Decision Lab vừa công bố báo cáo Connected Consumer Quý 3 năm 2023, báo cáo thể hiện chi tiết về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các xu hướng mua sắm đang diễn ra trên thị trường và hơn thế nữa.
Vốn là báo cáo thường xuyên được xuất bản theo quý của Decision Lab được ra mắt lần đầu từ năm 2019. Báo cáo connected Consumer tập trung phân tích các thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội, tiêu dùng giải trí (shoppertainment), truyền thông và mua sắm.
Một số chủ đề chính sẽ được phân tích trong báo cáo Connected Consumer Quý 3 năm 2023.
Sự nghịch lý về Gen Z: Trong khi là nhóm đối tượng người dùng phổ biến nhất trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, có đến 76% cho rằng họ muốn cắt bỏ ít nhất là 1 ứng dụng trong trải nghiệm hàng ngày.
TikTok gia nhập làn sóng phát nhạc trực tuyến (Music Streaming), tuy nhiên tỷ lệ thâm nhập của mạng xã hội vieo ngắn này đang có dấu hiệu chững lại sau một khoảng thời gian phát triển nhanh chóng.
Be trở thành ứng dụng gọi xe phổ biến thứ 2 trên thị trường.
Connected Consumer hay người tiêu dùng kết nối là gì?
Connected consumer hay những người tiêu dùng được kết nối (người tiêu dùng số) là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.
Theo mục đích của nghiên cứu này, “các thiết bị truyền thông thông minh” (smart media devices) bao gồm TV thông minh (Smart TVs), loa thông minh (Smart Speakers), các thiết bị phát trực tuyến và hiển thị thông minh.
Gần 2/3 (64%) số người được hỏi trong nghiên cứu cho biết họ là người tiêu dùng được kết nối và khoảng 1/4 người tiêu dùng được kết nối (27%) cho biết họ là khách hàng được kết nối của Amazon.
Bạn có thể tải xuống báo cáo Connected Consumer Q3 năm 2023 tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhu cầu bùng nổ của phương Tây đối với hàng thời trang nhanh và thương mại điện tử được bán bởi Temu và Shein đang thúc đẩy giá cước vận tải hàng không. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty hậu cần vận chuyển từ châu Á.
Người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu bắt đầu mua sắm nhiều hơn trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch nhờ sự phát triển của các tuyến vận chuyển, một số đơn hàng có thể được giao trong vòng một tuần.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng chưa giảm xuống, đồng nghĩa giá cước vận tải hàng không vẫn được giữ ở mức cao, hỗ trợ các công ty logistics trong thị trường.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành, trong một số trường hợp, các nền tảng thương mại điện tử sẵn sàng trả gần gấp đôi số tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo đủ năng lực giao hàng.
“Các ứng dụng như Temu, Shein là trong số những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và hàng của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không”, Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của WPIC Marketing + Technologies cho biết. Đây là công ty chuyên xử lý hậu cần thương mại điện tử cho các thương hiệu ở Châu Á.
Nhiều lãnh đạo trong ngành vận tải hàng không đánh giá sự bùng nổ thương mại điện tử (eCommerce) đến từ Trung Quốc đã tạo ra tác động lớn đối với ngành. Giá cước vận tải hàng không đã tăng lên rõ rệt vào nửa cuối năm 2023 và giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển đã giảm mạnh kể từ khi chuỗi cung ứng gặp gián đoạn trong đại dịch.
Theo dữ liệu hải quan chính thức, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vận chuyển lượng hàng hóa thương mại điện tử trị giá 155 tỷ USD, tương đương khoảng 5,5% tổng giao dịch hàng hóa của quốc gia tỷ dân.
Neil Wilson, biên tập viên của nhà cung cấp dữ liệu vận tải hàng không TAC Index, cho biết giá cước vận tải hàng không trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Hong Kong và Thượng Hải đã tăng đều đặn trong thời gian giao hàng cao điểm vào dịp Giáng sinh.
Giá cước vận tải đường biển, trong đó có cả các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã giảm kể từ đại dịch. Theo công ty tư vấn hàng hải Drewry, giá mỗi container 40ft toàn cầu đã giảm 35% từ tháng 12 năm ngoái đến cuối tháng trước.
Wilson cho biết thương mại điện tử có thể chiếm khoảng 40% đến 50% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên hầu hết các tuyến và lên tới 70%, tuỳ vào trường hợp.
Chandler So, Giám đốc vận tải hàng hóa Bắc Á của Geodis, cho biết các nền tảng như Temu và Shein, đã thu hút khách hàng phương Tây với những thiết kế thời trang nhanh giá rẻ. Ông nói: “Mô hình thương mại điện tử đó cũng tạo ra nhu cầu về vận tải hàng không mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.
Các hãng vận tải hàng hóa toàn cầu đang tăng cường đầu tư vào quản lý thương mại điện tử và tái phân bổ máy bay để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng, trong khi các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và một số nhà sản xuất trong nước đang thuê máy bay để vận chuyển hàng hóa của họ.
Theo công ty tư vấn hàng không Ishka, công ty con về hậu cần của JD.com hiện có đội bay riêng gồm ít nhất 5 máy bay, trong khi hãng vận tải hàng hóa tư nhân có trụ sở tại Hải Nam là Central Airlines thực hiện khoảng 6 chuyến bay/tuần từ Thâm Quyến đến Paris.
Dịch vụ hậu cần Cainiao của Alibaba cho biết họ khai thác trung bình 170 chuyến bay thuê hoặc thỏa thuận không gian mỗi tuần. “Tóm lại, thị trường này có tính cạnh tranh khốc liệt vì các lĩnh vực vận tải hàng không khác có những điểm yếu nhất định,” Tom Owen, giám đốc hàng hóa của Cathay Cargo Hong Kong cho biết.
Owen ước tính rằng vận chuyển hàng cho sàn thương mại điện tử chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng không mà Cathay Cargo vận chuyển qua Hong Kong, đồng thời cho biết thêm rằng công ty đã tăng tốc đầu tư vào thương mại điện tử và miền nam Trung Quốc để theo kịp nhu cầu.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thương mại điện tử của Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các công ty hậu cần. Một giám đốc điều hành hãng vận tải hàng không ở châu Á cho biết: “Nếu đột nhiên có một số phán quyết pháp lý ở Mỹ nói rằng có vấn đề với Shein hoặc một số công ty thương mại điện tử khác ở Trung Quốc thì điều đó sẽ có tác động lớn.”
Trước lo ngại đó, một số tập đoàn vận tải hàng hóa lâu đời tự tin rằng nhu cầu về thương mại điện tử và thời trang nhanh sẽ tiếp tục tạo đà thuận lợi. Tobias Meyer, Giám đốc điều hành của Tập đoàn DHL, cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng vào năm tới, thị trường vận tải hàng không sẽ chấm dứt tình trạng suy thoái trên toàn cầu. Chúng tôi dự tính sẽ chứng kiến mức tăng đột biến vì một số thị trường nhất định cho thấy nhu cầu đặc biệt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nghiên cứu mới đây từ MIT cho thấy các nền tảng B2B (Business-to-business) hiện vẫn đang ở trong một thị trường mới nổi (emerging market) và đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển.
Theo đó, trong khi các nền tảng B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) như Uber, Airbnb hay Amazon đã trở thành những câu chuyện thành công trong kinh doanh.
Hầu hết các nền tảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hiện vẫn đang ở trong giai đoạn ra mắt (24%) hoặc giai đoạn mở rộng quy mô (60%).
Các nghiên cứu mới của Capgemini Invent và MIT về Kinh tế số (Digital Economy) cho thấy các mô hình nền tảng B2C vốn không chuyển trực tiếp sang mô hình B2B, các nền tảng B2B theo đó lại có các yêu cầu tích hợp riêng.
Mục tiêu của các nền tảng B2B và B2C cũng khác nhau: trong khi các nền tảng B2C thường được sinh ra để giải quyết những thất bại (hiện có) của thị trường, nền tảng B2B lại nhắm đến sự thất bại trong cách phối hợp (giữa nhiều biến thể khác nhau).
Theo giáo sư Geoffrey Parker của Đại học Dartmouth, những sự khác biệt này giải thích lý do tại sao các nền tảng B2B vẫn là một thị trường mới nổi (emerging market).
Ông nói: “Trong không gian B2B, chúng tôi chưa nhận thấy thực sự rõ nét khái niệm kẻ thắng cuộc giành được tất cả (winner-takes-all).”
“B2B có xu hướng có nhiều biến thể, chi phí tích hợp rất lớn và một môi trường phức tạp, chính điều này khiến cho việc đạt được những quy mô lớn như B2C là rất khó khăn.”
4 loại hình chính của các nền tảng B2B.
Về tổng thể, các nền tảng B2B (B2B Platform) hoạt động theo 4 loại hình chính dưới đây:
Các nền tảng được hỗ trợ bởi công nghệ: Các nền tảng này khai thác những yếu tố công nghệ như Internet of Things (IoT) hoặc tự động hóa quy trình để mang đến những cơ hội đổi mới mới.
Các sản phẩm và dịch vụ thông minh: Các nền tảng này hướng tới mục tiêu làm phong phú thêm các sản phẩm và tài sản hiện có bằng các dịch vụ và chức năng kỹ thuật số mới.
Nền tảng cộng tác và tổng hợp dữ liệu: Các nền tảng này đóng vai trò thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình phân tích. Các nền tảng CDP của Adobe hay cộng tác như Slack hoạt động theo mô hình này.
Thị trường (Marketplace): Các nền tảng này giúp đơn giản hoá các giao dịch cung và cầu (mua-bán) đối với hàng hóa và dịch vụ.
3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B.
Tuỳ thuộc vào việc các nền tảng tập trung vào giao dịch mua bán hay tập trung vào dữ liệu, các cơ hội có được sẽ có thể khác nhau, dưới đây là 3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B:
Mạng lưới (Network): Đây là lúc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như tính mở của nền tảng, mô hình kinh doanh khả thi nhất, và bao gồm cả việc xác định liệu doanh thu bổ sung của nền tảng có phải là thước đo chính cho sự thành công hay không.
Mô hình hoạt động: Vì là nền tảng B2B, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến những thách thức có thể xảy ra do nhu cầu tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện có của phía khách hàng (doanh nghiệp sử dụng nền tảng). Doanh nghiệp cũng cần xác định xem là sẽ tự xây dựng các tính năng và chiến lược dữ liệu hay thuê ngoài những chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng các nền tảng B2B.
Tiếp cận thị trường (Go-to-market): Sau khi hoàn tất các yếu tố mang tính nền tảng, doanh nghiệp phải tính đến chiến lược tiếp cận thị trường. Làm sao để các doanh nghiệp sử dụng nền tảng thấy được giá trị của việc sử dụng nền tảng mới, đặc biệt nếu thành công của khách hàng gắn liền với việc chia sẻ dữ liệu và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cũng cần làm rõ về quyền sở hữu dữ liệu và các vấn đề pháp lý khác, chứng minh cho khách hàng thấy việc sử dụng hay tham gia vào nền tảng sẽ không làm mất đi sức mạnh của họ trên thị trường (market power).
Điểm mấu chốt là sự thành công của nền tảng B2B đòi hỏi nhiều thứ hơn là một nền tảng công nghệ có nhiều chức năng.
Một số dữ liệu đáng chú ý khác từ nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hiểu biết quan trọng về các nền tảng B2B.
Động lực chính để xây dựng và ra mắt các nền tảng B2B đó là tạo ra các kênh bán hàng mới cho các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (43%), để thúc đẩy doanh thu trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (40%) và để phát triển các dòng doanh thu và mô hình kinh doanh mới (34%).
Hơn một nửa (55%) nền tảng công nghệ được vận hành bởi các doanh nghiệp lớn và chỉ 10% do các công ty khởi nghiệp (ít nguồn lực) vận hành.
Hơn một phần ba (35%) nền tảng không nắm bắt được cơ hội của hiệu ứng mạng lưới do thiếu sự tích hợp của các cổng dữ liệu.
“Tích hợp” cho đến nay vẫn là thách thức lớn nhất của các nền tảng: 70% các nền tảng cần khả năng tích hợp để mở rộng quy mô.
Bạn cũng có thể xem và tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu như từng có những quan điểm cho rằng cái gọi là “Thương hiệu” không thể được xây dựng thông qua các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platforms) thì có lẽ giờ đây là lúc họ cần suy nghĩ lại.
Trước kỷ nguyên kỹ thuật số, khi các quảng cáo truyền thống như quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo trên TV vẫn được xem là con đường duy nhất để xây dựng thương hiệu (Brand).
Ngay cả những thời kỳ đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhiều quan điểm vẫn cho rằng các nền tảng hay phương tiện kỹ thuật số không thể xây dựng thương hiệu hoặc không có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng mạng xã hội.
Tất nhiên, nếu như bạn quan sát trên thực tế, sẽ hiếm có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng quảng cáo, thay vào đó, thương hiệu được hình thành dựa trên nhiều lực kết hợp khác nhau của marketing và hoạt động tổ chức kinh doanh.
Quảng cáo, suy cho cùng cũng chỉ là một hoạt động bắt buộc phải có của các thương hiệu yếu chứ không phải của các thương hiệu mạnh hay là “cánh tay đắc lực” của các ‘Market Leader’ trên thị trường.
Theo nghĩa này, quảng cáo trực tuyến (Online, Digital Advertising) cũng không thể tự nó xây dựng thương hiệu mà đơn giản là nó đóng góp một phần (quan trọng) vào quá trình xây dựng thương hiệu.
Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng “Thương hiệu” (Brand) không thể được xây dựng chỉ thông qua các nền tảng kỹ thuật số, nhiều bằng chứng hay số liệu đã chứng minh điều ngược lại. Hiển nhiên, thương hiệu không thể được xây dựng từ quảng cáo, nó hoàn toàn có thể được xây dựng trên môi trường kỹ thuật số.
Khi chúng ta đang ở cái thời kỳ có thể được gọi là “chuyển giao”, khi các yếu tố công nghệ, đặc biệt là AI( trí tuệ nhân tạo) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và cũng thể hiện được vai trò quan trọng của nó, khi người tiêu dùng rõ ràng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các thương hiệu có cách tiếp cận công nghệ phù hợp, câu chuyện xây dựng thương hiệu hay xây dựng các cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ không ngừng được chuyển đổi.
Cuộc chiến của các nền tảng.
Về tổng thể, từ thời điểm khi các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google hay Facebook, các nền tảng này vẫn liên tục cuộc đua giành thị phần (Market Share) quảng cáo với các nền tảng truyền thống như báo in (Print Ad), Radio hay TV.
Google và Meta (công ty mẹ của Facebook) đã tạo ra một tỷ lệ chưa từng có trong chi tiêu quảng cáo toàn cầu trong hai thập kỷ qua. Từ chỗ cạnh tranh, các nền tảng này hiện đang thống trị thị trường quảng cáo, ở nhiều thị trường khác nhau, ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số vượt xa ngân sách chi tiêu cho các kênh quảng cáo truyền thống (Traditional Advertising).
Mức độ tăng trưởng của quảng cáo kỹ thuật số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tới (Theo số liệu MarketingTrips cập nhật mới nhất từ Statista), bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các nền tảng xã hội, sự phát triển vượt bậc của các mạng quảng cáo bán lẻ (retail media) và hơn thế nữa.
Về phía các nền tảng, hiển nhiên, bảo vệ thị phần hay ngân sách chi tiêu quảng cáo (của các nhà quảng cáo, của các thương hiệu) hiện có là điều bắt buộc, tuy nhiên, các nền tảng này còn không ngừng tìm cách mở rộng thị phần thông qua các tính năng hay định dạng quảng cáo mới, con đường này sẽ dường như khó có thể dừng lại khi hành vi của người tiêu dùng không ngừng thay đổi.
Việc YouTube thêm Shorts hay Instagram thêm Reels để cạnh tranh với TikTok là những minh chứng cụ thể cho điều này.
Sự trỗi dậy của video.
Theo số liệu ước tính, hiện có đến 80% lưu lượng truy cập internet toàn cầu (internet traffic) đến từ video, các video kỹ thuật số hiện đang thống trị cách người dùng trải nghiệm các nội dung trực tuyến, từ để giải trí, đến cả mua sắm.
Khi video hay các định dạng nội dung trực quan (visual content) khác vốn dĩ mang lại những tác động cảm xúc cao hơn, trải nghiệm tốt hơn (Theo số liệu của Facebook thì quảng cáo video mang lại tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao hơn), đây chính là con đường để các marketer bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường trực tuyến.
Nhiều video hơn có nghĩa là nhiều sự chú ý hơn, nhiều kết nối hơn, nhiều tương tác hơn, nhiều ghi nhớ (mối liên kết và liên tưởng tới thương hiệu), điều cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ xây dựng thương hiệu tốt hơn mà còn cả doanh số bán hàng trong dài hạn (không phải chỉ trong ngắn hạn).
Vũ khí chính của Google chống lại TV (truyền thống) là YouTube. SmartTV được tích hợp sẵn YouTube nên nhiều nội dung YouTube vẫn được xem trên các màn hình lớn trong nhiều gia đình, theo YouTube có đến 45% hộ gia đình tại Mỹ xem YouTube qua SmartTV.
Trong khi Meta hay TikTok cũng đang giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo nội dung video.
Sự trỗi dậy của các nền tảng kỹ thuật số và video đã truyền cảm hứng cho các marketer rằng họ hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường số.
Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu.
Với những gì đang diễn ra, cách thức xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp đang dần được thay đổi.
Trong khi có không ít doanh nghiệp coi môi trường kỹ thuật số hay các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Googe hay Facebook chỉ là kênh tiếp cận ngắn hạn, họ tích cực sử dụng các kênh này để bán hàng trực tiếp, tìm kiếm khách hàng (Performance Marketing), các doanh nghiệp khác coi đây vừa kênh ngắn hạn lẫn dài hạn, họ vừa sử dụng Performance Marketing để thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn, vừa coi trọng Brand Marketing để xây dựng thương hiệu trong dài hạn.
Ở một bối cảnh khác, khi những điều luật về quyền riêng tư của dữ liệu người dùng ngày càng được áp dụng rộng rãi, khi Apple ngày càng hạn chế việc thu thập và theo dõi dữ liệu từ các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok hay Google, câu chuyện xây dựng thương hiệu sẽ ngày càng được coi trọng hơn trên môi trường trực tuyến.
Các quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising) theo đó, từ chỗ được xem là khoản chi tiêu lãng phí hay ít có sức ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh, sẽ dần chuyển sang bắt buộc dù cho doanh nghiệp không thực sự đo lường được kết quả cuối cùng.
Cũng từ đây câu chuyện đo lường kỹ thuật số cũng sẽ thay đổi, từ chỗ đo lường phân bổ trực tiếp đến các kỹ thuật đo lường dựa trên hiệu suất kinh doanh tổng thể, bao gồm cả những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Bối cảnh mới của Performance Marketing và Brand Marketing.
xét về tổng thể thị trường, ở hầu hết các phân khúc, số lượng các doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ ngày càng gia tăng, và khi các thương hiệu vốn tập trung vào các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn hay đẩy mạnh ngân sách vào các phần cuối cùng của phễu bán hàng (sales funnel), họ cũng sẽ dần đạt đến điểm bão hoà, điểm mà ở đó dù cho họ có gia tăng ngân sách chi tiêu đến mức nào thì doanh số của họ cũng không thể tăng lên.
Đây chính là lúc doanh nghiệp tìm đến các cách tiếp cận mới, xây dựng thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc hơn và ưu tiên nhiều hơn cho chiến lược marketing toàn phễu (full funnel Marketing).
Nhà kinh tế lượng Grace Kite và Cộng đồng nghiên cứu quảng cáo (ARC) gần đây đã đưa ra các phân tích tổng hợp của mô hình kinh tế lượng về tác động của các phương tiện truyền thông (và các chiến dịch được chạy hàng ngày) đối với các thương hiệu.
Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một ‘cuộc khủng hoảng về hiệu quả của quảng cáo’ trong đó việc coi quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số chỉ nên được áp dụng cho các chiến thuật ngắn hạn là nguyên nhân chính.
Sự thật là (theo hình ảnh ở trên), các nền tảng kỹ thuật số có thể thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Tầm quan trọng của video đối với việc xây dựng thương hiệu cũng đã được chứng minh, tác động lâu dài của các kênh video cao hơn gấp đôi so với các kênh không phải video.
Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số.
Nếu như bạn vẫn hoài nghi về sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số hay môi trường số trong việc xây dựng thương hiệu (trong dài hạn) thì hãy xem các ví dụ dưới đây.
Prime, một thức uống thể thao do YouTuber Logan Paul và KSI thành lập với tư cách là đối thủ trực tiếp của hãng đồ uống Gatorade.
Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, chiến lược mà Prime sử dụng là Influencer Marketing, thương hiệu sử dụng hình ảnh của những người nỗi tiếng và có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là nhữn hợp đồng tài trợ cho các đội bóng như Arsenal.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng được phân phối rộng rãi qua Asda, một hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ lớn của Anh.
Ngày nay, Prime luôn nằm trong top các thương hiệu ưu tiên cùng phân khúc.
Để có được thành công như hiện tại, nhiều người thắc mắc, liệu có phải Prime nhờ vào quảng cáo không? Câu trả lời là không hoặc nếu có thì quảng cáo sẽ không xuất hiện như một “quảng cáo”.
Hay có phải Prime chỉ được xây dựng trên mạng xã hội? Câu trả lời cũng là Không, nó được xây dựng giống như tất cả các thương hiệu khác, đó là một loạt các công cụ và chiến thuật khác nhau mà marketer vẫn gọi là Marketing Mix, tuy nhiên, yếu tố đóng góp lớn nhất của Prime thì chắc chắn là mạng xã hội và các ưu tiên kỹ thuật số.
Trong khi những thương hiệu hay doanh nghiệp càng lớn và có giá trị hơn sẽ ít phụ thuộc hơn vào quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số.
Thật khó để hình dung điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu các doanh nghiệp này không coi trọng quảng cáo hay xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số.
Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu.
Trong khi ngân sách chi tiêu quảng cáo cho các nền tảng kỹ thuật số vẫn không ngừng tăng trưởng, và cũng có không ít thương hiệu tiếp cận quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số với mục tiêu ngắn hạn (bán hàng trực tiếp, chuyển đổi trực tiếp…), yếu tố tài sản thương hiệu chưa bao giờ hết giá trị hay mất đi tầm quan trọng xét về khía cạnh ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Theo số liệu nghiên cứu được công bố bởi Ipsos, “thương hiệu” vẫn là yếu tố then chốt trong tâm trí người tiêu dùng khi ra quyết định mua hàng, và chỉ số này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.
Điều này có nghĩa là, để bán được nhiều hàng hơn, trở thành Top of Mind trong tâm trí người tiêu dùng là yêu cầu gần như không thể tránh khỏi.
Dữ liệu của Ipsos cũng cho thấy rằng ‘dễ dàng mua hàng’ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và tiêu chí này đặc biệt tăng lên sau thời kỳ đại dịch.
Mặc dù các thương hiệu vẫn đang được xây dựng trong thời đại kỹ thuật số, nhưng các kênh kỹ thuật số cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán hàng. Các nền tảng kỹ thuật số đang thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của marketing.
Với tư cách là người trong cuộc, các Marketer đang nghĩ gì?
Trong một cuộc khảo sát mới đây, có đến 86,7% marketer tin rằng các phương tiện kỹ thuật số mang lại hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu, cao hơn so với 80,1% marketer tin rằng các phương tiện ngoại tuyến (offline) có thể xây dựng thương hiệu.
Từ các thương hiệu thành công đã được chứng minh đến những người trong cuộc, tất cả đều đi đến kết luận về vai trò của các nền tảng trực tuyến trong việc xây dựng thương hiệu, về cách tiếp cận với các nền tảng (vừa ngắn hạn, vừa dài hạn) và hơn thế nữa.
Chính bạn giờ đây là người quyết định con đường cho doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới đây cho thấy thương hiệu đang ngày càng đầu tư mạnh hơn cho Influencer Marketing (sử dụng người có ảnh hưởng trong các chiến dịch marketing) thay vì là quảng cáo truyền thống.
Theo đó, Influencer Marketing hay Tiếp thị người có ảnh hưởng hiện là một trong các chiến thuật quan trọng nhất trong các bản kế hoạch Digital Marketing. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho Influencer Marketing cũng đang phát triển với tốc độ cao hơn cả các quảng cáo truyền thống (traditional ads) và quảng cáo trên mạng xã hội.
Thông qua báo cáo mới đây về ngành công nghiệp người có ảnh hưởng (Influencer Industry) của Insider Intelligence, các xu hướng mới về cách thương hiệu đang sử dụng người có ảnh hưởng trong các hoạt động marketing cũng đã được tiết lộ.
Dưới đây là một số ý chính bạn có thể tham khảo.
Trước hết, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng và cách các thương hiệu cần điều chỉnh chiến lược của mình để trở nên phù hợp với xu hướng mới, coi những người có ảnh hưởng (Influencer) là những người nổi tiếng (Celeb).
“Chi tiêu marketing cho những người có sức ảnh hưởng sẽ tăng nhanh hơn khoảng 3,5 lần vào năm 2023 so với các khoản chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội. Đó là minh chứng cho khả năng phục hồi của các nhà sáng tạo nội dung, ngay cả khi có những lo ngại lớn về kinh tế và sự cạnh tranh.”
Về tổng thể, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn dựa vào nhà sáng tạo để truyền tải thông điệp thương hiệu của họ. Thay vì với các quảng cáo truyền thống, thông điệp được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu tới khách hàng, điều này có thể tạo ra ít sự tin tưởng hơn so với việc các thông điệp đó đến từ một “bên thứ ba” khác.
Tiếp đó, báo cáo cũng xem xét đến cách làm thế nào để những người có ảnh hưởng nhanh chóng trở thành những nghệ sĩ giải trí quan trọng trong thế hệ của họ, khi có ngày càng nhiều người nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các ngôi sao giải trí truyền thống.
“Rất ít nhà sáng tạo có được sự thành công khi chuyển nỗ lực của họ sang các màn hình lớn hơn (TV), tuy nhiên hiện có nhiều người tiêu dùng hơn đang quan tâm đến điều này, họ có khả năng xem nhiều hơn các chương trình truyền hình có sự góp mặt của những nhà sáng tạo mà họ yêu thích.”
Khi các nền tảng mạng xã hội như TikTok muốn trở thành một phần của ngành giải trí hay thậm chí là mua sắm giải trí (Shoppertainment), xu hướng này càng trở nên phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo (có trả phí) tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2024, marketing được dự báo sẽ rất cạnh tranh với nhiều thách thức đáng kể cho doanh nghiệp. Dưới đây là các xu hướng B2B Marketing được dự đoán sẽ nổi bật trong năm 2024 mà các Marketer có thể tham khảo.
Account-based Marketing là xu hướng B2B Marketing đáng quan tâm đầu tiên trong năm 2024.
Thông thường, các xu hướng B2B marketing xuất hiện liên tục qua các năm và nhanh chóng chìm vào quên lãng vài tháng sau đó.
Tuy nhiên, marketing dựa trên khách hàng (account-based marketing, ABM) vẫn là một phương pháp được áp dụng và chứng minh tính hiệu quả trong nhiều thập kỷ qua.
Đây là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng, tập trung vào việc phát triển mối quan hệ và tương tác với các khách hàng tiềm năng hoặc danh sách các khách hàng, tổ chức hiện có thay vì một khách hàng cụ thể.
Chiến lược ABM sử dụng cách tiếp cận siêu tập trung để thu hút các khách hàng B2B. Cụ thể, thay vì tạo ra một mạng lưới rộng lớn nhằm thu hút các khách hàng mới, tiếp cận bằng ABM giúp doanh nghiệp tạo ra một danh sách các khách hàng tiềm năng dựa trên giá trị mà họ cung cấp, từ đó xác định thứ tự khách hàng ưu tiên và nội dung phù hợp để nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo ra đối tượng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.
Tận dụng trí tuệ nhân tạo.
Một trong những xu hướng định kỳ trong B2B Marketing là việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI). Mỗi năm, công nghệ AI tiếp tục trở nên dễ tiếp cận hơn với giá cả hợp lý hơn.
Điều này đã khiến các B2B Marketer khám phá những cách tiếp cận mới để kết hợp AI vào chiến lược của họ. Trong những năm gần đây, chatbot đang dần trở thành một “cơn sốt” trong lĩnh vực B2B marketing.
Đặc biệt, sự xuất hiện của ChatGPT đã thu hút phần lớn sự chú ý của tất cả nhân sự đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực sáng tạo.
Chatbot đến từ OpenAI đã chứng tỏ khả năng vượt trội của mình trong việc hỗ trợ các nhân sự ngành marketing thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác nhau, từ sáng tạo video quảng cáo, xây dựng nội dung website, hỗ trợ quy trình nội bộ cho đến thực hiện các tác vụ email với khách hàng.
Partnership Marketing cũng được dự báo là xu hướng B2B Marketing sôi động trong 2024.
Partnership Marketing là một hình thức marketing mà ở đó, hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan nhưng không cạnh tranh đồng ý hợp tác để giúp nhau đạt các mục tiêu kinh doanh.
Đây cũng được đánh giá là một trong những xu hướng mới nhất, đồng thời có tiềm năng nhất, trong lĩnh vực B2B marketing. Chẳng hạn, các thương hiệu cung cấp sản phẩm tẩy rửa có thể hợp tác với các doanh nghiệp B2B chuyên cung cấp các thiết bị làm sạch như robot lau nhà hay máy lau kính.
Việc liên kết này giúp các thương hiệu điều hướng lưu lượng truy cập từ người dùng đến trang của đối tác còn lại. Nhờ đó, cả hai doanh nghiệp đều có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của chiến dịch mà không cần gia tăng chi tiêu cho quảng cáo.
Tập trung vào trải nghiệm thay vì dịch vụ.
Thông thường, các thương hiệu B2B có hai cơ hội để thể hiện năng lực dịch vụ khách hàng: trong quá trình bán và khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Những năm trước đây, cung cấp dịch vụ tối ưu trong các thời điểm quan trọng trên hành trình mua hàng của khách hàng là đủ để doanh nghiệp thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, những khách hàng B2B ngày nay thường mong muốn nhận được trải nghiệm dịch vụ tối đa ngay từ khi họ tiếp xúc với các nội dung của thương hiệu.
Vì thế, các thương hiệu B2B cần có sự trao quyền và khuyến khích khách hàng tiềm năng khám phá các sản phẩm và dịch vụ theo tốc độ của riêng họ. Ngoài ra, hãy tạo ra những video hấp dẫn, những trang web dễ điều hướng và cho phép khách hàng trải nghiệm thử dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Đẩy mạnh chiến lược Content Marketing.
Một khảo sát của Content Marketing Institute cho thấy, có 71% người làm B2B Marketing tin rằng tiếp thị nội dung (content marketing) là một phương pháp vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của thương hiệu.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 73% B2B Marketer đã có chiến lược tiếp thị nội dung và 20% có kế hoạch triển khai chiến lược này vào năm 2024. Tổng cộng, 93% các B2B Marketer đã sử dụng tiếp thị nội dung hoặc sẽ sử dụng vào cuối năm nay.
Vì thế, các doanh nghiệp B2B cần có sự nắm bắt và tận dụng tốt hình thức marketing này để giành lợi thế và trở nên nổi bật trên thị trường.
Hãy sáng tạo nội dung với nhiều dạng hình thức, từ các bài đăng trên mạng xã hội, blog cho đến video nhằm thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Tăng cường nội dung video là xu hướng B2B Marketing cuối cùng trong 2024.
Vào năm 2024, định dạng nội dung dưới hình thức video sẽ tiếp tục là nguồn tài nguyên quan trọng mà những người làm marketing B2B nên tận dụng.
Theo khảo sát của HubSpot, 94% marketer tin rằng video giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, 81% số người được hỏi cũng cho biết sử dụng nội dung dưới hình thức video trong chiến lược marketing đã góp phần cải thiện doanh số bán hàng một cách đáng kể.
Nội dung video chất lượng có thể thu hút sự chú ý của khán giả, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách thú vị và hiệu quả, đồng thời chứng minh tính hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), định dạng video vẫn là một hình thức truyền thông chiếm ưu thế và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp B2B.
Trên đây là các xu hướng B2B Marketing hàng đầu trong năm 2024, bằng cách nhanh chóng áp dụng các xu hướng mới, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để xây dựng lợi thế cạnh tranh, nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài điện thoại thì TV cũng là thiết bị mà nhiều người sử dụng để xem YouTube và quảng cáo đương nhiên sẽ hiển thị ở mọi thiết bị bạn xem. Nếu đối với điện thoại, việc bấm nút bỏ qua quảng cáo có thể đơn giản hơn vì máy luôn nằm trên tay của bạn, nhưng bạn sẽ cần đến một chiếc remote để bấm bỏ qua quảng cáo khi đang xem YouTube trên TV, điều này khá phiền phức và làm giảm mạnh trải nghiệm xem.
Trình chặn quảng cáo cũng không phải lựa chọn khả thi trên nhiều dòng TV, do đó, người dùng hoặc là chấp nhận quảng cáo, hoặc là mua gói Premium. Có vẻ như hiểu được sự khó chịu của người xem YouTube trên TV, Romana Pawar, Giám đốc Quản lý Sản phẩm Quảng cáo YouTube, đã xác nhận rằng YouTube sẽ cắt giảm số lượng quảng cáo đối với những người xem qua ứng dụng TV.
Đây là một tin vui vì không ai thích phải tìm đến remote và bấm bỏ qua quảng cáo nhiều lần khi xem video cả, nhưng không có cuộc vui nào là trọn vẹn, thay vì có nhiều quảng cáo, giờ đây thời gian cho một lần quảng cáo sẽ kéo dài hơn và có thể là gộp lại từ hai quảng cáo.
Theo nghiên cứu, Pawar nói rằng 79% người xem thích quảng cáo video được gộp lại khi xem trên màn hình tivi, đây là cơ sở cho quyết định của công ty. Thay đổi này được cho là sẽ tạo ra “trải nghiệm xem liền mạch hơn trên màn hình lớn”.
Với thay đổi này, người xem YouTube trên TV sẽ thấy đồng hồ đếm ngược màu vàng nằm ở phía dưới bên phải màn hình (ví dụ bên dưới). Thay vì cho bạn biết có bao nhiêu quảng cáo sẽ xuất hiện, đồng hồ này sẽ cho biết còn lại bao lâu cho đến khi thời gian quảng cáo kết thúc hoặc khi nào bạn có thể bấm bỏ qua.
YouTube đã giới thiệu những thay đổi này cách đây một thời gian và cho biết giờ đây chúng sẽ được triển khai cho người dùng trên toàn cầu.
YouTube cũng xác nhận quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện tên các video ngắn được phát qua smart TV trên toàn cầu. Theo nền tảng, trải nghiệm sẽ tương tự như trên web và thiết bị di động với các quảng cáo ở giữa mà người dùng có thể bỏ qua bằng điều khiển TV của họ. Số lượt xem YouTube Shorts đã tăng hơn 100% từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 và đó là lý do YouTube đẩy mạnh quảng cáo (ads) trên Shorts.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngay từ đầu mùa mua sắm, một số nhãn hàng thời trang cao cấp tại Mỹ đã tung ra các chương trình giảm giá, điều này là trái với thông lệ với các thương hiệu bán lẻ mọi năm.
Theo dự báo, năm nay nhu cầu mua sắm yếu trong dịp Giáng sinh có thể khiến lượng hàng tồn kho tăng và các hãng sẽ còn phải giảm giá nhiều hơn.
Báo cáo lợi nhuận của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp đang cho thấy, họ khó có thể đạt được mục tiêu doanh số cho năm tài chính 2023, do chi tiêu cho hàng xa xỉ trên toàn cầu đang suy giảm. Lo ngại việc tồn kho các mặt hàng này cũng tăng lên khi mua sắm trong giai đoạn Giáng sinh dự báo cũng không có đột biến.
Theo thông tin từ tờ Nhật báo phố Wall, các cửa hàng của nhiều thương hiệu lớn và các trang thương mại điện tử đang ngập hàng tồn kho. Chủ sở hữu trang bán hàng cao cấp trực tuyến MyTheresa cho biết, công ty đang trải qua điều kiện thị trường tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi lượng hàng tồn kho vào cuối quý trước tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Với Burberry, thương hiệu này còn phải mua lại những sản phẩm chưa tiêu thụ được từ các cửa hàng bán lẻ.
Tờ MarketWatch thì trích báo cáo kết quả kinh doanh của Gucci và Yves Saint Laurent, doanh thu của hai thương hiệu này trong quý 3 đạt 4,76 tỷ USD, giảm 13% về mặt giấy tờ và giảm 9% khi tính trên cơ sở phạm vi và chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Reuters trích số liệu thẻ tín dụng mới nhất của Mỹ từ ngân hàng Barclays cho thấy, chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ tiếp tục tăng trưởng âm trong tháng 11, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 14% trong tháng 10.
Tờ báo này còn trích dẫn thêm dữ liệu thẻ tín dụng từ ngân hàng Citi, cho thấy sức mua các mặt hàng cao cấp trong tháng 11 đã giảm 9,6% so với năm trước, sau khi giảm 11,4% trong tháng 10. Mức giảm mạnh nhất được thống kê là tại các siêu thị lớn và các trang mua sắm trực tuyến, giảm tới 13% trong tháng 11 trên cơ sở hàng năm.
Tờ báo này cũng chỉ ra, xung đột ở Trung Đông đã làm tăng thêm sự bất ổn về địa chính trị đối với triển vọng của ngành hàng xa xỉ, vốn đã phải chịu tác động từ lạm phát, khi người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đều thắt chặt hầu bao, còn nhu cầu tại Trung Quốc cũng không phục hồi mạnh như kỳ vọng.
Nhận định về năm 2024, các nhà phân tích cho rằng nhu cầu đối với hàng hóa ở phân khúc này vẫn tăng trưởng chậm trong nửa đầu năm. Trong giai đoạn còn lại của năm, nhu cầu từ người mua sắm Trung Quốc và một số thị trường mới nổi sẽ là yếu tố quyết định doanh thu của các thương hiệu hàng xa xỉ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, được cho là đã sử dụng API ChatGPT của OpenAI để xây dựng chatbot AI của riêng mình.
Theo The Verge, ByteDance đang phát triển dự án trí tuệ nhân tạo Project Seed, gồm hai sản phẩm chính là Doubao – chatbot AI dành cho thị trường Trung Quốc, và một AI khác để thương mại hóa trên toàn cầu thông qua nền tảng đám mây. Cách phân bổ này tương tự khi họ phát hành ứng dụng video ngắn Douyin và TikTok.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng công cụ huấn luyện AI theo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của riêng mình, ByteDance được cho là dùng giao diện lập trình ứng dụng (API) của ChatGPT, vi phạm quy định trong ngành trí tuệ nhân tạo.
Cả OpenAI và Microsoft đều có các điều khoản về việc đối tác không được sử dụng API ChatGPT để xây dựng các mô hình AI cạnh tranh với chính sản phẩm của nền tảng.
Cũng theo nguồn tin, ByteDance lạm dụng công cụ của OpenAI trong nhiều giai đoạn phát triển Project Seed, gồm công đoạn đào tạo và đánh giá mô hình AI. Tuy nhiên, khi cần xin cấp phép hoạt động chatbot Doubao tại Trung Quốc vài tháng trước, ByteDance yêu cầu nhóm nghiên cứu dừng sử dụng API ChatGPT để tránh rắc rối pháp lý. “Họ nói cần đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp”, nguồn tin nội bộ của The Verge cho biết.
Phản hồi về vấn đề, Jodi Seth, đại diện ByteDance, xác nhận công ty có dùng API ChatGPT trong giai đoạn khởi động Project Seed, nhưng đã ngừng hoàn toàn và xóa mọi dữ liệu đào tạo có liên quan từ giữa năm.
“Công ty được Microsoft cấp phép truy cập giao diện lập trình ứng dụng ChatGPT. Ngoài ra, ByteDance chỉ sử dụng công cụ này để hỗ trợ sản phẩm AI ở thị trường quốc tế. Với chatbot Doubao tại Trung Quốc, chúng tôi có các mô hình tự phát triển”, Seth nói.
Frank Shaw, đại diện Microsoft, cho biết công ty ý thức được nguy cơ vi phạm từ đối tác, do đó có sẵn quy trình nhằm phát hiện hành vi sử dụng sai mục đích. “Dịch vụ Azure OpenAI nằm trong khung truy cập hạn chế. Đồng nghĩa, đối tác phải tiến hành đăng ký và chờ phê duyệt. Microsoft cũng đặt ra các tiêu chuẩn để mọi người sử dụng công cụ API một cách có trách nhiệm”, Shaw nói.
Ngày 15/12, phía OpenAI đã dừng các tài khoản của ByteDance để tiến hành điều tra. Nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, họ sẽ yêu cầu công ty mẹ của TikTok thực hiện những thay đổi cần thiết hoặc chấm dứt vĩnh viễn dịch vụ.
Project Seed là dự án khởi động khoảng một năm trước và nhận được sự ưu tiên từ lãnh đạo ByteDance. Mục tiêu của dự án là tạo một mô hình AI mạnh mẽ trong thời gian tối thiểu.
Dự kiến, AI này đạt 200 tỷ tham số vào cuối năm 2023, vượt qua mốc 175 tỷ của GPT-3.5, đồng thời đuổi kịp GPT-4 vào năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá sự vội vàng của ByteDance có thể mang đến những tác động trái ngược.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo giới phân tích, đây là năm khó khăn nhất với các công ty khởi nghiệp trong vòng một thập kỷ qua.
WeWork huy động được 11 tỷ USD tiền tài trợ, trong khi Olive AI – một startup về chăm sóc sức khoẻ, huy động 852 triệu USD. Một startup khác về vận tải hàng hoá là Convoy huy động thành công 852 triệu USD và Veev – công ty khởi nghiệp về xây dựng nhà ở, đã được rót tổng cộng 647 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Điểm chung của các startup này là chỉ hơn một tháng qua, tất cả đều nộp đơn xin phá sản hoặc dừng hoạt động.
Đây là những thất bại gần nhất trong sự sụp đổ các công ty khởi nghiệp công nghệ mà giới phân tích cho rằng mọi thứ mới chỉ đang bắt đầu.
Cố gắng cầm cự bằng cách cắt giảm chi phí trong hai năm qua, nhiều công ty công nghệ từng rất có triển vọng hiện đang đứng trên bờ vực phá sản khi cạn kiệt cả thời gian và tiền bạc. Họ phải đối mặt với thực tế phũ phàng: Nhà đầu tư không còn hứng thú với những lời hứa hẹn.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đang quyết định xem startup nào đáng được cứu và starup nào buộc phải đóng cửa hoặc bán đi để thu hồi vốn.
Tháng 8, Hopin – công ty khởi nghiệp huy động 1,6 tỷ USD và từng được định giá 7,6 tỷ USD, đã bán mảng kinh doanh chính của mình với giá 15 triệu USD. Tháng trước, starup bất động sản Zeus Living từng huy động được 150 triệu USD, thông báo sẽ dừng hoạt động.
Plastiq – một công ty fintech từng được rót vốn 226 triệu USD, đã phá sản vào tháng 5. Trong tháng 9, công ty sản xuất xe tay ga Bird huy động được 776 triệu USD đã bị huỷ niêm yết trên sàn New York vì thị giá quá thấp.
“Tất cả chúng ta nên chuẩn bị tinh thần để nghe nhiều về thất bại hơn”, nhà đầu tư Jenny Lefcourt tại Freestyle Capital, cảnh báo.
Rất khó để có được bức tranh đầy đủ về các khoản lỗ vì các startup công nghệ không bị bắt buộc phải công bố những thông tin này. Sự u ám của ngành công nghệ cũng bị che đậy bởi xu hướng bùng nổ trí tuệ nhân tạo – thứ vốn thu hút rất nhiều tiền bạc của các nhà đầu tư trong năm qua.
Theo PitchBook tổng hợp, khoảng 3.200 công ty Mỹ được hỗ trợ bởi liên doanh tư nhân đã phá sản trong năm nay. Những công ty này đã huy động được 27,2 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm.
Phía PitchBook cho biết con số này không đầy đủ và có thể thấp hơn so với thực tế vì nhiều công ty phá sản trong im lặng.
Công ty cung cấp dịch vụ tài chính cho các startup Carta cho biết, có 87 doanh nghiệp trên nền tảng của họ từng huy động ít nhất 10 triệu USD, đã dừng hoạt động trong năm nay, tính đến hết tháng 10. Con số này gấp đôi cả năm ngoái.
“Đây là năm khó khăn nhất với các công ty khởi nghiệp trong vòng một thập kỷ qua”, Peter Walker tại Carta cho hay.
Các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng thất bại là chuyện bình thường, cứ mỗi công ty đóng cửa lại có một thành công vượt trội như Facebook hay Google. Nhưng khi nhiều công ty thoi thóp hoạt động trong nhiều năm qua đang có dấu hiệu sụp đổ, các nhà đầu tư dự đoán khoản thua lỗ sẽ thảm khốc hơn do lượng tiền mặt đổ vào quá lớn trong thập kỷ qua.
Trong giai đoạn 2012 – 2022, tổng số tiền đầu tư vào các startup của Mỹ tăng 8 lần, đạt 344 tỷ USD. Cơn lũ tiền này được thúc đẩy bởi lãi suất thấp và thành công trong lĩnh vực mạng xã hội và ứng dụng di động.
Trong giai đoạn đó, đầu tư mạo hiểm trở thành xu hướng – thậm chí cả 7-Eleven và “Sesame Street” cũng tung ra quỹ mạo hiểm – và số lượng các công ty “kỳ lân” trị giá 1 tỷ USD trở lên đã tăng đột biến từ vài chục lên hơn 1.000.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ các mô hình như Facebook và Google lại bế tắc đối với làn sóng khởi nghiệp tiếp theo – những công ty đã thử nghiệm các lĩnh vực kinh doanh chưa được kiểm chứng như công việc theo yêu cầu, vũ trụ ảo, vi mô và tiền điện tử.
Hiện, một số công ty đang chọn đóng cửa trước khi hết tiền, trả lại tiền thừa cho các nhà đầu tư. Số khác thì mắc kẹt trong trạng thái “zombie” – tồn tại nhưng không thể phát triển. Các nhà đầu tư cho biết, những startup như vậy có thể chật vật trong nhiều năm, nhưng khả năng cao sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm tiền.
Convoy, công ty khởi nghiệp vận tải được định giá 3,8 tỷ USD, đã dành 18 tháng qua để cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên và tìm cách thích ứng với thị trường khó khăn. Nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa đủ.
Trong năm nay, khi tiền sắp cạn kiệt, họ đã tìm tới ba bên mua tiềm năng, nhưng tất cả đều rút lui. Ông Dan Lewis, coFounder kiêm CEO Convoy, cho biết, việc “đến gần thành công như vậy lại thất bại là một trong những điều khó khăn nhất”.
Convoy ngừng hoạt động vào tháng 10.
Bà Ishita Arora sáng lập Dayslice – startup phần mềm, nói rằng bà phải đối mặt với thực tế không thu hút đủ khách hàng để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư. Bà đã trả lại một phần số tiền huy động được.
Tương tự, Founder Gabor Cselle của Pebble – một starup về mạng xã hội, chia sẻ ông cảm thấy bản thân đã khiến các nhà đầu tư thất vọng. Pebble đang trả lại cho các nhà đầu tư một phần nhỏ số tiền huy động được. “Đó là việc đúng đắn nên làm”, ông Cselle nói.
Cô Amanda Peyton ngạc nhiên trước phản ứng đối với bài đăng trên blog vào tháng 10 về “nỗi sợ hãi và cô đơn” khi đóng cửa Braid – fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Hơn 100.000 người đã đọc và cô nhận được rất nhiều tin nhắn động viên, cảm ơn từ đồng nghiệp.
Peyton nói rằng cô từng nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực phần mềm là vô tận nhưng “hiện tại rõ ràng điều này là không đúng và thị trường có giới hạn”.
Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng nhẹ nhàng thúc giục một số nhà sáng lập nên cân nhắc từ bỏ, thay vì cố gắng lãng phí thời gian và công sức. Nhà đầu tư mạo hiểm Elad Gil cho biết: “Có lẽ tốt hơn là chấp nhận thực tế và giơ khăn trắng đầu hàng”.
Ông Dori Yona – sáng lập SimpleClosure – công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ giúp các startup khác thu hẹp hoạt động, nói rằng thật buồn khi thấy nhiều công ty phải đóng cửa. Nhưng việc giúp các nhà sáng lập tìm thấy điểm kết thúc, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, trong giai đoạn khó khăn là công việc đặc biệt.
Ông nói thêm đây là một phần trong vòng tròn cuộc sống tại Thung lũng Silicon. “Nhiều người trong số họ đã bắt đầu khởi nghiệp lại với dự án tiếp theo”, ông nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một partner cấp cao (đối tác kiểm toán) của Ernst & Young, trong cuộc họp với một số đối tác và nhân viên người Mỹ của công ty đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: Đã đến lúc cắt giảm chi phí.
Dave Burg, người đứng đầu bộ phận an ninh mạng Châu Mỹ của EY cho biết: “Đây là một giai đoạn khó khăn khi chúng tôi thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết những thách thức về nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nà sẽ ảnh hưởng tới những mảng kinh doanh có tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể hoặc những nơi đang có năng lực dư thừa”.
Công ty kế toán này đang sa thải hàng chục partner tại Mỹ, một chiến thuật hiếm hoi nhằm kéo dài thời gian cắt giảm việc làm đang diễn ra đối với cấp cao nhất của một trong các công ty Big Four. Điều đó diễn ra sau đợt cắt giảm khoảng 5% lực lượng lao động của KPMG tại Mỹ vào mùa hè này, bao gồm cả các partner.
Trong khi EY, KPMG và Deloitte đã sa thải hàng nghìn nhân viên tại Mỹ trong năm nay, thì việc sa thải partner lại ít phổ biến hơn trong ngành. Tom Rodenhauser, đối tác quản lý tại Kennedy Research Reports, chuyên theo dõi ngành tư vấn, cho biết các công ty thường phải mua hết lượng cổ phần của các partner và chịu những thanh toán bổ sung dựa trên thâm niên và nhiệm kỳ của người đó khi họ rời đi.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, Big Four kiểm toán gồm EY, KPMG, Deloitte và PricewaterhouseCoopers (PwC) có tổng cộng 15.700 partner tại Mỹ vào năm 2022, bao gồm 3.600 tại EY và 2.344 tại KPMG.
Andrew Nicholas, nhà phân tích nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư William Blair & Co cho biết, các đối tác tư vấn và giám đốc điều hành cũng cần thiết để thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới khi nền kinh tế phục hồi.
Nhưng nhu cầu về dịch vụ tư vấn và giao dịch thấp hơn mong đợi đang làm giảm lợi nhuận. Trong khi đó, các công ty Big Four phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh tư vấn của họ với 43% đến 66% doanh thu toàn cầu tùy thuộc vào từng công ty, một tình huống vốn đã diễn ra trong hai thập kỷ qua.
Theo đánh giá về hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến của Revelio Labs, nhà cung cấp dữ liệu tại nơi làm việc, tính đến tháng 10, số nhân viên tại Mỹ rời bỏ công ty tại các Big Four — cả tự nguyện và không tự nguyện — đều tăng 43% tính đến tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, lên khoảng 65.800. Revelio cho biết, trên toàn cầu, có khoảng 307.000 nhân viên Big Four rút lui trong năm nay tính đến tháng 10, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các công ty Big Four đã mở rộng hoạt động tư vấn của họ trong hai thập kỷ qua, trong đó mảng kinh doanh này đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng doanh thu toàn cầu của so với kiểm toán.
Trong thời gian này, họ liên tục phải đối mặt với những lo ngại về xung đột lợi ích giữa công việc tư vấn và kiểm toán. Gần đây hơn, EY đã tìm cách tách hoạt động kinh doanh kiểm toán và tư vấn của mình nhưng đã phải hủy bỏ kế hoạch này vào tháng tư.
Allan Koltin, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Koltin Consulting Group cho biết nhiều hoạt động tư vấn đã tăng cường nhân sự trong thời kỳ đại dịch. Lý do là bởi họ tin rằng các công ty sẽ tiếp tục dựa vào các chuyên gia tư vấn khi họ điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình sang trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi và lãi suất bắt đầu tăng, một số khách hàng ít ưu tiên chi tiêu cho các dự án chuyển đổi kinh doanh hơn. Và ngày càng có nhiều công ty giảm chi tiêu cho các dịch vụ tư vấn của bên thứ ba, ngay cả khi họ phải đối mặt với điều kiện kinh tế suy yếu và tình trạng bất ổn địa chính trị.
Các giám đốc điều hành đã cho biết vào đầu năm nay rằng khối lượng giao dịch giảm mạnh và các giao dịch vốn cổ phần tư nhân chậm chạp cũng đang làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và đáng tin cậy của EY. EY đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Koltin cho biết: “Đặc biệt là vào năm 2023, số lượng giao dịch được thực hiện ở khắp mọi nơi đã giảm và điều đó dẫn đến tác động đáng kể đến nhiều công ty tư vấn. Điều đó bao gồm công việc tư vấn giao dịch, nhiệm vụ thẩm định và chất lượng báo cáo”.
Tất cả bốn công ty kiểm toán lớn đều có mức tăng trưởng chậm hơn vào năm 2023 xét về tổng doanh thu toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn trong mảng tư vấn.
KPMG, công ty đã báo cáo doanh thu trong tuần này, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong lĩnh vực tư vấn toàn cầu trong số Big Four, với doanh thu tăng 2,98% lên 12,6 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9. Con số này khá thấp so với mức tăng 13,1% của cùng kỳ năm trước và đánh dấu mức tăng trưởng nhỏ nhất kể từ mức giảm 2,3% trong giai đoạn 2020, ở đỉnh điểm của đại dịch.
Rodenhauser cho biết, các công ty đã phát triển theo cấp số nhân kể từ đợt cắt giảm lớn gần đây nhất trong lĩnh vực tư vấn vào năm 2008. Điều đó khiến họ khó ứng phó nhanh chóng hơn với những thách thức kinh tế.
KPMG trong mùa hè này đã sa thải nhân viên tư vấn, thuế và hậu cần, sau khi cắt giảm một số nhân viên cố vấn như một phần của đợt cắt giảm gần 2% nhân viên tại Mỹ hồi đầu năm. Số nhân viên người Mỹ của họ đã giảm 6%, tương đương khoảng 4.000, xuống gần 62.800 người trong năm kết thúc vào ngày 30/9.
KPMG từ chối bình luận về các câu hỏi liên quan đến việc sa thải partner tại Mỹ.
Deloitte đã cắt giảm 1,5% nhân viên tại Mỹ vào tháng tư. Công ty nói thêm rằng đây là một quá trình đang diễn ra: “Dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi đang thực hiện các hành động nhân sự khiêm tốn khi cần thiết”.
EY, cùng với các công ty tư vấn khổng lồ McKinsey và Bain, nằm trong số những công ty đã trì hoãn ngày bắt đầu tuyển dụng một số nhân viên mới.
Các công ty vẫn thận trọng với việc tuyển dụng ở Mỹ sau đợt sa thải vào đầu năm nay. Theo William Blair, các tin tuyển dụng tại Mỹ của KPMG, Deloitte và EY trên tất cả các ngành kinh doanh đã giảm 61% trong tháng 12 so với một năm trước đó.
Nicholas của William Blair cho biết, các công ty có thể sẽ tiếp tục tìm cách tiết kiệm tiền trong khi cố gắng tránh bị sa thải thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự chấp thuận của bang Pennsylvania, Mỹ diễn ra vào thứ Hai, cho phép X chuyển tiền trên nền tảng và mở đường cho mạng xã hội này cho phép người dùng gửi tiền cho nhau, tương tự như Venmo của PayPal.
Kể từ khi mua lại Twitter vào tháng 10 năm 2022, Elon Musk cho biết sẽ biến X thành nhà cung cấp “ứng dụng của mọi thứ” tương tự như ứng dụng phổ biến của Trung Quốc WeChat, cho phép gửi tin nhắn, gọi taxi hoặc thanh toán điện tử.
Theo báo cáo từ tháng 10, Elon Musk nói với các nhân viên của X rằng người dùng có thể thực hiện “toàn bộ đời sống tài chính” của họ trên nền tảng này và ông dự kiến các tính năng mới sẽ được “ra mắt vào cuối năm sau”.
Để cung cấp dịch vụ thanh toán cho người dùng trên khắp Mỹ, X sẽ cần có sự chấp thuận ở mọi tiểu bang, một quá trình có thể mất tới 18 tháng và tiêu tốn vài triệu đô la.
Các tiểu bang khác tại Mỹ đã phê duyệt, cấp giấy phép chuyển tiền cho X bao gồm Arizona, Georgia, Wyoming và Maryland.
Việc đẩy mạnh thanh toán có thể giúp X đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình ngoài quảng cáo kỹ thuật số, vốn đã gặp nhiều khó khăn kể từ khi Elon Musk mua lại Twitter.
Một quan chức tiểu bang Mỹ giấu tên cho biết tiểu bang của họ đang trong quá trình xem xét đơn xin giấy phép chuyển tiền của X.
Theo hai nhân viên cũ, những người từ chối nêu tên cho hay công ty đã nhận được giấy phép chuyển tiền cấp bang đầu tiên ở New Hampshire vào tháng 6, nhưng Twitter đã bắt đầu công việc gửi đơn đăng ký đến một số bang trước khi Elon Musk mua lại.
Chiến lược ban đầu của Twitter khi đó là xin giấy phép ở những bang có yêu cầu tương đối dễ dàng. Sau đó, họ sẽ theo đuổi sự chấp thuận ở các bang như New York và California, những nơi dự kiến sẽ có quy trình xem xét chặt chẽ hơn.
Năm ngoái, Elon Musk cho biết cũng muốn mạng xã hội X cuối cùng sẽ cung cấp thẻ ghi nợ và tài khoản cho thị trường tiền tệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
2023 là một năm khá ấn tượng đối với Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram hay WhatsApp, song các thử nghiệm lớn của Meta về công nghệ thực tế ảo có thể gây ra khoản lỗ lớn lên đến 50 tỷ USD vào cuối năm 2024.
Rất có khả năng vào cuối năm 2024, thử nghiệm lớn của Meta về công nghệ thực tế ảo sẽ gây ra khoản lỗ doanh thu lên đến hơn 50 tỷ USD. Đó là một con số gây sốc. Tuy nhiên, sự chú ý của các thị trường lại đang tập trung vào một vấn đề khác.
Có thể nói năm 2023 là một năm khá tốt đẹp đối với Meta của CEO Mark Zuckerberg.
Meta đã dành được vị trí quan trọng trong thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách lựa chọn chia sẻ công việc của mình đó là truyền bá AI tổng quát (mã nguồn mở) thay vì cố gắng “cất giữ” nó.
Doanh thu quảng cáo kỹ thuật số dần hồi phục, giúp làm tăng doanh thu cho công ty. Trên sàn giao dịch chứng khoán, giá cổ phiếu của Meta đã quay trở lại mức cao kỷ lục vốn có.
Đó là một kỳ tích khi xem xét lại những khó khăn mà Meta đã trải qua vào đầu năm nay. Doanh thu hàng năm sụt giảm và công nghệ thực tế ảo Metaverse bị chế giễu bởi những hình ảnh đại diện có phần kỳ lạ, kèm những lời chê bai về sự thiếu sót… Đáp lại, ông Zuckerberg đã tuyên bố về một năm làm việc hiệu quả.
Tại Meta, những dự án có mức độ ưu tiên thấp đã bị hủy bỏ, nhiều danh sách hoạt động bị xóa và 21.000 việc làm bị cắt giảm trong hai đợt sa thải lớn của năm nay. Nhưng các nhà đầu tư yêu thích những hành động táo bạo. Họ không bận tâm đến những tổn thất dự kiến Metaverse gây ra.
Trên thực tế, quy mô nhân lực của Meta vẫn lớn hơn so với giai đoạn trước đại dịch và giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 160% trong năm nay.
Meta thậm chí có thể được ca ngợi vì những đóng góp vào sự phục hồi của thị trường quảng cáo. Không phải mọi công ty truyền thông mạng xã hội đều được chia sẻ vinh dự này. Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2023, doanh thu của Meta tăng mạnh, trong khi doanh thu của đối thủ Snap đi xuống.
Những sai lầm của Elon Musk tại nền tảng mạng xã hội X (tên cũ là Twitter) đã khiến quảng cáo của công ty này bị thu hẹp, càng làm nổi bật thêm hiệu quả mà Meta đạt được trong năm nay.
Ngoài mảng quảng cáo, Meta còn ghi nhận một số chiến thắng khác. Sau khi cho ra mắt chức năng đăng tải các video ngắn trên kênh “Reels” của ứng dụng mạng xã hội Instagram, số lượng người dùng của mạng này đã cải thiện đáng kể.
Instagram lấy lại được đà cạnh tranh mạnh mẽ với TikTok – “gã khổng lồ” mạng xã hội chuyên về chia sẻ video ngắn nổi tiếng toàn cầu của Trung Quốc. Việc phát hành một nền tảng mới giống như Twitter của Meta, với tên gọi là Threads, cũng đã nhanh chóng được hàng chục triệu người đăng ký sử dụng vào mùa Hè năm nay. Đáng tiếc là đà phát triển của ứng dụng này bắt đầu có xu hướng giảm dần.
Meta vẫn đang tiếp tục mở rộng toàn bộ cơ sở người dùng của mình, mặc dù cho đến nay đã có gần một nửa dân số thế giới đăng ký tham gia vào các ứng dụng của công ty.
Mark Zuckerberg và Metaverse.
Điểm lại hoạt động của Meta trong năm nay, có hai thứ ít được nhắc tới hoặc không nhiều hoạt động bề nổi. Đó là nhà sáng lập Mark Zuckerberg và Metaverse. Đã bốn năm kể từ khi CEO Zuckerberg công khai chia sẻ quan điểm, hoạt động, cũng như mục tiêu hàng năm của mình trên các phương tiện truyền thông.
Trong cuộc cạnh tranh đối đầu trực tuyến với Elon Musk, Mark Zuckerberg dường như đã lựa chọn lui về phía sau, từ bỏ phần lớn ý tưởng xây dựng hình ảnh của mình trước công chúng.
Thay vào đó, vai trò này chuyển sang cho ông Nick Clegg. Cựu Phó Thủ tướng Anh, người có tài khoản Instagram được cập nhật thường xuyên và hiện là gương mặt đại diện cho Meta.
Về phía Metaverse, sau “màn” ra mắt đình đám vào cuối năm 2021, công nghệ ảo thực tế này gần như không xuất hiện nhiều trên các bản tin của Meta. Do đó, những lời bàn tán về Metaverse cũng ít xuất hiện.
Trong năm nay, Meta đã phát hành một bộ tai nghe công nghệ thực tế ảo có giá bán là 500 USD, đặt tên là Meta Quest 3. Bộ tai nghe công nghệ mới này được đánh giá khá tốt.
Nhưng như vậy là quá ít cho những gì có thể làm được trong một năm giữa một thế giới ảo vô cùng bận rộn. Ngoài ra, Meta Quest 3 không phải là một mặt hàng được “săn lùng” rộng rãi trên toàn cầu.
Metaverse và AI.
Đã có những đồn đoán cho rằng Meta đang tìm cách kết hợp AI và Metaverse lại với nhau. Cho đến nay những thông báo về AI từ Meta đang tạo ra nhiều hứng thú hơn so với Metaverse.
Tuần trước, Meta đã phát hành Imagine, một công cụ tạo hình ảnh AI độc lập tương tự như công cụ DALL-E của OpenAI – công ty tạo ra ứng dụng ChatGPT. Trên mạng xã hội Instagram, WhatsApp và Messenger, công ty cũng đã mở rộng một bộ sưu tập các ký tự AI, đồng thời đang thử nghiệm “trí nhớ dài hạn” cho phép những ký tự này có thể ghi nhớ các cuộc trò chuyện.
Liệu Metaverse có trở lại vào năm 2024? Có lẽ có. Nhưng sau tất cả sự phục hồi của Meta, sự trở lại của công nghệ thực tế ảo nhiều khả năng không được như mong đợi. Doanh thu từ mảng Metaverse Reality Labs trong năm 2023 được dự báo giảm đáng kể so với năm 2022. Và đó là những gì mà công ty cần cải thiện trong năm 2024.
Deloitte dự đoán trong năm tới, Meta sẽ tập trung nhiều hơn vào các ứng dụng thực tế ảo dành cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Meta còn có một số vấn đề cấp bách khác cần giải quyết. Mới đây tiểu bang New Mexico (Mỹ) đã cáo buộc Meta đã không bảo vệ người dùng bằng cách cho phép đề xuất nội dung khiêu dâm trên các tài khoản của người dùng chưa đủ tuổi vị thành niên.
Các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu (EU) cũng yêu cầu Meta cung cấp thêm các biện pháp, kế hoạch bảo vệ trẻ em trên Instagram. Trong khi đó. tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang đang cố gắng ngăn chặn việc kiếm tiền từ dữ liệu của người dùng dưới 18 tuổi.
Có vẻ như AI sẽ tiếp tục chiếm lấy sự chú ý từ Metaverse, vì cả những lý do tốt và xấu. Dự án công nghệ thực tế ảo của CEO Zuckerberg sẽ vẫn tiếp tục tiến triển, cũng như gánh chịu những khoản lỗ và chiếm một phần rất nhỏ doanh thu, trong khi chỉ tạo ra sự quan tâm khiêm tốn của công chúng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đồ thị thông tin dưới đây sử dụng dữ liệu từ McKinsey Global Institute, cho thấy những ngành mà châu Á nổi trội so với các châu lục khác trên thế giới.
30 năm toàn cầu hóa vừa qua đã mang lại cho châu Á những lợi ích to lớn. Hội nhập thương mại sâu rộng cùng với khả năng tiếp cận các thị trường khác đã giúp các công ty châu Á tăng trưởng chóng mặt.
Với nhiều quốc gia châu Á, sản xuất là xương sống của nền kinh tế. Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, ngành sản xuất chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế. Tại Việt Nam, nền kinh tế lớn thứ 13 châu lục, ngành này đóng góp gần 1/4 tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, sản xuất không phải là tất cả những gì mạnh nhất của châu Á.
Đồ thị thông tin dưới đây sử dụng dữ liệu từ McKinsey Global Institute, cho thấy những ngành mà châu Á nổi trội so với các châu lục khác trên thế giới.
Trong đó, ngành điện tử tiêu dùng đứng đầu với tỷ lệ các công ty nằm trong top 3.000 doanh nghiệp hàng đầu thế giới lên tới 69%. Về doanh thu và số lượng bằng sáng chế, châu Á chiếm tỷ trọng lần lượt là 64% và 77%. Theo sau là điện tử công nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp trong top 3.000 là 62%. Tỷ lệ doanh thu và bằng sáng chế lần lượt là 68% và 91%.
Một ngành tăng trưởng nhanh khác của châu Á là dịch vụ internet tiêu dùng. Châu lục này là nơi có 50% người dùng internet toàn cầu. Đây là động lực chính thức đẩy sự đổi mới sáng tạo mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến của châu Á. Dù châu Á chỉ chiếm 22% công ty thương mại điện tử trong top 3.000, các công ty này nắm tới 50% tổng số bằng sáng chế.
(Top 3.000 công ty hàng đầu thế giới được định nghĩa là những công ty có vốn hóa trên 5 tỷ USD trong năm 2020)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự “cắt máu” chính mình.
Năm ngoái, quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam ngoái ước đạt 1,1 tỷ USD và sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Momentum Works.
Hưởng lợi từ thị trường này là các ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu như: Grab, ShopeeFood và Baemin Việt Nam, dịch vụ sẽ đóng cửa từ ngày 8/12.
Trái ngược với sự ăn nên làm ra của các siêu ứng dụng này, chủ các nhà hàng, quán cà phê tại Việt Nam vốn sống nhờ vào nền tảng giao đồ ăn lại không mấy hài lòng với kết quả kinh doanh hiện tại.
Họ phàn nàn về việc các chi phí đều tăng do vật giá leo thang, lượng khách giảm và mấu chốt là chiết khấu của các ứng dụng giao đồ ăn hiện đang quá cao.
Anh Tiến Huy – chủ một quán bánh mì kẹp thịt ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, ngay khi mở quán anh đã bán hàng trên các ứng dụng đặt hàng online và từng sử dụng công cụ quảng cáo của các ứng dụng này.
Ban đầu, hoạt động kinh doanh của anh Huy có lãi, nhưng đến nay càng bán qua ứng dụng, cửa hàng càng không thấy lãi đâu. Nguyên nhân là bởi mức chiết khấu mà các ứng dụng giao đồ ăn đã tăng từ 15-20% ở giai đoạn đầu lên mức 25-30% ở thời điểm hiện tại.
Xác nhận về thực trạng này, chị Quỳnh Như – chủ một quán trà sữa ở Quận 4, TP. HCM cho biết, thời gian đầu hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn, doanh thu quán đã được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng đơn hàng tại quán chị Như ít đi trông thấy. Quán trà sữa đã phải chi thêm 20% phí quảng cáo thu hút khách hàng trên ứng dụng, do tính cạnh tranh giữa các cửa hàng quá cao.
Điều này khiến lợi nhuận trên mỗi ly trà sữa bán ra chỉ khoảng 5%, nhưng doanh thu cửa hàng vẫn không cải thiện. Thậm chí, có những đơn hàng chị Như phải bán không công.
“Việc theo đuổi tăng trưởng nóng, giảm giá, khuyến mãi ở thời điểm hiện tại là không thuận lợi”, ông Nguyễn Hoành Tiến – Phó chủ tịch MoMo nhận định.
Theo ông Tiến, các doanh nghiệp F&B (nhà hàng, quán cà phê) muốn tồn tại ở thời điểm này cần phải quay lại những giá trị cơ bản, đó là tập trung vào chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi, cũng như sử dụng các kênh bán hàng thông minh.
Quan điểm của Phó chủ tịch MoMo được củng cố bởi số liệu từ YouGov tính đến tháng 6/2023, khi 20% thực khách muốn giảm chi tiêu ăn uống bên ngoài để có tiền tiết kiệm, 13% số này tiết lộ họ đang bị giảm thu nhập.
Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo, họ càng tự “cắt máu” của chính mình.
Thực tế là vậy, nhưng không phải chủ quán nào cũng thoát được khỏi “vòng xoáy” ứng dụng giao đồ ăn. Theo một báo cáo công bố bởi Grab Việt Nam năm ngoái, 9 trên 10 nhà hàng cho biết các nền tảng giao hàng là dịch vụ không thể thiếu.
Không chỉ các nhà hàng cạnh tranh lẫn nhau, mà giữa các siêu ứng dụng cũng có sự so kè về khuyến mãi giao đồ ăn. “Combo gà rán vốn có giá 250.000 đồng, nhưng đặt qua ứng dụng có thể được giảm đến 100.000 đồng”, một khách hàng chia sẻ.
Cứ như vậy, có giảm giá, khuyến mãi, người tiêu dùng Việt Nam mới chịu móc hầu bao. Ban đầu là ứng dụng khuyến mãi, kéo theo các cửa hàng buộc phải giảm giá, tất cả tạo ra một mô hình càng kinh doanh, càng không thấy lợi nhuận ở đâu.
Nhận ra điều này, có những cửa hàng, quán ăn như của anh Huy, chị Như đã phải chuyển đổi mô hình, tập trung vào nhóm khách ăn uống trực tiếp tại quán, hoặc khách hàng khu vực lân cân. Giờ đây, họ chỉ coi các nền tảng giao đồ ăn là kênh thu nhập thêm.
Nhưng không phải chủ quán nào cũng dễ dàng chuyển đổi giữa các kênh kinh doanh trực tuyến và truyền thống, nhất là với các quán kinh doanh riêng lẻ đã có thời gian dài sống phụ thuộc vào ứng dụng giao đồ ăn.
Ở quy mô chuỗi kinh doanh F&B lớn hơn, ông Ngô Nguyên Kha – CEO The Coffee House tin rằng, dù là trực tuyến hay truyền thống, đây đều là những “điểm chạm” có lợi cho doanh nghiệp. Bởi càng nhiều “điểm chạm”, doanh nghiệp càng dễ tiếp cận với khách hàng.
Chẳng hạn, khách hàng có thể đến với chuỗi The Coffee House thông qua kênh truyền thống gồm 150 cửa hàng trên toàn quốc; kênh trực tuyến gồm: website, fanpage, ứng dụng The Coffee House; kênh trung gian như: ứng dụng giao đồ ăn, mini app MoMo.
Theo ông Kha, việc có đa “điểm chạm” giúp The Coffee House không bị phụ thuộc vào một kênh đối tác bất kì. Nhưng đổi lại, doanh nghiệp phải có định hướng và đầu tư nghiêm túc từ đầu – vốn tiêu tốn nhiều thời gian, cũng như nguồn lực.
Cách đây 7 năm, The Coffee House là đơn vị tiên phong phát triển ứng dụng riêng trong ngành F&B tại Việt Nam. Thời điểm mới ra đời, nhiều ý kiến nghi ngại về tính hiệu quả của ứng dụng này, khi sau đó nhiều ứng dụng giao đồ ăn ngoại đã liên tiếp nhập cuộc.
Đến nay, ứng dụng đã chứng minh được tính hiệu quả, với hơn 1,8 triệu người dùng, chiếm 50% tổng giao dịch qua các kênh trực tuyến của cả chuỗi.
Ngoài mục tiêu gia tăng doanh số, ứng dụng còn trở thành công cụ marketing hữu hiệu, giúp The Coffee House ghi nhận các ý kiến, phản hồi của khách hàng, để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ mỗi ngày.
Đặc biệt, việc tự xây dựng một ứng dụng cho riêng mình còn tránh cho The Coffee House rơi vào “vòng xoáy” khuyến mãi, cạnh tranh lẫn nhau giữa các nền tảng giao đồ ăn vốn chưa đi tới hồi kết tại Việt Nam.
Tất nhiên, lãnh đạo The Coffee House cũng thừa nhận, doanh nghiệp vẫn có những chương trình giảm giá, khuyến mãi hướng tới tập khách hàng trung thành, và cả khách hàng mới.
Nhưng câu chuyện giảm giá, khuyến mãi ở The Coffee House khác với phần lớn nhà hàng, quán cà phê hiện nay. Vì doanh nghiệp không mất các chiết khấu trung gian qua ứng dụng giao đồ ăn, nên có những combo giảm giá sâu lên tới 40-50% giá trị, và giảm giá trực tiếp tới thực khách.
“Dù khuyến mãi, giảm giá, The Coffee House vẫn hướng đến tạo ra giá trị thật cho khách hàng, cũng như tăng tính kết nối trong hành vi tiêu dùng, mua sắm”, ông Kha nhấn mạnh.
Điểm quan trọng là trong xu thế “dữ liệu” được ví như vàng thô của doanh nghiệp, đội ngũ The Coffee House đã làm chủ được những thông tin, dữ liệu về hành vi của khách hàng, đối tác, để từ đó nhanh chóng thích ứng trong mọi hoàn cảnh.
“Nhờ việc nắm trong tay các dữ liệu quan trọng, The Coffee House đã đưa ra sáng kiến thùng 10 ly cho đơn hàng số lượng lớn. Nhờ đó, đồ uống đến tay khách hàng còn nguyên vẹn, không bị đổ, thậm chí có giải pháp đóng gói giúp đá tan chậm hơn”, CEO Ngô Nguyên Kha chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhờ nắm bắt được các dữ liệu vận đơn – tài xế thường có tâm lý hủy đơn khi chở hàng cồng kềnh với những đơn hàng lớn, The Coffee House đã chủ động tách đơn lớn thành các đơn hàng nhỏ, để gọi cùng lúc nhiều tài xế.
“Đây đều là những nỗ lực của The Coffee House trong thời gian vừa qua. Chúng tôi không thể bảo khách hàng thôi đừng đặt đồ uống qua nền tảng khác, nhưng chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và yên tâm với chất lượng sản phẩm”, CEO Ngô Nguyên Kha nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu, Amazon đang tìm cách thu hút những người bán hàng Trung Quốc.
Tại một hội nghị bắt đầu diễn ra trong tuần này, Amazon cho biết có kế hoạch mở một trung tâm đổi mới (Innovation Hub) gần Thâm Quyến (Trung Quốc). Đây là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc và được biết tới là trung tâm của các công ty công nghệ và thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới của quốc gia tỷ dân, theo CNBC.
Amazon cho biết họ sẽ thúc đẩy người bán ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và số hóa.
Công ty cũng đang cung cấp cho người bán hàng Trung Quốc quyền truy cập vào dịch vụ chuỗi cung ứng đầu cuối. Đây là dịch vụ đã ra mắt tại Mỹ vào tháng 9. Động thái này cho phép người bán vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy ra nước ngoài, cũng như đưa lên Amazon và các kênh khác chỉ bằng “giao dịch một cửa” (in one-stop).
Hội nghị thường niên dành cho người bán hàng ở Trung Quốc của Amazon có sự góp mặt của một số vị lãnh đạo của Tập đoàn và thường thu hút hàng nghìn người kinh doanh trong khu vực.
Mặc dù Amazon không còn hoạt động ở Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mong muốn tiếp cận cơ sở khách hàng toàn cầu của Amazon.
Có thời điểm, gần một nửa số người bán hàng hàng đầu trên Amazon có trụ sở tại Trung Quốc, theo Marketplace Pulse.
Amazon cho biết vào năm 2023, số lượng mặt hàng được người bán Trung Quốc đưa lên trang của họ đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng người bán Trung Quốc có doanh thu trên 10 triệu USD đã tăng 30%.
Amazon chắc chắn đã nhìn thấy hơi nóng mà hai tên tuổi mới nổi đến từ Trung Quốc là Shein và Temu tạo ra. Tuần trước, Amazon cắt giảm hoa hồng đối với quần áo có giá dưới 15 USD xuống 5% từ mức 17%. Một động thái được cho là nhằm thu hút các nhà cung cấp của Shein và Temu.
Một số người bán hàng của Amazon đã bắt đầu kinh doanh trên Shein trong những tháng gần đây. Vào cuối tháng 11, Shein đã bí mật nộp đơn xin IPO ở Mỹ. Việc niêm yết có thể mở rộng sự nổi tiếng của Shein ở Mỹ và trên toàn cầu. Shein đang được định giá khoảng 66 tỷ USD.
Trong khi đó, Temu – nền tảng kinh doanh hàng giá rẻ Trung Quốc cũng tạo tên tuổi ở Mỹ. Trong quý 4, Temu chiếm 20% đến 25% số lần hiển thị quảng cáo được mua trên Google so với mức gần bằng 0 vào cuối năm 2022, theo một ghi chú nghiên cứu gần đây của TD Cowen. Người mua hàng Temu dành thời gian cho ứng dụng gần gấp đôi so với trên Amazon và eBay.
Giám đốc điều hành Josh Silverman của nền tảng thương mại điện tử Etsy thừa nhận rằng Temu và Shein đang lấy thị phần của các công ty trong ngành. Ông Silverman nói: “Có rất nhiều người tập trung vào việc bán cho bạn những món hàng giá rẻ với giá rẻ hơn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Business Insider cùng YouGov thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1.800 người thuộc 5 thế hệ, trong đó hơn 600 là Gen Z trên 18 tuổi. Kết quả, 38% người thuộc Thế hệ Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít hơn 40 giờ/tuần. Theo Cục Thống kê Lao động, những người trong độ tuổi từ 20 đến 24 hiện đang làm việc trung bình 40,4 giờ/tuần.
Sam Ghelli, 23 tuổi, quyết tâm nghỉ việc dù cho người quản lý thuyết phục tăng lương cỡ nào đi chăng nữa. Nguyên nhân được cho là do khác biệt quá lớn về văn hóa.
Suy thoái và đại dịch đã tác động lên cách thị trường lao động vận hành. Người lao động mong muốn được trả lương cao hơn, giờ làm việc linh hoạt hơn, đồng thời hưởng các chính sách ưu tiên chưa từng có trước đây. Đối với một số sinh viên mới tốt nghiệp, đây là nền kinh tế duy nhất họ biết.
Thế hệ Z đang hy vọng có một tuần làm việc ngắn hơn, thương thảo tốt hơn và Sam Ghelli cũng vậy. “Giới trẻ cũng có tiếng nói của mình”, cô nói. “Chúng ta cần thoát khỏi những sự kỳ vọng có tiền lệ. Đó không còn là điều chúng ta cần làm nữa”.
Tháng 7, Business Insider cùng YouGov thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1.800 người thuộc 5 thế hệ, trong đó hơn 600 là Gen Z trên 18 tuổi. Kết quả, 38% người thuộc Gen Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít hơn 40 giờ/tuần. Theo Cục Thống kê Lao động, những người trong độ tuổi từ 20 đến 24 hiện đang làm việc trung bình 40,4 giờ/tuần.
Jonathan Zunitch, một sinh viên luật 23 tuổi, cho biết việc đặt ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, Taylor, 24 tuổi, nhận ra rằng văn hóa văn phòng hiện tại không hề thân thiện. Ngay cả khi đã làm đủ 8 tiếng/ngày, cô vẫn bị thắc mắc ‘sao về sớm thế’ dù đã hoàn thành toàn bộ công việc.
“Tôi không thích phải dành ra cả chủ nhật để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Tôi không cần phải làm việc 40 giờ/tuần để thành công”, Taylor nói và ngầm thừa nhận bản thân ủng hộ tuần làm việc 4 ngày.
“Đã đến lúc mọi người đặt ra câu hỏi, rằng cuộc họp này có thực sự sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của chúng ta hay không”, Taylor nói.
DeAndre Brown, TikToker “Corporate Baddie”, làm rất nhiều những video hài hước về thế hệ Z. Việc tài khoản của anh thu hút hơn 700.000 người theo dõi với 40 triệu lượt thích cho thấy TikTok đã trở thành nền tảng nơi những người lao động trẻ dễ dàng trút bầu tâm sự về công việc.
“Gen Z có lẽ là một trong những thế hệ chăm chỉ nhất. Chỉ có điều họ có những ưu tiên khác mà thôi. Chúng tôi muốn làm việc nhưng cũng muốn sống một cuộc sống cân bằng”, Brown nói.
Gen Z không ngại từ bỏ những công việc không phù hợp. Theo dữ liệu từ công ty Gusto, tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện ở người lao động trong độ tuổi từ 22 đến 26 liên tục tăng trong 3 năm qua. Bắt đầu từ năm 2022, mức tăng lương hàng năm của nhóm này cũng vượt xa các đồng nghiệp lớn tuổi hơn.
Điều này phần nào tác động tới môi trường lao động, nơi Gen X vừa ngưỡng mộ vừa ghen tị với các bạn Gen Z.
“Thành thật mà nói, tôi nghĩ Thế hệ Z đang mang lại góc nhìn mới mẻ cho chúng ta, Họ là những nhà tư tưởng sáng tạo, hiểu về kỹ thuật số và không ngừng thúc đẩy chúng tôi đưa ra các ý tưởng, chiến lược mới. Năng lượng và niềm đam mê học hỏi không ngừng của họ cũng đã tác động tích cực đến văn hóa công ty chúng tôi”, một luật sư tại Florida nói.
“Một số thành viên thuộc thế hệ cũ, theo quan điểm của tôi, đang được hưởng lợi từ tư tưởng Gen Z”, Julie Lee, giáo sư phụ trợ tại Đại học New York, cho biết.
“Nếu xã hội đang tiến bộ thì tại sao chúng ta lại phải làm những công việc mà thế hệ trước đã làm?, Zunitch, sinh viên luật nói.
Không chỉ tự tin thể hiện cá tính, Gen Z còn đang thiết lập các kế hoạch tài chính hiệu quả. Họ rút kinh nghiệm từ sai lầm của cha mẹ và có được khởi đầu thuận lợi hơn.
Cuộc khảo sát vào tháng 5 của Viện CFA cho biết hơn một nửa số người thuộc Thế hệ Z đang rót tiền vào các thị trường đầu tư. Nhiều người tập tành xuống tiền ngay khi mới bước sang ngưỡng tuổi 21.
“Hoạt động đầu tư trở nên linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ thế hệ nào. Thế hệ Z là thế hệ những người trẻ kỹ thuật số. Họ thoải mái hơn với những ứng dụng đầu tư qua điện thoại”, Erin Lowry, tác giả bộ sách ‘Broke Millennial’, nói.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí Transamerica còn cho thấy Gen Z bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình 19, sớm hơn bất kỳ thế hệ nào khác. 62% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi cho biết họ đang tích góp cho mục tiêu nghỉ hưu vào năm 2021 so với 30% số người cùng độ tuổi vào năm 2006.
Ở nhiều khía cạnh, Gen Z đang trưởng thành và bước vào một thị trường việc làm bùng nổ. Trong khi đó, thế hệ Millennials phải đối mặt với 2 cuộc suy thoái trước tuổi 40, đương đầu với bài toán thất nghiệp và thua lỗ triền miên.
“Bạn mất tiền nhưng sẽ rút ra rất nhiều bài học. Thà mắc sai lầm ở tuổi 19 còn hơn là 45 hoặc 50”, Taylor Price, người sáng lập Gen Z kiêm giám đốc trải nghiệm của Savvy, một ứng dụng giúp mọi người tối đa hóa trải nghiệm mua sắm, cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Business Insider cho hay đà tăng giá cổ phiếu mạnh của Nvidia cùng công việc kinh doanh bùng nổ khiến tập đoàn này đang phải đối mặt với vấn đề dở khóc dở cười: Một số nhân viên lâu năm với số cổ phiếu thưởng đầy giá trị của mình đã không còn làm việc tích cực như trước.
Thậm chí, vấn đề này đã bị nhà sáng lập và CEO Jensen Huang của Nvidia gọi thẳng là tình trạng “bán nghỉ hưu” (Semi Retirement) trong cuộc họp vào tháng 11/2023. Vị giám đốc này kêu gọi nhân viên trong công ty nên tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm trong bối cảnh nhiều lao động lâu năm bất chợt giàu lên và mất ý chí chiến đấu.
Theo BI, rất nhiều nhân viên Nvidia đã giàu nhanh chỉ sau vài năm khi giá cổ phiếu hãng này tăng đến 1.200% chỉ trong 5 năm. Tình hình kinh doanh bùng nổ khiến thu nhập, lương thưởng của nhân viên trong công ty trở tăng lên.
Ước tính của BI cho thấy một quản lý tầm trung của Nvidia cũng dễ dàng kiếm được 1 triệu USD/năm nhờ các gói cổ phiếu thưởng, vốn đã tăng giá đến 230% trong năm vừa qua. Thông thường Nvidia sẽ thưởng cổ phiếu thêm cho nhân viên như một sự ghi nhận, cổ vũ cho những cống hiến của họ.
Sau khi BI phỏng vấn với 13 nhân viên và 2 chuyên gia trong mảng hành chính nhân sự biết đến vấn đề này, tình trạng “bán nghỉ hưu” được CEO Jensen Huang nhắc đến là hoàn toàn có thật khi đây là hệ quả đi kèm khi công ty giàu lên quá nhanh.
Đây là vấn đề mà thực tế Elon Musk đã tiên đoán trước khi vị tỷ phú này áp dụng chiến lược luôn sa thải 10% lao động nhằm giữ ý chí chiến đấu và sự cạnh tranh trong công việc nhằm duy trì hiệu quả làm việc.
Công thần?
Nvidia được Jensen Huang sáng lập vào năm 1993 và những nhân viên trong công ty hầu hết đều tin tưởng hết mình vào vị CEO này.
Thế nhưng hiện nay, ngày càng nhiều nhân viên trong công ty cảm thấy bất bình về phong cách quản lý quá coi trọng con người đến mức “nuông chiều” của công ty.
Đó là chưa kể đến việc CEO Jensen có kiểu điều hành phó mặc (Hands-off Management), nghĩa là tin tưởng hoàn toàn để các nhóm làm việc của mình mà không can thiệp hay giám sát, thay vào đó là chỉ bận tâm đến chiến lược tổng thể dài hạn.
Hậu quả của cách làm này khi ngành chip bán dẫn cho trí thông minh nhân tạo (AI) bùng nổ cùng cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung là rất nhiều nhân viên lâu năm tự cho mình là “công thần”, bất chợt giàu nhanh nhờ lượng cổ phiếu thưởng tăng giá mạnh, đã không còn ý chí làm việc như xưa.
Theo BI, những bất cập trong vấn đề quản lý con người tại Nvidia có thể là một rủi ro tiềm tàng trong bối cảnh hãng đang đối mặt cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ như AMD, Intel hay thậm chí là Amazon hay Microsoft cũng đã tham gia cuộc chơi.
“CEO Jensen đang đưa ra quan điểm rất rõ ràng, đó là: ‘Hãy hoàn thành công việc chết tiệt của bạn đi’”, một nhân viên của Nvidia tham gia cuộc họp tháng trước nói với BI.
Văn hóa nuông chiều nhân viên
Trên thực tế vấn đề “bán nghỉ hưu” xuất hiện ở hầu như mọi hãng công nghệ khi các nhân viên kỳ cựu đã quen tất cả đường đi nước bước của doanh nghiệp và bắt đầu lười biếng, giảm ý chí lao động so với trước.
Chính Thung lũng Silicon cũng có một thuật ngữ riêng cho những “công thần” này với tên gọi “Rest and Vest”, nghĩa là những lao động lâu năm không còn làm việc tích cực như trước nữa mà chọn công việc nhàn (Rest) để ngồi đó đợi cổ phiếu thưởng (Vest) tăng giá.
Tuy nhiên tại Nvidia, văn hóa “chiều chuộng” nhân viên cùng với đà tăng giá cổ phiếu đã làm trầm trọng hơn vấn nạn này.
Ví dụ tiêu biểu là Nvidia có lịch sử tránh sa thải nhân viên trong các thời kỳ khó khăn. Suốt quãng thời gian đại dịch Covid-19 năm 2020 và đà lao dốc của tiền điện tử năm 2022 khiến máy đào Bitcoin dùng chip Nvidia mất giá, tập đoàn này không sa thải quá nhiều nhân viên như những hãng công nghệ khác.
Thậm chí đích thân CEO Jensen Huang đã liên tục cam kết và trấn an nhân viên rằng sẽ không xảy ra tình trạng sa thải hàng loạt dù giá cổ phiếu của Nvidia đang giảm mạnh.
Lần cắt giảm nhân sự hàng loạt cuối cùng của Nvidia diễn ra cách đây 15 năm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ngay cả tại thời điểm đó, các giám đốc điều hành cấp cao của Nvidia cũng đã tự cắt giảm lương thưởng để hạn chế việc sa thải lao động xuống mức thấp nhất.
Thậm chí một số nhân viên còn thừa nhận với BI rằng họ đã nhận thêm cổ phiếu thưởng năm 2022 vì công ty bồi thường cho khoản giảm giá cổ phiếu trước đó.
Ngoài ra, Nvidia cũng chấp nhận văn hóa làm việc từ xa toàn thời gian, đồng thời thông qua những kỳ nghỉ dưỡng dài ngày vô thời hạn cho nhân viên. Không những vậy, tập đoàn còn tài trợ cho các chuyến du ngoạn như nhảy dù, leo núi… của nhân viên miễn phí để họ thoải mái làm việc tự do.
Hậu quả của việc “nuông chiều” này là Nvidia hiếm khi đưa ra được những kế hoạch cải thiện, nâng cao hiệu suất làm việc, khác nhiều so với các tập đoàn công nghệ như Amazon hay Tesla, nơi nhân viên dễ bị sa thải nhiều hơn.
Nguồn tin của BI cho hay khi một nhân viên làm việc kém hiệu quả thì thay vì sa thải hay tái đào tạo, Nvidia lại cố gắng thuyên chuyển họ sang nhóm mới.
Chính bản thân nhà sáng lập Jensen cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông không muốn sa thải bất kỳ ai.
Mặc dù cách quản lý và văn hóa làm việc như trên khiến nhân viên cực kỳ tin tưởng cũng như trung thành với Nvidia nhưng chúng cũng tạo ra các mặt trái như thái độ “bán nghỉ hưu”.
“Tại Nvidia, việc bị sa thải còn khó hơn là được tuyển dụng”, một nhân viên giấu tên của Nvidia nói với BI.
Tất nhiên, sự nuông chiều nhân viên này cũng có cái lợi khi tỷ lệ ủng hộ CEO Jensen Huang lên tới 98% tại Nvidia, cao hơn nhiều so với những người đồng cấp ở Alphabet (Google-81%), Amazon (69%) hay Meta (Facebook-54%).
Thành công quá dễ
Tờ BI cho hay sự bùng nổ nhu cầu dùng chip của Nvidia hiện nay đã khiến nhiều nhân viên của hãng trở nên tự mãn (Complacency). Hiện sản phẩm GPU của Nvidia đang là một trong những mặt hàng “hot” của ngành công nghệ, đóng vai trò chủ chốt cho việc phát triển AI như ChatGPT.
Yếu tố này làm tăng doanh thu cho Nvidia nhưng cũng khiến việc kinh doanh của nhân viên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nguồn tin của BI cho hay Nvidia đang được chào đón hơn bao giờ hết nhờ nhu cầu sử dụng chip của hãng tăng cao. Các khách hàng lẫn nhà cung ứng đều sẵn sàng trả lời cuộc gọi ngay lập tức, đồng thời chấp nhận giải ngân nhanh chóng cho Nvidia, điều chưa từng diễn ra trước đây.
Báo cáo tài chính quý III/2023 của hãng cho thấy Nvidia đạt doanh thu 18,1 tỷ USD, tăng 207% so với mức kỷ lục cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng hãng chỉ tăng thêm 15% chi phí cho hoạt động bán hàng, nghiên cứu và marketing, qua đó cho thấy đà tăng trưởng doanh thu đến chủ yếu từ nhu cầu bên ngoài chứ không phải do sự cải tiến trong nội bộ doanh nghiệp.
Thậm chí trả lời BI, nhiều nhân viên của Nvidia cho hay họ chưa cảm thấy áp lực cạnh tranh lắm dù nhiều đối thủ bắt đầu cho ra mắt các dòng chip mới tự sản xuất của riêng mình.
Ví dụ Amazon hay Microsoft đã ra mắt các dòng sản phẩm chip mới tự thiết kế nhằm cạnh tranh với Nvidia. Tuy nhiên các nhân viên dưới quyền CEO Jensen lại coi thường những sản phẩm này vì chúng không tốt bằng chip của Nvidia và sẽ khó lòng được khách hàng lựa chọn.
“Chúng tôi hiện không có đối thủ xứng tầm nhưng bộ máy công ty thì đang ngày một cồng kềnh hơn. Có rất nhiều người chẳng làm gì cả”, một nhân viên giấu tên nói với BI.
Hiện CEO Jensen đang khá lo lắng khi nói trong cuộc họp gần đây rằng kỳ vọng của các nhà đầu tư rất cao và nếu kết quả không như mong muốn thì giá cổ phiếu sẽ giảm, qua đó ảnh hưởng ngược lại chính các nhân viên công ty.
“Mỗi sáng thức dậy tôi không tự hào về những gì mình làm được, thay vào đó tôi luôn lo lắng về những thách thức phía trước”, CEO Jensen Huang của Nvidia nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo xu hướng tiêu dùng 2024 (Consumer Trends 2024) là báo cáo phân tích các xu hướng và hành vi tiêu dùng chính của hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu. Dữ liệu từ báo cáo có thể cung cấp cho marketer các ý tưởng xây dựng chiến lược marketing, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.
Cụ thể, trong báo cáo xu hướng tiêu dùng 2024 (Consumer Trends 2024), có 04 xu hướng tiêu dùng chính sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Tầm quan trọng của yếu tố chất lượng: Theo đuổi yếu tố giá trị trong suốt những thời điểm khủng hoảng.
Chi tiêu có đạo đức: Tính bền vững tiếp tục là yêu cầu hàng đầu.
Zenthusiasts: Một chủ nghĩa mới được hình thành bởi Gen Z và Gen Y.
Xu hướng sử dụng dữ liệu có trách nhiệm: Niềm tin của người tiêu dùng trong việc chia sẻ dữ liệu là chìa khoá thành công cho thương hiệu.
Báo cáo xu hướng tiêu dùng (Consumer Trends) là gì?
Như đã phân tích ở trên, báo cáo xu hướng tiêu dùng (Consumer Trends) là báo cáo định kỳ trong đó tập trung phân tích các xu hướng và hành vi tiêu dùng mới của người tiêu dùng (thường gắn liền với bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mô). Báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu từ hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.
Về tổng thể, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng cao cùng với đó là những diễn biến khó lường trong nhu cầu của người tiêu dùng đang định hình lại thói quen và cách người tiêu dùng chi tiêu.
Với tư cách là người làm Marketing, để có thể xây dựng các chiến lược tiếp cận phù hợp, bạn cần biết chính xác người tiêu dùng của mình đang muốn điều gì, họ chi tiêu dựa trên điều gì và ra quyết định ra sao.
Báo cáo xu hướng tiêu dùng theo đó đóng vai trò như là một kim chỉ nam mang tính định hướng, giúp doanh nghiệp hay thương hiệu có thể kết nối một cách hiệu quả với khách hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng và hơn thế nữa.
Consumer Trends 2024: Báo cáo xu hướng tiêu dùng mới năm 2024.
Dưới đây là phân tích chi tiết các xu hướng có trong báo cáo.
1. Xu hướng tiêu dùng số 1 năm 2024: Tầm quan trọng của yếu tố chất lượng – Theo đuổi yếu tố giá trị trong suốt những thời điểm khủng hoảng.
Trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã làm ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng, người tiêu dùng vẫn ưu tiên chất lượng hơn là số lượng, nói không với các sản phẩm kém chất lượng và thời trang nhanh (fast fashion).
Người tiêu dùng đang đánh giá lại thói quen chi tiêu và ưu tiên lâu dài của họ, ưu tiên các mặt hàng có giá trị. Từ góc nhìn này, doanh nghiệp hay thương hiệu nên đầu tư nhiều hơn vào chất lượng và các dịch vụ (cao cấp), điều này không chỉ là để lôi kéo người tiêu dùng mà còn thúc đẩy lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Gần 20% người tiêu dùng bày tỏ quan ngại về khả năng trang trải các hóa đơn thiết yếu của họ. Những lo lắng này không chỉ đơn thuần có thể hạn chế về ngân sách chi tiêu, mà còn bao gồm cả thái độ của họ tới nền kinh tế nói chung.
Nhiều người tiêu dùng tin rằng các doanh nghiệp không nên thu lợi nhuận quá mức trong thời gian khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các thương hiệu đang cố gắng để bán hàng quá mức có thể không chỉ không thể thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn có tác dụng ngược.
Sự trỗi dậy của sản phẩm cao cấp (Premium).
Bất chấp những lo ngại về kinh tế ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm cao cấp vẫn rất tích cực trong thời kỳ suy thoái. Trên nhiều danh mục sản phẩm FMCG khác nhau, các sản phẩm cao cấp đang có xu hướng tăng trưởng trở lại.
Khi người tiêu dùng chi tiêu, họ ưu tiên yếu tố chất lượng cao và sản phẩm mang lại giá trị lâu dài. Ngoại trừ các sản phẩm như túi xách và phụ kiện, giá rẻ không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Các thương hiệu theo đó nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thay vì chỉ tập trung vào giá (rẻ).
Cuộc cách mạng tiết kiệm.
Người tiêu dùng đang cố gắng tìm kiếm điểm cân bằng lâu dài giữa chất lượng và giá cả. Họ có xu hướng khám phá những địa điểm mới và độc đáo, hơn là chỉ qua lại ở các địa điểm quen thuộc.
Các cửa hàng nhỏ, chợ trời hay thậm chí là các thương hiệu cung cấp đồ cũ sẽ là bên hưởng lợi vì người tiêu dùng sẽ tìm kiếm những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng trên thị trường đồ cũ. Điều này phù hợp với một sự thay đổi mang tính toàn cầu hướng tới việc đánh giá lại yếu tố chất lượng và tiêu dùng có ý thức bền vững.
Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism) là từ khoá xa xỉ trong bức tranh tiêu dùng này.
Các chiến lược mà thương hiệu có thể thực hiện.
Để có thể trở nên phù hợp hơn với các xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược mà thương hiệu có thể thực hiện:
Ưu tiên các dịch vụ cao cấp: Đầu tư vào việc phát triển sản phẩm (R&D) đồng thời chạy các khuyến mãi nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng và tuổi thọ.
Chiến lược định giá nhạy cảm: Doanh nghiệp nên thận trọng khi thực hiện tăng giá, vì người tiêu dùng có thể phản ứng tiêu cực với điều này đặc biệt là trong các thời điểm khi nền kinh tế bất ổn.
Coi trọng yếu tố thế hệ: Khác biệt hóa chiến lược Marketing để trở nên phù hợp hơn với những thói quen riêng biệt của từng thế hệ nên là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu trong năm mới 2024.
Tận dụng việc tái chế: Nếu có thể, thương hiệu nên kết hợp cung cấp các sản phẩm cũ có chất lượng thay vì cố gắng bán các sản phẩm giá rẻ và có chất lượng thấp.
2. Xu hướng tiêu dùng số 2 năm 2024: Chi tiêu có đạo đức – Tính bền vững tiếp tục là yêu cầu hàng đầu.
Tính bền vững (Sustainability) từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của một nhóm (mặc dù chưa lớn nhưng đang tăng dần) người tiêu dùng khi ra quyết định mua sắm. Vào năm 2024, tính bền vững và đạo đức mua sắm tiếp tục là xu hướng dẫn dắt người tiêu dùng.
Người chi tiêu có đạo đức sẽ ưu tiên mua hàng từ các thương hiệu thân thiện với môi trường. Thương hiệu từ đó phải đầu tư vào tính bền vững bằng cách sử dụng các thông điệp có liên quan, xây dựng thương hiệu bền vững và chiến lược giá cạnh tranh. Tiêu dùng có ý thức hay tiêu dùng hiện đại cũng là các cách thức mà thương hiệu có thể tận dụng.
Người tiêu dùng sẽ chuyển từ vai trò “khán giả” sang “nhà hoạt động”.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng đơn giản là tiếp nhận thông điệp một chiều từ thương hiệu, họ thụ động trong việc tìm kiếm và đánh giá sản phẩm, điều này sẽ ngày càng thay đổi.
Người tiêu dùng có đạo đức hay người tiêu dùng có ý thức là người chủ động tìm hiểu và thậm chí là có các hành động cụ thể để thể hiện sức mạnh tiêu dùng của họ.
Thương hiệu phải nhận ra rằng người tiêu dùng không còn là khán giả hay người xem đơn thuần nữa; họ đang tìm cách thể hiện quan điểm của họ tới thương hiệu thông qua thói quen mua hàng hàng ngày của họ. Trên phạm vi toàn cầu, người tiêu dùng đang chấp nhận yếu tố đạo đức hoặc lựa chọn mua sắm bền vững (Sustainable Shopping).
Ngành FMCG được đặt lên hàng đầu khi nói đến yếu tố bền vững.
Việc theo đuổi giá trị đạo đức và tính bền vững đang định hình lại cách người tiêu dùng ưu tiên trong quá trình mua sắm của họ, họ đặt chất lượng và sức khoẻ lên hàng đầu, đặc biệt là trong ngành hàng FMCG. Các sản phẩm tốt hơn cho môi trường và tự nhiên theo đó là động lực thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm.
Tuy nhiên, yếu tố sức khỏe cũng được đặc biệt quan tâm trong ngành F&B và thị trường làm đẹp. Thương hiệu theo đó nên suy nghĩ về việc phát triển các thông điệp đề cao khía cạnh sức khoẻ, tính bền vững để thu hút người tiêu dùng, những người tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer).
Sức mạnh của xây dựng thương hiệu bền vững.
Để được người tiêu dùng công nhận về ý thức của doanh nghiệp đối với tính bền vững hay trách nhiệm với xã hội (CSR), thương hiệu phải đầu tư vào tính bền vững khi xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng có nhiều khả năng sẽ xác định các sản phẩm liên quan đến yếu tố bền vững khi chúng được giới thiệu trong suốt quá trình doanh nghiệp làm thương hiệu.
Chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện để đáp ứng với xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024.
Để có thể đáp ứng được các nhu cầu mới của người tiêu dùng trong năm 2024 và xa hơn thế nữa, dưới đây là một số chiến lược gọi ý mà thương hiệu có thể tham khảo.
Phát triển các thông điệp chính (Key Messages): Thương hiệu cần xây dựng một thông điệp chiến lược có thể gây được tiếng vang với khách hàng mục tiêu, nhấn mạnh vào sự đáng tin cậy và tính xác thực trong các cam kết thực hành tới tính bền vững.
Ưu tiên xây dựng thương hiệu bền vững: Hình ảnh thương hiệu bền vững được thực hiện tốt có thể là một công cụ mạnh mẽ để thu hút những người tiêu dùng có ý thức (người tiêu dùng hiện đại).
Xây dựng chiến lược giá bán phù hợp: Thương hiệu cần cân đối khoảng cách giữa tính bền vững và khả năng chi trả. Trong khi người tiêu dùng đang sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, mức giá cao không nên được xem là tiêu chuẩn.
3. Xu hướng tiêu dùng số 3 năm 2024: Zenthusiasts: Một chủ nghĩa mới được hình thành bởi Gen Z và Gen Y.
Xu hướng tiêu dùng tiếp theo của năm 2024 (Consumer Trends 2024) đó chính là một chủ nghĩa mới được hình thành chủ yếu từ Gen Y và Gen Z.
Chủ nghĩa mới được hình thành: Zenthusiasts.
Với những khó khăn chồng chất do đại dịch và sau đó là suy thoái kinh tế, nhiều người hơn đang tích cực tìm kiếm những khoảng thời gian được nghỉ ngơi và thoát khỏi những căng thẳng và lo lắng thường nhật.
Được dẫn dắt chủ yếu bởi Gen Z và Millennials (Gen Y), các thế hệ trẻ này thừa nhận rằng hiện có nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của họ.
Những người theo chủ nghĩa Zenthusiast là những người đang tích cực tìm kiếm niềm an ủi thông qua các chuyên gia sức khỏe trực tuyến, những người có thể giúp họ tự chăm sóc bản thân bằng các liệu pháp thay thế đơn giản.
Từ góc nhìn này, thương hiệu có thể phát triển các dịch vụ giúp những người theo chủ nghĩa Zenthusiast thư giãn khi hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer).
Sức ảnh hưởng của sự căng thẳng và lo lắng.
Căng thẳng và lo lắng đang bao phủ nhiều người tiêu dùng ngày nay. Theo số liệu nghiên cứu từ Statista, hơn 1/4 dân số thế giới cho biết rằng họ đang phải đối diện với các vấn đề như căng thẳng và lo lắng trong suốt 12 tháng qua. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z.
Sức mạnh của những người có ảnh hưởng trực tuyến (Online Influencer).
Năm 2024, hầu hết người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến để được tiếp xúc và truyền cảm hứng từ những người có ảnh hưởng mà họ yêu thích, xu hướng này một lần nữa chủ yếu được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ như Gen Z và Gen Y.
Những người tiêu dùng trẻ này là những người theo dõi nhiệt tình của những người có ảnh hưởng (Influencer) và nhà sáng tạo nội dung số.
Từ người theo dõi đến người mua.
Những người có ảnh hưởng có mức độ ảnh hưởng chưa từng có đối với sự tin tưởng từ những người theo dõi họ, điều này khiến người có ảnh hưởng trở thành một động lực thúc đẩy các quyết định của người tiêu dùng.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng hơn có xu hướng mua sắm các mặt hàng được xác nhận bởi những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mà họ yêu thích.
Sự dịch chuyển về mô hình trong ngành làm đẹp.
Người tiêu dùng dưới 40 tuổi đang ủng hộ tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Nhiều người đang chọn cách trang điểm tối thiểu hoặc thậm chí là không trang điểm để làm nổi bật sự tự nhiên đặc trưng của họ.
Họ coi thói quen làm đẹp là một phương tiện để thư giãn và thoát khỏi những căng thẳng hàng ngày. Họ coi việc đến các trung tâm chăm sóc sức khoẻ như spa là một phần của thói quen tự chăm sóc của họ, họ tin rằng điều này góp phần vào tổng thể hạnh phúc và an lạc.
Trẻ hóa làn da và thói quen.
Chu kỳ hay quá trình tái tạo làn da là thuật ngữ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và phản ánh sự dịch chuyển xã hội rộng lớn hơn theo hướng hạnh phúc toàn diện. Phổ biến trên các nền tảng như TikTok và Douyin, xu hướng này được Gen Z và Gen Y đón nhận nhiều hơn Gen X và Baby Boomers.
Một số chiến lược tiếp cận mà thương hiệu có thể tận dụng để đạt được thành công.
Để có thể đáp ứng được các xu hướng tiêu dùng mới này trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược marketing mà thương hiệu có thể áp dụng:
Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) theo hướng cộng tác: Hợp tác với những người có ảnh hưởng về sức khỏe, những người thường xuyên chia sẻ các nội dung phù hợp với việc giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng.
Nội dung được nhắm mục tiêu: Xây dựng nhiều nội dung có thể gây được tiếng vang với Gen Y và Gen Z, tập trung vào việc giảm căng thẳng (Stress).
Phát triển sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm dành cho việc tự chăm sóc toàn diện, nhấn mạnh thông điệp giảm căng thẳng. Chia sẻ những câu chuyện thành công (Storytelling) từ các khách hàng thực cũng là chiến lược hiệu quả trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
4. Xu hướng tiêu dùng số 4 năm 2024: Xu hướng sử dụng dữ liệu có trách nhiệm – Niềm tin của người tiêu dùng trong việc chia sẻ dữ liệu là chìa khoá thành công cho thương hiệu.
Đã xa rồi cái thời mà một mẫu quảng cáo có thể phù hợp với nhiều khách hàng hay nhóm đối tượng mục tiêu (Target Audience) khác nhau.
Người tiêu dùng về cơ bản là sẽ không quan tâm nhiều đến dữ liệu quyền riêng tư nếu điều đó có nghĩa là họ sẽ được cung cấp những nội dung phù hợp với sở thích của họ.
Những người ủng hộ dữ liệu quảng cáo (Advertising) là những người muốn các quảng cáo từ thương hiệu tập trung phục vụ cho nhu cầu, sở thích và lối sống của họ. Điều này cũng có nghĩa là nếu thương hiệu không thể sử dụng dữ liệu để quảng cáo một cách phù hợp, các chiến dịch từ thương hiệu có thể bị “skip ad’ ngay lập tức.
Từ khó chịu và phản kháng đến chấp nhận.
Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao sự phù hợp của các mẫu quảng cáo có liên quan. Nếu như trước đây, việc bị thu thập dữ liệu là nỗi ám ảnh, người tiêu dùng ngày nay coi đó như là cách để họ có thể được “phục vụ và chiều chuộng” bởi các nội dung có liên quan, giúp họ sống tốt hơn.
Minh bạch về cách thu thập dữ liệu nên là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu.
Sự sụt giảm về nhu cầu sử dụng trình chặn quảng cáo (Adblocker).
Trình chặn quảng cáo là cách mà người tiêu dùng sử dụng để hạn chế việc bị “tấn công” bởi các quảng cáo. Trình chặn quảng cáo từ lâu vốn là mối lo của hầu hết các nhà quảng cáo trực tuyến.
Trong khi vào năm 2023, YouTube phải đối mặt với một làn sóng chỉ trích gay gắt khi cố tình hạn chế việc người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo bằng cách hạn chế việc xem nội dung, về phạm vi toàn cầu, nếu vào năm 2020 có đến 1/3 người dùng sử dụng thì đến năm 2023 con số này đã giảm đi đáng kể. Thậm chí với không ít người dùng Mỹ, họ chấp nhận xem quảng cáo vì họ đánh giá cao lợi ích của các quảng cáo được cá nhân hóa.
Một số chiến lược tiếp cận mà thương hiệu có thể tận dụng.
Để có thể đáp ứng được các xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược mà thương hiệu có thể tận dụng.
Tận dụng việc cá nhân hoá quảng cáo: Tập trung xây dựng các mẫu quảng cáo và nội dung được cá nhân hoá theo sở thích của từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Phân khúc khách hàng (Segmentation) thành các nhóm nhỏ hơn và sau đó xây dựng các bản kế hoạch marketing riêng biệt cho các nhóm này.
Xây dựng niềm tin thông qua sự minh bạch: Thương hiệu nên cởi mở về việc thu thập dữ liệu và cách thức thông tin của khách hàng được sử dụng. Nhấn mạnh yếu tố bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư. Điều này có thể thúc đẩy đáng kể niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
Tận dụng UGC: UGC là từ viết tắt của User-generated Content, khái niệm mô tả các nội dung (Content) do người dùng tạo ra. Vì được chính những người sử dụng sản phẩm tạo ra, nó thường đáng tin hơn ít nhất là so với các tuyên bố một chiều thiếu căn cứ từ thương hiệu. Nếu khách hàng của thương hiệu là Gen Z và khi tính xác thực từ khoá gắn liền với thế hệ này (Tính xác thực cũng được bình chọn là từ khoá của năm 2023), UGC càng trở nên quan trọng hơn.
Tổng kết.
Trên đây là toàn bộ các phân tích về Báo cáo xu hướng tiêu dùng năm 2024 (Consumer Trends 2024). Như MarketingTrips đã đề cập, khi hành vi và sở thích mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, thay đổi chiến lược tiếp cận là chìa khoá thành công cho người làm Marketing và doanh nghiệp.
Bằng cách sớm xem xét và xây dựng chiến lược sát với khách hàng của mình, thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để đáp ứng nhu cầu và xây dựng kết nối với khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhóm ba người Việt bị cáo buộc tạo và bán hơn 750 triệu tài khoản Microsoft phục vụ lừa đảo, thu về hàng triệu USD bất hợp pháp.
Trong thông báo trên blog công ty hôm 13/12, Microsoft cho biết đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan thực thi pháp luật tại Mỹ đối với ba cá nhân gồm Duong Dinh Tu, Linh Van Nguyen và Tai Van Nguyen. Những người này được xác định sống tại Việt Nam, đứng sau một tổ chức có tên Storm-1152.
Tổ chức này chuyên cung cấp tài nguyên phục vụ việc lừa đảo mạng, gồm tài khoản trực tuyến số lượng lớn từ dịch vụ Hotmail, Outlook của Microsoft. Nhóm này vận hành một website chuyên bán tài khoản, một số trang bán các công cụ vượt qua bước nhập mã Captcha, và một số kênh truyền thông trên mạng xã hội để quảng cáo dịch vụ.
Theo các chuyên gia, tài khoản trực tuyến là tài nguyên quan trọng trong việc tấn công mạng. Với số lượng lớn, chúng có thể giúp tội phạm mạng tự động hóa việc tấn công, ngoài ra cũng khiến các nền tảng gặp thách thức trong việc phát hiện và ngăn chặn tài khoản xấu.
“Đến nay, Storm-1152 đã tạo và bán khoảng 750 triệu tài khoản Microsoft phục vụ lừa đảo, mang lại cho nhóm hàng triệu USD doanh thu bất hợp pháp”, thông báo của Microsoft viết. Ngoài ra, hành động của nhóm cũng khiến hãng và các công ty khác gặp khó khăn, tốn kém trong việc chống lại tội phạm mạng.
Nhờ dịch vụ của Storm-1152, các nhóm hacker có thể nhanh chóng có được hàng nghìn tài khoản, thay vì phải tự tạo. “Điều này cho phép tội phạm tập trung vào mục tiêu chính của chúng là lừa đảo, gửi thư rác, ransomware cũng như các hình thức lừa đảo và lạm dụng khác. Các tổ chức như Storm-1152 giúp tội phạm mạng thực hiện các hành vi xấu một cách hiệu quả và năng suất hơn”, Microsoft viết.
Theo điều tra, những tài khoản Storm-1152 cung cấp cho hacker được phát hiện trong nhiều chiến dịch đánh cắp dữ liệu và mã hóa tống tiền của các nhóm như Octo Tempest và một số chiến dịch khác từ năm 2021.
Sau khi phát hiện, các chuyên gia an ninh mạng của Microsoft cùng một bên thứ ba là Arkose Labs đã thực hiện phân tích, mua thử dịch vụ cũng như một số kỹ thuật đặc biệt để phát hiện nhóm đứng sau và cơ sở hạ tầng của nhóm. Ngoài các cá nhân bị nêu tên, hiện tên miền website của nhóm này đã bị thu giữ bởi Microsoft, theo lệnh từ tòa án Mỹ. Một kênh YouTube chuyên hướng dẫn sử dụng dịch vụ trên YouTube cũng đã bị đổi tên.
Kevin Gosschalk, Giám đốc điều hành của Arkose Labs, đánh giá sự nguy hiểm của Storm-1152 là việc họ hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ Internet thông thường và có thể dễ dàng tìm kiếm được cả trên vùng tối và vùng sáng của Internet. Dịch vụ của nhóm là cánh cửa dẫn đến các vụ tấn công mạng nghiêm trọng.
Ngoài ra, hoạt động này cũng vi phạm điều khoản dịch vụ của Microsoft do bán tài khoản lừa đảo, “giả vờ” là người dùng bình thường để vượt qua các biện pháp bảo mật của các dịch vụ trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội theo dạng blog Weibo của Wei Corp Trung Quốc đang yêu cầu một số người dùng không đăng tải những nội dung tiêu cực về nền kinh tế, một động thái nhấn mạnh mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế trong nước.
Theo đó, nền tảng mạng xã hội thường được so sánh với X (Twitter) là Weibo, đã gửi thông báo tới người dùng (blogger) cảnh báo họ “tránh bày tỏ thái độ bi quan về nền kinh tế” (Theo Bloomberg News).
Một người dùng weibo với hơn 76.000 người theo dõi, cho biết trong một bài đăng rằng họ được yêu cầu đăng ít hơn các tin tức về nền kinh tế. Một blogger khác chuyên cập nhật các tin tức về thị trường của Trung Quốc, với hơn 16.000 người theo dõi, đã đăng một thông báo riêng nhắc nhở các blogger “tránh vượt qua ranh giới đỏ”, đặc biệt là về các chủ đề kinh tế hoặc tài chính.
Thông báo của Weibo diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách khôi phục niềm tin của người dân, bao gồm cả việc cam kết tăng cường tăng trưởng tài chính.
Dữ liệu kinh tế mới đây của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi sau đại dịch vẫn đang khá chậm, với niềm tin của người tiêu dùng yếu và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc cho biết những bình luận tiêu cực về nền kinh tế sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
“Nhiều lời nói sáo rỗng nhằm mục đích làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện liên tục, nhằm cố gắng sử dụng những câu chuyện sai lệch để tạo ra một ‘bẫy diễn ngôn’ và ‘bẫy nhận thức’ rằng Trung Quốc đang suy thoái.”
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát trên không gian mạng, bao gồm yêu cầu những người có ảnh hưởng (Influencer) phải hiển thị tên thật của họ trước công chúng, nhằm ngăn chặn những thông tin bất đồng chính kiến và sai lệch trên mạng.
Weibo có trụ sở tại Bắc Kinh hoạt động theo một trong những chế độ kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt nhất thế giới. Đây là một trong những kho lưu trữ tin tức giải trí và tin đồn về người nổi tiếng, những chủ đề thường xuyên bị các cơ quan quản lý Trung Quốc giám sát.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Influencer Marketing Hub, thị trường marketing toàn cầu đã tăng trưởng lên đến 19% vào năm 2022 và đạt đến 16,4 tỷ USD. Trong đó, 90% các doanh nghiệp lựa chọn tin tưởng vào hiệu quả của chiến dịch Influencer và khoảng 77% có xu hướng lập ngân sách cho kế hoạch Online Influencer Marketing.
Đầu tư cho Influencer Marketing là vậy thế nhưng sau khi kết thúc chiến dịch các báo cáo mà thương hiệu nhận lại là chỉ số tương tác cơ bản và đang giả sử rằng “các chỉ số này càng cao, hoạt động thương hiệu càng tốt”.
Tuy nhiên, những chỉ số này chưa đủ để kết luận hiệu quả thật sự của chiến dịch. Vậy đâu mới là thước đo giúp thương hiệu đánh giá được hiệu quả của chiến dịch qua các kênh cũng như hiểu đúng về người dùng mục tiêu để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông?
1. Liệu các chỉ số đo lường cơ bản có thể đánh giá được hiệu quả sau chiến dịch?
Sau khi kết thúc mỗi chiến dịch, các nhãn hàng sẽ nhận được một bản báo cáo về từng bài đăng của các Influencer dựa trên KPI cam kết, bao gồm các chỉ số: nhận biết (Reach, View) và tương tác – Engagement (Reaction, Share, Comment, Click)…
Điểm cộng của những chỉ số này là tính quen thuộc và dễ hiểu, vì đây là bộ chỉ số chung của ngành, giúp nhãn hàng theo dõi tiến độ của mỗi chiến dịch.
Tuy nhiên, vì là bộ chỉ số chung, nên những chỉ số này chỉ phản ánh được “bề nổi của tảng băng”, tức khi nhìn vào những con số này, nhãn hàng hoàn toàn không đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả thực sự của chiến dịch đến với người tiêu dùng.
Ví dụ: số lượng comments chung chung không thể phản ánh được có bao nhiêu người tham gia thảo luận, những thảo luận đó có liên quan đến nhãn hàng và sản phẩm hay không, người dùng nhắc đến sản phẩm với thái độ tích cực hay tiêu cực, và liệu họ có ý định mua sản phẩm đó hay không?
Nếu các thương hiệu không cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phân tích các chỉ số đo lường chuyên sâu sẽ dễ rơi vào bẫy làm việc theo cảm tính, không xây dựng được một chiến lược đủ bài bản để tối ưu hóa ngân sách.
Dẫn đến các tình huống “trớ trêu” như các bài đăng từ các Influencers tạo ra nhiều thảo luận trên mạng xã hội nhưng tỉ lệ thảo luận liên quan đến thương hiệu, chiến dịch lại quá thấp. Điều này khiến hiệu ứng gợi nhớ thương hiệu không cao, không tiếp cận được tệp khách hàng và không có đủ cơ sở đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
Vậy thương hiệu cần phải làm gì để đánh giá được độ hiệu quả của chiến dịch thông qua các chỉ số đo lường?
2. Advocacy Marketing được “khai sinh” để giúp thương hiệu khắc phục những điểm yếu mà Influencer Marketing chưa làm được
Mỗi loại hình marketing đều sẽ có một hệ thống các chỉ số để đánh giá, các chỉ số cơ bản từ Influencer Marketing vẫn giúp thương hiệu theo dõi kết quả hoạt động nhưng không đo lường được hiệu quả. Trong khi đó, Advocacy Marketing hay còn gọi là Tiếp Thị Vận Động cho phép hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn các giá trị của chiến dịch thông qua các chỉ số chuyên sâu.
Khái niệm này tuy có vẻ khá mới tại Việt Nam, nhưng thực tế đây là một trong những hình thức marketing “quyền lực” nhất trên thế giới khi vừa thúc đẩy định vị thương hiệu trên thị trường đến hỗ trợ hiệu quả kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo số liệu từ Hubspot, các thương hiệu cho rằng với mỗi dollar đầu tư cho Advocacy Marketing, họ nhận lại ROI tương đương 650% (số liệu thống kê 2020).
Advocacy Marketing chính là loại hình marketing được “khai sinh” ra để khắc phục những điểm yếu của Influencer Marketing. Giúp trả lời được những câu hỏi:
Thương hiệu có tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu hay không?
Họ phản hồi và thảo luận về những chủ đề, thông tin gì?
Chất lượng và thái độ thảo luận mà thương hiệu nhận được thông qua các chiến dịch trên mỗi chiến lược/kênh
Từ sức mạnh kể trên, Advocacy Marketing sẽ giúp các thương hiệu giải quyết bài toán như đã đề cập thông qua các chỉ số đo lường chất lượng hiệu quả chuyên sâu của chiến dịch:
2.1 Chỉ số đo lường chất lượng thảo luận sau chiến dịch
Những chỉ số này sẽ giúp thương hiệu có thể thấy và xác định được chất lượng thảo luận được tạo ra sau mỗi chiến dịch thông qua các chỉ số chuyên sâu: Sentiment Score, Audience Scale, Relevant Mention, Brand Mention, Purchase Intention Mention…
2.2 Hai chỉ số đo lường chuyên sâu hiệu quả chiến dịch Advocacy
Social Effectiveness Score – chỉ số dùng để đo lường hiệu quả tạo ra brand mention (thảo luận đề cập đến thương hiệu) và audience scale (lượng người tham gia thảo luận) từ tổng thảo luận trên từng kênh.
Và, Advocacy Score – chỉ số được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một kênh trong hoạt động Advocacy Marketing.
Dựa trên chỉ số này có thể tính được lượng thảo luận, lượng người dùng và thảo luận liên quan đến thương hiệu của kênh đang được đánh giá.
Việc đánh giá đúng mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông thông qua các chỉ số đo lường chuyên sâu sau chiến dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các thương hiệu xây dựng kế hoạch để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông cho các chiến dịch sắp tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mixue, trà mãng cầu, bánh đồng xu phô mai… là những nội dung nằm trong top Câu hỏi Gần đây có Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật nhất 2023 theo Danh sách Google Year In Search 2023 – Google Một Năm Tìm Kiếm.
Cụ thể, hàng loạt từ khóa như: Mobifone gần đây, Mixue gần đây, Bác sĩ tim mạch giỏi gần đây, MB bank gần đây, Trà mãng cầu gần đây, Gội đầu dưỡng sinh gần đây, Bánh đồng xu phô mai gần đây… đã xuất hiện trong danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất năm 2023 của Google.
Các cụm từ khóa “Gần đây” thể hiện nhu cầu thiết yếu về ăn uống, sức khỏe, thư giãn trong đời sống hằng ngày của người Việt. Có thể nói, Google Tìm Kiếm đã tiếp tục là công cụ mà người dùng Việt tra cứu và cập nhật về những tin tức mới nhất về mọi mặt trong cuộc sống.
Cũng liên quan đến các thông tin đời sống. Google Tìm kiếm tiếp tục trả lời các câu hỏi hàng ngày về “Cách làm” và “Là gì”. Trong đó, người Việt đã tìm hiểu nhiều về “cách làm định danh mức 2” và “số định danh cá nhân VNEID là gì” trong năm 2023, qua đó cho thấy sự quan tâm lớn đến những cập nhật trong chính sách quản lý hành chính của nhà nước.
Người dùng cũng cập nhật thông tin về những chủ đề nóng của quốc gia như “năng lượng tái tạo là gì”, quan tâm đến các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình như “botulinum là gì”, “suy hô hấp là gì”.
Chủ đề “Công thức” cho thấy người Việt tìm kiếm cách thực hiện những món ăn truyền thống của Việt Nam, như “công thức nấu bánh chưng”, “công thức nấu bò kho”, “công thức nấu bún bò huế”.
Mọi người cũng quan tâm nhiều hơn đến việc tự thực hiện những món ăn tốt cho sức khỏe, ví dụ như “công thức nấu sữa hạt”, “công thức nấu ăn lành mạnh”.
Bên cạnh đó, Danh sách Google Year In Search 2023 – Google Một Năm Tìm Kiếm còn công bố nhiều hạng mục tìm kiếm tiêu biểu, chia theo các chủ đề cụ thể khác như: “Tìm kiếm về A.I”, “Thể thao”, “Game”, “Du lịch”, “Phim chiếu rạp”, “Định nghĩa – Là gì”…
Với những thông tin thống kê về xu hướng tìm kiếm của người Việt trong một năm đã qua, Google Year In Search 2023 (Google Một năm Tìm kiếm) cho thấy mối quan tâm và sự chuyển biến trong nhiều lĩnh vực có liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày tại Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thông tin thị trường – xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Được mệnh danh là “quốc gia uống trà” nhưng Trung Quốc đã vượt Mỹ thành thị trường quán cà phê có thương hiệu, tức theo chuỗi, lớn nhất thế giới.
Thông tin mới được công bố bởi cổng thông tin thị trường cà phê World Coffee Portal. Công ty nghiên cứu này cho biết số lượng cửa hàng cà phê có thương hiệu (branded coffee shop) ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 58% trong 12 tháng qua, đạt 49.691. Trong khi đó, Mỹ hiện có 40.062 cửa hàng.
Cửa hàng cà phê có thương hiệu là khái niệm chỉ các cửa hàng mang thương hiệu nổi tiếng, thuộc sở hữu của các công ty. Đặc điểm chung của chúng là kinh doanh theo chuỗi, có thiết kế nội thất, menu chuẩn đồng nhất và thường xuyên cung cấp sản phẩm đặc trưng riêng thương hiệu.
Tăng trưởng ở Trung Quốc năm qua được dẫn dắt bởi sự mở rộng nhanh chóng của mô hình cửa hàng nhỏ và tập trung vào giao hàng của Luckin Coffee và Cotti Coffee, lần lượt có thêm 5.059 và 6.004 cửa hàng mới năm qua. Luckin, mới thành lập cách đây 6 năm, có 13.273 cửa hàng và là chuỗi cà phê lớn nhất hiện nay.
Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc năm 1999, đang là chuỗi lớn thứ hai. Chuỗi đến từ Mỹ đã mở thêm 785 cửa hàng năm nay, nâng tổng số lên 6.806. Cotti Coffee, được thành lập bởi hai cựu giám đốc điều hành của Luckin vào tháng 8/2022, bám sát theo sau với 6.061 cửa hàng.
Hơn 90% trong số 4.000 người tiêu dùng tại quán cà phê Trung Quốc được khảo sát cho biết có uống cà phê nóng hàng tuần, trong khi 64% uống cà phê đá ít nhất một lần một tuần.
Có 89% khách hàng đến quán hoặc đặt mua ít nhất một lần mỗi tuần và 20% thực hiện hàng ngày. World Coffee Portal dự báo tăng trưởng cửa hàng cà phê theo chuỗi ở Trung Quốc sẽ bùng nổ ở mức 24% vào năm 2024 và chậm lại dần còn 6% năm 2028.
Đầu năm nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks đã rót hơn 200 triệu USD vào một cơ sở mới ở phía đông Trung Quốc. Vào thời điểm khai trương hồi tháng 9, gã khổng lồ đồ uống này cho biết đây là khoản đầu tư lớn nhất họ từng thực hiện cho một trung tâm sản xuất và phân phối cà phê bên ngoài nước Mỹ.
Trung Quốc từ lâu đã là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của Starbucks, đóng vai trò là thị trường lớn thứ hai trên toàn thế giới và thị trường nước ngoài hàng đầu.
Tuy nhiên, CEO Laxman Narasimhan cho biết công ty “vẫn còn trong những ngày đầu hoạt động ở Trung Quốc”, ngụ ý rằng mức tiêu thụ cà phê ở quốc gia có truyền thống uống trà này vẫn tương đối thấp. Vì vậy, Starbucks đặt mục tiêu có 9.000 cửa hàng tại đây vào 2025.
Thương hiệu chuỗi cà phê từ Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập thị trường này. Theo đó, Trung Nguyên Legend đã mở được hai cửa hàng tại Thượng Hải, lần lượt vào tháng 9/2022 và tháng 7/2023. Tập đoàn Trung Nguyên Legend cho hay đang xúc tiến triển khai kế hoạch phát triển 1.000 cửa hàng theo mô hình Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc thông qua hình thức hợp tác đầu tư.
Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Allegra, sở hữu World Coffee Portal, Jeffrey Young đánh giá thị trường quán cà phê Đông Á đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ việc mở rộng cửa hàng phi thường ở Trung Quốc, quốc gia đã nhanh chóng trở thành cường quốc ngành cà phê toàn cầu.
“Thật đáng khích lệ khi thấy các thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản lâu đời tiếp tục hoạt động mạnh mẽ cùng với sự phát triển của văn hóa cà phê tại các thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, Malaysia và Indonesia”, Jeffrey Young nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau thất bại với Metaverse, Meta dường như vẫn kiên định theo đuổi con đường vũ trụ ảo và mở với khái niệm fediverse thông qua mạng xã hội Threads.
Theo thông tin mới đây, Meta sẽ bắt đầu thử nghiệm một hệ thống cho phép các bài đăng từ mạng xã hội Threads xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội khác.
Thông báo này, được một số nhà công nghệ háo hức mong đợi, coi đây là một bước quan trọng đối với cả Meta và cái thường được gọi là fediverse, một tập hợp các nền tảng mạng xã hội cho phép dữ liệu lưu chuyển tự do giữa chúng, tương tự như cách hoạt động của email.
CEO Meta Mark Zuckerberg viết trong một bài đăng trên Threads: “Việc khiến Threads có khả năng tương tác sẽ giúp mọi người có nhiều lựa chọn hơn về cách họ tương tác và nó sẽ giúp nội dung tiếp cận được nhiều người hơn. Tôi khá lạc quan về điều này.”
Threads theo đó sẽ sử dụng các nền tảng công nghệ của một mạng xã hội mở (Open Social Network) như Mastodon, một nền tảng giống Twitter.
Threads cũng sẽ sử dụng công nghệ ActPub, một số trang web khác hiện cũng đã cho phép tích hợp ActPub, bao gồm trang blog WordPress.com và trang quản lý nội dung Flipboard.
Fediverse vẫn còn rất nhỏ so với Threads, với khoảng 11 triệu người dùng, phần lớn trong số họ sử dụng Mastodon. Mặc dù Meta vẫn chưa thống kê được chính xác số lượng người dùng Threads nhưng CEO Meta cho biết nền tảng này đã đạt 100 triệu người dùng trong 5 ngày đầu tiên vào tháng 7.
CEO Mark Zuckerberg mô tả việc tích hợp với ActPub là “một thử nghiệm” nhưng không đưa ra mốc thời gian rõ ràng cho việc tích hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hậu duệ của người sáng lập hãng đồ da Pháp nổi tiếng Hermès đang có ý định chuyển giao một phần khối tài sản khổng lồ của mình cho một nhân viên từng giúp việc trong gia đình. Theo tờ Tribune de Genève, số tiền chuyển giao được ước tính rơi vào khoảng vài tỷ franc Thụy Sĩ (1 tỷ franc = 1,1 tỷ USD).
Sinh ra đã “ngậm thìa vàng”
Sinh năm 1943, doanh nhân người Pháp Nicolas Puech là người thừa kế và là hậu duệ đời thứ năm của Thierry Hermès, nhà sáng lập hãng thời trang xa xỉ Hermes. Tuổi thơ của ông Nicolas Puech được bao quanh bởi hàng hiệu và sự giàu có.
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đầu quân cho Tập đoàn Hermes và nắm giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Năm 2002, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch ban giám sát của tập đoàn và giữ chức vụ này đến tận năm 2008.
Ông Puech được cho là người có đóng góp quan trọng trong việc đưa thương hiệu Hermes phủ sóng khắp các quốc gia trên thế giới, đồng thời giúp tập đoàn phát triển nhiều dòng sản phẩm mới bao gồm đồ trang trí nhà cửa, nước hoa… Trong giới kinh doanh xa xỉ phẩm, ông Nicolas Puech được tung hô là nhân vật giúp định hình và hoàn thiện lĩnh vực này suốt nhiều thập kỷ qua.
Trước khi nghỉ hưu, ông từng là cựu thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn xa xỉ Pháp, sau đó ông quyết định rời công ty vào tháng 8/2014, nhưng vẫn nắm giữ hơn 5% cổ phần công ty. Hiện tại, ông Nicolas Puech đang sinh sống tại bang Valais, phía Nam Thụy Sĩ và là cổ đông cá nhân lớn nhất của Hermès.
Theo tạp chí Bilan, tạp chí xếp hạng 300 cá nhân giàu nhất Thụy Sĩ mỗi năm, tài sản của ông Puech được ước tính rơi vào khoảng 9 – 10 tỷ franc Thụy Sĩ (10,2 – 11,4 tỷ USD) nhờ cổ phần của ông trong hãng đồ da nổi tiếng với túi xách và khăn lụa Hermes.
Loay hoay tìm người thừa kế
Hiện ông Nicolas Puech vẫn đang độc thân và không có người nối dõi. Trước đó, năm 2011, ông Puech đã quyết định ký trước một bản di chúc. Một phần tài sản của ông sẽ được dùng để ủng hộ quỹ Isocrate có trụ sở tại Geneva, quỹ chống lại các thông tin sai lệch của các tổ chức phi chính phủ.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2022, ông Puech lại vừa quyết định thay đổi di chúc của mình khi đề nghị luật sư cá nhân tư vấn về việc chuyển giao khối tài sản của mình thông qua kế hoạch nhận con nuôi. Theo tư vấn của luật sư, việc nhận con nuôi sẽ không đơn giản như ông Puech nghĩ.
“Ở Thụy Sĩ, việc nhận nuôi một người trưởng thành không phải là điều quá khó. Tuy nhiên, với giới siêu giàu thì lại khác, bởi người được nhận nuôi sẽ có quyền thừa kế hợp pháp ít nhất một nửa khối tài sản của gia đình tỷ phú đó”, tờ Bilan cho hay.
Đứng trước áp lực phải tìm kiếm người kế nhiệm vào năm 80 tuổi, tháng 2/2023, ông Puech bộc bạch mong muốn chuyển giao một phần tài sản của mình cho người làm vườn mà theo ông đánh giá là rất siêng năng và thật thà.
Tờ Tribune de Genève cho biết “người thừa kế” mới này đang ở độ tuổi ngoài 50 và xuất thân từ một gia đình khiêm tốn tại Maroc, hoàn toàn là một người bình thường và đời tư không có gì đáng chú ý. Người đàn ông này được cho là đã gắn bó với ông Puech trong một khoảng thời gian dài và từ lâu đã được ông coi như một thành viên trong gia đình mình.
Ông Puech thậm chí từng bày tỏ sự quý mến với nhân viên của mình bằng việc tặng cho người làm vườn một tài sản sang trọng ở Marrakech, Maroc trị giá 1,5 triệu franc (hơn 1,7 triệu USD) và một biệt thự trị giá 4 triệu franc (4,6 triệu USD) tại Montreux, một khu đô thị trên hồ Geneva, Thụy Sĩ.
Thế nhưng, theo luật sư, tỷ phú Nicolas Puech sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc sửa đổi di chúc, và tranh chấp giữa ông và quỹ Isocrate, nơi dự định nhận tài sản thừa kế ban đầu, có thể sẽ nổ ra.
Mặc dù ý định của tỷ phú Puech vẫn chưa chính thức, song điều này đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Một vài ý kiến cho rằng việc chuyển giao này chỉ là một quyết định bốc đồng của ông Puech và sẽ được rút lại khi ông suy nghĩ kỹ càng hơn bởi họ cho rằng suy cho cùng, người giúp việc dù có nhận được sự quý mến đặc biệt thì vẫn chỉ là một người lạ.
Ngược lại, rất nhiều người lại tỏ ra hâm mộ và ủng hộ quyết định này của ông Puech. Họ cho rằng sự trung thành và chăm chỉ của người làm vườn cuối cùng cũng được đến đáp và điều này sẽ giúp khích lệ tinh thần của rất nhiều người lao động toàn cầu tiếp tục nỗ lực với công việc của họ ở hiện tại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong 3 quý đầu năm 2023, trung bình mỗi quý, X (Twitter) có hơn 600 triệu USD doanh thu quảng cáo. Dự báo doanh thu quý cuối cùng của năm 2023, của X sẽ ở mức tương tự. Doanh số bán quảng cáo hiện chiếm từ 70% đến 75% tổng doanh thu của X. Điều đó có nghĩa là doanh thu năm 2023 của X (Twitter) sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm doanh thu từ đăng ký và thỏa thuận cấp phép dữ liệu.
Các giám đốc điều hành của X ban đầu đặt mục tiêu đạt doanh thu 3 tỷ USD từ quảng cáo và đăng ký vào năm 2023, nhưng nhiều khả năng họ sẽ không đạt được con số này, dù phía trước vẫn còn kì nghỉ Giáng sinh.
Vì vậy, dự kiến tổng doanh thu cả năm của X (Twitter) thấp hơn nhiều so với doanh thu 1 tỷ USD/quý của năm 2022. X đã ngừng báo cáo dữ liệu tài chính công khai sau khi Musk tiếp quản vào tháng 10 năm 2022.
Các số liệu bán hàng cũng cho thấy sự khó chịu và tẩy chay của các nhà quảng cáo đối với cách X xử lý việc kiểm duyệt nội dung dưới sự chỉ đạo của Elon Musk.
Vào năm trước khi Musk mua lại công ty X đã báo cáo doanh thu hơn 5 tỷ USD. Đầu năm 2021, Giám đốc điều hành lúc đó là Jack Dorsey của Twitter đã đặt mục tiêu công khai là đạt doanh thu 7,5 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Vào tháng 10/2023, mạng xã hội X (Twitter), cho biết sẽ thử nghiệm mô hình đăng ký mới, tính phí gần 1 USD/năm đối với những người sử dụng các tính năng cơ bản của nền tảng.
Kể từ khi tỷ phú Elon Musk tiếp quản Twitter vào tháng 10/2022, mạng xã hội này đã phải đối mặt với nhiều biến động như sa thải hàng loạt nhân viên và doanh thu quảng cáo cũng bị giảm mạnh.
Vào tháng 9/2023, tỷ phú 52 tuổi cho biết đang dự tính thu phí toàn bộ người dùng trên X, biến mạng xã hội này thành dịch vụ trả phí hoàn toàn. Elon Musk lập luận rằng việc thu phí và ưu tiên các bài đăng của người dùng cao cấp sẽ giảm ảnh hưởng của tài khoản giả mạo và tin nhắn rác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các mô hình ngôn ngữ lớn LLM dự kiến sẽ hỗ trợ tối ưu cho một số ngôn ngữ địa phương trong khu vực, bao gồm tiếng Việt, Indonesia, Thái Lan, Malay, Khmer, Lào, Tagalog và Miến Điện.
Tuần trước, Singapore đã công bố kế hoạch phát triển hệ sinh thái mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đầu tiên, phục vụ cho văn hóa và ngôn ngữ đa dạng của khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, hầu hết các LLM hiện có đều chỉ sẵn các giá trị và chuẩn mực phục vụ nhiều hơn cho các nước phương Tây.
HỖ TRỢ CÁC NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG CỦA ĐÔNG NAM Á
Giống như tham vọng LLM của Singapore, Học viện Alibaba Damo của Trung Quốc cũng đã tiết lộ SeaLLMs. Alibaba SeaLLMs là một LLM tiên phong đi kèm với 13 tỷ phiên bản tham số và 7 tỷ phiên bản được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các ngôn ngữ đa dạng của Đông Nam Á.
Mặc dù tiếng Anh vẫn được sử dụng rộng rãi trong khu vực, ngôn ngữ bản địa vẫn là một công cụ truyền thông quan trọng của các nước. Ví dụ, ở Malaysia, mặc dù tiếng Anh vẫn được nói chủ yếu, nhưng Malay vẫn là ngôn ngữ được các cơ quan chính phủ sử dụng để truyền thông chính thức, giống như tại các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ở Philippines, tiếng Anh là một ngôn ngữ chính, nhưng Tagalog chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp.
Các mô hình LLM dự kiến sẽ hỗ trợ tối ưu cho một số ngôn ngữ địa phương trong khu vực, bao gồm tiếng Việt, Indonesia, Thái Lan, Malay, Khmer, Lào, Tagalog và Miến Điện.
Seallm-Chat, mô hình hội thoại, cho thấy khả năng thích ứng với kết cấu văn hóa độc đáo của mỗi thị trường, phù hợp với phong tục, phong cách và khung pháp lý địa phương, làm trợ lý chatbot cho các doanh nghiệp tham gia với các thị trường Đông Nam Á.
SEALLMS là một loạt các mô hình AI không chỉ hiểu các ngôn ngữ địa phương mà còn bao gồm sự phong phú về văn hóa của Đông Nam Á. Sự đổi mới này được thiết lập để đẩy nhanh việc dân chủ hóa AI, trao quyền cho các cộng đồng được thể hiện trong lịch sử trong lĩnh vực kỹ thuật số.
SEALLM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Theo một báo cáo của các nhà nghiên cứu Alibaba Damo, các mô hình SEALLM-cơ sở đã trải qua việc đào tạo trước trên một bộ dữ liệu chất lượng cao, đa dạng bao gồm các ngôn ngữ từ khu vực. Điều này là để đảm bảo một sự hiểu biết sắc thái về bối cảnh địa phương và giao tiếp bản địa.
Bộ dữ liệu đào tạo của SeaLLMs được hình thành bởi các tài liệu từ các nguồn công cộng khác nhau, bao gồm các văn bản web, tài liệu tin tức, bài báo học thuật và văn bản có kiến thức chuyên môn. Trước tiên Alibaba sử dụng định danh ngôn ngữ fasttext để lọc các tài liệu không thuộc về ngôn ngữ Đông Nam Á.
Để tiếp tục loại bỏ nội dung có hại hoặc không mong muốn, Alibaba phát triển một đường ống với các mô -đun lọc và lọc dữ liệu khác nhau để xử lý trước dữ liệu được thu thập. Trong khi đó, để duy trì hiệu suất tiếng Anh của SEALLMS, Alibaba cũng giới thiệu một tập hợp các văn bản tiếng Anh chất lượng cao được lấy mẫu từ Redpajama-Data vào đào tạo trước, các nhà nghiên cứu cho biết.
Công việc này đặt nền tảng cho các mô hình trò chuyện như SEALLM-Chat, được hưởng lợi từ các kỹ thuật điều chỉnh tinh chỉnh nâng cao và bộ dữ liệu đa ngôn ngữ được xây dựng tùy chỉnh.
Do đó, các trợ lý chatbot dựa trên các mô hình này không chỉ có thể hiểu mà còn tôn trọng và phản ánh chính xác bối cảnh văn hóa của các ngôn ngữ này trong khu vực, chẳng hạn như các quy tắc xã hội và phong tục, sở thích phong cách và cân nhắc pháp lý.
Một lợi thế kỹ thuật đáng chú ý của Alibaba SeaLLMs là hiệu quả của chúng, đặc biệt là với các ngôn ngữ không phải là Latin. Chúng có thể giải thích và xử lý văn bản dài hơn tới chín lần (hoặc ít hơn các mã thông báo cho cùng một chiều dài của văn bản) so với các mô hình khác như ChatGPT cho các ngôn ngữ không phải là tiếng Latin như Miến Điện, Khmer, LAO và tiếng Thái. Điều đó chuyển thành khả năng thực hiện nhiệm vụ phức tạp hơn, giảm chi phí hoạt động và tính toán và chi phí môi trường thấp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Tech Asia, Alibaba đã rót thêm 634 triệu USD vào Lazada, nâng tổng số tiền đầu tư vào công ty này trong năm nay lên hơn 1,8 tỷ USD.
Dữ liệu từ Alternatives.pe cho thấy gần đây, gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á Lazada đã nhận thêm 634 triệu USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba Group.
Đây đã là khoản tài trợ lớn thứ 3 mà Lazada nhận được từ công ty mẹ Alibaba trong năm nay, nâng tổng số tiền Alibaba rót vào công ty thương mại điện tử (e Commerce) trong năm nay lên tới 1,8 tỷ USD. Đáng chú ý, việc “bơm” thêm tiền cho Lazada được thực hiện chỉ 5 tháng sau lần rót vốn trước.
Khoản tài trợ mới của Alibaba được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn đang xem xét lại chiến lược cạnh tranh cả trong và ngoài nước trên “chiến trường” thương mại điện tử.
Theo đó, trong nước, vị thế người dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba đang lung lay và sắp rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh như Pinduoduo hay Tencent.
Trong đợt giảm giá ngày Lễ Độc thân (11/11) năm nay – Lế hội mua sắm do chính Alibaba khởi xướng, doanh số của Alibaba kém hơn nhiều so với đối thủ “sinh sau đẻ muộn” là Pinduoduo. Không chỉ vậy, Alibaba cũng mới bị Pinduoduo “vượt mặt” về giá trị thị trường.
Trong khi đó, mảng thương mại kỹ thuật số quốc tế của công ty dường như đang “ăn nên làm ra” hơn nhiều khi đạt mức tăng trưởng doanh thu 53% so với cùng kỳ năm trước trong quý II.
Mặc dù vậy, Lazada hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở thị trường 650 triệu người tiêu dùng ở Đông Nam Á, trước là Shopee và nay là TikTok Shop.
Khoản tài trợ bổ sung cho Lazada cũng được được đưa ra sau khi TikTok công bố thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD để mua cổ phần kiểm soát Tokopedia, công ty dẫn đầu thị trường Indonesia, với kế hoạch mở rộng phạm vi tiếp cận mua sắm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Làm thế nào Shein có thể vượt qua Zara và H&M và đi tiên phong trong làng thời trang nhanh chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn?
Theo công ty nghiên cứu Coresight, với việc bán hàng gần như hoàn toàn trực tuyến, Shein – nhà bán lẻ thời trang nhanh Trung Quốc đã tạo ra doanh thu toàn cầu khoảng 23 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 1/5 thị phần trên toàn thế giới. Shein thu hút người tiêu dùng với những chiếc áo phông chỉ 5 USD và áo len 10 USD – một mức giá rẻ đến khó tin.
Rui Ma, nhà phân tích và người sáng lập bản tin Tech Buzz China, cho biết: “Sức mạnh thực sự của Shein là họ không cần biết bạn muốn mặc gì. Điều họ quan tâm và tự hào là khả năng tăng cường sản xuất rất nhanh”.
Shein có một số điểm chung với Zara và H&M – những người đi đầu trong khái niệm tái tạo kiểu dáng trên sàn diễn và mang chúng đến cho người mua sắm với giá rẻ hơn, còn được gọi là “thời trang nhanh”. Cả ba nhà bán lẻ đều phải đối mặt với những lời chỉ trích vì cáo buộc sao chép thiết kế từ các thương hiệu khác, nhưng một số nhà phê bình cho rằng chu kỳ sản xuất siêu nhanh của Shein khiến họ trở thành kẻ đáng chú ý hơn cả.
Theo các nhà phân tích, chiến lược của Shein là khai thác mạng lưới các nhà cung cấp chủ yếu có trụ sở tại Trung Quốc – nơi chấp nhận các đơn đặt hàng ban đầu nhỏ, sau đó mở rộng quy mô dựa trên nhu cầu.
Chuỗi cung ứng cực kỳ linh hoạt đó đã cho phép Shein tạo ra một mô hình kinh doanh khác biệt so với những công ty thời trang nhanh lâu đời như Zara và H&M – những công ty tiên phong về thời gian sản xuất ngắn hơn nhưng vẫn chủ yếu dựa vào việc dự đoán kiểu dáng mà người mua hàng sẽ mua.
Simon Irwin, cựu nhà phân tích của Credit Suisse, cho biết: “Phần lớn, Zara hay H&M vẫn dự đoán xu hướng thời trang, đặt hàng trước sản phẩm đó từ 3 đến 12 tháng trước khi bán và cam kết số lượng đặt hàng khá lớn”.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy Shein thường nhận được đơn đặt hàng trong vòng 5 đến 7 ngày và sau đó có thể gửi sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua vận tải hàng không.
Theo Sheng Lu, Giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware, việc vận chuyển vẫn có thể mất tới hai tuần, tùy thuộc vào sản phẩm và địa điểm của người mua hàng.
Tuy nhiên, mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng mang lại cho Shein lợi thế so với các nhà bán lẻ truyền thống, vốn phải phân phối quần áo trên mạng lưới cửa hàng toàn cầu và luôn có hàng tại các địa điểm đó.
Theo dữ liệu từ Lu, từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023, Zara và H&M lần lượt đưa 40.000 và 23.000 mặt hàng mới vào thị trường Mỹ. Shein đã giới thiệu 1,5 triệu sản phẩm trong cùng thời gian – gấp 37 lần so với Zara và 65 lần so với H&M.
Trong khi cả hai công ty vẫn làm việc với các nhà cung cấp ở Trung Quốc, Inditex và H&M có cơ sở sản xuất lớn ở các nước khác.
Vào năm 2022, 98% hoạt động sản xuất của Inditex có trụ sở tại 12 quốc gia, bao gồm Bồ Đào Nha, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, nơi công ty đặt trụ sở chính. Người phát ngôn của H&M cho biết Bangladesh, cùng với Trung Quốc, là thị trường sản xuất quần áo lớn nhất của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong báo cáo xu hướng công nghệ 2024 của IBM, IBM cho rằng doanh nghiệp đang chuyển từ “bổ sung AI vào quy trình hoạt động” (Plus AI) sang mô hình “AI là ưu tiên hàng đầu” (AI Plus).
Theo báo cáo xu hướng công nghệ 2024 của IBM, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra lợi thế của AI và tìm cách ứng dụng vào hoạt động. 75% CEO tham gia khảo sát của IBM tin rằng AI giúp tăng sức cạnh tranh cho công ty, 43% cho biết đã tìm đến sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo khi cần đưa ra quyết định chiến lược. 36% sử dụng AI cho quá trình xây dựng phương án vận hành.
Tuy nhiên, khoảng 60% doanh nghiệp không ứng dụng AI một cách toàn diện vào hoạt động. Nói cách khác, những đơn vị này phát triển theo hướng xem AI là công cụ bổ sung, được thêm vào sau khi hệ thống đã hoàn thiện, còn gọi là Plus AI, hay +AI.
“Plus AI là mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bộ phận riêng lẻ hoặc quy trình có sẵn của công ty, do đó chỉ đem lại lợi ích trong ngắn hạn”, bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ IBMViệt Nam, nhận định. “Để mở rộng quy mô và tận dụng hiệu quả AI, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang mô hình AI Plus”.
Với AI Plus (AI+), các doanh nghiệp xây dựng giải pháp AI trước khi hoàn thiện các bộ phận chuyên ngành, từ đó biến trí tuệ nhân tạo thành trung tâm phát triển, tạo ảnh hưởng tích cực tới mọi hoạt động và dịch vụ thiết yếu.
Theo IBM, các giải pháp AI+ cải thiện 40% năng suất nhân sự, giải quyết 90% vấn đề phát sinh từ bộ phận chăm sóc khách hàng, đồng thời xử lý 60% yêu cầu phát triển phần mềm nhờ khả năng tự động phân tích ứng dụng, tạo và chuyển đổi mã lập trình.
Từ kết quả này, IBM đánh giá việc chuyển sang mô hình AI+ đã là xu hướng công nghệ và sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2024.
Tuy nhiên, đại diện IBM cho rằng để hoàn thiện mô hình AI+, doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt hơn so với mô hình cũ. Đầu tiên, họ phải trao quyền và cung cấp cho đội ngũ nghiên cứu AI các công cụ để đào tạo, điều chỉnh, triển khai mô hình máy học. Ngoài ra, các mô hình này cũng cần được thiết kế để hoạt động trên kiến trúc đa đám mây, tập trung thu thập, truy xuất nguồn dữ liệu riêng của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp phải sớm xây dựng kho lưu trữ dữ liệu, được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn cho phép AI truy cập để học hỏi và chia sẻ nội dung, phục vụ quá trình hoạt động. Cuối cùng, doanh nghiệp cần tạo quy trình cụ thể, khiến AI làm việc một cách có minh bạch, có trách nhiệm, từ đó tạo niềm tin từ tập thể nhân viên vào công cụ này.
“Mô hình AI Plus sẽ vận hành hiệu quả khi tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản: AI được thiết kế, sử dụng với mục đích hỗ trợ trí tuệ của con người; đảm bảo dữ liệu và nguồn thông tin luôn thuộc quyền sở hữu của đơn vị chủ quản; nội dung đầu ra cung cấp bởi AI phải luôn minh bạch và có thể giải thích được”, Patel nói.
Năm nay, IBM đã giới thiệu Watsonx – nền tảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ xây dựng, tinh chỉnh mô hình máy học, giúp đơn giản hóa việc phát triển công ty theo hướng AI Plus.
Bên cạnh xu hướng chuyển dịch từ +AI sang mô hình mới, IBM cho rằng năm 2024 sẽ xuất hiện thêm bốn xu hướng lớn khác trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp, gồm nhân lực có kinh nghiệm làm việc với AI sẽ thay thế người lao động phổ thông; tận dụng nguồn lợi từ kho dữ liệu lớn; ứng dụng AI để phân tích dữ liệu, tăng khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước biến động bên ngoài; phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng hệ sinh thái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
OpenAI, startup trí tuệ nhân tạo đang nhận được sự quan tâm với công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT, được giới đầu tư định giá lên tới 86 tỷ USD.
Nhưng nếu tìm kiếm con số doanh thu cho công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo này thì số liệu chính thức mới nhất tìm thấy là số tiền rất nhỏ, gần 45.000 USD vào năm ngoái.
Con số gần 45.000 USD được tiết lộ trong hồ sơ 990 của OpenAI nộp cho Sở Thuế IRS. Đây là một biểu mẫu bắt buộc đối với các tổ chức muốn duy trì trạng thái miễn thuế. Quy định liên bang không yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán.
Tại California, nơi OpenAI đặt trụ sở, công ty đã tránh được việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 do doanh thu khai báo dưới ngưỡng 2 triệu USD. Lần cuối cùng OpenAI nộp báo cáo tài chính tại bang này là vào năm 2017, khi doanh thu đạt 33,2 triệu USD, cao hơn 700 lần so với con số năm ngoái.
Mặc dù luôn nhấn mạnh vào tính cởi mở, tài chính của OpenAI vẫn là một ẩn số.
Được thành lập vào năm 2015, tổ chức phi lợi nhuận của OpenAI cho phép công ty huy động hàng tỷ USD nguồn tài trợ từ bên ngoài dù vẫn hoạt động như một startup. Trong khi đó, một nhánh khác của OpenAI sẽ phụ trách mảng thương mại, phát triển ChatGPT và thu phí người dùng.
Hồi tháng 8, tờ The Information đưa tin rằng OpenAI đạt 28 triệu USD doanh thu vào năm ngoái và có thể đạt gần 1 tỷ USD trong năm nay. Con số được đưa ra dựa trên gia tăng về mức độ phổ biến của ChatGPT và những cải tiến cho các mô hình của OpenAI.
Hồ sơ IRS mới nhất càng làm tăng thêm sự phức tạp đối với cơ cấu tổ chức của OpenAI.
Tháng trước, hội đồng quản trị đã đột ngột sa thải Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Sam Altman. Hội đồng giải thích trong một bài đăng trên blog rằng họ “không còn tin tưởng” vào khả năng lãnh đạo của vị CEO vì những quyết định thúc đẩy thương mại hoá quá nhanh.
Giới truyền thông cho rằng hội đồng quản trị đã tức giận về việc Altman hối thúc đưa sản phẩm thương mại ra thị trường bất chấp những lo ngại về an toàn tại một tổ chức phi lợi nhuận như OpenAI, vốn được phát triển “với mục tiêu xây dựng trí tuệ nhân tạo chung an toàn và có lợi vì lợi ích của nhân loại”.
Chỉ chưa đầy một tuần, Sam Altman đã được phục chức. Những thành viên cũ trong hội đồng quản trị gồm Helen Toner, Tasha McCauley và đồng sáng lập Ilya Sutskever đã bị loại bỏ.
Sự hỗn loạn đã đặt ra câu hỏi liệu OpenAI có thể hoặc nên tiếp tục hoạt động dưới sự bảo trợ của một tổ chức phi lợi nhuận hay không?
Ông Thad Calabrese, Giáo sư quản lý tài chính công và phi lợi nhuận tại Đại học New York, cho biết trạng thái hiện tại của OpenAI khá phức tạp và không giống bất cứ điều gì ông từng thấy trong thế giới phi lợi nhuận.
Ông cho rằng OpenAI có thể từ bỏ tư cách phi lợi nhuận. “Không thực sự cần thiết phải có một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu bạn muốn là một startup, hãy trở thành một startup”, ông Calabrese nói.
Nhận xét về báo cáo của OpenAI với IRS, ông nói “về cơ bản, bạn không thể thực sự hiểu được toàn diện về các tổ chức này khi không có báo cáo tài chính hợp nhất”.
Người phát ngôn của OpenAI cho biết OpenAI luôn tuân thủ các yêu cầu nộp hồ sơ của California và người này không trả lời về tính phi lợi nhuận của công ty.
Mô hình phi lợi nhuận không hoàn toàn xa lạ với ngành công nghệ. Đơn cử, quỹ Mozilla là tổ chức mẹ của Tập đoàn Mozilla với trình duyệt Firefox. Không giống như OpenAI, Mozilla chưa bao giờ huy động tiền từ các nhà đầu tư mạo hiểm – những người mong đợi lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ.
Công ty dùng phần lớn doanh thu của mình để tái đầu tư vào phát triển sản phẩm và dành một phần cho các chương trình của tổ chức phi lợi nhuận.
Mỗi năm, quỹ Mozilla đăng một tài liệu 990 cập nhật lên trang web của mình, cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên kỹ lưỡng hơn.
Mark Surman, Chủ tịch của Mozilla Foundation, cho biết OpenAI cần tìm ra hướng đi mà công ty muốn đi.
“Tại thời điểm này, tôi không biết đây có phải là vấn đề giám sát theo quy định hay không. Tôi nghĩ đây là vấn đề về niềm tin của công chúng”, Surman nói.
“Nếu họ muốn được coi là tổ chức công đảm bảo AI phục vụ nhân loại, công chúng cần minh bạch hơn rất nhiều. Họ cần biết chuyện gì đang xảy ra”, nhà lãnh đạo Mozilla nói thêm.
Trong khi đó, thoả thuận cho phép nhân viên OpenAI bán cổ phần của họ sẽ định giá công ty khởi nghiệp ở mức 86 tỷ USD. Công ty đã huy động được hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư, chủ yếu là Microsoft. Nguồn vốn này dùng để trả tiền cho các dịch vụ đám mây và thuê nhân tài cần thiết, giúp phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn cần nhiều vốn.
Đó là một bức tranh rất khác so với hồ sơ 990 của OpenAI.
Năm ngoái, nhánh phi lợi nhuận của OpenAI đã chi 1,3 triệu USD, bao gồm khoảng 400.000 USD tiền tài trợ, chủ yếu để hỗ trợ cho nghiên cứu của Đại học Duke.
Sau sự trở lại của Sam Altman vào tháng trước, OpenAI đã cam kết tăng cường cơ cấu quản trị của mình, mặc dù công ty chưa đưa ra những thay đổi cụ thể sắp tới. Chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại, Bret Taylor cho biết:
“Hội đồng sẽ tiếp tục thực hiện các bước để tăng cường quản trị doanh nghiệp của OpenAI, xây dựng một hội đồng có trình độ và đa dạng gồm các cá nhân xuất sắc, đồng thời giám sát sứ mệnh quan trọng của OpenAI trong việc đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo nói chung mang lại lợi ích cho toàn nhân loại”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk được cho là muốn thành lập trường đại học riêng ở Austin, Texas, nhưng trước mắt sẽ xây một ngôi trường cho học sinh tiểu học.
Bloomberg trích dẫn hồ sơ thuế liên bang Mỹ cho thấy Musk đã quyên góp 100 triệu USD cho tổ chức từ thiện mới The Foundation do chính ông thành lập. Kế hoạch trước mắt của tổ chức này là mở một trường học phục vụ từ cấp tiểu học đến trung học, tuyển sinh ban đầu khoảng 50 học sinh và tập trung giảng dạy các môn STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). Đơn đăng ký được nộp từ tháng 10/2022 và đã được phê duyệt vào tháng 3.
Mục tiêu tiếp theo của The Foundation là “mở rộng quy mô hoạt động để tạo ra một trường đại học dành riêng cho giáo dục ở cấp độ cao nhất”. Trường sẽ tuyển dụng “giảng viên giàu kinh nghiệm” và áp dụng chương trình giảng dạy truyền thống bên cạnh trải nghiệm học tập – thực hành bao gồm mô phỏng, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và các hoạt động ở phòng thí nghiệm.
Tài liệu cũng cho biết trường sẽ sớm nộp đơn xin công nhận với Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng miền Nam nước Mỹ (SACS-COC).
Ngoài ra, trường dự kiến “có kế hoạch miễn học phí”. Trong trường hợp phải đóng học phí, trường sẽ có phương án cấp học bổng. Những người được Musk giao điều hành có Jared Birchall, đứng đầu văn phòng gia đình Musk; Steven Chidester, luật sư thuế của Withersworldwide; Ronald Gong và Teresa Holland, những người thân cận với tỷ phú Mỹ.
Elon Musk chưa đưa ra bình luận.
Tỷ phú gốc Nam Phi từng bày tỏ sự quan tâm đến việc thành lập một trường học quy mô lớn. Ông thậm chí đã mở một trường tư thục nhỏ có tên Ad Astra cho con cái của ông và các nhân viên tại các công ty do ông điều hành vào năm 2014. Một năm sau, ông viết trên Twitter (nay là X) rằng môi trường ở Ad Astra “không có bất kỳ điểm số nào, thay vào đó tập trung vào năng khiếu và khả năng”.
Theo WSJ, Musk cũng quan tâm đến việc thành lập một trường học theo phong cách Montessori ở thị trấn có tên Snailbrook tại Texas – nơi ông đã mua hàng nghìn mẫu đất.
Tỷ phú cũng từng nói đùa về việc thành lập Viện Công nghệ Texas (TITs) và nhiều lần nhận xét về tình trạng giáo dục của Mỹ trên X. Gần nhất là ngày 11/12, ông viết rằng dựa trên việc tuyển dụng ở Tesla và SpaceX, “có sự suy giảm đáng kể về năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Mỹ trong vài năm qua”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù thị trường đầy thách thức, lợi nhuận của Alibaba Cloud đã tăng từ 387 triệu NDT (54,0 triệu USD) trong quý trước lên 1,41 tỷ NDT (196,7 triệu USD), tăng 264%. Bước nhảy vọt chủ yếu đến từ quyết định tối ưu hóa chiến lược của công ty, theo KrASIA. Con số tích cực đến từ đại gia dẫn đầu thị trường chắc chắn là một tín hiệu đáng mừng cho ngành dịch vụ đám mây Trung Quốc.
Tuy nhiên, những thành tựu tài chính đã bị lu mờ bởi tin tức chấn động: nửa năm sau khi bày tỏ ý định niêm yết Alibaba Cloud như một tổ chức độc lập, tập đoàn lại vừa công bố quyết định chấm dứt spin-off Alibaba Cloud. Spin-off là định nghĩa chỉ một pháp nhân độc lập được thành lập bởi tổ chức mẹ nhằm khai thác tài sản trí tuệ.
Vấn đề các nhà đầu tư quan tâm là liệu đây có phải dấu hiệu cho việc chấm dứt IPO hay không. Trong hội nghị báo cáo tài chính, ông Joseph Tsai, Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, không đưa ra câu trả lời rõ ràng, chỉ chia sẻ rằng “chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển mô hình tăng trưởng bền vững dựa trên nhu cầu mới nổi của AI đối với dịch vụ điện toán đám mây quy mô lớn”.
Vào tháng 3 năm nay, Alibaba đã công bố chuyển đổi mô hình tổ chức thành “1 + 6 + N”, phân loại các doanh nghiệp nội bộ thành một công ty niêm yết, sáu nhóm kinh doanh và một số tổ chức độc lập. Alibaba Cloud đã từng là một phần thuộc nhóm kinh doanh và được coi là doanh nghiệp có tiềm năng nhất để trở thành tổ chức độc lập. Suốt nhiều năm, Alibaba Cloud luôn duy trì tăng trưởng hai con số, đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng chung của tập đoàn.
ĐẰNG SAU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT SPIN-OFF
Từ cuối năm 2022, ChatGPT trở nên phổ biến trên toàn thế giới, khiến nhu cầu về điện toán đám mây tăng vọt nhằm hỗ trợ một loạt ứng dụng AI tổng quát. Kết quả là nhiều nhà cung cấp đám mây đã chứng kiến bùng nổ doanh thu mạnh mẽ. Tuy nhiên, chip hay thiết bị bán dẫn luôn đóng vai trò quan trọng, tạo nên sức mạnh tính toán.
Chủ tịch Tsai đề cập trong hội nghị rằng quyết định chấm dứt spin-off là do “dự cảm không chắc chắn về quy định hạn chế xuất khẩu gần đây của Hoa Kỳ đối với chip điện toán tiên tiến”, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao và không thể mở rộng quy mô kinh doanh như dự đoán ban đầu.
Trên thực tế, động lực cho việc tách ra và niêm yết Alibaba Cloud được thúc đẩy bởi chiến lược tái cấu trúc tổ chức của tập đoàn. Quyết định niêm yết cổ phiếu Alibaba Cloud vào thời điểm đó được coi là động thái khá mạo hiểm.
Rõ ràng, các công ty mẹ của ba nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu — Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud — đã không tách rời bộ phận đám mây ra khỏi tổ chức.
Alibaba Cloud, doanh nghiệp có quy mô đứng thứ tư trong ngành, vừa ghi nhận có lãi nhưng ngay lập tức phải đối mặt với thách thức đáng kể khi muốn tồn tại độc lập. Một số điều kiện trên thị trường chứng khoán cho thấy hiệu suất sau IPO của Alibaba Cloud dự kiến không mấy tích cực.
Trong nội bộ tập đoàn, động lực cho việc spin-off và niêm yết Alibaba Cloud cũng đã giảm bớt. Ông Daniel Zhang, cựu Chủ tịch và CEO Alibaba, chính là người đứng sau động thái táo bạo tái cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, với việc CEO Zhang từ chức, quá trình cải tổ Alibaba Cloud không biết sẽ “đi đâu về đâu”.
“Vấn đề lớn nhất đối với Alibaba Cloud hiện nay không phải là khả năng kinh doanh hay thị trường bên ngoài, mà là vấn đề tổ chức”, một quản lý cấp trung vừa rời công ty cho biết.
Với nhiều yếu tố khác nhau, cả bên trong và bên ngoài, hiện tại không phải là thời điểm tốt nhất để IPO. Alibaba cần chờ đợi thời gian chín muồi.
BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Phương pháp đối phó hiệu quả nhất lúc này là chấp nhận rằng AI tổng quát sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của doanh nghiệp và các nhà cung cấp đám mây cần nhiều thời gian cũng như nhiều tài nguyên hơn so với hình dung trước đây nếu thực sự muốn hưởng lợi từ làn sóng AI.
Ví dụ, gã khổng lồ công nghệ Microsoft đang gặp khó khăn trong việc duy trì khoản đầu tư lớn vào AI. Kể từ năm 2019, Microsoft đã đầu tư hơn 13 tỷ USD vào OpenAI. Tuy nhiên, dường như quá trình tích hợp hoạt động kinh doanh của hãng với trợ lý AI GitHub Copilot không mang lại lợi nhuận.
Theo báo cáo của Wall Street Journal được công bố vào tháng 10 vừa qua, đối với mỗi người dùng sử dụng dịch vụ Copilot, Microsoft phải chịu khoản lỗ hàng tháng ít nhất 20 USD, đôi khi có thể lên tới 80 USD.
Ngay cả Alibaba Cloud, gần đây đã có lãi, vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng thấp và lợi nhuận thấp. So sánh với đa số đối thủ Hoa Kỳ sở hữu sức mạnh tính toán vượt trội, các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc đang đi những bước cẩn thận hơn. Điều quan trọng nhất trong việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh mô hình lớn là đảm bảo nền tảng ổn định.
Chỉ vài ngày trước khi công bố báo cáo tài chính quý này, Alibaba Cloud đã trải qua “thất bại thảm hại”. Vào ngày 12/11, hệ thống toàn cầu của Alibaba Cloud đã sập trong gần ba giờ, ảnh hưởng đến không chỉ khách hàng mà còn tất cả ứng dụng nội bộ bao gồm Taobao, DingTalk, Hema, v.v. Đáng chú ý, chưa đầy một năm trước Alibaba Cloud cũng gặp sự cố đáng chú ý khi nền tảng ngừng hoạt động tại Hồng Kông, gây gián đoạn các dịch vụ trong khu vực suốt hơn 12 giờ.
Đại gia Trung Quốc vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về sự việc gần đây, nhưng chắc chắn, sự cố hy hữu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn bộ thị trường đám mây nước này.
So với thời đại của sức mạnh tính toán đa năng, thời đại của các mô hình lớn đòi hỏi sức mạnh tính toán chất lượng đặc biệt cao. Mỗi buổi đào tạo một mô hình lớn cần phải bắt đầu với một cụm máy tính lớn.
Khi dịch vụ gặp sự cố, toàn bộ tác vụ tính toán sẽ khởi động lại từ đầu, dẫn đến tổn thất có thể tăng theo cấp số nhân. Ước tính của OneFlow, startup về lĩnh vực AI, chi phí đào tạo phiên bản GPT-3 là gần 1,4 triệu USD cho mỗi lần khởi động lại.
Vậy nên, thiết lập cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và đầu tư công nghệ vào ứng dụng hiệu quả sẽ là thách thức đối với toàn bộ ngành công nghiệp đám mây.
TƯƠNG LAI CỦA ALIBABA CLOUD
Trường hợp của Alibaba Cloud, hãng liên tục tăng tỷ lệ doanh thu kiếm được từ dịch vụ đám mây công cộng. Ngược lại, theo báo cáo tài chính quý này, số lượng đơn đặt hàng theo dự án doanh nghiệp đã giảm đáng kể.
Tại Hội nghị Apsara vừa kết thúc, Alibaba Cloud tuyên bố đặt mục tiêu trở thành “đám mây mở rộng nhất” trong kỷ nguyên AI, nhấn mạnh khả năng tích hợp và định vị mình là “động cơ” của kỷ nguyên mới.
Điều này phù hợp với sứ mệnh ban đầu của hãng khi thành lập. Từ sức mạnh tính toán cơ bản đến nền tảng AI và dịch vụ mô hình lớn, Alibaba Cloud đang trải qua làn sóng đổi mới sản phẩm và công nghệ toàn diện, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong tương lai của điện toán AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chiến lược mới của Walmart được cho là một trong những ý tưởng tốt nhất cho năm 2024, đồng thời cũng thể hiện khả năng dẫn đầu về công nghệ của một gã khổng lồ bán lẻ.
Theo số liệu phân tích từ Market Watch, mặc dù chỉ số kinh doanh của gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart năm 2023 đạt dưới mức dự báo, các chiến lược mới của công ty lại cho thấy tiềm năng sớm tăng trưởng trở lại.
Theo phân tích, Walmart hiện được xem là công ty dẫn đầu về công nghệ bán lẻ (retail-tech), các khoản đầu tư chiến lược vào Walmart+ với chương trình thành viên và quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) của Walmart sẽ sớm thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Walmart đã và đang tăng cường nỗ lực đầu tư của mình vào AI tổng quát, với lợi thế về lượng dữ liệu lớn sẵn có, Walmart sẽ có thể xây dựng các nội dung được cá nhân hoá nhiều hơn đến khách hàng của mình.
Theo TD Cowen, Walmart cũng có vị thế tốt để hưởng lợi từ tình trạng giảm phát của nền kinh tế Mỹ. Walmart là công ty dẫn đầu về thị phần đơn vị trong bối cảnh kinh tế suy giảm và với chiến lược xoay quanh hệ sinh thái, khi mức thu nhập của hộ gia đình tăng lên, tần suất mua hàng tăng lên, Walmart là bên hưởng lợi nhiều nhất.
Phát biểu trong một sự kiện mới đây, CEO Walmart Doug McMillon cho biết ông hy vọng sẽ thấy xu hướng giảm phát ở Mỹ trong những tháng tới, điều này mang đến nhiều tin tốt cho người tiêu dùng.
Cổ phiếu của Walmart đã tăng 6,7% vào năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các luật sư của Meta Platforms đã cảnh báo về những nguy cơ pháp lý khi sử dụng hàng nghìn cuốn sách vi phạm bản quyền để đào tạo các mô hình AI của Meta, tuy nhiên CEO Meta vẫn bất chấp thực hiện.
Theo đó, các vụ kiện nhằm chống lại Meta, chủ sở hữu của Facebook và Instagram cáo buộc rằng Meta đã sử dụng tác phẩm của họ (những tác giả sách có bản quyền) mà không được phép để đào tạo mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo Llama.
Theo phân tích, các công ty công nghệ đã phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện trong năm nay từ những nhà sáng tạo nội dung, cáo buộc các nền tảng sao chép các tác phẩm được bảo vệ bản quyền của họ để xây dựng các mô hình AI vốn đang tạo ra cơn sốt toàn cầu ví dụ như ChatGPT.
Khi chất lượng của các mô hình ngôn ngữ lớn phụ thuộc rất nhiều đến nguồn dữ liệu đầu vào mà nó được đào tạo, nếu các vụ kiện của các nhà sáng tạo được ủng hộ, làn sóng AI rất có thể sẽ đối mặt với nhiều trở ngại, ít nhất là phía sở hữu các mô hình AI sẽ phải chi trả thêm một khoản tiền không hề nhỏ phí bản quyền cho các tác giả.
Ngoài ra, các quy định tạm thời mới ở châu Âu về việc quản lý trí tuệ nhân tạo có thể buộc các nền tảng phải tiết lộ nguồn dữ liệu mà họ sử dụng để đào tạo mô hình của mình, điều này một lần nữa có khả năng khiến các nền tảng sẽ gặp nhiều rủi ro pháp lý hơn.
Meta đã phát hành phiên bản đầu tiên của mô hình ngôn ngữ lớn Llama vào tháng 2, Meta đã không tiết lộ nguồn dữ liệu được sử dụng để đào tạo cho phiên bản mới nhất của mô hình là Llama 2.
Llama 2 hiện có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và được miễn phí sử dụng cho doanh nghiệp. Meta phát hành Llama 2 với mục tiêu lật đổ sự thống trị của các tên tuổi như OpenAI với ChatGPT và Google vốn đang cố gắng tính phí khi sử dụng mô hình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong danh sách 10 người giàu nhất Trung Quốc tính đến 11/12 của Forbes, có 5 tỷ phú công nghệ và 3 trong lĩnh vực ôtô.
1. Zhong Shanshan
Tổng tài sản: 63,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: đồ uống
Zhong Shanshan là nhà sáng lập và chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring, niêm yết tại Hong Kong tháng 9/2020. Ông sinh năm 1954 tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), bỏ học năm 12 tuổi vì một biến cố trong gia đình.
Cả thập kỷ sau đó, ông làm công nhân xây dựng, rồi đỗ một trường cao đẳng loại trung bình sau hai lần thi đại học. Zhong có biệt danh là “sói cô độc”, vì hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Các ngành kinh doanh của ông cũng không mấy liên quan đến nhau. Zhong cũng kiểm soát Wantai Bio, công ty sản xuất test nhanh các bệnh truyền nhiễm bao gồm Covid-19.
2. Colin Huang
Tổng tài sản: 49 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ
Colin Huang, 43 tuổi, là nhà sáng lập PDD Holdings, công ty đứng sau nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo với khoảng cho 733,4 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.
Huang có bằng thạc sĩ về khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin (Mỹ), đã thực tập tại Microsoft chi nhánh Bắc Kinh và Seattle, trước khi gia nhập Google ở Mỹ năm 2004. Ông sáng lập Pinduoduo năm 2015 và từ chức chủ tịch công ty tháng 3/2021 để tập trung vào sở thích cá nhân là nghiên cứu công nghệ sinh học.
3. Zhang Yiming
Tổng tài sản: 43,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ
Zhang Yiming, 40 tuổi, là nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ đứng sau mạng xã hội TikTok. ByteDance cũng sở hữu FlipChat – đối thủ của WeChat; ứng dụng nhắn tin video Duoshan, và Douyin – phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Tài sản của Yiming gắn liền với cổ phần tại ByteDance. Theo Bloomberg, công ty được định giá 220 tỷ USD và đạt doanh thu 80 tỷ USD tính đến năm 2022.
Zhang thành lập ByteDance vào năm 2012 tại một căn hộ bốn phòng ngủ ở Bắc Kinh và ra mắt ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao vài tháng sau đó. Ông từ chức Chủ tịch ByteDance vào tháng 11/2021, sau khi từ chức CEO tháng 5 năm đó.
4. Ma Huateng
Tổng tài sản: 33,7 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ
Ma Huateng (Pony Ma), 51 tuổi, là Chủ tịch của gã khổng lồ Internet Trung Quốc Tencent Holdings, được ông sáng lập năm 1998. Ứng dụng nhắn tin WeChat của họ có 1,3 tỷ người dùng.
Tencent cũng sở hữu 30% WeBank, ngân hàng tư nhân kỹ thuật số đầu tiên của Trung Quốc và các nhà phát triển trò chơi như TiMi Studio Group – công ty đứng sau các trò chơi nổi tiếng như “Honor of Kings”.
Tại Mỹ, Tencent sở hữu cổ phần trong công ty trò chơi điện tử Epic Games – một trong những nhà phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới. Họ cũng có cổ phần trong Tesla và dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify.
5. William Ding
Tổng tài sản: 33,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ
William Ding, 51 tuổi, là Giám đốc điều hành NetEase, một trong những công ty trò chơi trực tuyến lớn nhất thế giới, sở hữu các tựa game nổi tiếng như World of Warcraft, Overwatch, Westward Journey, Eggy Party và Justice Mobile.
Sự giàu có của Ding phần lớn nhờ vào 44% cổ phần trong NetEase. Ông còn nổi tiếng với việc đưa những bộ truyện tranh Marvel như “Captain American” và “Iron Man” từ Mỹ về Trung Quốc.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở mảng game từ Tencent, NetEase mở rộng sang phim ảnh, thương mại điện tử và âm nhạc trực tuyến. Ding cũng quan tâm đến nông nghiệp bền vững, với nền tảng thương mại điện tử Yanxuan của NetEase bán thịt lợn tự nuôi.
6. Jack Ma
Tổng tài sản: 24,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ
Từng là giáo viên tiếng Anh, Jack Ma, 58 tuổi, là đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba vào năm 1999 và hiện là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Ông đã từ chức chủ tịch điều hành Alibaba vào năm 2019. Sau khoảng một năm ở nước ngoài, Ma trở lại Trung Quốc tháng 3/2023 lúc Alibaba tiết lộ kế hoạch chia thành sáu doanh nghiệp. Jack Ma có 3,9% cổ phần trong Alibaba và các công ty giải trí Trung Quốc như Beijing Enlight Media và Huayi Brothers.
7. Robin Zeng
Tổng tài sản: 24,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: ôtô
Robin Zeng là Nhà sáng lập và Chủ tịch Contemporary Amperex Technology (CATL), một trong những nhà cung cấp pin xe điện lớn nhất thế giới. Ông có bằng tiến sĩ của Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
CATL đặt trụ sở tại quê hương Ninh Đức của Zeng ở tỉnh Phúc Kiến, cung cấp pin cho BMW, Volkswagen và Geely. Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến năm 2018. Năm nay, Ford công bố kế hoạch hợp tác với CATL để xây dựng một nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD ở Michigan và sẽ tuyển dụng 2.500 người.
8. He Xiangjian & gia đình
Tổng tài sản: 21,2 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất gia dụng
Năm 1968, He Xiangjian dẫn dắt một nhóm 23 nhân sự ở thị trấn Beijiao (Quảng Đông) thành lập xưởng sản xuất nắp có tên Midea. Sau 55 năm, Midea phát triển thành một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới, với hơn 200 công ty con, bao gồm nhà chế tạo robot Kuka tại Đức.
Cổ phiếu Midea giao dịch trên sàn Thâm Quyến. Xiangjian rời khỏi hoạt động của Midea vào năm 2012. Con trai ông, He Jianfeng, hiện là Giám đốc của Midea Group và Midea Real Estate Holding.
9. Wang Chuanfu
Tổng tài sản: 15,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: ôtô
Sinh ra tại ngôi làng nông thôn ở một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc năm 1966, Wang mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và được anh trai và chị gái nuôi dưỡng. Ông có thành tích học tập cao từ khi còn niên thiếu và đặt tầm nhìn vào công nghệ pin.
Năm 1990, Wang đồng sáng lập BYD với tư cách là công ty sản xuất pin sạc và đã dẫn dắt thành công ty xe điện lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng, vượt qua Tesla năm 2022 và chiếm 21% thị trường toàn cầu hiện nay.
10. Eric Li
Tổng tài sản: 15,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: ôtô
Eric Li, còn được gọi là Li Shufu, là Chủ tịch Geely Automobile Holdings, một trong những nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc. Công ty đã mở rộng hoạt động trên toàn cầu kể từ năm 2010, khi Li mua lại thương hiệu xe hơi Thụy Điển Volvo. Geely có cổ phần trong các nhà sản xuất xe thể thao hạng sang của Anh như Aston Martin và Lotus.
Li nói với Forbes Asia năm 2014 rằng ông đã đắp những ôtô bằng cát khi còn bé. “Chúng tôi không đủ tiền mua đồ chơi. Tôi không thể tưởng tượng được việc tạo ra một chiếc ôtô thực sự”, ông kể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tương lai của Play Store bị đe dọa còn Epic Games có chiến thắng lớn, sau khi tòa tuyên bố Google vi phạm luật chống độc quyền.
Ngày 12/12, nguồn tìn cho biết bồi thẩm đoàn ở California (Mỹ) đã ra phán quyết rằng cửa hàng ứng dụng Play Store của Alphabet, công ty mẹ Google, hoạt động phản cạnh tranh khi tính phí các nhà phát triển ứng dụng quá cao, lên tới 30%.
Với kết luận này, Epic Games có thể tiếp tục gửi hồ sơ lên tòa án, yêu cầu Google khắc phục hậu quả. Reuters dẫn phân tích của ngân hàng Wells Fargo rằng mỗi năm doanh thu từ Play Store có thể lên đến 10 tỷ USD.
Pinar Akman, giáo sư luật tại Đại học Leeds, đánh giá: “Đây là chiến thắng lớn cho Epic. Google có thể phải cho phép các nhà phát triển ứng dụng dùng hệ thống thanh toán bên ngoài nền tảng. Điều này sẽ tác động đến toàn bộ hệ sinh thái và mô hình kinh doanh của tập đoàn”.
Phán quyết mới gia tăng thêm áp lực cho Google trong bối cảnh công ty đang vướng vào một cuộc chiến pháp lý khác với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ). Cơ quan chức năng đã cáo buộc công ty vi phạm luật chống độc quyền nhằm củng cố vị trí đứng đầu trong mảng tìm kiếm trực tuyến.
Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư TD Cowen cho rằng: “Vụ kiện của DOJ liên quan đến hoạt động quảng cáo, phức tạp hơn cửa hàng ứng dụng. Tuy nhiên, quyết định này có thể vô tình khiến Apple độc quyền trên thị trường“.
Tương tự, Eleanor Fox, giáo sư tại Trường Luật Đại học New York, nói: “Apple không nên vui mừng vì đối thủ thua kiện. Ngược lại, họ nên lo lắng vì có thể bị đưa vào thế độc quyền khi mất đi đối thủ cạnh tranh”.
Wilson White, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề và chính sách công của Google, cho biết công ty đã chuẩn bị kháng cáo lên Tòa phúc thẩm tại San Francisco. Đây cũng là nơi Apple nhận được sự ủng hộ trong vụ kiện chống độc quyền của Epic Games.
“Trên thực tế chúng tôi phải cạnh tranh gay gắt với Apple và App Store. Các cửa hàng ứng dụng trên thiết bị Android, máy chơi game cũng bị cạnh tranh chứ không độc quyền”, đại diện Google lập luận.
Trong khi đó, Epic Games gọi phán quyết của tòa là chiến thắng cho tất cả nhà phát hành ứng dụng cũng như người tiêu dùng trên thế giới. Công ty đăng trên blog: “Điều này chứng tỏ các hoạt động trong cửa hàng ứng dụng của Google là bất hợp pháp và họ lạm dụng sự độc quyền để thu phí cắt cổ, kìm hãm sự cạnh tranh và đổi mới sáng tạo“.
The Verge gọi đây là chiến thắng lịch sử vì hai năm trước, Epic Games gần như thua trong cuộc chiến với Apple. Khi đó, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers quyết định rằng vụ kiện tụng giữa hai bên không liên quan gì đến ứng dụng. Nhưng với phán quyết mới của tòa, tương lai cửa hàng ứng dụng Google đang bị đe dọa.
Epic Games kiện Google vào năm 2020 sau cuộc tranh cãi về phí mua hàng trong ứng dụng. Công ty cho rằng Play Store của hệ điều hành Android đã thiết lập mô hình độc quyền bất hợp pháp. Phía Google nói nếu không hoạt động theo mô hình này, trải nghiệm và sự an toàn của người dùng sẽ bị ảnh hưởng, họ cũng không thể cạnh tranh được với Apple.
Vụ kiện của Epic Games dẫn đến một một vấn đề pháp lý khác, liên quan đến thỏa thuận chia sẻ doanh thu bí mật giữa Google và các nhà sản xuất smartphone và nhà phát triển ứng dụng.
Các giám đốc của Google tin rằng thỏa thuận này được thiết kế để cạnh tranh với cửa hàng ứng dụng của đối thủ. Đây là lý do phán quyết của bồi thẩm đoàn đưa ra không giống vụ kiện của Epic Game với Apple.
Dù tuyên bố Google vi phạm luật chống độc quyền, thẩm phán James Donato chưa đưa ra án phạt cho công ty. Trong khi đó, Epic Games cũng chưa từng yêu cầu bồi thường về tiền bạc. Nguyên đơn muốn Google chấp nhận mọi nhà phát hành ứng dụng đều có thể dùng hệ thống thanh toán của riêng mình trên Android.
Mặc dù không yêu cầu Google bồi thường thiệt hại, CEO Tim Sweeney cho rằng Epic Games sẽ kiếm được hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD nếu không phải trả phí cho Google.
Google và Epic Games sẽ gặp thẩm phán Donato vào tuần thứ hai của tháng 1/2024 để thảo luận về các biện pháp khắc phục.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo dữ liệu từ data.ai, TikTok đã trở thành ứng dụng giải trí di động đầu tiên không phải trò chơi đạt được cột mốc hơn 10 tỷ USD chi tiêu từ người dùng toàn cầu. Số tiền chủ yếu đến từ việc người dùng sử dụng đồng kỹ thuật số để mua quà tặng ảo gửi cho nhà sáng tạo nội dung.
Ngoài TikTok, tất cả các ứng dụng khác đều là trò chơi, ví dụ như Candy Crush, Monster Strike, Clash of Clans và Honour of Kings của Tencent Holdings.
Trong năm nay, PUBG Mobile của Tencent, cũng có thể vượt qua cột mốc 10 tỷ USD chi tiêu từ người tiêu dùng.
Xếp hạng của data.ai dựa trên doanh thu thông qua Apple App Store và Google Play. Các ứng dụng ngoài lĩnh vực game có chi tiêu của người dùng cao nhất là Tinder, YouTube, Disney+ và Tencent Video. Đây đều các ứng dụng cung cấp các gói đăng ký thành viên.
Apple và Google chỉ lấy một phần doanh thu từ nội dung và dịch vụ kỹ thuật số được bán thông qua nền tảng của họ, không bao gồm các nền tảng thương mại điện tử như Shein và Temu.
Đối với TikTok, vốn không cung cấp dịch vụ đăng ký (subscription), doanh thu chủ yếu đến từ đồng tiền kỹ thuật số của TikTok. Người dùng mua tiền này để chi tiêu cho các quà tặng ảo gửi cho người sáng tạo nội dung.
Ứng dụng cũng dựa vào quảng cáo và đang tiến sâu vào thương mại điện tử, điều này có thể giúp TikTok đạt được mức tăng trưởng lớn hơn vào năm tới, có thể đạt tới 15 tỷ USD doanh thu, theo data.ai dự đoán.
Tham vọng thương mại điện tử toàn cầu của công ty gần đây đã gặp phải một trở ngại ở Đông Nam Á khi Indonesia cấm mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Động thái này buộc TikTok phải ngừng bán hàng trên TikTok Shop tại quốc gia này.
Tuy nhiên, gió đã đổi chiều khi TikTok sẽ khởi động lại dịch vụ mua sắm trực tuyến tại nền kinh tế lớn nhất khu vực, sau khi đầu tư 1,5 tỷ USD vào mảng thương mại điện tử của GoTo và trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng này.
ByteDance vẫn là một trong những công ty tư nhân có giá trị nhất thế giới nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok và phiên bản Douyin ở Trung Quốc. Trong quý II, doanh thuByteDance tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29 tỷ USD và chỉ ít hơn 3 tỷ USD so với Meta Platforms, chủ sở hữu Facebook.
Tuy nhiên, giá trị của ByteDance đã giảm 10% so với một năm trước xuống còn 268 tỷ USD, do con đường tiến tới IPO rất được mong đợi của công ty vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh thị trường Mỹ gia tăng giám sát.
Công ty cũng đang cắt giảm các mảng kinh doanh không thiết yếu, với việc rút lui lớn khỏi thị trường trò chơi điện tử trong bối cảnh thị trường nội địa trì trệ.
Tháng trước, ByteDance đã đóng cửa hầu hết các dự án trò chơi của họ tại Nuverse, khiến hàng trăm nhân viên bị sa thải.
Công ty cho biết họ đã “đưa ra quyết định khó khăn là tái cơ cấu” mảng kinh doanh trò chơi sau những đợt đánh giá định kỳ về hoạt động kinh doanh và điều chỉnh để “tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng chiến lược dài hạn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thu nhập ước tính của Buffett vào năm 2023 là khoảng 37,26 triệu USD mỗi ngày, một con số được tính bằng cách chia khoản lãi hàng năm dự kiến là 13,6 tỷ USD của ông cho 365 ngày.
Warren Buffett, được công nhận rộng rãi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, tiếp tục xây dựng khối tài sản của mình chủ yếu thông qua công ty Berkshire Hathaway Inc. Giá trị tài sản ròng của Buffett ước tính vào khoảng 108,6 tỷ USD, khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Nguồn tài sản chính của Buffett là quyền sở hữu Berkshire Hathaway. Công ty đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua, với mức tăng giá cổ phiếu đáng chú ý vào năm 2023. Sự tăng trưởng này đã góp phần đáng kể vào sự giàu có của Buffett.
Vào năm 2023, giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã tăng hơn 14%, giúp giá trị tài sản ròng của Buffett tăng thêm khoảng 13,6 tỷ USD, theo The Motley Fool.
Để hiểu được sự khác biệt lớn về thu nhập giữa Buffett và người Mỹ bình thường, hãy xem xét điều này: Thu nhập ước tính của Buffett vào năm 2023 là khoảng 37,26 triệu USD mỗi ngày, một con số được tính bằng cách chia khoản lãi hàng năm dự kiến là 13,6 tỷ USD của ông cho 365 ngày.
Thu nhập trung bình hàng năm ở Mỹ là 63.214 USD, tương đương khoảng 173 USD mỗi ngày, nghĩa là Buffett kiếm được gấp 215.376 lần người Mỹ bình thường. Sự chênh lệch này làm nổi bật sự giàu có được tích lũy bởi một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới so với thu nhập hàng ngày của một công nhân Mỹ trung bình.
Sự giàu có của Buffett không chỉ dựa trên những biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán mà còn dựa trên sự tăng trưởng giá trị lâu dài của các khoản đầu tư của ông.
Triết lý đầu tư của Buffett nhấn mạnh vào việc mua những cổ phiếu được định giá thấp với các yếu tố cơ bản mạnh mẽ và nắm giữ chúng trong thời gian dài. Chiến lược này là công cụ giúp ông tiếp tục thành công về mặt tài chính.
Danh mục đầu tư của Buffett rất đa dạng, với lượng cổ phiếu đáng kể thuộc nhiều ngành khác nhau. Một trong những khoản đầu tư đáng chú ý nhất của ông là vào Apple Inc., công ty chiếm một phần đáng kể trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway. Vào năm 2023, giá cổ phiếu của Apple đã tăng mạnh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway và nói rộng ra là sự giàu có của Buffett.
Ngoài hoạt động kinh doanh và đầu tư, Buffett còn được biết đến với những nỗ lực từ thiện. Ông đã cam kết dành phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, đặc biệt là thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates. Trong những năm qua, ông đã quyên góp số cổ phiếu Berkshire Hathaway trị giá hàng tỷ đô la cho nhiều tổ chức từ thiện khác nhau, thể hiện cam kết sử dụng tài sản của mình vì lợi ích xã hội.
Hành trình trở nên giàu có của Buffett bắt đầu từ rất sớm trong cuộc đời ông, với niềm đam mê sâu sắc đối với kinh doanh và đầu tư ngay từ khi còn trẻ.
Ông đã mua cổ phiếu đầu tiên của mình vào năm 11 tuổi và nộp tờ khai thuế đầu tiên vào năm 13 tuổi.
Sự nghiệp tài chính của Buffett bắt đầu tại Buffett-Falk & Co. với tư cách là nhân viên bán hàng đầu tư và sau đó ông làm nhà phân tích chứng khoán tại Graham-Newman Corp.
Năm 1956, ông thành lập công ty đầu tư Buffett Partnership Ltd., và vào năm 1970, ông trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway.
Trong nhiều thập kỷ, những quyết định đầu tư sắc sảo và những động thái kinh doanh mang tính chiến lược đã củng cố danh tiếng của ông như một nhà đầu tư hiểu biết và là một trong những người giàu nhất thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer