì con người ai cũng có tham vọng.

Nhưng bạn muốn nó nhanh chóng, và bạn quyết đỉnh nhảy việc để thỏa mãn được mục đích của mình. Liệu việc thay đổi liên tục nó có thật sự mang lại điều bạn muốn hay không?

Đừng tham lam, hãy tham vọng

Tham vọng cho thấy bạn là người có chí cầu tiến. Bạn luôn muốn nhiều hơn những gì mình có thể nhìn thấy được. Bạn không bao giờ hài lòng, bạn cũng không cần so bì hay ai đó đốc thúc, bạn nỗ lực hết mình chỉ để đạt được điều bản thân mong muốn.

Nó giống như câu chuyện sáng lập của Jack Ma vậy. Trước khi thành lập Alibaba, vị tỷ phú này đã sở hữu một trang web với tên gọi “China Pages” và thu về lợi nhuận khoảng 800.000 USD.

Nhưng bất chấp can ngăn và rủi ro, ông quyết định ngưng dự án đang sinh lời này lại để tập trung toàn lực cho Alibaba. Chính tham vọng lớn ấy đã đã giúp Jack Ma sở hữu một đế chế kinh doanh quy mô toàn cầu.

Còn tham lam thì sao? Tham lam chẳng phải cũng là muốn nhiều hơn những gì mình đang sở hữu sao? Nhưng tham lam khác tham vọng ở chỗ nó phụ thuộc vào người khác. Bạn thấy người khác sở hữu một món đồ đẹp, bạn cũng muốn sở hữu nó.

Bạn thấy người ta ở chức vụ cao, bạn cũng muốn đạt được điều đó. Và vì không có chiến lược hay một mục đích cụ thể, những người tham lam thường lạc lối trong việc lựa chọn và hành động.

Lằn ranh giữa tham vọng và tham lam rất mong manh. Và trong công việc, càng khó để chúng ta phân biệt được hai khái niệm này. Vì bản chất con người là luôn muốn có nhiều hơn những gì đang có, muốn ở vị trí cao hơn vị trí đang đứng. Nhưng đừng vì nó mong manh hay khó phân biệt mà bạn lờ đi, nó có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn bất cứ lúc nào.

Giống như một nhà leo núi, bạn phải đặt mục tiêu và hoàn thành nó trước khi thay đổi sang ngọn núi khác. Bạn không thể nào chinh phục ngọn núi cao hơn nếu chưa bao giờ leo hết một ngọn núi thấp.

Công việc cũng vậy, bạn phải hoàn thiện các kĩ năng của bản thân trước rồi mới nghĩ đến chuyện có nên nhảy việc hay không? Đừng chỉ vì sự tham lam muốn nhất thời mà sẵn sàng nhảy việc để đổi lấy lương thưởng hấp dẫn hay chức vụ cao.

Những vỏ bọc hào nhoáng có thể giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn, nhưng không thể giúp bạn làm tốt công việc được. Điều này sẽ khiến bạn mắc kẹt trong cái “bẫy thành công” và không thể nào thoát ra được.

Phát triển nghề nghiệp là cả một lộ trình mà ai cũng phải trải qua để trưởng thành và cứng cáp qua mỗi một giai đoạn. Đừng chỉ nhìn vào sự hào nhoáng của người khác thì bạn và cố đeo đuổi nó, điều này chỉ khiến bạn mãi mãi là người theo đuôi mà thôi.

Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi tích cực, hoàn thiện bản thân từng ngày với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp. Năng lực được công nhận thì bạn sẽ có được vị trí và tất cả những gì bạn mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P1)

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

1. Nó phải đáng nhớ.

Mục tiêu là để lại trong tâm trí người tiêu dùng một cách rõ ràng và không có sự cạnh tranh với các thương hiệu khác.

2. Nó phải dễ phát âm.

Nếu người tiêu dùng không thể phát âm tên của sản phẩm, họ sẽ ít mua và thích nó hơn.

Những gì nghe có vẻ xa lạ sẽ khó trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của họ.

Một số ví dụ về các thương hiệu đã phải đối mặt với thách thức này nhưng đã cố gắng định vị được ở Mexico là Häagen Dazs hoặc Facebook.

3. Nó phải tương thích với các thương hiệu còn lại của công ty.

Trong trường hợp bạn xây dựng các thương hiệu riêng lẻ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của mình, chúng phải phù hợp với toàn bộ giá trị của công ty mà chúng thuộc về.

4. Nó phải tương ứng với thị trường mục tiêu của bạn.

Người mua điển hình (typical buyer) của bạn là ai. Họ là nam hay nữ? Trẻ hay trưởng thành? Tinh vi hay truyền thống? Thương hiệu phải nói về những yếu tố này.

Burberry nghe có vẻ khác với Baby Creysi, bởi vì các phân khúc thị trường của nó rất khác nhau về giới tính, độ tuổi và tình trạng kinh tế xã hội.

5. Nó phải có ý nghĩa toàn cầu.

Điều này có nghĩa là nó phải dễ dàng phát âm bằng các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung hoặc ngôn ngữ được sử dụng tại thị trường nơi bạn muốn tập trung.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng kinh doanh của bạn ra nước ngoài vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nhưng ngoài ra, điều quan trọng là thương hiệu của bạn sẽ không bị nhầm lẫn với các từ tiêu cực hay dễ gây hiểu nhầm khi được phát âm trong một ngôn ngữ khác.

Tiệm bánh Bimbo đã phải thay đổi tên thương hiệu tại thị trường Mỹ vì từ bimbo, trong tiếng Anh, là một thuật ngữ gây xúc phạm phụ nữ.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

YouTube thử nghiệm loại bỏ tính năng đếm số lượng ‘Dislike’ với Video

YouTube đang triển khai một thử nghiệm mới sẽ loại bỏ số lượt ‘Dislike’ với video của một số người sáng tạo, thử nghiệm này như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm tác động của các hành vi tiêu cực trên nền tảng.

Theo ghi nhận từ YouTube, thử nghiệm mới nhằm giải quyết những lo ngại xung quanh các chiến dịch ‘Dislike’ (không thích, ghen ghét…) có mục tiêu xấu và tác động của các chỉ số tiêu cực đó đến sức khỏe người dùng trực tuyến.

Nhà sáng tạo nôi dung (Content Creator) vẫn có thể xem đầy đủ số lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của họ trong YouTube Studio, đồng thời người xem vẫn có thể thích và không thích video như bình thường và những lượt bình chọn đó sẽ vẫn được tính vào xếp hạng video trong ứng dụng.

Nhưng việc loại bỏ việc hiển thị số lượng cụ thể có thể giúp loại bỏ một số kỳ thị tiêu cực nhất định, điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nội dung của họ trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này tương tự như thử nghiệm mới đây của Instagram với việc loại bỏ số lượt thích công khai, hiện tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi từ phía người dùng.

Bản cập nhật này sẽ rất có lợi cho các nền tảng trực tuyến chẳng hạn như YouTube – khi không có sự cạnh tranh về số lượt ‘thích’ hoặc sự tiêu cực về lượt ‘không thích’, điều đó có thể giúp loại bỏ một số áp lực từ việc đăng bài, giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn từ đó giúp mọi người (đặc biệt là nhà sáng tạo) cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ nội dung.

Trở lại năm 2018, CEO Twitter, Ông Jack Dorsey lưu ý rằng ông muốn biến số người theo dõi và số lượt thích trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, thậm chí ông còn cho rằng số lượng người theo dõi cơ bản là ‘vô nghĩa’ và gây hại về tổng thể.

Theo Dorsey:

CEO Twitter | Jack Dorsey

“Nếu tôi phải bắt đầu lại việc xây dựng ứng dụng, tôi sẽ không nhấn mạnh nhiều đến số lượng ‘người theo dõi’. Tôi sẽ không nhấn mạnh số lượng ‘thích’ nhiều đến như vậy. Nó không thực sự đẩy những gì chúng tôi tin rằng hiện tại nên trở thành điều quan trọng nhất, lành mạnh nhất giữa các cuộc trò chuyện trên nền tảng.”

Trên YouTube, lượt thích và lượt không thích thực sự phục vụ một mục đích cụ thể hơn trong việc xác định mức độ phổ biến của video đó và do đó, phạm vi tiếp cận của video, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Bằng cách làm nổi bật các yếu tố tiêu cực thông qua việc đếm số lượng ‘Dislike’ hay ‘Không thích’, bạn đang tạo ra sự cạnh tranh xung quanh những yếu tố đó và chuyển mục tiêu trọng tâm của những tương tác trên mạng xã hội theo hướng tiêu cực hơn.

Nếu việc giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc loại bỏ các phướng án tiêu cực như vậy có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trở nên tốt và lành mạnh hơn, thì việc giảm bớt sự hiện diện của chúng cũng là điều rất hợp lý mà các nền tảng nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chuyển động mới ở thị trường gọi xe Việt Nam

Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.

Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.

Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.

Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.

Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.

Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.

Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.

Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.

Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.

Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).

Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.

Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.

Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.

Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.

Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.

GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.

Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.

Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.

Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.

Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.

Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

No Silo – Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng

Làm thế nào mà Apple lại đi trước Sony để tạo ra iPod, sản phẩm đã ‘bóp nghẹt’ Walkman? Tất cả đều bắt đầu từ quy tắc No Silotrong lãnh đạo.

No Silo - Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng
No Silo – Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng

Cách Tesla và Apple ứng dụng quy tắc No Silo.

Cách đây vài năm, Elon Musk đã viết một email gửi cho các nhân viên của Tesla nêu ra những cách mà công ty này có thể tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Elon Musk viết: “Rõ ràng là chúng ta không thể cạnh tranh với các công ty xe hơi lớn về quy mô, vì vậy chúng ta phải cạnh tranh bằng sự thông minh và nhanh nhẹn”.

Elon Musk nhấn mạnh rằng một phần của “sự thông minh và nhanh nhẹn” chính là việc chống lại khuynh hướng tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ Tesla, một rào cản lớn cho các doanh nghiệp khi họ muốn phát triển về quy mô.

Musk giải thích:

“Các nhà quản lý nên làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng họ không tạo ra các khoảng cách hay sự chia rẽ trong công ty, điều trước sau sẽ tạo ra tâm lý ‘chúng tôi và họ’. Đây không may lại là một xu hướng tự nhiên nên chúng ta cần phải đấu tranh tích cực để hạn chế nó.

Thành công của Tesla phải là thành công của cả một tập thể chứ không phải là của bất kì cá nhân hay bộ phận riêng lẻ nào cả.

Chúng ta cùng hội cùng thuyền. Luôn xem bản thân đang làm việc vì lợi ích của công ty chứ không phải là vì trách nhiệm hay những ‘khoản nợ’ của cá nhân.”

Steve Jobs cũng đã khuyến khích một triết lý tương tự ở Apple từ nhiều năm trước đó. Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, khi công ty đang đứng trên bờ vực phá sản.

Ngay sau đó, Apple bắt đầu sản xuất một thiết bị mới mà Steve Jobs khéo léo mô tả nó là “một nghìn bài hát trong túi của bạn.” Tất nhiên, thiết bị đó chính là iPod.

IPod được mệnh danh là “sát thủ Walkman”, ám chỉ đến ông vua thị phần máy nghe nhạc di động ở thời điểm đó của Sony, Sony Walkman.

Nhưng làm thế nào mà Apple có thể vượt qua Sony, một tập đoàn khổng lồ vốn đang thống trị thị trường, sở hữu công ty âm nhạc của riêng mình và cũng chính họ đã nghĩ ra Walkman?

Bởi vì steve Jobs đã ứng dụng quy tắc ‘No Silo”.

Trong tiểu sử về Steve Jobs, nhà báo Walter Isaacson giải thích rằng:

“Tại sao Sony thất bại? Một phần bởi vì đó là một công ty, kiểu như AOL Time Warner, được tổ chức thành các bộ phận riêng lẻ, với các sứ mệnh của riêng họ; khi này, mục tiêu để đạt được sức mạnh tổng hợp từ các bộ phận trong các công ty thường rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Steve Jobs không tổ chức Apple thành các bộ phận riêng lẻ như vậy; thay vào đó, ông kiểm soát chặt chẽ tất cả các đội nhóm của mình và thúc đẩy họ hoạt động như một công ty được gắn kết liền mạch và linh hoạt, với một điểm mấu chốt duy nhất đó là lãi và lỗ.”

Isaacson tiếp tục mô tả Sony, cũng giống như nhiều công ty khác, họ cũng lo lắng về việc tự ‘ăn thịt đồng loại’.

Cụ thể, việc họ xây dựng một máy nghe nhạc và dịch vụ mới khuyến khích mọi người chia sẻ các bài hát kỹ thuật số có thể sẽ làm tổn hại đến bộ phận thu âm của chính công ty.

Nhưng Steve Jobs cho rằng một công ty không nên sợ hãi việc họ tự ăn thịt mình.

Ông nói: “Nếu bạn không tự ăn thịt đồng loại thì sẽ có người khác làm điều đó thay bạn”.

Như hai câu chuyện ở trên đã minh hoạ, quy tắc ‘No Silo’ là học thuyết không thể tách rời được khỏi những thành công của cả Apple và Tesla.

Đó là một quy tắc được hình thành dựa trên các nguyên tắc của trí tuệ cảm xúc, khả năng khiến cảm xúc có lợi cho bạn, thay vì chống lại bạn.

Và nó cũng có thể giúp ích cho tổ chức của bạn.

Tại sao bạn nên áp dụng quy tắc ‘No Silo’.

Khi công ty của bạn phát triển đến một mức độ nhất định, mối nguy tiềm ẩn dẫn đến hành vi chia rẽ cũng tăng theo. Cho dù là ý thức hay tiềm thức, các đội nhóm hay phòng ban thường sẽ cạnh tranh với nhau và đôi khi làm việc trái ngược với lợi ích tốt nhất của nhau, nhằm cố gắng tạo ra ấn tượng có lợi với Sếp.

Làm thế nào bạn có thể chống lại xu hướng này?

Bằng cách áp dụng quy tắc “No Silo”.

Hãy khuyến khích các nhà lãnh đạo trong công ty nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và làm việc vì lợi ích chung của công ty.

Bạn có thể làm điều này thông qua việc truyền tải thông điệp của mình, giống như cách Elon Musk đã làm với nhân viên của Tesla.

Tuy nhiên, cũng giống như Steve Jobs, bạn cũng nên làm điều đó bằng cách tổ chức các đội nhóm của mình theo hướng tất cả cùng hướng tới một mục tiêu chung, không hề có sự chia rẽ hay tách biệt khoảng cách giữa các phòng ban.

Ví dụ, khi bạn tập hợp một nhóm để làm việc trong một dự án, hãy chỉ định các thành viên của các bộ phận khác nhau làm việc cùng nhau.

Nếu đó là một dự án marketing, hãy bao gồm ít nhất một thành viên từ các bộ phận như sản phẩm, thiết kế, tài chính, thương hiệu và vận hành của bạn – và ngược lại.

Hãy cố gắng để tăng cường vai trò của từng thành viên trong các nhóm hoặc đào tạo chéo cho mọi người trong các phòng ban khác nhau.

Xây dựng các vòng phản hồi để giúp các cá nhân hiểu được công việc của các nhóm khác cũng như việc họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc của các nhóm khác.

Điều này giúp các cá nhân suy nghĩ chín chắn hơn, hiểu cách công ty làm việc cùng nhau và phát triển các phương pháp nhằm sử dụng các nguồn lực trong một lĩnh vực để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực khác.

Cuối cùng, nếu bạn đang làm việc theo nhóm và bạn hoặc đồng nghiệp của bạn đang gặp những vấn đề khó khăn, hãy chia sẻ nó và yêu cầu giúp đỡ.

Tất nhiên, quy tắc ‘No Silo’ chỉ hoạt động nếu bạn thu hút được mọi người trong tổ chức cùng hợp tác và ứng dụng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn – và các nhà lãnh đạo của công ty phải là những tấm gương đi trước.

Khen thưởng không chỉ cho những người có thành tích cao mà còn cho những người hỗ trợ những người khác đạt thành tích cao.

Nhắc lại thường xuyên với nhân viên toàn công ty rằng điểm mấu chốt thực sự duy nhất và cũng là quan trọng nhất là điểm mấu chốt chung của công ty.

Làm được tất cả những điều này, bạn sẽ xây dựng được sự cộng tác thực sự trong công ty của bạn – mọi người sẽ làm việc vì nhau, vì công ty thay vì chống lại nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Chân dung nhà thiết kế logo gây tranh cãi của Xiaomi

Kenya Hara, người gây tranh cãi với logo mới của Xiaomi là một trong những nhà thiết kế lừng danh, từng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3, Xiaomi đã giới thiệu logo mới. Về mặt hình ảnh, 4 góc của logo được bo tròn mạnh hơn, chữ “Mi” và màu nền cam đặc trưng không thay đổi. Trên một số sản phẩm cao cấp, màu của logo là đen và bạc.

Theo CEO Lei Jun, logo mới được Xiaomi tạo nên sau khi hợp tác với nhà thiết kế Kenya Hara. Sinh năm 1958 tại Nhật, Kenya Hara được mệnh danh là một trong những nhà thiết kế hàng đầu, góp phần thay đổi nền thiết kế đương đại Nhật Bản.

Hara tốt nghiệp bằng thạc sĩ, khoa thiết kế tại Đại học Musashino vào năm 1983. Sau đó, ông gia nhập Trung tâm Thiết kế Nippon tại Tokyo. Đến năm 1992, ông thành lập Học viện Thiết kế Hara, tham gia trong mọi lĩnh vực thiết kế như quảng cáo, nhận diện thương hiệu, triển lãm và sách.

Theo DesignCulture, thiết kế của Hara dựa trên bản chất: mang đến ý nghĩa sâu sắc về thực tại thông qua hình ảnh thị giác, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản. Ảnh: Japan House.

Trong sự nghiệp thiết kế, Hara từng làm việc cho nhiều đối tác, sự kiện lớn như Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Setouchi, Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki hay nhà sách Tsutaya. Năm 1998, Hara tham gia thiết kế lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông tại Nagano. Ảnh: NDC.

Đến năm 2001, Hara trở thành Giám đốc nghệ thuật của Muji, một trong những nhà bán lẻ đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm nổi tiếng của Nhật.

Dưới vai trò giám đốc nghệ thuật, Hara giúp Muji trở thành biểu tượng về sự thẩm mỹ. Ông tham gia thiết kế, giám sát những hoạt động quảng cáo, truyền thông, các triển lãm và thiết kế tạp chí của Muji với quan điểm “đôi khi sự đơn giản nổi bật hơn nét lộng lẫy”

Hara cũng tổ chức nhiều triển lãm như Re-Design (2000), Haptic (2004), Senseware (2007 và 2009), Architecture for Dogs (2012), House of Vision (2013) và Subtle (2014). Các triển lãm của ông tập trung vào hiệu ứng thị giác, dùng hình ảnh khơi dậy giác quan người xem.

Trong các triển lãm, Hara thường hợp tác với một số nghệ nhân, nhà thiết kế nổi tiếng và các công ty như Honda, Panasonic, Sony… Ông cũng tham gia một số triển lãm với tư cách chọn lọc nội dung.

Năm 2012, Hara trở thành Phó chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Đồ họa Nhật Bản (JAGDA). 2 năm sau, Hara được bầu làm Chủ tịch Trung tâm Thiết kế Nippon. Ông cũng là thành viên Ủy ban Thiết kế Nhật Bản, thành viên ủy ban khoa học triển lãm Triennale năm 2016.

“Tôi thấy vai trò của nhà thiết kế đã thay đổi trong những năm gần đây, từ tạo ra hình ảnh đẹp mắt, nhận diện thương hiệu rõ ràng sang việc hình dung khả năng của một ngành công nghiệp”, Hara chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Japan Times.

Hara từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nhà thiết kế triển vọng của JAGDA năm 1990, Giải thưởng thiết kế Mainichi năm 2000, Giải thưởng Thiết kế Yusaku Kamekura năm 2001, Giải thưởng JAGDA vào các năm 2013, 2014 và 2015.

Ông cũng xuất bản nhiều cuốn sách thiết kế được giới phê bình đánh giá cao, tập trung vào “sự trống rỗng” của thiết kế và triết học Nhật Bản. Một số đầu sách nổi tiếng của ông như Designing Design (2007) và White (2008), được dịch sang nhiều ngôn ngữ.

Năm 2021, Hara hợp tác với Xiaomi cho logo mới. Sử dụng công thức toán học siêu hình elip (superellipse), ông đã tìm ra biến số thích hợp để tạo nên sự cân bằng giữa hình vuông và tròn trong logo mới nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hiệu ứng thị giác.

“Không chỉ đơn thuần thay đổi hình ảnh, logo mới còn thể hiện tinh thần của Xiaomi, xoay quanh khái niệm ‘sống động’ (Alive)”, Hara chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Lượt hiển thị (impressions), lượng tiếp cận (Reach) tương tác (Engagement), nhấp chuột (Click) trên Instagram là gì? Cách hiểu số liệu, đo lường và cải thiện các chỉ số trên Instagram như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về cách đo lường hiệu quả trên mạng xã hội Instagram qua bài viết này.

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất
Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Phương tiện truyền thông mạng xã hội, nghe thì có vẻ đơn giản, đặc biệt là khi bạn cuộn qua các bài đăng, nhưng với bất kỳ ai đã dành thời gian để nghiên cứu backend của các nền tảng đó (code, thuật toán…) đều biết nó không dễ như bạn nghĩ.

Khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dữ liệu có thể tuỳ chỉnh thì đối với những người chưa quen, nó có thể giống như việc đang cố gắng để đọc một ngôn ngữ mới.

Để giúp bạn chia nhỏ mọi thứ cần biết trên nền tảng, dưới đây là những điều bạn cần biết về số lần hiển thị trên Instagram, cũng như sự khác biệt của nó với phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác.

Số lần hiển thị (impressions) trên Instagram là gì và chúng được tính như thế nào?

Số lần hiển thị theo dõi số lần nội dung của bạn (bao gồm các ‘câu chuyện’ và bài đăng) được hiển thị cho người dùng trên nền tảng.

Nói cách khác, nếu ai đó đang cuộn nguồn cấp dữ liệu (feed) của họ và lướt qua bài đăng của bạn, đó là một lần hiển thị.

Lượt hiển thị không tính cho những người xem duy nhất (unique viewer) mà chỉ đơn giản là những người xem (viewer). Do đó, nếu cùng một người dùng cuộn qua bài đăng của bạn hai lần, thì đó là hai lần hiển thị – nhưng chỉ có một “phạm vi tiếp cận” hay một người xem duy nhất.

Số lần hiển thị nhằm theo dõi mức độ nhận biết và về lý thuyết, bạn càng tạo được nhiều lần hiển thị theo thời gian, thì người dùng duy nhất sẽ càng quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Khi đó, sự quen thuộc này hy vọng sẽ dẫn đến việc người dùng đó mua sản phẩm hoặc xem thêm nội dung của bạn trong tương lai.

Số lần hiển thị trên Instagram khác như thế nào với phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và tỷ lệ tương tác.

  • Phạm vi tiếp cận (Reach): đề cập đến số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
  • Tương tác (engagement): đề cập đến bất kỳ lúc nào có ai đó (bao gồm cả bạn) tương tác với nội dung của bạn. Điều này bao gồm các hành động như:
    – Bình luận
    – Chia sẻ hoặc lưu
    – Thích
    – Theo dõi
    – Đề cập đến tài khoản của bạn (có hoặc không gắn thẻ bạn)
    – Sử dụng thẻ hashtag (#) có thương hiệu
    – Nhấp chuột vào một câu chuyện hoặc liên kết
    – Nhắn tin trực tiếp cho bạn
  • Tỷ lệ tương tác (engagement rate): đo lường số người đã xem nội dung của bạn so với số người đã tương tác với nội dung đó. ví dụ: nếu 10 người xem bài đăng của bạn, nhưng chỉ có 5 người thích bài đăng đó thì bạn có tỷ lệ tương tác là 50% (hoặc 0,5).

Bạn có thể tính tỷ lệ tương tác của mình bằng cách chia tổng mức tương tác (trên một bài đăng hoặc trên toàn bộ tài khoản của bạn) cho lượng người theo dõi, phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị.

Cách bạn tính toán chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông trên các trang mạng xã hội của cá nhân hay doanh nghiệp bạn.

Làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ tương tác của mình?

Về cơ bản, sẽ không có cách nào chắc chắn sẽ tăng cường tương tác của bạn. Nhưng nói chung, bạn càng năng động trên nền tảng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để mọi người tham gia tương tác bấy nhiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần đăng thường xuyên, thêm câu hỏi vào bài đăng của bạn, “phát trực tiếp”, đăng video hoặc sử dụng tính năng băng chuyền (carousel), thường xuyên viết phụ đề dài hơn, đăng vào thời điểm thích hợp nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cần có chút may mắn nữa, vì suy cho cùng, chính các thuật toán của Instagram sẽ quyết định ai sẽ nhìn thấy những gì.

Làm cách nào để bạn theo dõi phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác?

Bạn có thể có quyền truy cập vào mục phân tích tài khoản của mình nếu bạn có ‘Tài khoản doanh nghiệp Instagram’ (Instagram Business Account), tài khoản này bạn cũng có thể liên kết với trang doanh nghiệp Facebook của mình nếu có.

Sau khi thiết lập, hãy chuyển đến phần “Thông tin chi tiết” (Insight) trong tài khoản cá nhân của bạn để xem phân tích tài khoản của bạn.

Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin và dữ liệu có thể giúp bạn cải thiện chiến lược nội dung của mình cũng như việc đánh giá hay điều chỉnh những gì bạn muốn.

Ngoài công cụ phân tích được tích hợp sẵn của mạng xã hội Instagram, bạn có thể sử dụng ứng dụng của những bên thứ ba như Hootsuite hoặc Sprout để xem dữ liệu chi tiết hơn ngoài những gì đã phân tích của Instagram, điều này có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả mang lại từ Instagram một cách toàn diện và đa chiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

UGC – Chiến lược mà marketers chuyên làm về ‘video dạng ngắn’ nên biết

Trước khi các thương hiệu bắt tay vào bất cứ hoạt động marketing nào dựa trên video dạng ngắn (short-video), một trong những cân nhắc chính của họ phải là về ưu và nhược điểm của nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những người làm marketing đã phải học cách làm quen và thoải mái dần với việc truyền tải thông điệp thương hiệu của họ thông qua nội dung do người dùng tạo ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Và để trở nên thành công hơn ở định dạng video ngắn, đặc biệt là trên TikTok, các nhà marketer cũng phải sẵn sàng tiếp cận người dùng để lấy cảm hứng, sự tham gia tương tác và để tạo ra cơ chế phân phối của sự lan truyền (viral distribution).

Truyền cảm hứng: Xu hướng xuất hiện nhanh chóng ở những nền tảng có định dạng video ngắn.

Cho dù đó chỉ là một bước nhảy mang tính lan truyền, một meme hay các kỹ thuật chuẩn bị đồ ăn như bánh và cà phê sữa, điều quan trọng là các nhà marketers phải để mắt đến những gì đang nổi lên giữa người dùng — và chuẩn bị kế hoạch để hành động nhanh chóng.

Đôi khi xu hướng này có thể áp dụng cho nhiều thương hiệu, chẳng hạn như với cà phê sữa. Nhà sản xuất rượu mạnh Pernod Ricard đã sử dụng tính năng nghe xã hội (social listening) trên các ứng dụng video ngắn để không chỉ phát hiện ra xu hướng người dùng sử dụng đồ uống mà còn phát hiện ra rằng người dùng đang tạo ra nhiều phiên bản “boozy” (kiểu hơi say) khác nhau.

Chính phát hiện này đã thúc đẩy những người làm marketing của công ty phát triển một loạt các bài đăng trên mạng xã hội (được phân phối trên các nền tảng khác ngoài TikTok do những hạn chế về độ tuổi của người dùng) nêu bật cách thương hiệu Kahlúa (một thương hiệu rượu) của họ kết hợp tốt với các thức uống cà phê sữa.

Mặt khác, xu hướng này cũng có thể được áp dụng cụ thể hơn rất nhiều. Khi một người dùng TikTok đăng một video yêu cầu thương hiệu General Mills’ Cheerios làm lại một quảng cáo TV cổ điển, thương hiệu này đã lắng nghe và phản hồi lại bằng một video quảng cáo rất chân thành, trong đó các diễn viên ban đầu sẽ diễn lại vai diễn của họ.

Tham gia / phân phối:

Một thành phần thiết yếu của marketing trên TikTok là khuyến khích người dùng tham gia vào chiến dịch marketing bằng cách tải lên các phiên bản thử thách của chính họ hoặc bằng cách phân phối video của chính bản thân họ đang phát với các hiệu ứng có thương hiệu cho những người khác bằng cách sử dụng thẻ hashtag của thương hiệu.

Điều này có thể để lại cho không ít những người làm marketing những thắc mắc. Ông Simon de Beauregard, giám đốc toàn cầu tại Pernod Ricard cho biết: “Tôi biết chính xác những gì tôi muốn nói trong lĩnh vực tiếp thị marketing”.

Nhưng thách thức ở đây là, “Bao nhiêu phần trăm trong số đó là nội dung do thương hiệu dẫn dắt và bao nhiêu phần còn lại cho người dùng tạo ra hoặc chúng ta phải điều chỉnh nội dung của chúng ta tới người dùng như thế nào để nó được truyền tải theo cách mà người dùng muốn nói với thế giới?”

Để UGC có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, các nhà marketers nên:

  • Sử dụng phương pháp lắng nghe mạng xã hội để biết khi nào người dùng nói về thương hiệu của bạn trong video của họ và cũng để theo dõi các xu hướng mới.

Đó là cách thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics bắt đầu xuất hiện trên TikTok. Ông Gayitri Budhraja, phó chủ tịch thương hiệu tại e.l.f, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng không cần nỗ lực quá nhiều từ phía thương hiệu, đã có một sự hiện diện nội dung tự nhiên khá lớn đã được xây dựng sẵn trên TikTok.

Đã có hơn 3 triệu bài đăng với hashtag #elfcosmetics mà chúng tôi hoàn toàn không cần phải làm gì thêm. Vì vậy, chúng tôi biết rằng có một sự ‘khao khát’ khá lớn đối với thương hiệu của chúng tôi trên nền tảng này.”

  • Cần giảm thiểu rủi ro về an toàn thương hiệu.

Việc chuyển giao tài sản thương hiệu cho người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng, nhưng những công ty thành công nhất trong lĩnh vực này đã sẵn sàng làm điều đó.

Chìa khóa cho vấn đề này là cung cấp cho người dùng những công cụ theo cách truyền cảm hứng để họ sáng tạo và tích cực.

Thương hiệu e.l.f. đã làm gì để khuyến khích người dùng với các video ngắn.

Khi ra mắt thử thách #eyeslipsface vào năm 2019, họ đã kết hợp một bài hát gốc, hấp dẫn với một thử thách khiêu vũ để trao giải thưởng cho những người tham gia.

“Đó là một khía cạnh mà tôi nghĩ TikTok hoàn toàn vượt trội so với các nền tảng video ngắn khác, ý tưởng tạo ra nội dung từ phía người dùng một cách tự nhiên,” Ông Budhraja nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bí quyết giúp Stripe vượt qua SpaceX để trở thành ‘kỳ lân công nghệ’ lớn thứ 3 thế giới

Với định giá 95 tỷ USD, Stripe đã vượt lên SpaceX của tỷ phú Elon Musk để trở thành kỳ lân công nghệ lớn thứ 3 thế giới.

Co-founder Stripe | John Collison

Công ty công nghệ tài chính Stripe đã công bố khoản tài trợ 600 triệu USD, đồng thời nâng mức định giá lên tới 95 tỷ USD. Đây là công ty Unicorn được định giá cao thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Bytedance và Ant Group.

Các nhà đầu tư tham gia tài trợ bao gồm Allianz SE, AXA SA, Baillie Gifford, Fidelity Management & Research Co, Sequoia Capital và Cơ quan Quản lý Kho bạc Quốc gia Ireland (NTMA). Kể từ khi được cấp vốn Series A của công ty, Sequoia Capital đã tiếp tục tăng cường đầu tư.

Theo đó, Stripe sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào các hoạt động ở châu Âu, đặc biệt là trụ sở chính ở Dublin (Ireland), để hỗ trợ nhu cầu tăng cao của các công ty khổng lồ trên khắp châu Âu và mở rộng mạng lưới thanh toán, tài chính toàn cầu.

Chúng tôi đang đầu tư nhiều hơn vào châu Âu trong năm nay, đặc biệt là ở Ireland”, John Collison, chủ tịch và đồng sáng lập của Stripe nói.

Phó thủ tướng Ireland, Leo Varadkar, cho biết trong một tuyên bố, mối quan hệ đối tác giữa nhà nước Ireland và Stripe sẽ tạo ra hơn 1.000 việc làm trong 5 năm và thúc đẩy nền kinh tế nước này.

Mặc dù Stripe đã xử lý hàng trăm tỷ USD mỗi năm cho hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới, nhưng cơ hội phía trước còn lớn hơn nhiều … so với khi công ty được thành lập 10 năm trước”, Dhivya Suryadevara, Giám đốc tài chính của Stripe chia sẻ.

Đối với nhiều người, Stripe không phải là một cái tên quen thuộc. Công ty này được thành lập từ năm 2010, tuy muộn nhưng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Paypal.

Những người sáng lập công ty là cặp anh em người Ireland – Patrick Collison và John Collison, mục đích ban đầu nhằm bỏ qua hệ thống tài chính truyền thống và cho phép các cá nhân, doanh nghiệp thanh toán qua Internet.

Vào tháng 6/2010, Stripe nhận được quỹ hạt giống từ Y. Combinator. Đến tháng 5/2011 tiếp tục nhận được 2 triệu USD từ Sequoia Capital và một số quỹ đầu tư mạo hiểm khác.

Năm 2012, một tập đoàn do Sequoia Capital dẫn đầu đã đầu tư thêm 18 triệu USD. Năm 2016, định giá tài chính công ty này đã đạt 9 tỷ USD và lên tới 20 tỷ USD vào năm 2018.

Tính đến tháng 4 năm ngoái, Stripe đã được định giá 36 tỷ USD, đứng sau SpaceX của Elon Musk. Theo vòng tài trợ mới nhất, trong chưa đầy một năm, định giá của Stripe đã tăng gần hai lần và giành lấy vị trí thứ 3 của SpaceX trên bảng xếp hạng các công ty kỳ lân công nghệ hiện tại.

Stripe hiện đang hoạt động tại 42 quốc gia, 31 trong số đó là ở Châu Âu. Hoạt động kinh doanh tại nơi này rất quan trọng đối với sự phát triển gần đây của công ty, vì vậy Stripe (có trụ sở tại San Francisco) đã thành lập trụ sở thứ hai tại Dublin, Ireland và đầu tư một lượng lớn vốn từ vòng tài trợ này ở châu Âu.

Ngoài thị trường châu Âu và châu Mỹ, nhiều công ty lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên lục địa châu Phi cũng đang hợp tác với nền tảng này.

Sự nổi lên của Stripe không thể tách rời thương mại điện tử. Thanh toán TMĐT xuyên biên giới đã trở thành một trong những trở ngại đối với nhiều người bán vừa và nhỏ, trong việc thiết lập các trang web thương mại điện tử độc lập.

Stripe cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Internet và tất cả các công ty đều có thể sử dụng Stripe để thu tiền thanh toán, cũng như quản lý các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Người mua trực tuyến có thể sử dụng thẻ tín dụng phổ thông của phương Tây, chẳng hạn như MasterCard, VISA, American Express…hoặc sử dụng Alipay và WeChat, những thứ mà người dùng Trung Quốc quen dùng để thực hiện thanh toán mua sắm trực tuyến.

Stripe thu hoa hồng từ mỗi giao dịch và tính phí “2,9% + 0,3 USD” cho mỗi giao dịch thành công. Các công ty đối tác của kỳ lân công nghệ này đông đảo và đa dạng về quy mô, trong đó bao gồm Amazon, Google, Microsoft hay các ứng dụng gọi xe như Didi của Trung Quốc và Grab tại ĐNÁ.

Gần đây, Stripe cũng đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang tài chính ngân hành khi hợp tác với Citigroup, Goldman Sachs, Barclays Investment Bank để cung cấp dịch vụ tài khoản séc thông qua các công ty thương mại điện tử.

Đại dịch bắt đầu vào năm ngoái đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử toàn cầu, khiến các nền tảng thanh toán kỹ thuật số thậm chí còn được ưa chuộng đầu tư hơn. Thống kê cho thấy kể từ khi xảy ra dịch bệnh, hơn 200.000 công ty mới ở châu Âu đã đăng ký trên nền tảng Stripe.

Mặc dù định giá của Stripe gia tăng nhanh chóng, nhưng công ty hiện không muốn bước chân vào thị trường vốn.

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, các giám đốc điều hành công ty cho biết, trọng tâm của hoạt động tài trợ ngắn hạn cho Stripe không phải là IPO và hợp tác với các nhà đầu tư dài hạn có cùng chí hướng. “Trong 10 năm tới hoặc thậm chí lâu hơn, sẽ còn rất nhiều điều thú vị”, Dhivya Suryadevara hé lộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xiaomi bỏ 10 tỷ USD đầu tiên vào cuộc đua sản xuất ôtô điện

Hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc vừa thông báo kế hoạch khởi động kinh doanh xe điện và đầu tư hẳn 10 tỷ USD trong 10 năm tới.

Theo CNBC, Xiaomi sẽ thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Xiaomi và đầu tư giai đoạn một 10 tỷ RMB (1,52 tỷ USD) để sản xuất xe điện thông minh. Công ty con này sẽ tiếp tục do CEO Xiaomi – ông Lei Jun trực tiếp dẫn đầu.

“Xiaomi hy vọng cung cấp các phương tiện thông minh chạy bằng điện để mọi người trên thế giới có thể tận hưởng cuộc sống thông minh, khắp mọi nơi”, công ty cho biết trong một tuyên bố.

Công ty công nghệ Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới, đã bất ngờ thông báo nhảy sang một lĩnh vực cạnh tranh cao ở Trung Quốc.

Không chỉ Xiaomi đang cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất ôtô nội địa có thâm niên như Geely và BYD do Warren Buffet đầu tư, mà còn phải đối đầu với các hãng mới thành lập như Nio và Xpeng Motors.

Bên cạnh đó, các công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực Internet cũng đang bước vào đấu trường xe điện thông minh.

Gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu đã khởi động công ty xe điện độc lập vào tháng 1. Năm ngoái, công ty này đã thuê giám đốc điều hành quản lý doanh nghiệp.

Ở thị trường Trung Quốc, ôtô điện đã gặt hái được những thành công nhờ các hỗ trợ chính sách mạnh mẽ từ Bắc Kinh, bao gồm cả trợ cấp.

Dù một số trợ cấp đã bị cắt giảm, công ty nghiên cứu Canalys dự đoán vẫn sẽ có 1,9 triệu chiếc xe điện sẽ được bán tại Trung Quốc trong năm 2021, cho mức tăng trưởng hàng năm tăng lên 51%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công

Bạn không thể kiểm soát những gì bạn không thể thấy, các phương pháp hay ho nhất của nghiên cứu marketing toàn diện sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công
Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công

Nền tảng của tất cả các chiến dịch marketing thành công là nghiên cứu thị trường.

Biết đối tượng mục tiêu là ai, đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, các mối đe dọa lớn nhất và cơ hội lớn nhất của bạn là gì… chỉ là một số thành phần cơ bản bạn cần biết để marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, nhưng những điều cơ bản để đảm bảo các mẫu đại diện có thể phản ảnh một cách chính xác đối tượng mục tiêu của bạn lại thường bị bỏ qua.

Dưới đây là một số phương pháp cơ bản hay nhất bạn cần xem xét trước khi bắt đầu nghiên cứu:

1. Bạn đã xác định được thách thức cũng như cơ hội của mình và bây giờ bạn muốn hiểu rõ hơn về nó. Bạn nên làm gì?

Hãy xây dựng sự đa dạng dựa trên những câu trả lời với nghiên cứu của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng hơn khi xác định những insights tiềm năng mà bạn có thể mở rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu.

Bạn có biết là liệu những chủ đề theo sở thích của bạn ảnh hưởng một cách không tương xứng đến các nhóm được phỏng vấn về mặt lịch sử hành vi hay không?

Bằng cách thêm các câu hỏi bổ sung hoặc đa dạng hóa mẫu nghiên cứu của mình, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về khách hàng hiện tại của mình, có khả năng mở rộng nghiên cứu đối tượng để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới trong tương lai.

Bằng cách sử dụng các câu hỏi về giới tính, chủng tộc, dân tộc học, khuynh hướng giới tính, thu nhập, khả năng hoặc giáo dục có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm hoặc hoạt động marketing của bạn, bạn có khả năng khám phá những hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu và trải nghiệm đa dạng của khách hàng.

Ví dụ: ở Ấn Độ, ước tính có khoảng 20 triệu người bị điếc – con số này gần gấp đôi so với toàn bộ dân số của Thụy Điển.

2. Bạn muốn làm việc với các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường hoặc đơn vị cung cấp mẫu cho một nghiên cứu mới. Bạn nên xem xét điều gì?

Ngày nay, nhiều công ty đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận của họ với hàng triệu người dùng trực tuyến.

Nhưng trong khi các cuộc khảo sát trực tuyến có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn, bạn cũng có thể vô tình loại trừ đi một dữ liệu quan trọng từ những nhóm người vốn bị hạn chế về internet.

Hãy tính đến khả năng là các thiết bị có thể không ngang bằng với số lượng người, đặc biệt là ở các thị trường như Ấn Độ, nơi phổ biến việc chia sẻ thiết bị giữa tất cả các thành viên trong gia đình.

Suy nghĩ về nơi đối tượng mục tiêu của bạn dành thời gian của họ đồng thời khám phá các phương pháp thay thế để thu thập dữ liệu – chẳng hạn như phỏng vấn trực tiếp – gặp gỡ khách hàng mục tiêu của bạn ở vị trí họ đang ở.

3. Bạn đang viết kịch bản cho một cuộc khảo sát để tìm hiểu thêm từ người dùng của mình, nhưng bạn không biết phải hỏi gì.

Hãy xem xét nhu cầu của khách hàng mà bạn muốn nghe nhất và tối ưu hóa nghiên cứu của bạn cho phù hợp với nhu cầu của họ. Những định kiến ​​tiềm ẩn có thể cản trở cách chúng ta tương tác hoặc suy nghĩ về những người khác.

Có một số bài kiểm tra cơ bản mà bạn có thể thực hiện trước khi bắt đầu nghiên cứu để xác thực các giả định của riêng bạn đồng thời giúp người trả lời cảm thấy thoải mái hơn khi họ được là con người thật của chính họ.

Đảm bảo sự thoải mái của người dùng cuối cùng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những gì họ cần và cách họ suy nghĩ.
Dưới đây là một số câu hỏi mẫu để tự hỏi bản thân trước khi thực hiện một cuộc khảo sát:

1. Nếu bạn đang đo lường hiệu suất, bạn có đang kết hợp phản hồi từ những nhóm khách hàng khác nhau, những người đã tiếp xúc với hoạt động marketing hoặc sản phẩm của bạn không?

Bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng nếu chỉ thu thập dữ liệu từ một bộ phận dân số cụ thể.

2. Bản khảo sát của bạn có sử dụng cỡ chữ và màu sắc mà tất cả người trả lời đều có thể đọc và cảm thấy thoải mái không?

Hãy trao đổi với các đơn vị cung cấp dịch vụ khảo sát của bạn (hoặc bạn tự nghiên cứu) về cách làm cho nền tảng hay bản khảo sát của bạn có thể truy cập được đối với cả những người có thể bị mù màu, bị hạn chế về khả năng nhìn…

3. Ngôn ngữ trong các cuộc khảo sát hoặc hướng dẫn thảo luận của bạn có đưa ra giả định về sở thích lối sống hoặc cấu trúc gia đình không?

Nếu bạn đang sử dụng câu hỏi có thể chọn nhiều phương án trả lời (multiple-choice), bạn hãy xem xét thêm các tùy chọn phản ánh cấu trúc gia đình của họ.

4. Bạn có biết liệu người được hỏi có cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với những người có nền tảng kiến thức khác nhau không?

Suy nghĩ về các câu hỏi trong nghiên cứu của bạn và thử cảm nhận cảm giác của bạn khi trả lời một người phỏng vấn ở độ tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc văn hóa khác bạn.

5. Các mẫu câu hỏi có được viết và chia sẻ theo cách mà tất cả người được hỏi có thể dễ dàng hiểu được không?

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang thực hiện nghiên cứu với những người trả lời có trình độ đọc viết thấp hơn. Có nhiều yếu tố sẽ tác động đến tỷ lệ hoàn thành bản khảo sát của bạn, từ thiết kế khảo sát đến độ dài từng câu hỏi đến việc tối ưu hóa thiết bị di động.

Bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình và đang viết báo cáo để lưu hành nội bộ hoặc gửi sang một bên thứ ba nào đó. Khi này, vai trò của nhà nghiên cứu trong việc giải thích dữ liệu và cung cấp bối cảnh về khách hàng của bạn là rất quan trọng.

Việc tìm kiếm insight về một nhóm đối tượng ngách từ tệp khách hàng rộng lớn của bạn nhưng cũng có thể có tác động lớn đến sự phát triển trong tương lai của thương hiệu.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nhảy việc: Tôi thấy mình bản lĩnh và dày dặn kinh nghệm hơn

Không phải là biện hộ cho thói quen nhảy việc của bản thân nhưng đứng trước các bạn chỉ ở yên một công ty từ khi mới ra trường, tôi dám chắc rằng mình bản lĩnh và dày dặn kinh nghiệm hơn.

Ai cũng nói người thường xuyên nhảy việc không đáng tin cậy và thiếu năng lực, kiến thức chuyên môn.

Nhưng tôi dám chắc rằng, những người trung thành với một công ty trong suốt thời gian dài cũng không có nhiều kinh nghiệm!

Bạn có thể nói tôi phiến diện khi đưa ra nhận định này nhưng thực chất, tôi đã thấy rất nhiều bạn bị huyễn hoặc về kinh nghiệm, kiến thức của bản thân và khi ra ngoài thực tế lại hoàn toàn bị bỡ ngỡ.

Tự định hướng sự nghiệp, không bị lệ thuộc vào bất kì ai!

Việc học hành ở trường đại học thực chất chỉ là một phần nhỏ của bước chân đầu tiên của sự nghiệp.

Một người sếp cũ của tôi đã từng nói: “Anh chọn em không phải vì em có bằng cấp cao nhất hay kinh nghiệm nhiều nhất trong số các bạn anh phỏng vấn, anh chọn em vì em mau mắn nhất và đó là yếu tố anh cần!”

Tôi vẫn nhớ ngày đó đi phỏng vấn, tôi vừa mới nghỉ việc ở công ty đầu tiên, nơi tôi chỉ làm việc được vỏn vẹn có một năm.

Nhưng trước khi đến buổi phỏng vấn và gặp anh sếp ấy, tôi đã trải qua ít nhất 5 cuộc phỏng vấn khác nhau.

Ở mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều có cơ hội được trò chuyện, trao đổi cùng các anh/ chị tuyển dụng và cả cấp trên trực tiếp, thông qua mỗi lần đó tôi hiểu rõ hơn ở một vị trí cấp cao hơn, tôi cần có kiến thức gì, cần phải làm gì?

Nên khi về nhà, tôi lên mạng, đọc kiến thức về vấn đề đó để tạo cho mình một vỏ bọc nền tảng cho lần phỏng vấn tiếp theo.

Các bạn có thể thấy việc này hơi “lươn lẹo, giả trân” nhưng thực ra nó giúp tôi rất nhiều trên con đường sự nghiệp sau này.

Nhờ có những lần tự tìm kiếm và mở ra kiến thức bằng thông tin mạng xã hội, khả năng chắt lọc thông tin của tôi tốt hơn và dần dần, tôi định hình được đâu là công việc tôi muốn làm tiếp theo.

Nhờ vậy mà tôi tự tin hơn trước mỗi quyết định, lựa chọn của mình. Và tin tôi đi, thất nghiệp độ 2 – 3 tháng là bạn sẽ hiểu rõ hơn “tại sao phải nỗ lực học hỏi”.

Kinh nghiệm chuyên môn từ đâu mà ra?

Trong 4 năm đầu tiên đi làm, tôi nhảy 3 công ty và mỗi công ty là một lĩnh vực khác nhau. Nên câu hỏi phỏng vấn mà tôi thường gặp nhất là: “Mỗi năm làm một công ty, liệu em có đủ kinh nghiệm chuyên môn không, hay chỉ là mức chung chung?”  

Đối với quan điểm này, tôi hoàn toàn không đồng ý! Bởi với tôi, chuyện đi làm nhiều chỗ đâu có liên quan gì đến không được làm chuyên môn đâu.

Câu chuyện của tôi là một ví dụ điển hình, nhờ sự thay đổi thường xuyên, dưới cương vị là nhân viên tôi đã được trải nghiệm và thực làm rất nhiều, hiểu thêm về thị trường và có cái nhìn bao quát về lĩnh vực, nghành nghề, mô hình khách hàng khác nhau.

Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên thay đổi khiến tôi rèn luyện được cho mình khả năng học hỏi nhanh, thích ứng nhanh với môi trường mới, quy trình làm việc mới. Và đừng ai nói với tôi là tôi không được làm sâu một vấn đề.

Thực chất làm sâu hay không là do lúc đó, bạn có dám lăn xả hay không? Tại khi nhảy việc và tìm kiếm công việc mới, chẳng phải là bạn đang tìm kiếm nơi để mở rộng trải nghiệm, kiến thức chứ đâu có tìm một nơi chỉ làm những công việc đã làm để “quen lại thêm quen”.

Lòng trung thành của bạn quá ngắn hạn?

Lại một ý kiến nữa mà tôi hoàn toàn phản bác, chuyện làm ngắn hay làm dài ở một công ty chẳng thể nào là một thước đo cho lòng trung thành được.

Tôi có thể chỉ làm một công ty trong chưa tới 1 năm nhưng đâu có nghĩa tôi làm việc hời hợt, thiếu nhiệt huyết? Càng không có chuyện tôi làm ở công ty này nhưng đi báo cáo lại cho công ty đối thủ?

Còn nếu luận về lòng trung thành thì lúc đi làm tôi sẽ trung thành với ai, trung thành với điều gì? Cốt lõi cơ bản của mỗi người khi đi làm, tôi nghĩ vẫn là hướng đến bản thân, trung thành với ý định của bản thân.

Có thể là ích kỷ nhưng tôi nghĩ chúng ta thật lòng nhất vẫn nên trung thành với bản thân và hướng đến những gì tốt đẹp nhất cho mình. Và tôi sẽ nhảy việc nếu cảm thấy công ty không đáp ứng được nguyện vọng về phúc lợi, lương thưởng và cả cơ hội học hỏi, thăng tiến.

Lời cảnh tỉnh cho những người ở lại quá lâu!

Tôi không dám so sánh hay lên tiếng chê bai các bạn đi làm lâu năm tại một công ty nhưng thực sự tôi vẫn muốn khuyên các bạn hãy thử một lần giương buồm ra khơi. Đặc biệt là các bạn trẻ, đang muốn trải nghiệm nhiều hơn.

Việc làm lâu ở một công ty sẽ khiến bạn bị gò bó, giới hạn về các kỹ năng chuyên môn, không được va chạm nhiều do công việc có xu hướng cố định hoặc hạn chế do ngành nghề.

Bên cạnh đó, nếu bạn không được cấp trên mở đường thăng tiến, học hỏi các kỹ năng quản lý cũng như phân tích thị trường mà chỉ vòng quanh các công việc như triển khai, thực hiện kế hoạch theo chỉ thị của cấp trên, về lâu dài, chính bạn sẽ hạn chế cơ hội và kiến thức của mình.

Như câu chuyện của M.K – người bạn đồng môn của tôi là một ví dụ điển hình. Bạn ấy ngay từ lúc ra trường đến nay chỉ làm một công ty duy nhất về lĩnh vực may mặc.

Đây là một may mắn nhưng cũng là một rào cản của cô ấy. Công ty chế độ, đồng nghiệp và cả cấp trên đều rất tốt.

Trong suốt 6 năm làm việc, cô ấy vẫn được thăng chức, tăng lương nhưng công việc chỉ quanh đi quẩn lại với những hạng mục cố định, lập đi lập lại.

Có thể, cô ấy sẽ rất giỏi trong việc triển khai các công việc này do đã quá quen thuộc nhưng vô hình chung, cô ấy cũng mất đi khả năng phân tích và so sánh công việc của chính mình.

Cách đây ít hôm, cô ấy đã tâm sự với tôi rằng: “Tao muốn nhảy việc và làm bên lĩnh vực khác, nhưng kinh nghiệm tao không đủ nhưng để bắt đầu từ con số 0 hay chấp nhận một mức lương thấp hơn, tao lại không dám!”

Thật tình mà nói, tôi không thể đưa ra một lời khuyên hay an ủi nào cho cô ấy. Bởi chức vụ tôi hiện tại thấp hơn, mức lương có lẽ cũng thấp hơn nhưng rõ ràng là tôi rất tự tin, hiểu rõ điều mình có, thứ mình muốn và cách để đạt được trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo HR Insider

7 lý do tại sao trải nghiệm người dùng (CX) lại vô cùng quan trọng

Người tiêu dùng đang mong đợi điều gì từ thương hiệu của bạn? Bạn có đang cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng? Người dùng có đang sẵn lòng để chấm bạn 5* không?

Dưới đây là 7 lý do chính tại sao trải nghiệm người dùng (CX – customer experience) lại trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt trong kỹ nguyên 4.0 này.

1. Thương hiệu đang phải đối mặt với những áp lực to lớn.

Việc đáp ứng các nhu cầu của những bên nội bộ có liên quan trở nên căng thẳng hơn. Thực tế, 35.3 tỉ USD là số tiền mà các doanh nghiệp tại Mỹ mất đi hàng năm vì khách hàng rời bỏ do những vấn đề liên quan đến trải nghiệm khách hàng.

Đối xử không công bằng là một lý do trong số đó.

2. Khách hàng ngày càng ưu tiên trải nghiệm. 

Khách hàng ngày nay đang có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Những trải nghiệm như tiện lợi hay dễ dàng tương tác (mua hàng) đang trở thành sự lựa chọn và đánh giá của họ khi lựa chọn các thương hiệu.

3. Những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ dẫn đến những khách hàng trung thành và hạnh phúc.

Hơn 40% người tiêu dùng tại Mỹ cho biết họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu thương hiệu cung cấp cho họ những trải nghiệm cá nhân cao hơn.

4. Tỉ lệ mua hàng qua thiết bị di động đang đạt mức kỷ lục.

Hơn 76% người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động cá nhân của họ để mua sắm, vì đơn giản là chúng thuận tiện, có thể xử lý bất cứ lúc nào.

5. Khách hàng của bạn đang kỳ vọng một trải nghiệm xuất sắc.

Khách hàng ngày nay kỳ vọng những trải nghiệm dễ dàng, nhanh chóng và mượt mà. Họ cũng không ngần ngại khi mua hàng hay tương tác ở bất cứ nơi đâu.

6. Khách hàng muốn họ ở nơi họ vốn thuộc về.

Khách hàng mong muốn nhận được những thông tin chính xác nhanh nhất có thể. Sự thật là, hơn 90% khách hàng kỳ vọng nhận được phản hồi trong vòng 10 phút kể từ lúc họ yêu cầu hỗ trợ.

7. Những công nghệ mới nổi đang tạo nên nhiều sức ảnh hưởng.

Những công nghệ mới nổi đang được sử dụng để hỗ trợ khách hàng tự giúp chính họ. Trong khi, cũng thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, đôi bên cùng có lợi (khách hàng và doanh nghiệp).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook mở rộng khoá học đào tạo kỹ năng mới cho các Agency quảng cáo

Chương trình đào tạo của Facebook có tên là Rise được ra mắt nhằm mục tiêu đào tạo kỹ năng cho các nhân sự đang làm việc tại các Agency quảng cáo (Ad Agency) từ khắp toàn cầu.

Là một phần trong những nỗ lực nhằm mục tiêu cung cấp sự hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Facebook đã công bố mở rộng chương trình ‘Rise’, nhằm đào tạo kỹ năng digital cho các chuyên gia tại các agency quảng cáo.

Được ra mắt lần đầu tiên ở Brazil vào năm ngoái, chương trình Rise cung cấp khóa học đào tạo chi tiết của Facebook (Facebook Blueprint), cùng với những thông tin chi tiết khác trong ngành nhằm giúp nhân viên tại các agency nâng cao kỹ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của công việc.

Theo giải thích của Facebook:

“Vào tháng 1 năm 2021, các công ty quảng cáo (Ad Agency) của Mỹ đã cắt giảm 4.800 việc làm, giảm nhân sự xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Cùng với những xu hướng này, nhu cầu việc làm trên các phương tiện truyền thông internet đang ở mức cao kỷ lục.

Vai trò của digital trong marketing là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất, mang lại cơ hội dành cho các chuyên gia tại các agency để phát triển các kỹ năng mới, trau dồi những kỹ năng cũ hoặc thậm chí là tạo ra những đột phá trong sự nghiệp.”

Rise ra mắt nhằm mục đích giúp những nhân sự trong ngành trở nên phù hợp hơn với những xu hướng này, với một loạt các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể.

Chương trình được triển khai qua các nhóm Facebook, hiện đã được tạo ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo.

Bằng cách hỗ trợ chương trình thông qua các nhóm (group), Facebook cũng đang giúp tạo ra các kết nối trong ngành, điều này có thể giúp bạn mở ra nhiều cơ hội hơn nữa.

Như bạn có thể thấy ở đây, khi bạn tham gia chương trình, sau đó bạn có thể xem tất cả các tài liệu đào tạo được cung cấp cũng như xem các mẹo hay những cuộc trò chuyện liên quan.

Facebook nói rằng chương trình dành cho tất cả các chuyên gia quảng cáo ở mọi cấp độ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc bị sa thải vào năm 2020.

Để đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện, người tham gia phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại các agency.

Đó có thể là một cách tốt để học thêm các kỹ năng digital mới và đảm bảo rằng trình độ và kiến thức của bạn đáp ứng được các yêu cầu trong chương trình này.

Tất nhiên, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho chính Facebook, khi chương trình kết thúc và bạn có thêm nhiều kiến thức để thử nghiệm, việc tăng chi tiêu cho các sản phẩm quảng cáo của Facebook là điều khó tránh khỏi.

Bạn có thể đăng ký tham dự chương trình tại: Facebook Rise

Và submit Facebook Group của chương trình tại: Rise Facebook Group

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top những câu hỏi ‘sáng giá’ bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn (P1)

Nếu bạn hỏi, “Những thách thức của vị trí này là gì?” và người phỏng vấn nói rằng “không có bất kỳ điều gì cả” thì bạn nên cân nhắc khả năng phát triển bản thân với vị trí đó, nó có thể là rất thấp.

Các cuộc phỏng vấn xin việc thường diễn ra một cách căng thẳng vì chúng có những ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp. Người phỏng vấn thường sẽ kết thúc bằng câu hỏi: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”

Đặt những câu hỏi có giá trị và đáng suy nghĩ không chỉ giúp bạn trở nên khác biệt với tư cách là một ứng viên sáng giá mà còn giúp bạn xác định xem liệu bạn có hạnh phúc khi làm việc cho công ty đó hay không.

Teri Hockett, một chiến lược gia về nghề nghiệp, trao đổi với Insider: “Chính quá trình đặt câu hỏi sẽ thay đổi hoàn toàn cục diên của cuộc phỏng vấn cũng như nhận thức của người quản lý tuyển dụng về bạn. Đặt câu hỏi cũng mang lại cho bạn cơ hội khám phá những chi tiết mà bạn có thể chưa được tiết lộ.”

Dưới đây là TOP những câu hỏi thông minh để bạn có thể lựa chọn.

1. Tôi đã trả lời hết tất cả các câu hỏi của anh/chị chưa?

Trước khi bắt đầu đặt câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu xem liệu họ có muốn bạn giải thích thêm điều gì không.

Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nói những câu như: “Vâng, tôi có một vài câu hỏi dành cho anh/chị – nhưng trước khi đi vào những câu hỏi đó, tôi tự hỏi liệu mình đã trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi của anh/chị chưa.

Anh/chị có muốn tôi giải thích thêm điều gì hoặc đưa ra bất kỳ ví dụ nào không?

Bill York, một nhà quản lý tuyển dụng với hơn 30 năm kinh nghiệm và cũng là người sáng lập công ty tìm kiếm nhân sự Tudor Lewis cho biết:

Nếu họ nói, “Không, bạn đã trả lời rất tốt tất cả các câu hỏi của chúng tôi”, thì điều này có thể cho bạn biết bạn đang ở trong tình trạng tốt.

Nếu họ trả lời: “Thực ra, bạn có thể cho tôi biết thêm về ABC… không?” hoặc “Bạn có thể làm rõ ý của bạn khi bạn nói XYZ không?” đây là cơ hội để bạn có thể thể hiện lại.

2. Anh/chị có cần tôi làm rõ hoặc trình bày chi tiết về bất cứ điều gì tôi đã nói hoặc có trong sơ yếu lý lịch của tôi không?

Câu hỏi này có thể cung cấp chi tiết hơn về bất kỳ câu trả lời nào mà bạn có thể đã đưa ra, nó cho phép nhà tuyển dụng xem xét lại hoặc thu hút lại sự chú ý của họ với sơ yếu lý lịch của bạn.

3. Anh/chị nghĩ ai sẽ là ứng cử viên lý tưởng cho vị trí này, và làm thế nào để tôi có thể so sánh mình với họ?

Amy Hoover, cựu phó chủ tịch của Talent Zoo, đề xuất câu hỏi này vì đó là một cách nhanh chóng để tìm ra liệu kỹ năng của bạn có phù hợp với những gì công ty hiện đang tìm kiếm hay không.

Nếu bạn với công ty là không hợp nhau, thì bạn nên quên nó đi thay vì lãng phí thời gian để theo đuổi sai vị trí.

4. Tôi sẽ báo cáo cho ai?

Vicky Oliver viết trong cuốn sách “301 Smart Answers to Tough Interview Questions”, tạm dịch là “301 câu trả lời thông minh cho các câu hỏi phỏng vấn hóc búa”, đây là câu hỏi quan trọng khi hỏi về thứ tự quản lý trong một công ty.

Nếu bạn sẽ phải báo cáo cho một số người, bạn cần phải biết họ là những ai, họ có thể giúp đỡ hay sẽ trở thành rào cản trong công việc của bạn.

5. Con đường sự nghiệp của những người từng đảm nhiệm vị trí này như thế nào?

Câu hỏi này cho bạn biết liệu công việc này là ngõ cụt hay chỉ là bước đệm để bạn có thể đặt chân lên những vị trí cao hơn.

6. Anh/chị coi ai là đối thủ cạnh tranh chính của công ty mình? Đâu là điểm mà công ty anh/chị vượt trội hơn đối thủ?

Peter Harrison, cựu giám đốc điều hành của Snagajob, cho biết câu hỏi này cho thấy bạn đang suy nghĩ về cách có thể giúp công ty đạt được một số mục tiêu lớn hơn.

7. Ngoài những kỹ năng cứng cần thiết để thực hiện thành công công việc này, kỹ năng mềm nào cũng sẽ cần tương tự?

Hoover, cựu phó chủ tịch của Talent Zoo chia sẻ: việc biết những kỹ năng nào mà công ty cho là quan trọng sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về văn hóa và giá trị quản lý của công ty, từ đó bạn có thể đánh giá xem mình có phù hợp với công việc đó hay không.

8. Anh/chị sẽ mô tả văn hóa của công ty mình như thế nào?

Hoover nói rằng câu hỏi này sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát hơn về triết lý kinh doanh của một công ty và liệu nó có ưu tiên sự hạnh phúc của nhân viên hay không.

9. Anh/chị thích điều gì nhất khi làm việc cho công ty này?

Hoover nói rằng câu hỏi này cho phép bạn “tạo cảm giác thân thiết” với người phỏng vấn vì “người phỏng vấn, cơ bản cũng giống như bất kỳ ai, thường thích nói về bản thân họ và đặc biệt là những điều họ biết rõ nhất.”

10. Anh/chị có thể cho tôi một ví dụ về cách tôi sẽ cộng tác với người quản lý trực tiếp của mình không?

Biết cách người quản lý sử dụng nhân viên của họ là điều rất quan trọng, thông qua câu hỏi này bạn có thể quyết định xem họ có phải là kiểu sếp sẽ cho phép bạn sử dụng điểm mạnh của mình để giúp công ty thành công hay không. Họ có sẵn sàng hỗ trợ bạn hay không? Hay chỉ là kiểu Sếp ‘chỉ tay năm ngón’.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Sàn thương mại điện tử nội chiếm ưu thế trong khu vực

Có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực, gồm: Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, AppsFlyer công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.

Dưới tác động của dịch Covid-19 toàn cầu, báo cáo cho thấy nhiều thông tin đáng khích lệ cho các công ty thương mại điện tử nội địa, đồng thời mang đến cái nhìn tổng quan về ngành trong khu vực và đưa ra chỉ báo cho năm 2021.

Theo đó, có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 khu vực. Các doanh nghiệp lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

Bên cạnh đó là hai ông lớn Shopee, Lazada và ba startup Kỳ lân là Tokopedia, Bukalapak và Blibli từ Indonesia.

Thế Giới Di Động chiếm giữ thứ hạng 5 trong các website thương mại điện tử Đông Nam Á với lượt truy cập trung bình năm là 28,6 triệu, chỉ cách Bukalapak 7 triệu lượt truy cập.

Tính riêng thị trường trong nước, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp nội địa nằm ở vị trí thứ hai trong suốt cả năm 2020, theo như báo cáo bản đồ thương mại điện tử Quý 4 năm 2020.

Nằm ở vị trí thứ 6, sàn thương mại điện tử đa ngành Tiki vượt qua Blibli để ở thành điểm sáng của doanh nghiệp Việt với 22,5 triệu lượt truy cập trong bảng xếp hạng lượt truy cập trung bình trong khu vực.

Theo sau đó là Sendo với 14,3 triệu lượt truy cập và xếp hạng thứ 8. Ở báo cáo Quý 2 năm 2019, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở top dưới của các website thương mại điện tử Đông Nam Á, tuy vậy cán cân này đã thay đổi rõ rệt hơn trong báo cáo năm 2020.

Đồng thời, bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á còn cho thấy Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.

Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử nước nhà. Theo như dự đoán của Google, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 sẽ có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực là 34%.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng.

Hầu hết các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng, ứng dụng.

Khảo sát của iPrice Group và AppsFlyer trên hơn 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên các thiết bị Android cho thấy, tỷ lệ gỡ ứng dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, lên đến 49% giai đoạn Quý 2 năm 2020.

Điều này chứng tỏ người tiêu dùng trung thành hơn với lựa chọn của mình, họ có xu hướng xoá các ứng dụng không phù hợp sau khi thử dùng.

Vì thế, bên cạnh việc tập trung vào các chiến dịch thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cũng cần cân nhắc đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng mới hơn nữa.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đề cập rằng nhân tài là yếu tố các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cải thiện để đảm bảo đà duy trì tăng trưởng.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ USD vào năm 2025, cộng thêm lĩnh vực thương mại điện tử còn mới và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu.

“Miếng bánh” thị trường thương Mại Điện Tử trị giá hàng tỷ USD chỉ có một, doanh nghiệp nào sớm có sự chuẩn bị, đón đầu thị trường và thực thi chiến lược nhanh chóng sẽ giành lấy phần bánh lớn hơn.

Tuy vậy, việc chắp bút vẽ lại thị phần của thị trường thương mại điện tử không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Google thao túng tìm kiếm: Gần 2/3 người tìm kiếm không ‘click’ bất cứ đường dẫn nào trong 2020

Google ngày càng giữ lưu lượng truy cập cho riêng mình, theo dữ liệu cho thấy, phần lớn người dùng tìm kiếm không nhấp vào bất cứ website nào sau kết quả tìm kiếm được trả về.

Theo phân tích mới, gần 2/3 số truy vấn tìm kiếm của Google kết thúc mà người dùng không nhấp vào bất cứ một kết quả nào.

Cụ thể, với dữ liệu do Rand Fishkin, Giám đốc điều hành của nền tảng trí tuệ đối tượng (audience intelligence) SparkToro tổng hợp, 65% tìm kiếm của Google trên điện thoại di động và máy tính xách tay đã kết thúc mà không có người dùng nhấp vào.

Google, cùng với Facebook đã thống trị thị trường quảng cáo số và trong quý 4 năm 2020, Google đã thu về 32 tỷ USD doanh thu chủ yếu từ mảng tìm kiếm.

Ông Fishkin đã xuất bản nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 2019 cho thấy hơn 50% truy vấn của Google kết thúc mà không có bất cứ lần nhấp chuột nào.

Fishkin cũng lưu ý rằng số lượng tìm kiếm về tổng thể đang tăng lên – có thể là do nhiều người trong chúng ta đã bị mắc kẹt sau đại dịch.

Mối quan ngại lớn nhất với Google hiện tại là gã khổng lồ tìm kiếm này đang tìm cách giữ mọi người ở lại với nền tảng của riêng mình.

Fishkin cho biết thêm: “Trong ba năm qua, Google là người hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc tăng số lượng tìm kiếm trên toàn thế giới.”

Và khi đại dịch khiến nhiều người rời khỏi máy tính xách tay và máy tính để bàn của họ để đến với thiết bị di động, vấn đề tìm kiếm mà không nhấp chuột lại tăng cao hơn.

Tuy nhiên, trong một bài đăng trên blog được xuất bản hôm 24/3, Google đã bác bỏ nghiên cứu này, đồng thời Google cũng nêu bật một số lý do khiến các truy vấn tìm kiếm không dẫn đến việc nhấp chuột, bao gồm:

“Mọi người tìm kiếm nhanh những thông tin, mọi người đang thay đổi truy vấn của họ và mọi người điều hướng trực tiếp đến các ứng dụng (app) thay vì chỉ là website.

Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến việc người dùng nhấp chuột hay mở một website nào đó và đã liên tục cải tiến Google Tìm kiếm trong những năm qua nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, nhà xuất bản và người sáng tạo phát triển hơn.”

Mặc dù ngày nay chúng tôi hiển thị các liên kết trang web cho nhiều truy vấn hơn khi chúng là những phản hồi hữu ích nhất, nhưng chúng tôi cũng muốn xây dựng các tính năng mới để tổ chức thông tin theo những cách hữu ích, hơn là việc chúng chỉ là một danh sách các liên kết.”

Google đang chịu áp lực về cách thể hiện kết quả tìm kiếm ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, cụ thể là tính năng “Google OneBox”, chúng là các ô vuông văn bản hoặc hình ảnh nổi bật được bật lên khi bạn tìm kiếm, chẳng hạn như các điểm đến vào các kỳ nghỉ hoặc tình hình thời tiết ở một thành phố cụ thể nào đó.

Một loạt các công ty việc làm và du lịch đã cáo buộc rằng gã khổng lồ công nghệ này sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm để mở rộng sang các dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt khác, như Google Flights hoặc Google Travel.

Trong một bức thư có chữ ký của những công ty như TripAdvisor, Expedia và Trivago, hơn 130 công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và tuyển dụng việc làm trên khắp thế giới tuyên bố rằng Google đã và đang “tận dụng sự thống trị của mình trong tìm kiếm trên Internet nói chung để khởi đầu một sự cạnh tranh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tham khảo: BusinessInsider

Elon Musk: Cách để trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào

Elon Musk – Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tesla có một điểm mạnh chính yếu mà hầu hết chúng ta nên áp dụng.

Elon Musk là một trong những người thông minh nhất, giàu có nhất và quyền lực nhất thế giới, và ông cũng không ngại ngùng thể hiện năng khiếu bẩm sinh của mình khi tham gia các dự án mới.

Người đứng sau những cái tên như SpaceX, Tesla và Boring Company nổi tiếng này là một người làm việc chăm chỉ, dành 85 giờ mỗi tuần làm việc cho các dự án và doanh nghiệp mà mình đam mê.

Elon Musk có một sự theo đuổi không ngừng nghỉ về kiến ​​thức và tài năng trong việc áp dụng việc học của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông vốn được mệnh danh là một ‘đa tài năng tinh túy hiện đại’.

Khi nói về việc truyền cảm hứng cho bạn khi theo đuổi những tham vọng của riêng mình.

Đây là chìa khoá mà Elon Musk đưa ra để học hỏi và lưu giữ thông tin mới:

“Điều quan trọng là phải xem kiến ​​thức như một loại cây ngữ nghĩa – hãy đảm bảo rằng bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản, tức là xây dựng phần thân và cành lớn trước khi bạn đi sâu vào các chi tiết hay lá cây nếu không chúng sẽ không có gì để bám vào.”

Một ‘người đa năng‘ chuyên nghiệp.

Tuyên bố của Elon Musk đi ngược lại với nhiều lời khuyên truyền thống rằng để trở nên thành công, bạn phải chuyên môn hóa và trở nên thành thạo trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó.

Tuy nhiên, Elon Musk đã nhiều lần chứng minh rằng việc khái quát hóa kiến thức hay trở thành một người đa năng không chỉ khả thi mà còn giúp mang lại lợi thế cao hơn.

Theo định nghĩa, một ‘người đa năng’ là người có khả năng đạt được kiến ​​thức chuyên môn trong các lĩnh vực, ngành, kỹ năng và chủ đề khác nhau.

Những người đa năng ​​trong suốt lịch sử, chẳng hạn như Leonardo da Vinci, Thomas Edison và Nikola Tesla, đã tạo ra sự đổi mới thông qua những kiến ​​thức rộng lớn như vậy.

Là một người đa kiến ​​thức hiện đại, Elon Musk chứng minh rằng việc nghiên cứu rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kiến ​​thức khác nhau có thể mang lại cho bạn lợi thế rất lớn để thúc đẩy sự đổi mới.

Elon Musk có thể tích hợp sự kết hợp độc đáo giữa các kỹ năng và kiến ​​thức và chuyển giao việc học tập của mình qua các lĩnh vực khác nhau.

Bạn có thể không có thời gian và năng lượng để dành 85 giờ mỗi tuần để trau dồi kỹ năng và kiến ​​thức, nhưng bạn vẫn nên đầu tư một chút nỗ lực để phát triển hay thăng tiến.

Khái niệm “cây ngữ nghĩa” của Elon Musk.

Khái niệm “cây ngữ nghĩa” là tất cả những thứ về việc giải mã kiến ​​thức thành các nguyên tắc cơ bản để bạn có thể xây dựng việc học của mình trên một nền tảng vững chắc hơn.

Elon Musk đã đọc rất nhiều từ thời còn niên thiếu để thỏa mãn ‘cơn khát’ kiến ​​thức cũng như tham vọng của mình.

Sau đây là quy trình 04 bước đơn giản để bạn tiếp cận một chủ đề mới:

  1. Xác định chủ đề của bạn. Tìm một số bài học giới thiệu hoặc nguồn của một số bài luận cơ bản như sách giáo khoa đại học hoặc các bài báo trên tạp chí có uy tín, để bạn có thể có được cái nhìn tổng quan đáng tin cậy về các nguyên tắc cơ bản.
  2. Ghi chép. Tóm tắt các sự kiện và ý tưởng chính bằng lời lẽ của riêng bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bạn đã đọc. Đọc lại ghi chú của bạn nhiều lần cho đến khi chúng thực sự có ý nghĩa với bạn.
  3. Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn. Khi bạn đã nắm vững được các nguyên tắc cơ bản, hãy tìm kiếm các nguồn bổ sung cao hơn bằng cách kiểm tra các tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn từ tài liệu gốc của bạn (nếu có).
  4. Tự kiểm tra. Nếu thông tin bạn đã học là thực tế, hãy thử nó trong cuộc sống thực. Nếu nó là lý thuyết, hãy cố gắng giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản cho bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình để kiểm tra sự hiểu biết của bạn.

Mở rộng sự hiểu biết của bạn về các lĩnh vực khác nhau có thể là phần thưởng cá nhân lẫn nghề nghiệp lớn nhất bạn nên có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips