Skip to main content

Tác giả: Community

Thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng HSBC lên đến 652 triệu đồng/năm

Năm 2019, tổng số cán bộ, nhân viên của HSBC Việt Nam là 1.408 người, và thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên là 652 triệu đồng/người/năm, tương đương với 54,3 triệu đồng/tháng.

Thông tin này được tiết lô trong bản báo cáo tài chính năm 2009 mà Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa công bố.

Cụ thể năm 2019, thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên là 652 triệu đồng/người/năm, tương đương với 54,3 triệu đồng/tháng. Đây cũng là mức lương bình quân cao nhất ghi nhận được trong số những ngân hàng tại Việt Nam có công bố về thu nhập bình quân nhân viên trong năm 2019. Ngân hàng nội có mức lương bình quân nhân viên cao nhất là Vietcombank, cũng mới chỉ ở mức 34 triệu đồng/tháng.

Năm 2019, tổng số cán bộ, nhân viên của HSBC Việt Nam là 1.408 người, giảm nhẹ so với 1.438 người trong năm 2018.

Cũng theo báo cáo tài chính năm 2019, HSBC Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 2.981 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2019, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 6,7% đạt 3.707 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ của HSBC Việt Nam tăng 6,9% đạt 837 tỷ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng nhẹ 1,2% đạt 679 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh khác tăng gấp đôi, đạt 116 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong khi năm 2018, ngân hàng ghi nhận lãi hơn 184 tỷ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thì năm 2019 không ghi nhận khoản lãi nào.

Trong khi tổng thu nhập chỉ tăng 179 tỷ, đạt hơn 5.300 tỷ (tức tăng 3,4%) thì chi phí hoạt động tăng mạnh hơn (tăng 242 tỷ lên 2.263 tỷ đồng). Bên cạnh đó, chi phí dự phòng cũng tăng khá mạnh, tăng 87% lên 112 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của HSBC Việt Nam năm 2019 giảm nhẹ 3,7% so với năm 2018, đạt 2.981 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 125.167 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,8% đạt 48.2017 tỷ đồng; tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh tới 66% lên 55.660 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của HSBC trong năm 2019 tăng 29,2% đạt 109.908 tỷ đồng.

Theo HSBC, nợ xấu cuối năm 2019 của ngân hàng là 343 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 332 tỷ đồng hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,44% xuống còn 0,34%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook chính thức nhảy vào lĩnh vực ‘gọi xe’ bằng việc rót vốn cho Gojek (Indonesia)

Facebook đã đầu tư vào công ty vận chuyển thực phẩm (food-delivery) và gọi xe (ride-hailing) của Indonesia, Gojek.

Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ không muốn tiết lộ quy mô đầu tư của mình khi được CNBC liên hệ, nhưng Facebook cho biết trong một bài đăng trên blog vào ngày 2.5 rằng họ nhấn mạnh công ty của họ đang trong nỗ lực giúp đưa các doanh nghiệp nhỏ ‘online’.

CEO của WhatsApp (thuộc Facebook) cho biết: “Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ cả Facebook và Gojek trong mục tiêu trao quyền năng cho doanh nghiệp cũng như góp phần thúc đẩy các vấn đề về tài chính trên toàn quần đảo”.

Ông này còn cho biết thêm: “WhatsApp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ giao tiếp với khách hàng và bán hàng, và cùng với Gojek, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa hàng triệu người vào nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Indonesia”.

Phía Gojek cũng từ chối tiết lộ quy mô đầu tư.

Khoản đầu tư vào Gojek sau khoản đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD mà Facebook đã thực hiện vào tháng 4 vừa rồi tới Ấn Độ thông qua Jio Platforms – công ty con về kỹ thuật số (digital) của tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, thuộc sở hữu của tỷ phú Mukesh Ambani.

Khoản đầu tư đó đã mang lại cho mạng xã hội này 9,99% cổ phần trong Nền tảng Jio với giá trị doanh nghiệp tiền mặt là 65,95 tỷ USD.

gojek-marketingtrips

Cả Ấn Độ và Indonesia đều thuộc nước có tốc độ tăng trưởng người dùng trực tuyến cao. Điều này mang đến cơ hội quý giá cho các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook để xây dựng các dịch vụ thương mại của họ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt thông qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp.

Bên cạnh Facebook, Gojek đang được ‘chống lưng’ từ một số nhà đầu tư khác như Google và Temasek. Công ty khởi nghiệp Indonesia này có mức định giá 10 tỷ USD, theo CB Insights.

Đối thủ truyền kiếp với Gojek tại thị trường Đông Nam Á là Grab, có trụ sở tại Singapore cùng cạnh tranh trên các lĩnh vực như gọi xe, thanh toán và giao đồ ăn. Cả hai công ty cũng đều nói rằng họ đặt mục tiêu trở thành ‘siêu ứng dụng’ hàng đầu của khu vực – nơi mà tất cả các dịch vụ đều được tích hợp vào trong cùng một ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Khách hàng của bạn đã ‘hết hứng thú’ với những thông điệp của thương hiệu liên quan đến Covid-19

Mặc dù Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát hoàn toàn, tuy nhiên vẫn phải đồng ý rằng Covid-19 đã làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi, kể cả trong thời kì hậu đại dịch. 

Bằng chứng về sự mệt mỏi

Ngay từ giữa tháng Tư, khoảng ba tuần sau khi lệnh đóng cửa được ban hành, đã có bằng chứng về sự mệt mỏi của COVID xuất hiện qua dữ liệu tương tác với khách hàng (customer engagement) từ ChartbeatTaboola, cũng như những dữ liệu khảo sát khác do Harris Poll và công ty chuyên về công nghệ đo lường tương tác khách hàng Mitto thực hiện.

Khảo sát của Harris cho thấy 93% số người được hỏi không quan tâm đến các chủ đề liên quan Covid-19 và 66% cảm thấy bị choáng ngợp bởi ‘độ bao phủ’ của Covid-19 lên các thông tin. Thay vào đó, gần 40% khách hàng muốn nghe những câu chuyện về niềm hy vọng và cảm hứng.

Cuộc khảo sát của Mitto, đã thăm dò 7.000 người ở Mỹ, Trung Quốc, Úc Tây Ban Nha và một số quốc gia khác, đã tìm thấy sự đánh giá cao đối với truyền thông thương hiệu trước đó về COVID-19. Theo khảo sát, nhóm 77% nói rằng những thông điệp họ nhận được từ các thương hiệu trong vài tuần qua đã khiến họ cảm thấy như các thương hiệu đang quan tâm đến sức khỏe của họ giữa đại dịch.

Tuy nhiên, 41% số người được hỏi, vào giữa tháng 4, sau đó đã sẵn sàng nghe các thương hiệu về các chủ đề không liên quan đến COVID-19 vì họ đã cảm thấy quá mệt mỏi với đại dịch.

Theo đó, từ vào đầu tháng 4, các nhà làm marketing và thương hiệu bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi và sản xuất thông điệp sao cho phù hợp với khách hàng của mình trong thời kì ‘bình thường mới – new normal’.

Điều hướng một bức tranh phức tạp về khách hàng

Thách thức mới giờ đây cho những nhà làm marketing và thương hiệu là làm thế nào để vượt ra khỏi truyền thông liên quan đến virus nhưng không bị coi là giả vờ sự bùng phát đã thực sự kết thúc. Ngoài ra, còn có các thách thức về các vấn đề cụ thể của ngành (nha khoa, nhà hàng), sự khác biệt trong khu vực, chính trị và chênh lệch tuổi tác của khách hàng.

Tất cả các biến thể này làm cho truyền thông thương hiệu trở nên khó khăn hơn trong việc thoát khỏi ‘lệnh đóng cửa’ hơn là giai đoạn bước vào chính thời kì đó.

Để có cái nhìn thực tế về cách đối phó với sự mệt mỏi của Covid-19 và thông điệp thương hiệu trong tương lai, chúng ta hãy cùng tham khảo các thông tin sau đây từ một số chủ doanh nghiệp cũng như người làm truyền thông.

Michelle Morgan – Giám đốc dịch vụ khách hàng tại Clix Marketing.

Nguyên tắc chung của tôi (tại thời điểm này) là suy nghĩ về cách khách hàng tương tác với công ty của bạn. Họ chỉ muốn / cần nghe về Covid-19 nếu điều đó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc với bạn của họ. Nếu bạn là một nhà hàng, bạn có thể cần phải giải quyết Covid-19 khi việc có hướng dẫn tại chỗ và trải nghiệm của khách hàng quen sẽ bị khác đi so với bình thường dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Amy Bishop – Chủ của Cultivative

Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào thương hiệu. Tôi đã thấy một vài thương hiệu có lập trường về sự giãn cách xã hội và điều đó có ý nghĩa đối với một số người, tùy thuộc vào giá trị thị trường của họ nhưng nó cũng có thể có rủi ro. Mặc dù tôi nhất thiết phải khuyên bạn nên hành động như Covid-19 đã kết thúc, tôi nghĩ có nhiều cách để vượt qua mà không cần thể hiện nó qua thông điệp truyền thông.

Monina Wagner – Social Media and Community Manager tại Content Marketing Institute.

Tôi sẽ ổn hơn nếu tôi không phải nghe thấy cụm ‘những điều chưa từng có’ một lần nữa. Sự kiệt sức từ Covid-19 là có thật. Dù mệt hay không, đại dịch vẫn chưa kết thúc. Các nhà làm Marketing phải thực sự nhạy cảm với cuộc khủng hoảng hiện tại.

Chúng ta không nên đưa ra các giả định về việc khách hàng đang ở đâu và họ cần gì ngay bây giờ. Các nhà làm marketing phải nhớ: chúng ta không phải là khách hàng của chúng ta, thế nên…đừng giả định bất cứ điều gì cả.

Tiếp thị nội dung hay content marketing là về việc tạo và phân phối nội dung có giá trị. Để làm điều này, điều quan trọng là phải thể hiện mức độ đồng cảm với khách hàng của chúng ta. Điều này rất quan trọng đối với những gì chúng ta làm.

Hỏi khách hàng của bạn làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Sau đó, khi họ cảm thấy thoải mái, hãy làm theo sự dẫn dắt của họ. Khuyến khích họ quay trở lại. Nhân cơ hội này để truyền cảm hứng cho họ với nội dung của bạn.

Điều này không có nghĩa là chúng ta phải né tránh các chủ đề liên quan đến Covid-19. Chỉ cần tiếp cận nó một cách chu đáo. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ bất kỳ nội dung tiền đại dịch nào.

Phân tích những gì bạn có sau đó thực hiện phân tích để giúp đảm bảo công việc của bạn truyền đạt được sự nhận biết. Và nếu khách hàng của chúng ta mong muốn nội dung mới, chúng ta phải sản xuất nó một cách có trách nhiệm.

Nhiều nhà làm marketing cảm thấy áp lực để tiến về phía trước trong ngắn hạn. Nhưng chúng ta nên suy nghĩ về một chiến lược dài hạn để điều hướng chúng ta trong bối cảnh này. Covid-19 đã để lại một tác động lâu dài đối với tất cả chúng ta. Nhưng các nhà làm marketing phải kiên cường. Chúng ta đánh giá. Chúng ta thích nghi. Và chúng ta tiến về phía trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via MarketingLand

Facebook theo đuổi văn hóa làm việc từ xa vĩnh viễn

CEO Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ theo đuổi làm việc từ xa ngay cả khi quy định giãn cách xã hội vì dịch bệnh được dỡ bỏ.

facebook-theo-duoi-lam-viec-tai-nha-marketingtrips
Hình: Internet

Theo Zuckerberg, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu tích cực tuyển dụng từ xa vào tháng 7 và dự đoán khoảng một nửa nhân viên có thể làm việc ngoài văn phòng Facebook trong 5 – 10 năm nữa. Công ty sẽ tính toán kỹ đối với các nhân viên hiện tại dựa trên chức năng công việc và hiệu suất trong quá khứ. Ngày 1/1/2021 là hạn chót để họ cập nhật vị trí mới cho công ty để khai thuế.

Nó tương tự các thông báo mà Twitter và Square của CEO Jack Dorsey đưa ra hồi đầu tháng. Họ là những công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới cho phép làm việc từ xa suốt đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Facebook lớn hơn nhiều vì có gần 50.000 nhân viên.

Ngoài ra, quyết định của hãng cũng gần như ảnh hưởng đáng kể đến San Francisco (Mỹ), nơi tăng trưởng nhanh chóng từ doanh nghiệp công nghệ gây sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng của khu vực.

Facebook vẫn tiến hành kế hoạch tuyển dụng 10.000 kỹ sư và nhân viên sản phẩm trong năm nay, đồng thời xây thêm 3 trung tâm mới tại Atlanta, Dallas và Denver để thi thoảng triệu tập các nhân viên làm việc từ xa tại đây. Zuckerberg cho biết các trung tâm này không phải văn phòng.

Không rõ ảnh hưởng đến chi phí khi chuyển sang làm việc từ xa là thế nào. Tiền tiết kiệm được từ bất động sản, thức ăn và lao động có thể trả cho những khoản chi khác như công tác hay văn phòng tại gia.

Facebook vẫn giữ lại các văn phòng hiện nay, bao gồm trụ sở Menlo Park do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế. Tuy nhiên, gói lương thưởng hậu hĩnh tại Silicon Valley sẽ không được giữ nguyên nếu nhân viên làm tại các khu vực khác trên cả nước.

Lương được điều chỉnh nếu nhân viên chọn sống ở khu vực bớt đắt đỏ hơn. Zuckerberg khẳng định Facebook đang trả lương rất cao, thuộc tốp đầu thị trường nhưng họ trả theo thị trường. Nó khác nhau tùy theo địa điểm và sẽ duy trì nguyên tắc này.

Theo CEO Facebook, khảo sát nội bộ cho thấy khoảng 60% nhân viên muốn cách tiếp cận làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc từ xa và tại văn phòng. Trong 60% này, chưa tới một nửa nói sẽ chuyển đi nơi khác nếu được cho phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Marketing là một cuộc chiến tranh và nguyên tắc đầu tiên khi khai chiến là lực lượng

Tự cao tự đại (cái tôi) là kẻ thù của sự thành công trong marketing. Khách quan vô tư là điều cần thiết.

Khi thành công, người ta có chiều hướng trở nên thiếu khách quan. Họ thường áp đặt sự xét đoán của mình cho thị trường.

Donald Trump và Robert Maxwell là hai ví dụ cho người bị tối mắt vì thành công sớm và người không mất thanh danh vì sự khiêm nhường. Một khi bạn không thấy đường, thật là khó để mà tìm được mục đích.

Chiến lược của Trump là đặt tên mình cho tất cả mọi thứ. Ông ta đã phạm lỗi cơ bản của sự mở rộng sản phẩm. (Sự phủ nhận hình như luôn sánh đôi với tính tự cao tự đại. Khi chúng tôi gặp Donald Trump lần đầu tiên, ông ta mở lời bằng nhận định là không biết tại sao người ta lại kết tội ông ta tự cao tự đại.

Ông ta tuyên bố điều đó là không đúng, ông ta không tự cao tự đại. Trong khi đó, không thể không nhìn thấy một chữ T bằng đồng cao 1 mét đặt ngay cạnh bàn làm việc của ông ta. Sự việc này nói lên nhiều hơn chính lời nói).

Thành công thường là yếu tố gây tai học tiếp theo ngay đằng sau sự việc mở rộng sản phẩm thiếu suy xét.

Khi một nhãn hiệu thành công công ty sẽ nghĩ ngay cái tên chỉ là lý do chính dẫn đến thành công của nhãn hiệu. Vì vậy, họ tìm kiếm ngay một sản phẩm khác để gắn tiếp cái tên đó.

Sự lật ngược lại. Cái tên không làm cho nhãn hiệu đó nổi tiếng (dù rằng một cái tên tồi có thể làm cho nhãn hiệu không nổi tiếng được).

Nhãn hiệu nổi tiếng vì bạn đã có những hoạt động marketing đúng. Nói một cách khác, bước đi của bạn phù hợp với các quy luật của marketing.

Bạn phải đi vào tâm trí khách hàng trước tiên. Bạn phải thu hẹp trọng tâm hoạt động, Bạn nắm được những thuộc tính mạnh mẽ.

Sự thành công của bạn làm cho bạn trở nên kiêu căng đến mức bạn đặt cái tên nối tiếng cho tất cả các sản phẩm. Kết quả: Thành công sớm và thất bại dài dài được minh họa bằng ông Donald Trump.

Càng đồng hóa với tên nhãn hiệu hoặc công ty, bạn càng dễ rơi vào cái bẫy mở rộng sản phẩm. “Đó không phải là cái tên thích hợp”, bạn có thể nghĩ như vậy khi tình hình không tốt. “

Chúng ta có một cái tên tuyệt vời” bạn nghĩ tiếp. “Kiêu hãnh là báo hiệu sự tàn phá và kiêu ngạo báo hiệu của sự suy sụp”. – Sách Cách ngôn (Cựu ước 16:18).

Tom Monaghan chủ hãng Domino’s Pizza là một trong số ít cấp lãnh đạo nhận thấy sự tự cao tự đại dẫn đến lầm lạc. “Bạn bắt đầu nghĩ là bạn làm được tất cả mọi thứ, trước đây tôi cũng từng nghĩ vậy.

Đã có lúc tôi toan tính làm bánh Pizza đông lạnh, và đó là một thảm họa. Nếu tôi tiếp tục với việc cố gắng bán loại Pizza này cho các nhà hàng, quán rượu thì chắc chắn đến hôm nay Domino’s không có nhiều cửa hàng như vậy”.

Lòng kiêu hãnh có ích. Nó có thể là một động lực thúc đẩy hữu hiệu trong việc xây dựng một công cuộc kinh doanh. Điều tai hại là khi bơm nó vào chương trình marketing.

Các nhà marketing sáng giá có khả năng suy nghĩ giống như khách hàng suy nghĩ. Họ đặt mình vào địa vị của khách hàng.

Họ không áp đặt quan niệm riêng của họ về thế giới vào sự việc. (Xin nhớ rằng, dẫu sao thế giới là tổng hợp của tất cả nhận thức; chỉ có nhận thức của khách hàng là đáng kể trong lĩnh vực marketing.).

Với thành công chất cao như núi, các công ty như General Motors, Sears, Roebuck và IBM trở nên kiêu ngạo. Họ cảm thấy như họ có thể làm bất cứ cái gì họ muốn trong thị trường. Thành công dẫn đến thất bại.

Hãy thử xét tới Digital Equipment Coporation, công ty đã đưa ra máy vi tính loại nhỏ (minicomputer). Bắt đầu từ con số không, DEC trở thành một người khổng lồ với doanh số 14 tỷ đô-la.

Người sáng lập DEC là Kenneth Olsen. Sự thành công đã làm Ken chỉ tin tưởng vào quan điểm của chính ông ta về thế giới vi tính, ông ta khinh rẻ loại máy tính cá nhân (PC), sau đó là hệ thông mở (Open system), và cuối cùng là loại máy vi tính sử dụng tập lệnh ngắn gọn (RISC).

Nói một cách khác, Ken đã bỏ qua không cần quan tâm đến ba cuộc cách mạng to lớn nhất trong lĩnh vực máy vi tính. (Khuynh hướng cũng giống như những ngọn sóng, bạn đừng đánh nhau với nó). Giờ đây, Ken Olsen đã bị loại.

Công ty càng lớn thì các nhà lãnh đạo càng mất đi sự liên hệ với tuyến đầu của trận chiến. Điều này có thể là yếu tố hạn chế sử tăng trưởng của công ty. Tất cả các yếu tố khác đều thuận lợi cho tầm cỡ của công ty.

Marketing là một cuộc chiến tranh, và nguyên tắc đầu tiên khi khai chiến là lực lượng. Quân đội lớn, cũng như công ty lớn, có nhiều lợi thế. Nhưng một công ty lớn sẽ tự làm mất đi lợi thế sẵn có của mình nếu nó không giữ được trọng tâm tiếp thị. Một cuộc chiến trong tâm trí khách hàng.

Việc đấu khẩu diễn ra tại General Motors giữa Robert Smith và Ross Perot đã minh họa điều này. Khi Ross Perot ở trong hội đồng quản trị của GM, ông ta đi thăn các đại lý vào cuối tuần và mua xe. Ông ta phê bình Roger Smith đã không làm như vậy.

Perot nói: “Chúng ta phải dội bom nguyên tử vào hệ thống của GM”, ông ta ủng hộ việc thả nom nguyên tử vào việc dùng các nhà chứa xe có lò sưởi (heated garages), tài xế riêng lái xa limousiness, phòng ăn dành riêng cho cấp lãnh đạo (thuê tài xế lái xe limousiness cho một công ty muốn mua xe.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo bận rộn, làm thế nào để bạn thu nhập thông tin khách quan về điều gì đang xảy ra? Làm thế nào để tránh được các thông tin méo mó của cấp quản lý trung gian, những người chỉ nói với bạn những gì bạn muốn nghe mà thôi.

Làm sao để có đủ các tin tốt và tin xấu.

Một cách có thể làm là “vi hành”, rất hữu ích ở cấp phân phối hay bán lẻ. Lý do: có được những thông tin chân thật về những gì đang xảy ra.

Giống như các vị vua, các cấp lãnh đạo cao cấp của công ty ít khi nghe được các quan điểm trung thực từ các vị bộ trưởng. Có quá nhiều mưu moo đang diễn ra tại triều đình.

Một khía cạnh nào khác của vấn đề là việc sắp xếp thời giờ. Thông thường thời gian của các nhà lãnh đạo cao cấp của công ty dành quá nhiều cho việc tiếp các tổ chức từ thiện (như United Way), hoạt động của các nghành công nghiệp, họp hành ngoài công ty, các việc tự giới thiệu,…Theo một bản báo cáo, các nhà lãnh đạo cao cấp trung bình một tuần mất đứt 18 giờ cho công việc xã hội (outside activities).

Điều phí phạm tiếp theo là họp nội bộ. Các nhà lãnh đạo cao cấp phải bỏ ra 17 giờ một tuần dành cho họp nội bộ, và 6 giờ đồng hồ mỗi tuần để sửa soạn các cuộc họp.

Khi mà cấp lãnh đạo cao cấp điển hình làm việc mỗi tuần 61 giờ thì họ còn 20 giờ dành cho tất cả các việc khác, kể cả việc quản lý hoạt động của công ty và đi xuống tuyến đầu. Không có gì ngạc nhiên khi các vị lãnh đạo cao cấp ủy nhiệm công việc marketing cho thuộc cấp thực hiện. Đó là một điều lầm lẫn.

Marketing là một công việc quá quan trọng để mà giao cho cấp dưới. Nếu bạn muốn ủy nhiệm điều gì, bạn nên ủy nhiệm quyền làm chủ tịch các hoạt động, gây quĩ. (Hãy nhớ, Phó tổng thống Mỹ chứ không phải tổng thống Mỹ tham dự quốc tang).

Điều kế tiếp cần làm là bỏ bớt hội họp. Thay vì bàn cái, hãy ra ngoài và tự nhìn lấy. Như Gorbaches nói với Reagan: “Chỉ cần nhìn một lần tốt hơn nghe hàng trăm lần”.

Công ty nhỏ, về tình thần, thường gần gũi tuyến đầu hơn là công ty lớn. Đó có thể là lý do để họ phát triển hơn trong thập kỷ qua. Họ không vi phạm Luật thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Apple Store trên khắp nước Mỹ thay đổi diện mạo “kín mít” vì sợ bị người biểu tình tấn công

Không chỉ đóng cửa, Apple còn phải lập rào chắn bảo vệ các cửa hàng Apple Store bằng những tấm gỗ lớn.

Các cuộc biểu tình tại Mỹ đang ngày càng lan rộng và ở một số thành phố đã trở thành bạo loạn.  Nhiều người biểu tình đập phá và cướp bóc các cửa hàng, trung tâm thương mại, gây tổn thất rất lớn cho các thương hiệu lớn. Apple cũng là một nạn nhân của những vụ cướp bóc này.

Để đảm bảo an toàn, Apple đã phải đóng cửa gần như toàn bộ các cửa hàng Apple Store tại Mỹ, cho đến hết chủ nhật tuần này. Tuy nhiên có vẻ như việc đóng cửa vẫn là chưa đủ, mới đây Apple đã phải có một động thái bảo vệ các cửa hàng của mình một cách chắc chắn hơn.

Apple đã phải sử dụng những tấm gỗ lớn để che chắn toàn bộ bên ngoài các cửa hàng Apple Store, trên khắp nước Mỹ. Nguyên nhân là do các cửa hàng Apple Store đều có cửa kính ở phía bên ngoài, và rất dễ bị những người biểu tình đập phá cũng như cướp bóc.

Người dân Mỹ đã chia sẻ những hình ảnh của các cửa hàng Apple Store sau khi được lập rào chắn kín mít, tạo ra một quang cảnh chưa từng thấy trước đây. Hiện tại vẫn còn nhiều cửa hàng Apple Store trên khắp nước Mỹ đang cố gắng hoàn thiện việc dựng các tấm chắn bằng gỗ, trước khi những cuộc biểu tình tiếp theo diễn ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

4 Case Study về tái định vị thương hiệu nổi bật nhất tại Việt Nam 2019

Thương hiệu – một trong những tài sản ‘còn lại cuối cùng’ của doanh nghiệp. Mọi hoạt động hay nỗ lực bán hàng, Marketing đều tập trung vào thương hiệu. 2019 được xem là một trong những năm có nhiều sự thay đổi về chiến lược thương hiệu của nhiều thương hiệu lớn. Sau đây là 4 case study điển hình nhất.

Case Study về tái định vị thương hiệu
4 Case Study về tái định vị thương hiệu nổi bật nhất tại Việt Nam 2019

Gần đây, việc thay đổi nhận diện hay tái định vị thương hiệu đang nổi lên như một xu hướng mới để tạo các bước ngoặt thay đổi cho doanh nghiệp.

Và hình thức thay đổi diện mạo mới này đem lại hiệu quả và tiết kiệm hơn hẳn việc bạn phải bỏ một khoản ngân sách lớn để thực hiện các hoạt động truyền thông khác.

Minh chứng cho điều này, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam từ tất cả ngành nghề khác nhau vừa khoác lên cho mình tấm áo mới: logo mới, slogan mới hay định vị mới, ….

Không thể phủ nhận thay đổi nhận diện thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng không phải nhãn hàng nào cũng đủ may mắn để hình ảnh mới được đón nhận với các phản hồi tích cực.

Điển hình có thể thấy là một vài cuộc tranh luận vừa nổ ra trên mạng xã hội thời gian gần đây khi đứng trước sự thay đổi của các nhãn hàng lớn có bé có.

Hãy cùng tham khảo một số Case Study nhận được nhiều sự quan tâm và tranh luận nhất từ người tiêu dùng:

MB Bank

tái định vị thương hiệu 1

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua ngân hàng quân đội MB Bank, sự thay đổi nhận được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng và cộng đồng. Đặc biệt là các phản ứng trái chiều trên các trang mạng xã hội.

Bằng cách tái cấu trúc, đồng thời thiết kế lại những thành phần vốn dĩ đã có sẵn trên logo cũ, logo mới của MB Bank dù giữ lại đầy đủ các thành tố vẫn tạo ra sự mới mẻ. Logo có phần trẻ trung hơn với ngôi sao đỏ được cách điệu hiện đại.

Tên thương hiệu MB được biến đổi với font chữ mới trẻ trung và màu sắc cũng bắt mắt hơn so với kiểu cũ. Qua logo mới MB mong muốn tạo sự gắn kết gần gũi hơn với khách hàng đồng thời giữ lại những giá trị vững bền vốn có xưa nay.

Tuy vậy, việc một ngân hàng mà nhất là ngân hàng quân đội như MB lại thay đổi trẻ trung như vậy được cho là không phù hợp với ngành hàng tài chính, làm mất đi sự uy tín và đáng tin cần có. Phần ngôi sao mới cũng bị cho là rời rạc với font chữ mới thiếu đi sự cứng cáp.

Nhiều người thậm chí còn so sánh sự đổi mới này với thảm họa thay đổi của nhãn hàng thời trang GAP, GAP đã từng đốt thành tro 100 triệu đô la chỉ dành cho 1 tuần sử dụng logo mới.

VASCARA

tái định vị thương hiệu 2

Sau 10 năm hoạt động trên thị trường, nhãn hàng thời trang giày và túi nữ VASCARA đã quyết định khoác lên mình một diện mạo mới.

Logo mới được thiết kế lại với font không chân và các đường nét được bo tròn hơn hẳn kết hợp với yếu tố đậm nhạt.

Sự thay đổi này của VASCARA đặc biệt phù hợp với ngành hàng thời trang nữ của mình. Hình ảnh mới này tôn lên được sự mềm mại, thanh lịch của các quý cô.

Và cũng chính vì sự tương thích này, logo mới nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng lẫn giới chuyên môn trên các trang mạng xã hội.

Để sử dụng đồng bộ với nhận diện mới, hệ thống cửa hàng của nhãn hiệu này cũng được trang trí lại với các tone pastel nhẹ nhàng và nữ tính hơn.

Maritime Bank

tái định vị thương hiệu 3

Sau hơn 3 thập kỷ hoạt động, một ngân hàng khác nữa là ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) cũng đã quyết định làm mới hình ảnh công ty để đánh dấu bước chuyển của mình ở sản phẩm dịch vụ.

Cụ thể hơn, ngân hàng này xây dựng lại hệ thống cốt lõi dựa trên “chất liệu” là 4 nguyên tố chính: đơn giản, chủ động, kết nối và hiểu biết.

Do đó việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới hoàn toàn được xem là một bước ngoặt tất yếu để định vị lại giá trị bản thân của MaritimeBank

MSB (tên viết tắt của Maritime Bank) được tiến hành sử dụng trên logo với biểu tượng 3D với màu cam nổi bật mang đến cảm giác hiện đại, cải tiến hơn nhiều so với logo cũ. Hình ảnh đại diện mới của MSB cũng được cách điệu gọn gàng kèm font không chân tạo cảm giác ưa nhìn hơn.

Cùng với đó, bộ mặt toàn bộ hệ thống sàn giao dịch của nhà băng này cũng được làm lại để có sự đồng bộ hơn.

Với những nỗ lực trên, MSB đã may mắn tích cực cải thiện được các chỉ số về độ nhận diện, độ yêu thích cũng như dòng tài chính của riêng mình.

Sabeco – Saigon Beer

tái định vị thương hiệu 4

Sau sự thay đổi đến từ đối trọng chính của SABECO là HABECO, tổng công ty Bia Sài Gòn cũng đã quyết định thay diện mạo mới.

Thiết kế hình rồng nguyên bản trên logo cũ được làm nổi bật hơn với các nét vân nổi cùng màu vàng ánh đồng thu hút hơn hẳn trên nền đỏ quyền lực.

Chú rồng mới này cũng góp phần chắp cánh và khẳng định mạnh mẽ hơn hình ảnh của SABECO là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam với hơn 144 năm có mặt trên thị trường.

Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) mới được quảng bá ra thị trường với một chiến dịch mang thông điệp “Lên như rồng, hào khí như rồng” khẳng định niềm tự hào Việt Nam. SABECO cũng nhận được rất nhiều tín hiệu tích cực ở cả phản ứng của công chúng và tình hình kinh doanh so với trước đây.

Dù thành công hay chưa may mắn vấp phải những phản ứng trái chiều thì re branding cũng đang chứng minh đây là một trong những phương thức giúp doanh nghiệp thực hiện một bước chuyển lớn.

Thay đổi hình ảnh, tạo ra sự chú ý và làm mới mẻ hơn những doanh nghiệp đã già cỗi.

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang mang ý định chuyển mình, hãy tìm cách thấu hiểu được nội tại, khách hàng cũng như rào đón đối thủ sẽ để sự thay đổi dễ dàng được đón nhận hơn.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Thương mại điện tử châu Á tiếp tục bùng nổ hậu Covid-19

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử khắp châu Á ghi nhận tăng trưởng doanh thu bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh do người tiêu dùng phải ở nhà do lệnh phong tỏa. 

Chính sách phong tỏa, cách ly xã hội khiến các cửa hàng phải đóng cửa và mang đến cơ hội bất ngờ cho các nền tảng thương mại điện tử mà người dùng chưa từng ghé qua. Theo nhà cung cấp giải pháp quảng cáo số Criteo, nghiên cứu của hãng cho thấy hơn 50% khách hàng có ý định mua sắm trực tuyến như hệ quả của dịch bệnh, so với 17% nói sẽ mua ít đi.

Ông Zhou Junjie, Giám đốc Thương mại Shopee, chia sẻ nhu cầu đối với các sản phẩm y tế cụ thể là khẩu trang, nước rửa tay và nhu yếu phẩm như thực phẩm đóng hộp đều tăng.

Shopee được hưởng lợi ích rõ rệt từ đại dịch khi tổng giá trị giao dịch tăng 74,3% đạt 6,2 tỷ USD trong quý đầu năm 2020, tổng số đơn hàng chạm mốc 429,8 triệu, tăng 111,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Shopee tung ra chương trình miễn phí giao hàng khi mua đồ làm bếp, làm việc và giải trí. Công ty mẹ Sea Group đang muốn mở rộng kinh doanh và có thể thâu tóm doanh nghiệp khác. Theo ông Zhou, dịch bệnh đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang lối sống trực tuyến sâu rộng và không thể đảo ngược.

Những “tay chơi” trong ngành cũng nhanh chóng giới thiệu các chiến dịch nắm bắt sự chuyển đổi này và để đối phó với tiêu thụ giảm sút nói chung trên toàn cầu.

CapitaLand, một trong các tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á, thông báo sẽ mở nền tảng thương mại điện tử mới mang tên eCapitalMall với sự tham gia của nhiều nhà bán lẻ có cửa hàng đặt trong các trung tâm thương mại của hãng.

Tại Trung Quốc, các nền tảng thương mại điện tử góp mặt trong sự kiện mua sắm mới DoubleFive, mang về 2,2 tỷ USD doanh thu trong 24 giờ đầu tiên, theo Ủy ban Thương mại Thượng Hải. Hàng tỷ nhân dân tệ dưới hình thức phiếu giảm giá, chiết khấu được phân phát trong chiến dịch dự kiến kéo dài 2 tháng.

Các nhà bán lẻ điện tử sẽ hợp sức với cửa hàng để bán các mặt hàng giá trị lớn như xe hạng sang.

Công ty quản trị đầu tư Invesco chỉ ra tại Trung Quốc, tỉ lệ tiếp cận bán lẻ trực tuyến đã chạm mốc 28,2% trong quý đầu năm 2020, tăng từ 23% của một năm trước đó.

William Yuen, Giám đốc Đầu tư Invesco, nhận định các nhà bán lẻ điện tử sẽ tiếp tục giành thị phần trên thị trường bán lẻ và có nhiều nỗ lực trong phát triển, hoàn thiện tương tác với khách hàng để bảo đảm hàng hóa được mua bán nhiều hơn qua mạng.

Thách thứ họ phải đối mặt khi mua sắm trực tuyến bùng nổ là dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khi các quốc gia phải đóng cửa để khống chế virus. Nhiều hãng phải xây dựng lại mô hình chuyển phát hàng hóa từ nhà kho tới người dùng cuối.

Arne Jeroschewski, đồng sáng lập dịch vụ theo dõi bưu kiện Parcel Perform, chia sẻ về khó khăn do đại dịch gây ra: một số nhà kho phải đóng cửa vì nhân viên có triệu chứng, dẫn tới thời gian chết tăng lên, tăng thêm vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, còn có sự không ăn nhập về hàng hóa. Mọi người mua những thứ khác với trước đây nên nhiều danh mục đã hết hàng và không thể về hàng lại nhanh chóng.

Sachin Kapur, Giám đốc Tiếp thị cao cấp tại Coupang, một trong các công ty thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc, cho biết họ phải nỗ lực hơn để giữ lời hứa với khách hàng.

Họ tạo ra quy trình vô cùng chi tiết trên toàn tổ chức để bảo đảm an toàn cho nhân viên và vệ sinh là ưu tiên cao nhất và chuyển nhiều hàng hóa nhất có thể.

Các công ty cũng bắt tay để vượt qua thách thức mà đại dịch gây ra. Chẳng hạn, “kỳ lân” Bukalapak của Indonesia phối hợp với Grab và Gojek để tiếp cận khách hàng.

Anugrah Mardi Honesty, Giám đốc Quảng cáo hiển thị của Bukalapak, nói họ có nhiều sáng kiến để giữ chân khách hàng như tặng phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo hay tùy chọn giao hàng ngay lập tức.

Gojek ghi nhận giao dịch trên dịch vụ giao đồ ăn GoFood tăng trưởng 10% từ đầu tháng 5 so với cuối tháng 4, một số thương gia còn có mức tăng trên 30%.

Hãng cũng bổ sung dịch vụ mua sắm tại các cửa hàng hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, Gojek kết hợp với Bộ Nông nghiệp Indonesia hỗ trợ nông dân địa phương và tiểu thương để đưa hàng hóa lên mạng và tiêu thụ.

Theo Clement Lee, đồng sáng lập Synagie Corporation, dịch bệnh đã thay đổi cơ bản thói quen và lối sống của khách hàng và dự kiến còn tồn tại sau khi khủng hoảng y tế kết thúc.

“Mọi người sẽ làm việc tại nhà và mua sắm tại nhà, dẫn đến cơ hội lớn trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp nào cũng phải nắm bắt”, ông chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Du Lam – ICTnews (Theo Nikkei)

Instagram đã cho phép ‘Creator’ kiếm tiền qua quảng cáo trong IGTV

Lần đầu tiên trong lịch sử, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu với người sáng tạo nội dung thông qua quảng cáo trong IGTV và các tài khoản có có ‘dấu tích xác thực’ mà người xem có thể mua trên Instagram Live.

instagram-igtv-marketingtrips

Công ty đã gợi ý rằng quảng cáo sẽ xuất hiện với IGTV trong hơn một năm, việc cung cấp video dạng dài (long-form video) sẽ là hình thức tốt nhất mà người sáng tạo nội dung sẽ được trả tiền.

Tuần tới, quảng cáo sẽ bắt đầu hiển thị trên IGTV chỉ với khoảng 200 đối tác sáng tạo nội dung nói tiếng Anh và đã được phê duyệt, bao gồm Adam Waheed và Lele Pons và từ một số đối tác quảng cáo lớn như Ikea, Puma và Sephora.

Ông Justin Osofsky, Giám đốc vận hành (COO) của Instagram cho biết: “Instagram sẽ chia sẻ doanh thu theo “tiêu chuẩn ngành”, cụ thể là 55% cho những người sáng tạo nội dung (Creators).

Đây cũng là số tiền mà Facebook đã chia sẻ với những người tạo trên Facebook Watch. Mục tiêu cuối cùng của chương trình là mở rộng nhóm phát triển nội dung và tạo ra nhiều người sáng tạo nội dung hơn trên toàn thế giới.

Để bắt đầu, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện khi mọi người nhấp để xem video IGTV từ các bản xem trước trong nguồn cấp dữ liệu của họ (Feed) và vòng quảng cáo ban đầu sẽ là các video dọc dài tối đa 15 giây. Instagram cũng sẽ thử nghiệm các trải nghiệm khác nhau trong quảng cáo IGTV trong suốt cả năm, nó có thể là ‘skip ads’ chẳng hạn.

COO Osofsky cho biết thêm: để đảm bảo quảng cáo chỉ được hiển thị với những nội dung thân thiện với thương hiệu, người sáng tạo sẽ phải tuân thủ chính sách kiếm tiền trên Instagram, nó có thể khác với các chính sách nội dung thông thường trên nền tảng.

Chẳng hạn, mọi người có thể chửi thề trong các video trên nền tảng, nhưng họ không được phép nếu họ muốn bật kiếm tiền.

Đây chỉ là một cách mà Ông Osofsky nói rằng nó sẽ giúp đảm bảo rằng các thương hiệu Quảng cáo không bao giờ xuất hiện trước nội dung không phù hợp.

Đề cao quyền kiểm duyệt là điều cần thiết để quảng cáo thành công trên IGTV, vì mục tiêu của Instagram IGTV là cạnh tranh trực tiếp với YouTube, đặc biệt là nếu người sáng tạo bắt đầu ưu tiên quay video theo chiều dọc của họ và các thương hiệu chi tiền cho quảng cáo Instagram thay vì YouTube.

Để điều đó xảy ra, IGTV sẽ phải đảm bảo số lượt xem cao cũng như lượt tương tác với quảng cáo.

Hình ảnh: Instagram

Thêm vào đó, các nhà quảng cáo cần biết là, sẽ không bao giờ có việc quảng cáo hiển thị ở đâu đó không an toàn cho hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm của họ, điều mà YouTube thường xuyên phải vật lộn để làm.

Ví dụ, vào năm 2019, các nhà quảng cáo đã ‘rút tiền’ từ kênh Youtube vì một báo cáo mô tả chi tiết cách những kẻ ấu dâm tìm thấy video của trẻ nhỏ và sử dụng phần bình luận để nói về cơ thể trẻ em với những nội dung nhạy cảm và không phù hợp.

Trong trường hợp đó, nội dung không phải là vấn đề, mà là những người bình luận, rất khó để có thể xử lý và buộc tội.

Instagram sẽ triển khai việc sử dụng chính con người để kiểm duyệt các video trên IGTV trước khi nó được chấp nhận để kiếm tiền trong giai đoạn đầu tiên này.

Cuối cùng, hy vọng là triển khai kết hợp đánh giá video thông qua con người và phần mềm. Instagram sẽ dựa trên chính sách và công việc kiểm duyệt đã có của Facebook, xét về cả công nghệ và những người thực hiện đánh giá.

Đối với các cách khác để người sáng tạo có thể kiếm tiền, họ có thể bán huy hiệu (dấu tích xác thực) thông qua Instagram Live, sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng tới với một nhóm nhỏ người sáng tạo nội dung và cả cho doanh nghiệp. Sau đó, nó sẽ mở rộng ra khắp ở Mỹ, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Mexico.

Người xem có thể chọn giữa ba huy hiệu (Badges) khác nhau, một với giá 0,99 đô la, một huy hiệu khác với giá 1,99 đô la và một huy hiệu khác với giá 4,99 đô la.

Sau khi mua, họ sẽ xuất hiện trước tên người mua khi họ bình luận, được ưu tiên và tăng lên hàng đầu trong phần bình luận.

“Nhà sáng tạo cũng sẽ có thể nhìn thấy tất cả những người đã mua ít nhất là một huy hiệu xác thực.

Trong thử nghiệm ban đầu này, Instagram sẽ không cắt doanh thu cho những Content Creator (nhà sáng tạo nội dung), nhưng khi chúng tôi mở rộng quy mô sản phẩm này lên, chúng tôi sẽ giới thiệu một chương trình chia sẻ doanh thu tốt nhất có thể”.

COO của Instagram cho biết.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via Theverge

Facebook rơi khỏi top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019

Apple, Google, Amazon và Microsoft đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019 của hãng tư vấn Interbrand.

Interbrand vừa công bố báo cáo “Thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2019” với sự thống trị của các hãng công nghệ như Facebook “bay” khỏi top 10. Interbrand là công ty tư vấn thương hiệu thuộc Omnicom Group.

Họ đánh giá giá trị thương hiệu dựa trên kết quả kinh doanh của các sản phẩm và dịch vụ, vai trò của thương hiệu trong quyết định mua sắm của người dùng, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu cũng như khả năng tạo ra lòng trung thành. Đây là năm thứ 20 Interbrand đưa ra báo cáo này.

Daniel Binns, CEO Interbrand tại New York (Mỹ), cho biết việc Facebook không nằm trong top 10 là do vấn đề quyền riêng tư và bảo mật.

Facebook lần đầu lọt vào báo cáo là năm 2012 ở vị trí 69, đạt đỉnh năm 2017 ở vị trí thứ 8. Năm 2019, mạng xã hội đứng thứ 14. Ông Binns nói: “Rõ ràng họ có một năm khó khăn. Apple làm tốt khi củng cố quyền riêng tư, Microsoft cũng vậy”.

Facebook tiếp tục phải xử lý các rắc rối liên quan tới bảo mật và bị giám sát về cách xử lý dữ liệu người dùng. Công ty cũng là đối tượng bị điều tra chống độc quyền.

Facebook không phải hãng công nghệ lớn duy nhất bị theo dõi vì các hành vi phản cạnh tranh. Google, Amazon, Apple cũng bị nhưng dường như uy tín của Facebook bị tổn hại hơn hẳn so với các đối thủ.

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019 lần lượt là: Apple, Google, Amazon, Microsoft, Coca-Cola, Samsung, Toyota, Mercedes-Benz, McDonald’s và Disney.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Từ ý tưởng ‘ngu ngốc nhất’ cho đến công ty triệu USD

Abigail Forsyth cảm thấy “sợ hãi” trước thực trạng mỗi năm có hàng tỷ cốc cà phê sử dụng một lần bị vứt bỏ tại các bãi rác.Cô bị chê bai khi đưa ra ý tưởng sản xuất loại cốc có thể tái sử dụng.

Khi Abigail Forsyth lần đầu tiên nảy ra ý tưởng làm và bán cốc cà phê có khả năng tái sử dụng, một trong những nhà thiết kế đầu tiên cô tiếp cận nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ không quan tâm chút nào đến sáng kiến đó.

“Ông ấy nói với tôi rằng đó là ý tưởng ngu ngốc nhất mà từng biết”, Abigail nhớ lại.

Mọi chuyện cũng không có nhiều tiến triển khi cô đến gặp một nhà sản xuất tiềm năng. “Ông ấy nói đó chỉ là một cái cốc thôi. Có rất nhiều thứ được làm ra, thông minh và hữu dụng hơn sản phẩm của cô nhiều, họ thậm chí còn không bán chúng”.

Đó là năm 2008, tại thành phố Melbourne, Australia. Abigail và em trai cùng nhau xây dựng ý tưởng về KeepCup. Lý do là họ cảm thấy “sợ hãi” trước thực trạng mỗi năm có hàng tỷ cốc cà phê sử dụng một lần bị vứt bỏ tại các bãi rác.

Họ biết mức độ trầm trọng của thực trạng này vì cả hai đã cùng vận hành một chuỗi cửa hàng cà phê nhỏ trong 10 năm. Họ quyết tâm làm điều gì đó để cải thiện tình hình.

Thay vì cảm thấy chán nản và thất vọng về thái độ tiêu cực của mọi người xung quanh, Abigail cho biết chúng lại khiến cô quyết tâm hơn trong quá trình hiện thực hóa tham vọng của bản thân.

“Đó chính là những lời nhắc nhở đối với tôi”, cô chia sẻ.

Tính đến thời điểm hiện tại, KeepCup đã bán hơn 10 triệu sản phẩm cốc cà phê cho khách hàng trên toàn thế giới. Công ty ước tính họ giúp ngăn chặn khoảng 8 tỷ sản phẩm cốc không phân hủy bị vứt thẳng vào các thùng rác.

Sinh ra tại Glasgow nhưng lớn lên tại Melbourne, Abigail ban đầu theo đuổi sự nghiệp luật sư. Sau 4 năm đảm nhiệm công việc này, cô quyết định tìm hướng đi mới. Sau đó, cô đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh chuỗi cà phê.

Khi hai chị em bắt đầu thực hiện những bước thiết kế đầu tiên cho sản phẩm cốc nhựa mang thương hiệu KeepCup, Abigail cho biết Jamie chính là người đưa ra ý kiến rằng sản phẩm của công ty phải trông thật bắt mắt, với các tông màu sáng là chủ đạo.

“Jamie luôn nói rằng các sản phẩm phải trông thật cuốn hút và tôi cũng bổ sung thêm chúng phải thật bền”, cô nói.

Lô cốc đầu tiên được sản xuất vào đầu năm 2009. Họ chính thức ra mắt sản phẩm tại hội chợ thiết kế ở thành phố quê nhà Melbourne. Abigail cho biết các sản phẩm cốc của công ty nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tham dự. Họ bán được tổng cộng 1.000 sản phẩm chỉ trong 6 giờ.

“Tại hội chợ đó, người tham dự rất quan tâm đến thiết kế của sản phẩm”, cô chia sẻ. “Nhiều người còn nói với tôi rằng họ thậm chí còn chẳng biết đó là gì nhưng vẫn muốn sở hữu một sản phẩm cho riêng mình”.

Với đa dạng các kích cỡ sản phẩm, từ 120 ml cho những ai thích cà phê espresso cho đến 474 ml cho những ly cà phê sữa đá mát lạnh và nước ép hoa quả, KeepCup bắt đầu phân phối sản phẩm cho các quán cà phê và trực tiếp đến tay các khách hàng có nhu cầu thông qua website của công ty.

Ngoài ra, công ty còn bán sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó phải kể đến hãng hàng không Qantas nổi tiếng của Australia và ngân hàng trung ương Anh.

Doanh số của công ty tăng dần theo từng năm, do sản phẩm của công ty được nhiều người tin tưởng và họ tiếp tục giới thiệu cho nhiều người khác. KeepCup cũng tích cực tham gia các hội chợ thương mại. Doanh thu hàng năm của công ty được công bố ở mức hơn 5 triệu USD.

Công ty phát triển một cách tự nhiên mà không cần đến sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài. Trong năm 2014, Abigail đã mua lại toàn bộ cổ phần của người em trai, hiện đã tách ra và đang điều hành công ty sản xuất hộp đựng đồ ăn BeetBox.

Để luôn giữ được tôn chỉ bảo vệ môi trường, tất cả công đoạn sản xuất sẽ được đặt hoàn toàn tại hai thị trường chính của công ty là Australia và Anh. Điều này giúp hạn chế sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi quá trình vận chuyển thành phẩm nếu như hoạt động sản xuất được đặt tại Trung Quốc hoặc một vài quốc gia có chi phí sản xuất thấp khác.

Tất cả bao bì sản phẩm đều được làm từ những nguyên liệu có thể tái chế hoặc những nguyên liệu đã đạt được chứng nhận của Forest Stewardship (một tổ chức đánh giá tác động môi trường). Bên cạnh đó, các văn phòng của công ty tại Melbourne và London cũng được trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời, và công ty cam kết sẽ quyên góp 1% doanh thu cho những dự án giúp bảo vệ môi trường, sau khi tham gia chiến dịch “the global 1% For The Planet”.

Paul Klymenko, giám đốc điều hành nhóm hành động vì môi trường tại Australia, Planet Ark, cho biết “trong hơn một thập kỷ qua, KeepCup luôn tiên phong trong việc sản xuất ra những sản phẩm không những có chất lượng tốt mà còn có khả năng tái sử dụng, đóng góp lớn cho sự hình thành của nền kinh tế tái tạo”.

Ông cũng cho biết thêm rằng công ty “đã tạo ra những sản phẩm mà người sử dụng muốn dùng chúng lần này qua lần khác, quá đó giảm thiểu lượng rác thải phát thải ra môi trường và sự khai thác tài nguyên thiên nhiên ví dụ như cây cối”.

Quay trở lại với KeepCup, Abigial cho biết công ty “cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực” của dịch bệnh Covid-19. Trong khi phần lớn các cửa hàng cà phê tại hai thị trường chủ lực đã phải đóng cửa, nhiều cửa hàng khác vẫn chưa có thói quen sử dụng các loại cốc có thể tái sử dụng của công ty.

“Xu hướng tái sử dụng chắn chắn sẽ phát triển”, cô chia sẻ.

“Nhiều khách hàng đã liên lạc vào khuyến khích chúng tôi tiếp tục đấu tranh để giảm thiểu lượng rác thải dùng một lần. Họ nhấn mạnh rằng những sản phẩm dùng một lần không có nghĩa là chúng sẽ an toàn hơn, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh này”.

Cô cũng khuyến cáo rằng các khách hàng của KeepCup nên luôn giữ cho sản phẩm được sạch sẽ và khô ráo khi không sử dụng.

Abigail cho biết cô muốn KeepCup được mọi người nhìn nhận với tư cách là một doanh nghiệp đã “kết liễu” sự phổ biến của các sản phẩm cốc nhựa dùng một lần.

Cô chia sẻ thêm: “Nhiều người đã nói với tôi rằng ‘làm sao mà cô có thể xây dựng một doanh nghiệp với chỉ một sản phẩm duy nhất là cốc?’ nhưng tôi nghĩ rằng nó giống như một chiếc chìa khóa, giúp mở ra những tranh luận xung quanh vấn đề phát triển bền vững và rác thải. Nó cho phép mọi người có quyền tự do quyết định về những điều đúng đắn nên làm”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

VinSmart bán hơn 1.2 triệu smartphone chỉ trong 17 tháng

Ngày 27/05/2020, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart công bố đã đạt doanh số hơn 1,2 triệu điện thoại Vsmart sau 17 tháng gia nhập thị trường.

Sự kiện đã đưa Vsmart trở thành một trong những thương hiệu điện thoại thông minh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam; đồng thời, đặt nền móng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới, hướng tới phân khúc cao cấp – thời thượng – đẳng cấp hơn.

Kể từ thời điểm ra mắt (tháng 12/2018) đến nay, VinSmart đã giới thiệu 12 mẫu điện thoại thông minh. Doanh số đặc biệt tăng trưởng mạnh từ đầu năm 2020, với tốc độ lên đến 260%, trung bình gần 200.000 sản phẩm bán ra mỗi tháng (từ đầu năm 2020).

Vsmart đã đạt Top 3 thương hiệu điện thoại bán chạy nhất cả nước, chiếm 16,7% thị phần trong tháng 4; chính thức chinh phục được hơn 1,2 triệu khách hàng kể từ khi ra mắt và trở thành một trong những hãng điện thoại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Sản phẩm Vsmart được đánh giá là tối ưu về chất lượng, cấu hình và tính năng sử dụng so với các điện thoại trong cùng phân khúc giá. Một số mẫu như Vsmart Joy 3, Star 3… có doanh số vượt trội và được người dùng bình chọn là “điện thoại thông minh quốc dân”.

Bên cạnh hiệu năng mạnh mẽ, thiết kế đẳng cấp so với phân khúc, VinSmart còn sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng rộng khắp, với những chính sách ưu đãi đột phá, chưa từng có trên thị trường như bảo hành 18 tháng, một đổi một trong 101 ngày, hỗ trợ trả góp 0%…

Phát biểu về việc doanh số đạt hơn 1,2 triệu điện thoại sau 17 tháng gia nhập thị trường, ông Trần Minh Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart cho biết: “Cột mốc Top 3 thị phần với hơn 1,2 triệu điện thoại bán ra là bản lề quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho VinSmart.

Sau mục tiêu phủ rộng thị trường, để người Việt được sử dụng điện thoại Việt rộng rãi với chất lượng và giá thành tốt nhất, VinSmart đã sẵn sàng hướng đến phân khúc tầm trung, cao cấp – thời thượng hơn. Hiện tại, chúng tôi đã đạt được thoả thuận hợp tác các đối tác quốc tế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ như Google, Fujitsu, Pininfarina… nhằm mang đến những trải nghiệm chuẩn mực và đẳng cấp cho các sản phẩm Vsmart tương lai”.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nike chọn CEO của mình là một chuyên gia công nghệ và đây là lý do

Nike đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ và phân tích dữ liệu trong những năm qua, nhận thấy rằng vị CEO mới của mình nên là người có thể dẫn dắt nó vào một tương lai, nơi sẽ tập trung vào bán hàng trực tiếp dựa trên dữ liệu khách hàng.

ceo nike

Đến ngày 13/1/2020, Mark Parker, CEO của Nike kể từ năm 2006, sẽ từ chức. Bất ngờ là người sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành tiếp theo của thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới này sẽ là John Donahoe, một giám đốc công nghệ lâu năm.

Lý lịch của ông cho thấy đây là một người quản lý chuyên nghiệp hơn là người có tầm nhìn về chiến lược hay tiếp thị trong lĩnh vực thời trang.

Donahoe hiện là CEO của ServiceNow, một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp toàn cầu. Trước đó, ông đã từng là CEO của eBay từ năm 2008 đến 2015, đồng thời là CEO kiêm giám đốc quản lý của công ty tư vấn quản lý Bain & Co.. Và ông cũng đã tham gia hội đồng quản trị của Nike từ năm 2014.

Nhìn qua, Donahoe có vẻ không phải là sự lựa chọn rõ ràng nhất để tiếp nối thành công của Parker, người bắt đầu tại công ty với tư cách là một nhà thiết kế giày dép và có kiến ​​thức cùng kinh nghiệm sâu sắc về giày thể thao.

Nhưng đó là điều mà hội đồng quản trị của Nike, tin tưởng một cách rõ ràng rằng nó là cần thiết. Bởi công ty này đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua dữ liệu thu thập được, các cửa hàng hỗ trợ công nghệ và hệ sinh thái trực tuyến.

Những gì Donahoe hiểu là công nghệ và đó là thứ mà Nike đã đầu tư rất nhiều trong thời gian qua. Năm ngoái, công ty đã mua lại công ty phân tích dữ liệu Zodiac. Năm nay, họ mua thêm Celect, một công ty chuyên về phân tích dự đoán. Tất cả là một phần trong chiến lược sử dụng dữ liệu khách hàng của Nike để trở nên cá nhân hơn ở quy mô lớn, theo như những gì Parker đã vạch ra trước đó.

Các khoản đầu tư này đã trở thành một phần trong hệ thống phản ứng của Nike trước những biến động lớn trên thị trường mua sắm. Ngành công nghiệp bán lẻ đã phải vật lộn để sinh tồn trong những năm qua, với sự gục ngã và đóng cửa với số lượng kỷ lục. Năm 2017, Nike tuyên bố ý định chuyển sự tập trung từ kinh doanh bán buôn sang một nhóm các nhà bán lẻ nhỏ hơn.

Đồng thời, nó đã tăng doanh số bán hàng trực tiếp cho khách hàng, đặc biệt là bán hàng trực tuyến, thông qua các trang web thương mại điện tử và các ứng dụng như SNKRS và ứng dụng Nike. Ngay cả các cửa hàng mới mở của công ty cũng được thiết kế để hoạt động một cách tương thích và trơn tru với những ứng dụng này.

Trong quý gần đây nhất của công ty, doanh số bán hàng kỹ thuật số đã tăng 42%. Công ty đang kêu gọi thêm nữa những nỗ lực trong việc kết nối trực tiếp với người mua hàng, hành vi mua hàng trực tiếp của người tiêu dùng, và đó lý do họ cần thuê Donahoe để lãnh đạo việc đó.

“Tôi rất vui mừng khi thấy John sẽ gia nhập đội ngũ của chúng tôi”, CEO Parker nói trong một tuyên bố. “Chuyên môn của anh ấy về thương mại kỹ thuật số, công nghệ, chiến lược toàn cầu và khả năng lãnh đạo kết hợp với các mối quan hệ bền chặt của anh ấy cùng thương hiệu, khiến John là nhân tố phù hợp, lý tưởng để tăng tốc quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Nike và giúp nó phát triển tích cực”.

Thông báo về sự thay đổi CEO được đưa ra trong bối cảnh Nike đang gặp nhiều scandal. Alberto Salazar, một huấn luyện viên chạy bộ do Nike hậu thuẫn, được phát hiện việc đang thử nghiệm các loại thuốc tăng cường hiệu suất trên các vận động viên điền kinh. Một thí nghiệm được cho là đã diễn ra trong phòng thí nghiệm tại trụ sở của Nike.

Năm ngoái, một nhóm cựu nhân viên của Nike cũng đệ đơn kiện công ty vì phân biệt đối xử về giới, khiến cho tầng lớp quản lý bị lung lay, bao gồm sự ra đi của Trevor Edwards, chủ tịch thương hiệu Nike và cũng là người kế nhiệm của Parker.

Trong cơ cấu quản lý mới của mình, Parker sẽ vẫn ở lại với công ty với tư cách là chủ tịch điều hành. Nike cho biết ông sẽ hợp tác chặt chẽ với các quản lý cấp cao như Donahoe.

Nike không phải là công ty duy nhất muốn tiếp cận một cách trực tiếp với người tiêu dùng, thông qua việc tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới từ thế giới công nghệ. Năm 2016, Starbucks chọn Kevin Johnson lên làm CEO thay thế Howard Schultz, giám đốc lâu năm của chuỗi cửa hàng cà phê này.

Johnson đã từng làm giám đốc công nghệ của Starbucks từ năm 2015, nhưng trước đó đã từng là CEO của công ty phát triển các sản phẩm mạng máy tính Juniper Networks và giám đốc điều hành tại Microsoft.

Giống như Nike, Starbucks cũng ngày càng xây dựng định hướng kinh doanh tương lai của mình xoay quanh công nghệ, bằng việc đầu tư vào ứng dụng, các chương trình đặt và giao hàng trên thiết bị di động. Kể từ khi Johnson nắm quyền, cổ phiếu Starbucks đã tăng 43% và công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những quý gần đây.

Chipotle Mexican Grill, một chuỗi nhà hàng bình dân chuyên phục vụ nhanh tại Mỹ cũng đã tìm thấy thành công dưới sự quản lý của một CEO xuất thân từ giới công nghệ. Brian Niccol tiếp quản chuỗi cửa hàng này khi nó đang hỗn loạn sau một loạt vụ bê bối về an toàn thực phẩm.

Ông ngay lập tức tập trung vào việc xây dựng ứng dụng cho công ty, hướng việc kinh doanh vào đặt hàng kỹ thuật số và giao hàng, nhờ đó giúp cổ phiếu công ty tăng gấp ba kể từ khi nhận chức.

Còn Nike, công ty đang ở thời kỳ đỉnh cao khi có giá cổ phiếu cao nhất mọi thời đại. Đó cũng chính là lý do việc từ chức của Parker đang rất được chú ý.

Nike không cần xoay sở để sinh tồn, nhưng một CEO thông thạo về công nghệ có thể sẽ giúp công ty mở rộng vị thế dẫn đầu trong mọi cuộc cạnh tranh và trở thành lá cờ đầu, hướng dẫn cũng như tạo ra xu thế đổi mới cho thế hệ khách hàng kỹ thuật số tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Top of Mind là gì? Hiệu ứng TOM trong Marketing là gì?

Cùng tìm hiểu về khái niệm TOM hay Top of Mind trong phạm vi kinh doanh và marketing: Top of Mind là gì? Tìm hiểu về chỉ số Top of Mind Awareness? những chiến lược trở thành người dẫn đầu và hơn thế nữa.

tom (top of mind) là gì
Top of Mind là gì? Hiệu ứng TOM trong Marketing là gì?

Nếu là dân làm Marketing hẳn là bạn đã từng nghe về chiến lược “người dẫn đầu” hay khái niệm định vị thương hiệu. Dẫn đầu để tạo lợi thế cạnh tranh và chiến thắng đối thủ. Tuy nhiên liệu điều đó có phải luôn đúng? Dẫn đầu có thực sự lợi hại như “lời đồn”.

Du Mont sáng chế ra máy truyền hình thương mại đầu tiên. Duryea giới thiệu xe ôtô đầu tiên, Hurlay bán ra máy giặt đầu tiên. Tất cả đều không tồn tại.

Như vậy là có gì sai trái với cái mà chúng ta từng biết về “người dẫn đầu” không? Sự thật thì không có gì sai trái cả, chỉ là hiệu ứng TOM – Top of Mind đang làm thay đổi giá trị của “người dẫn đầu”.

TOM hay Top of Mind là gì trong Marketing?

Ý tưởng đằng sau khái niệm TOM hay Top of Mind là thương hiệu hãy ở vị trí đầu tiên trong tâm trí của khách hàng hơn là ở vị trí đầu tiên của thị trường. Ở vị trí đầu tiên trên thị trường chỉ là kết quả của việc xâm nhập vào tâm trí trước tiên.

Ví dụ, IBM không phải là công ty đầu tiên trên thị trường với loại máy vi tính lớn có công suất cao. Công ty Remington Rand là công ty đầu tiên trên thị trường với máy UNIVAC.

Tuy nhiên, những nỗ lực marketing đã khiến IBM chiếm vị trí thứ nhất trong tâm trí của khách hàng và đã giành chiến thắng.

Nếu Marketing là trận chiến của nhận thức, không phải của sản phẩm thì ‘tâm trí của người tiêu dùng’ đóng vai trò quyết định đối với thị trường.

Mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp hay thương hiệu thất bại vì đã vi phạm điều này. Một vài người có ý tưởng hay quan niệm mà họ tin là sẽ (hoặc có thể) cách mạng hóa một nền công nghiệp. Vấn đề là làm sao đưa quan điểm hay tư tưởng này vào tâm trí của các khách hàng tiềm năng.

Một giải pháp có tính ước lệ của vấn đề này là tiền hay ngân sách chi tiêu. Đó là nguồn lực để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ chất lượng, cùng với các tài nguyên khác như quảng cáo hay các hoạt động xây dựng thương hiệu.

Không may, việc này lại đưa đến một nhận thức sai lầm là mọi mấu chốt thành công của Marketing đều như nhau: Ngân sách chi tiêu.

Điều này không đúng sự thật. Bạn không thể nào thay đổi được một ý nghĩ đã thành hình trong tâm trí của khách hàng.

Công ty Wang là công ty đầu tiên về những bộ phận xử lý văn bản, nhưng thế giới đã bỏ xa loại máy này và tiến đến máy tính điện tử.

Công ty Wang đã không đáp ứng được chuyển biến này. Thay vì đầu tư hàng triệu USD vào công việc phát triển máy vi tính cá nhân và máy vi tính loại nhỏ thì Wang lại theo đuổi công việc của một công ty chế tạo bộ phận xử lý văn bản.

Xerox là công ty về máy photocopy đầu tiên và rồi lại cố gắng lao vào kinh doanh máy vi tính. 25 năm sau đó, dù tiêu tốn 2 tỷ USD nhưng Xerox vẫn không đi được tới đâu trong lĩnh vực máy vi tính.

Bạn muốn thay đổi một từ nào đó trên máy vi tính, chỉ cần đánh chồng lên (overwrite) hoặc xóa (delete) đi mà thôi. Bạn muốn thay đổi một tâm trí thì quên chuyện đó đi.

Một khi ý nghĩ đã được hình thành, rất hiếm có thể thay đổi hay có thể nói là không thể thay đổi được. Trong Marketing, bạn sẽ phí sức khi cố công thay đổi một nhận thức đã được hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng.

Các chỉ số chính được dùng để đo lường Top of Mind (TOP).

Khi tìm hiểu về khái niệm Top of Mind (TOM), và muốn “trở thành Top of Mind” trong mắt người tiêu dùng, một câu hỏi được đặt ra với những người làm marketing là làm thế nào nào để đo lường chỉ số này, hay nói cách khác bằng cách nào để biết một thương hiệu nào đó đang là Top of Mind trong thị trường của nó.

Dưới đây là các chỉ số chính để đo lường Top of Mind (TOM).

Mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).

Mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall) là khái niệm mô tả việc một thương hiệu nào đó được khách hàng hay người tiêu dùng nhớ đến. “Ghi nhớ” có thể là chính bản thân họ tự nhớ hoặc thông qua một vài dấu hiệu nhận biết nào đó.

Để đo lường mức độ ghi nhớ thương hiệu, người làm marketing cần phải tiến hành các cuộc phỏng vấn hay khảo sát với người tiêu dùng trong từng phân khúc thị trường cụ thể.

Ví dụ, câu hỏi được sử dụng có thể là “khi nói đến nước giải khát có ga, bạn nhớ tới tên thương hiệu nào đầu tiên?”

Thương hiệu nào được nhớ đến nhiều nhất và nằm đầu tiên trong danh sách thì có điểm Mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall) càng cao, nghĩa là một phần điểm Top of Mind (TOM) của thương hiệu đó cũng cao.

Thị phần hay tỷ lệ tìm kiếm (Share of Search).

Thông thường, khi tính toán tỷ lệ tìm kiếm trong phạm vi tính toán chỉ số Top of Mind (TOM), marketer thường sử dụng các tìm kiếm có thương hiệu (từ khoá thương hiệu).

Ví dụ, nếu mỗi tháng số lượng tìm kiếm cho từ khoá “Coca-Cola” là 1000 lần và của “Pepsi” là 2000 lần, bỏ qua các chỉ số khác, có thể nhận định là Pepsi là thương hiệu phổ biến hơn Coca-Cola, hay Top of Mind của Pepsi cao hơn.

Brand Share of Voice.

Brand Share of Voice là chỉ số đo lường mức độ chia sẻ tiếng nói, hình ảnh hay mức độ nhận biết của thương hiệu trên các nền tảng (ví dụ như trên mạng xã hội).

Ví dụ nếu thương hiệu của bạn phủ đến 30% quảng cáo cho một sản phẩm nào đó so với toàn bộ các thương hiệu đang chạy các quảng cáo về sản phẩm tương tự, Brand Share of Voice của bạn khi này là 30%.

Brand Share of Voice thường gắn liền với các sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.

Các chỉ số khác cũng được sử dụng để đo lường Top of Mind.

Ngoài các chỉ số chính nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các chỉ số dưới đây:

  • Lượng đề cập đến thương hiệu (Brand Mentions).
  • Lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
  • Mức độ tiếp cận của thương hiệu (Brand Reach).
  • Lượng người dùng truy cập trực tiếp vào các nền tảng của thương hiệu (Direct Traffic), ví dụ như website.

TOM (Top of Mind) – Cái “cảm giác chớp mắt” này không phải là một hiện tượng bất thường.

Nếu bạn muốn tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho một người nào đó, bạn không thể lách vào trong tâm trí họ và rồi từ từ tạo ra một quan niệm thuận lợi theo thời gian. Tâm trí không hoạt động theo cách ấy. Bạn phải nhảy bổ vào tâm trí.

Lý do bạn phải nhảy bổ vào thay vì luồn lách bởi lẽ người ta không thích thay đổi suy nghĩ của mình. Một khi họ đã có ấn tượng như thế nào thì nó là như vậy. Họ nghĩ bạn là loại người như thế nào thì ghi vào tâm trí.

Bạn không thể trở thành một người khác trong tâm trí cuả họ.

Một trong những bí quyết của Marketing là vai trò của tiền bạc hay ngân sách chi tiêu. Có lúc, với một ít đô-la có thể tạo ra một phép lạ. Ngày kế tiếp, hàng triệu đô-la cũng không thể cứu vãn một công ty đang xuống dốc.

Khi có một cái đầu tốt, dù với một ít tiền bạn cũng tiến thật xa. Hãng Apple đã bay cao trong lĩnh vực vi tính với 91.000 USD đóng góp của Mike Markkula.

Tên Apple đã lọt vào tâm trí của khách hàng bởi vì đó là một cái tên giản dị và dễ nhớ, cùng với đó là vô số các câu chuyện thương hiệu được kể (Storytelling). Mặt khác, các đối thủ của Apple lại có các tên phức tạp, khó nhớ.

Đầu tiên, có năm hãng máy tính cá nhân cùng lao vào một lúc: Apple II, Commodore Pet, IMSAI 8080, MITS Altair 8800 và Radio Shack TRS-80. Bạn hãy tự hỏi cái tên nào đơn giản và dễ nhớ nhất?

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về Top of Mind (TOM).

  • Top of Mind Awareness là gì?

Top of Mind Awareness có nghĩa là “trở thành Top of Mind” về mức độ nhận biết (Awareness) trong tâm trí người tiêu dùng. Trên thực tế, bản chất của cụm từ Top of Mind đã bao hàm ý nghĩa về độ nhận biết này, tức các thương hiệu Top of Mind đã là các thương hiệu được người tiêu dùng nhận biết rõ, do đó Top of Mind và Top of Mind Awareness có thể được xem là từ đồng nghĩa.

  • Top of Mind Brand là gì?

Là các thương hiệu (Brand) hiện đang có vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng. Khi lựa chọn một thương hiệu nào đó để mua hàng, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn các thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên.

Kết luận.

Trên đây là những chia sẻ của MarketingTrips về khái niệm Top of Mind là gì, hiệu ứng TOM trong Marketing, cũng như các ví dụ xoay quanh chủ đề này. Với tư cách là người làm marketing, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, trở thành “Top of Mind” trong tâm trí người tiêu dùng là chiến lược không thể khôn ngoan hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook đổi tên ví điện tử từ Calibra thành Novi

Thông báo mới nhất công bố ngày 26.5, Facebook cho biết đã đổi tên ví tiền ảo dành cho đồng tiền kỹ thuật số Libra chưa phát hành từ Calibra thành Novi.

Bài viết của người đứng đầu dự án ví kỹ thuật số, ông David Marcus đã giải thích cái tên Novi được lấy từ 2 từ gốc Latinh có nghĩa là “mới” (novus) và “con đường” (via).

Ông Marcus cho biết Novi là một cách thức mới để gửi tiền. Bản sắc và thiết kế hình ảnh của ví ảo này cũng biểu trưng cho tính chuyển động linh hoạt của các loại tiền kỹ thuật số. Người đứng đầu dự án ví Novi khẳng định với ví ảo này, việc gửi tiền của người dùng sẽ dễ dàng như gửi tin nhắn.

Ví Novi sẽ hoạt động như một ứng dụng riêng cho điện thoại thông minh (smartphone) và cũng sẽ được kết hợp trong các ứng dụng nhắn tin do Facebook sở hữu là Messenger và WhatsApp.

Điều đáng chú ý là các đối thủ của Facebook cũng có thể tự phát triển ứng dụng ví ảo của riêng họ cho đồng Libra.

Ví Novi sẽ ra mắt cùng lúc với đồng tiền kỹ thuật số Libra. Bộ đôi này được kỳ vọng sẽ giúp Facebook đưa các dịch vụ tài chính mới vào gói dịch vụ của họ, mở rộng hoạt động thương mại điện tử và cho phép thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ mua quảng cáo trên mạng xã hội này.

Tháng 6.2019, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị thực tế cao hơn so với bitcoin hay các đồng tiền số khác.

Facebook và những người ủng hộ Libra tin tưởng rằng đồng tiền này sẽ trở thành một đồng tiền số toàn cầu, ổn định, và có thể giúp hàng tỉ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống thông qua việc giảm chi phí cho nhiều loại hình thanh toán và giao dịch.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp và giới chức quản lý tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ngay lập tức quan ngại về tác động đối với hệ thống tài chính toàn cầu, khi hơn 2 tỉ người dùng Facebook có thể sử dụng đồng tiền này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via VTV

Soya Garden đóng cửa hầu hết cửa hàng tại TP. HCM sau đại dịch Covid-19

Startup Soya Garden là hệ thống được Shark Thuỷ đầu tư trong chương trình thương vụ bạc tỷ Shark Tank Vietnam. Cũng nhờ Shark Thuỷ mà Soya Garden được hợp tác với Mr Bean – đối tác hàng đầu của Singapore.

Trong 10 cửa hàng mà chúng tôi đi khảo sát được sáng nay, đã có 6 cái đóng cửa, 1 cái ngưng hoạt động và 3 cái vẫn hoạt động bình thường. Tại TP. HCM, thời điểm cuối năm 2019, Soya Garden có 13 cửa hàng.

Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin Soya Garden sẽ đóng hết cửa hàng tại TP. HCM nhằm cắt lỗ và chỉ để lại 3 cửa hàng ở những vị trí chiến lược và có lượng khách hàng ổn định tại khu vực trung tâm. Để xác minh, chúng tôi đã liên lạc với anh Hoàng Anh Tuấn – CEO của chuỗi Soya Garden, nhưng không nhận được phản hồi.

Sau đó, chúng tôi đã đi khảo sát khoảng 10/13 cửa hàng của Soya Garden và thực tế cho thấy: doanh nghiệp này đã đóng hầu hết cửa hàng ở các quận ngoại ô và chỉ giữ một vài cửa hàng ở khu vực trung tâm.

Cụ thể: cửa hàng flagship của họ ở Ngã 6 Phù Đổng, đường Lý Tự Trọng – Quận 1, cửa hàng đường Lê Văn Sỹ – Tân Bình và cửa hàng ở Vũ Huy Tấn – khu Miếu Nổi vẫn mở cửa bình thường; cửa hàng ở đường Nguyễn Đình Chiểu – địa điểm kiêm văn phòng đại diện của Soya tại TP. HCM mở cửa nhưng dường như không bán hàng tại quán.

6 cửa hàng đã đóng cửa, đó là: cửa hàng tại 35 Phan Đăng Lưu – cửa hàng đầu tiên của Soya tại TP. HCM; 3 cửa hàng tại Quận Gò Vấp và 2 cửa hàng tại Nguyễn Hồng Đào – Tân Bình cùng Lũy Bán Bích – Quận Tân Phú.

Chưa hết, trên Facebook, một người bạn của anh Hoàng Anh Tuấn đã rao cho thuê lại căn nhà ở 27B Nguyễn Đình Chiểu – Quận 1, nơi có tầng trệt làm cửa hàng Soya Garden và các tầng trên làm văn phòng của chuỗi F&B này như đã nói ở trên.

Cũng theo nguồn tin trên, Soya Garden đã đóng cửa một vài cửa hàng ở miền Bắc. Trên Facebook, một chủ cửa hàng nhận nhượng quyền từ Soya Garden tại Hà Nội đã đăng status muốn sang nhượng cửa hàng.

Vào cuối tháng 1/2020, tức là trước Tết Nguyên Đán, trên Fanpage Soya Garden, họ cho biết có tất cả 45 cửa hàng: 29 tại Hà Nội, 13 tại TP. HCM và 2 tại Hải Phòng, 1 ở Nha Trang. Còn nhớ, Soya Garden đã khai trương cửa hàng thứ 50 tại Ngã 6 Phù Đổng vào tháng 9/2019. Tức trong vài tháng cuối năm 2019, Soya Garden đã đóng cửa 5 cửa hàng.

Sau khi thành công kêu gọi vốn trên chương trình Shark Tank 2018, Soya Garden đã nhận được tổng cộng 100 tỷ đồng từ Egroup của Shark Thủy, rồi ồ ạt mở cửa hàng trong năm 2018 và 2019.

Trong 1 lần trả lời phỏng vấn vào giữa năm 2019, CEO Soya Garden đã tiết lộ tham vọng mở 100 cửa hàng trong năm 2019 và 300 cửa hàng trong năm 2020 tại Việt Nam đồng thời sẽ đặt chân đến những thị trường khác trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.

Về mục tiêu dài hạn, trong 3 năm tới, thương hiệu này muốn hoàn tất sứ mệnh đưa các sản phẩm từ đậu nành lên ngang tầm với cà phê và trà, để việc “đi Soya” sẽ trở nên quen thuộc như “đi cafe” hay “đi trà sữa”.

Ở khía cạnh khác, giữa năm 2018, Soya Garden đã ký kết hợp tác chiến lược với thương hiệu sữa đậu nành hữu cơ từ Singapore là Mr Bean. Egroup chính là doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh Mr Bean tại Việt Nam.

Trong năm 2019, Egroup đã mở 20 cửa hàng tại TP. HCM và Hà Nội sau đó giảm xuống còn 11 cửa hàng vào cuối năm 2019. Egroup từng đặt mục tiêu sẽ mở 200 cửa hàng Mr Bean vào năm 2020.

Tuy nhiên, ở đầu mùa Covid-19, trong khi các chuỗi F&B khách hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa, Mr Bean đã đóng cửa luôn một vài cửa hàng. Hiện tại, dường như Egroup đã đóng cửa cả chuỗi Mr Bean. Một chỉ đấu khác: cả Fanpage lẫn website của Mr Bean không có bất cứ thông tin gì mới trong năm 2020.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

“30 tuổi, tôi là bản sao của năm 20 tuổi” và mãi cũng chỉ là một nhân viên quèn

Nhận thức sai lầm khiến cho tuổi trẻ của nhiều người giống như viên thuốc sủi bị thả vào nước, càng cố giữ lấy hình hài ban đầu, càng như đang chết dần đi.

Đổng Minh Châu là “người đàn bà thép” vừa khiến CEO Xiaomi phải mất trắng 150 triệu USD trong thương vụ cá cược thế kỷ. Gần đây, một đoạn video phỏng vấn bà đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong video, bà kể có một nhân viên đã bị bà mắng đến phát khóc vì tắc trách. Người này đã lấy việc cuối tuần nào cũng tăng ca để biện hộ cho bản thân.

Đổng Minh Châu đã thẳng thừng đáp trả: “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại không thu được kết quả gì. Không thể vì nể tình việc bạn ngày nào cũng tăng ca mà tôi nhắm mắt bỏ qua những sai sót này. Đó chính là nguyên tắc của tôi.”

Đoạn video đã vạch trần một vấn nạn chung của những nhân viên trẻ hiện nay. Đó chính là giả vờ cố gắng, bằng lòng với việc đi sớm về khuya ở công ty mà chẳng để làm gì.

Vài ngày trước, tôi đã gặp lại một người bạn cũ thời đại học. Cô ấy ngày xưa ở chung phòng ký túc xá với tôi. Lúc đi học, cô chỉ là một cô gái bình thường, lại có chút tự ti nên chẳng có gì nổi bật. Sau khi tốt nghiệp, bố mẹ cô nhờ quen biết mà xin cho cô vào làm việc ở một ngân hàng. Trong thời buổi này, việc vừa mới ra trường đã tìm được công việc ổn định như cô hẳn là mơ ước của bao người.

Một năm trước, cô ấy nói với tôi rằng, bản thân đang rất hoang mang và bế tắc. Ba năm qua, cô đã phải sống chung với cái công việc chán ngắt này với một mức lương đủ sống. Cô không thể chịu đựng nổi khi nghĩ đến việc sẽ phải sống như thế cho đến tận lúc về hưu. Cô ấy biết không thể tiếp tục, nhưng lại sợ bỏ việc rồi thì sẽ không biết làm gì.

Mỗi tối, cô đều phải vật lộn với chứng mất ngủ. Bản thân giống như viên thuốc sủi bị thả vào nước, càng cố giữ lấy hình hài ban đầu, càng như đang chết dần đi. Cuối cùng, cô ấy đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để bắt tay làm lại từ đầu.

Cô ấy thử sức với mọi lĩnh vực từ kinh doanh, nhân sự, đến sales nhưng không cái nào làm được quá nửa năm. Cho dù có cố gắng đến đâu, cô ấy vẫn chỉ là một kẻ học việc nhiệt tình và năng nổ. Cuộc sống lại một lần nữa đi vào ngõ cụt.

Sự nỗ lực hàng ngày của bản thân chẳng thấm gì so một giờ làm việc của người ta. Ngày qua ngày, bạn sống mà không có mục tiêu, chỉ biết giả vờ cố gắng như vậy. Chẳng lẽ bạn không cảm thấy có lỗi với chính mình và cuộc đời này sao?

Nếu như bạn cảm thấy mình bế tắc hoang mang là do mình còn trẻ. Đợi đến khi trưởng thành hơn, mọi thứ sẽ lại đâu vào đấy. Vậy thì chúc mừng bạn, bạn của năm 30 tuổi vẫn sẽ là bản sao của năm 20 tuổi mà thôi.

Tôi chợt nhớ đến cô bạn thân của tôi. Cô ấy tốt nghiệp đại học xong thì về lại quê hương để làm việc. Cô ấy làm công việc của một nhân viên sales trong vòng 8 năm. Những đồng nghiệp bên cạnh lần lượt được tăng lương, thăng chức.

Thậm chí, có người còn tậu được cả nhà lầu xe hơi. Còn cô ấy mỗi ngày đều quay cuồng với công việc từ sáng đến khuya, nhưng vẫn chỉ là một nhân viên quèn.

Cô ấy vốn là một người nhút nhát và hướng nội. Nhưng vì muốn đủ doanh số, cô đã phải mặt dày đeo bám lấy một vị khách hàng nọ hơn hai tháng. Sau bao khó khăn, cô ấy cũng đã gặp được khách hàng của mình.

Cô ấy vì quá căng thẳng mà cứ loay hoay mãi không trình bày xong ý tưởng của mình. Còn khách hàng thì không đủ kiên nhẫn để nghe hết nên đã thẳng thừng từ chối. Không thể tưởng tượng nổi, cô ấy đã buồn bã và tuyệt vọng đến mức nào.

Một lần, cô ấy vô tình đọc được một cuốn sách về phát triển ưu thế của bản than và nhận ra rằng: Những người thành công sau những vấp ngã đều là do biết phát huy sở trường của mình mà tìm được một hướng phát triển hợp lý.

Cô quyết định áp dụng thử một mô hình có tên là SIGN trong cuốn sách đó. Bản thân cô ấy là một người hướng nội, nhưng bù lại rất tỉ mỉ và có khả năng quan sát. Trong những lúc viết lách, cô ấy cảm thấy như được là chính mình.

Cô ấy quyết định thử thách bản thân một lần bằng cách làm 2 công việc cùng một lúc. Bên cạnh công việc đang có, cô ấy còn kiêm thêm việc viết content quảng cáo.

Ban ngày làm sales, buổi tối lại ngồi viết đến khuya. Một đoạn viết chưa tốt thì viết lại 10 lần. Khi được làm công việc yêu thích, cho dù có vất vả thì cô cũng không cảm thấy mệt.  Lâu dần, chất lượng các bài viết ngày càng được đánh giá cao. Nhiều đơn vị kinh doanh đã bắt đầu tìm đến cô để đặt hàng bài viết. Và lần đầu tiên, cô ấy nhận ra rằng giá trị của chính mình.

Một năm trước, tôi gặp lại cô ấy. Cô gái nhút nhát ngày nào nay đã trở nên tự tin và tỏa sáng. Cô ấy không chỉ làm việc cho một công ty quảng cáo mà còn là người viết bài cho hàng chục công ty khác. Cô cảm thấy may mắn vì lúc đầu đã không chọn thỏa hiệp thì mới có được ngày hôm nay.

Một người trẻ làm việc không hề cảm thấy “lao động là vinh quang“. Ngược lại, công việc giống như xiềng xích trói buộc tâm hồn họ. Họ không thể tìm thấy nhiệt huyết của bản thân và ý nghĩa của công việc.

Họ cũng không ý thức được việc bồi dưỡng năng lực của bản thân, cứ mãi giả vờ chăm chỉ. Nhưng những người ấy lại cũng luôn mơ ước mình sẽ có một sự nghiệp vẻ vang. Chắc họ quên mất trên đời này chẳng có ai thành công bằng cái công việc mà mình ghét cả.

Lúc mới ra trường, nhiều người vì sợ thất nghiệp mà đi học thêm hàng loạt các chứng chỉ. Người ta học cái gì thì mình học cái đấy. Học ngày học đêm mà không thu hoạch được bất cứ kết quả nào.

Nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề này, bạn cần phải dừng lại để suy nghĩ. Bạn nên tìm ra một công việc mà phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

– Sử dụng công cụ tư vấn để hiểu hơn về tính cách và năng lực của bản thân, từ đó hoạch định con đường sự nghiệp cho mình.

– Khai thác tiềm năng của bản thân cũng như biết được thế mạnh của mình khi cạnh tranh với người khác bằng cách thay đổi lập trường và suy nghĩ.

– Tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cao mà có thể áp dụng lâu dài.

Bạn là một sinh viên sắp ra trường, một công chức lâu năm hay một bà nội trợ mới quay lại làm việc, bạn đều có thể thành công. Nếu như bạn biết phát huy thế mạnh và đam mê của mình. Đứng trước quyết định ở lại hay ra đi, bạn cần lắng nghe bản thân mình. Vì việc tìm được công việc yêu thích mà lại có thể duy trì lâu dài vốn không dễ dàng gì.

Điều đáng sợ nhất là sau 30 tuổi, bạn vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Lúc ấy, chắc đành tự an ủi bản thân rằng cuộc đời bình thường mới là đáng quý.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Báo Dân Sinh

TikTok chính thức vượt mặt Youtube trở thành ứng dụng phi trò chơi kiếm nhiều tiền nhất thế giới

Riêng tháng 4, người dùng trên toàn thế giới đã chi 78 triệu USD cho TikTok.

tiktok

Ứng dụng quay video dạng ngắn TikTok cùng với Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) mới đây ghi nhận số tiền hơn 78 triệu USD chi tiêu từ người dùng trong tháng 4. Số tiền này giúp TikTok vượt lên trên cả Youtube và trở thành ứng dụng phi trò chơi kiếm tiền cao nhất trên thế giới.

Theo công ty phân tích ứng dụng di động có trụ sở tại San Francisco ứng dụng TikTok của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu toàn cầu. Ước tính số tiền chi tiêu này có khoảng 86,6% chi tiêu của người dùng trong tháng 4 được tạo ra ở Trung Quốc đại lục, tiếp theo là 8,2% tại Hoa Kỳ.

Thành tích đó càng chứng tỏ TikTok là ứng dụng phi trò chơi thành công nhất của Trung Quốc được phát hành ở thị trường nước ngoài. Ứng dụng chia sẻ video TikTok hoạt động đơn giản giúp người dùng có thể xem cũng như tạo các video ngắn với âm nhạc, nhãn dán và hoạt hình dưới dạng hiệu ứng đặc biệt.

Nó luôn nằm trong top những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới kể từ khi ByteDance ra mắt vào năm 2016.

Mặc dù bảng xếp hạng tổng thể cho thấy TikTok và Douyin chiếm vị trí số 1 trên App Store vào tháng 4, nhưng các ứng dụng này đã không đứng đầu top 10 trong Google Play. Bảng xếp hạng không bao gồm doanh thu từ các cửa hàng ứng dụng Android khác nhau của Trung Quốc.

Công ty dự kiến doanh thu từ chi tiêu của người dùng toàn cầu trên hai nền tảng ​​App Store và Google Play sẽ khoảng 102 tỷ USD trong năm nay.

So sánh với ứng dụng đứng thứ 2, YouTube đã tạo ra gần 76 triệu USD doanh thu trong tháng 4, với 56,4% chi tiêu của người dùng từ Mỹ và 11% từ Nhật Bản, theo Sensor Tower. Các ứng dụng có doanh thu hàng đầu khác trong tháng đó là Tinder, Disney + và Tencent Video.

Công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới đã tăng giá trị lên 100 tỷ USD, TikTok sẽ tiếp tục thu hút các nhà quảng cáo và chi tiêu của người dùng trong khi xảy ra đại dịch.

Mặc dù thành công ở nước ngoài, TikTok vẫn liên tục vướng phải các cáo buộc, lo ngại về quyền riêng tư và kiểm duyệt, đặc biệt là ở Mỹ. Hải quân, không quân và Cơ quan An ninh Giao thông Hoa Kỳ, đã cấm sử dụng ứng dụng này trong các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ.

Tuần trước, một nhóm các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư ở Mỹ đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Liên bang, cho rằng ứng dụng này đã vi phạm nghị định đồng ý và luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo SCMP/Tổ Quốc

Dân công sở hay mẹ bỉm sữa đừng mong part-time kiếm tiền với thương mại điện tử

Nhập môn kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) cho các “tay mơ”: Tiền nhiều chưa chắc thắng, dân công sở hay mẹ bỉm sữa đừng mong part-time kiếm tiền.

thương mại điện tử

Người người, nhà nhà đua nhau lên sàn thương mại điện tử để kinh doanh, nhưng không phải ai cũng thắng. Bạn cần biết lợi thế của mình là gì, cần trau dồi cái gì hay lựa chọn mô hình nào cho phù hợp, thì mới mong cõ lãi.

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng sôi động và trở thành miếng bánh béo bở mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng muốn giành phần. Làm thế nào để kiếm lợi nhuận từ các sản thương mại điện tử? Cần những điều kiện gì? Những ai sẽ phù hợp?

Dưới đây là những điểm cơ bản cần lưu ý, được chia sẻ bởi doanh nhân Vũ Minh Trà – ông chủ của Shoptida, người đã có kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực TMĐT 6 năm. Với mô hình tinh gọn, không cửa hàng, 10 nhân sự, Shoptida từng thu về 2 tỷ đồng doanh thu giữa mùa dịch Covid-19, thậm chí tăng trưởng 30%.

 Bạn có bao nhiêu lợi thế trong tay?

Kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) không đơn giản chỉ là tạo ra gian hàng, đưa sản phẩm lên rồi sẽ bán được. Cái khó ở chỗ bạn sẽ phải cạnh tranh với hàng chục, hàng trăm đối thủ khác.

Muốn “ăn lên làm ra” trên các sàn TMĐT, bạn cần xác định và tận dụng được những lợi thế của mình mà người khác không có. Theo anh Minh Trà, có 9 điều kiện quyết định bạn sẽ thành công trên sàn TMĐT hay không.

Thứ nhất, sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến 20% – 30% thành công. Ngay khi bạn nghĩ tới kinh doanh thương mại điện tử, điều cần xác định đầu tiên là bán cái gì, chứ không phải bán như thế nào.

Bạn có xưởng sản xuất riêng? Bạn có hợp đồng nhận cung cấp độc quyền từ nước ngoài? Hay có nguồn nhập sản phẩm với giá rẻ hơn? Tất cả đều có thể trở thành lợi thế về sản phẩm.

Thứ hai, muốn có đơn hàng thì cần “traffic”. Những ai có sẵn lợi thế này, ví dụ như đang quản lý một hội nhóm có đông đảo thành viên từ bên ngoài, đều nên tận dụng.

Thứ ba, hãy làm ảnh và video cho thật tốt. Bạn nên tự trang bị cho mình kỹ năng này để giảm thiểu chi phí thuê ngoài khi mới bắt đầu, vốn mỏng.

Một yếu tố khác, chủ động một kho đủ rộng từ 200–1000 m2, thuận tiện cho việc đóng gói, vận chuyển là rất cần thiết. Không giống như Facebook, nguyên tắc bán trên các sàn TMĐT là bán số lượng lớn, giá hợp lý mà vẫn có lãi. Do đó, cần tích trữ để tránh cháy hàng.

Thứ năm, thương hiệu. Thị trường ngày càng cạnh tranh, việc bán hàng không thương hiệu hoặc xuất xứ không rõ ràng cũng ngày càng khó. Do đó, những ai có sẵn thương hiệu và được bảo hộ, sẽ có lợi thế rất lớn.

Thứ sáu là yếu tố nhân sự, vận hành. Kinh doanh TMĐT đi liền với tiết kiệm, nhưng bạn cũng cần đối nhóm tư vấn, đóng gói,… Nếu có sẵn một đội ngũ nhân sự tin cậy từ việc kinh doanh trên Facebook thì hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, đơn hàng còn ít, chỉ cần bạn hoặc thêm một cộng sự, cùng nghiên cứu, vừa làm vừa học là đủ.

Một điều kiện khác quan trọng không kém, sự tập trung.

“Theo mình, đã quyết định kinh doanh trên sàn TMĐT thì phải tập trung vào nó. Có những người vừa muốn bán hàng TMĐT, vừa muốn bán trên Facebook và cả bán lẻ, bán buôn thì rất khó do các mô hình chồng chéo lên nhau.

Trên sàn TMĐT, do phải cạnh tranh với hàng trăm người nên giá cần hợp lý, linh hoạt theo từng thống kê, không thể như giá trên Facebook được. Hệ thống cũng vây, TMĐT chỉ cần chi quảng cáo 5% thôi nhưng Facebook lại 20% – 30%, gây ra hoảng loạng trong kiểm soát chi phí và  thiếu hiệu quả.

Như mình, mình bỏ luôn Facebook, chỉ coi đây là kênh kéo “traffic” thôi”, anh Trà chia sẻ.

Thậm chí, việc kinh doanh TMĐT cũng rất mất thời gian và nguồn lực, khó mà coi như một công việc part-time được.

“Mình nghĩ cần tập trung 100% vào nó. Còn như một số quảng cáo nói rằng mẹ bỉm sữa chỉ cần dành vài tiếng một ngày thì không thể làm được đâu. Chỉ là khi bạn đã tập trung xây dựng, vận hành tốt hệ thống trong 6 – 12 tháng rồi thì lúc ấy có thể rảnh tay hơn. Đừng nói với mình rằng “Em muốn làm TMĐT, nhưng vẫn muốn làm ngân hàng, vẫn đến văn phòng long lanh chứ không phải nhà kho”, không được đâu”

Điều kiện thứ tám, kiến thức về TMĐT. Bạn đã nghiên cứu xem bán trên Tiki, Lazada, Shopee,… khác với bán trên Facebook thế nào chưa? Bạn đã tham khảo những doanh nhân có kinh nghiệm? Nếu chưa, hãy học ngay đi nhé!

Điều kiện cuối cùng mới là tiền. Trong giai đoạn 6 tháng đầu, khi đơn hàng còn thấp chỉ đủ hòa vốn thì bạn cần chút vốn sẵn có để duy trì hoạt động và đội ngũ của mình. Tuy nhiên, thay vì hỏi “Tôi có 100 triệu hay 200 triệu, 500 triệu có kinh doanh TMĐT được không?” thì hãy quan tâm 8 yếu tố trên trước tiên. Có tiền thôi chưa đủ để bảo chứng cho thành công trên TMĐT.

Nếu đã sở hữu 3 – 4 trong 9 lợi thế trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin để tham gia vào thị trường TMĐT. Nếu sở hữu ít hơn, thay vì lao vào kinh doanh ngay, bạn nên hoàn thiện, nâng cấp thêm những nguồn lực khác.

Lựa chọn một hay đa sàn?

Theo anh Mình Trà, nên tận dụng kinh doanh trên nhiều thay vì chỉ một sàn TMĐT. Vi dụ, giai đoạn đầu có thể chỉ tập trung phát triển Shopee, rồi sau đó dần lấn sân sang Lazada, Tiki, Sendo. Việc này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn giảm thiểu rủi ro nếu như một kênh TMĐT nào gặp sự cố.

Tiêu chỉ lựa chọn sản phẩm cho người mới bắt đầu?

Có hai mô hình chủ yếu trên các sàn TMĐT là bán tạp hóa hay một mặt hàng chuyên biệt.

Nếu muốn kinh doanh một sản phẩm chuyên biệt, bạn cần có lợi thế và đặc thù nào đó hơn đối thủ khác. Do vậy, với người mới bắt đầu mà chưa có lợi thể nổi bật, có thể chọn mô hình tạp hóa vì dễ có đơn hàng ngay để duy trì và hoàn thiện quy trình, cũng như thu hút “traffic”. Khi gian hàng đã ổn định, bạn có thể coi đây như kênh “back-up” để mở thêm gian hàng chuyên biệt khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Huawei chật vật tìm ‘đường sống’ sau đòn giáng từ Mỹ

Huawei đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà sản xuất chip di động thay thế cho TSMC để chống lại sự đàn áp của Hoa Kỳ nhằm làm tê liệt công ty công nghệ Trung Quốc.

huawei

Huawei hiện đang đàm phán với MediaTek, nhà phát triển chip di động lớn thứ hai thế giới sau Qualcomm của Hoa Kỳ. MediaTek cũng là đơn vị lớn sau Hisilicon Technologies, Huawei đang cố gắng mua thêm chip thay thế để giữ vững việc kinh doanh của mình.

Phát triển chip điện tử tiên tiến của riêng mình là chiến lược quan trọng của Huawei, giúp công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới nổi bật trên thị trường toàn cầu về điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác.

Các nhà phân tích đánh giá việc chấp nhận sử dụng chip điện tử của các nhà cung cấp đối thủ có thể cản trở khả năng cạnh tranh của Huawei.

MediaTek của Đài Loan đồng thời là nhà cung cấp chip di động quan trọng cho Samsung và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác ở Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi. MediaTek hiện đang cung cấp chip cho điện thoại thông minh 4G có phân khúc từ thấp đến trung bình của Huawei.

Huawei hy vọng sẽ ký kết thành công hợp đồng mua chip điện tử di động 5G từ trung bình đến cao cấp của MediaTek. Huawei trước đây chỉ sử dụng chip nội bộ của riêng mình cho điện thoại di động phân khúc cao cấp của mình.

Một nguồn tin cho biết: “Huawei đã dự đoán ngày hôm nay sẽ tới. Họ đã bắt đầu phân bổ nhiều dự án chip di động từ trung bình đến thấp hơn cho MediaTek vào năm ngoái trong bối cảnh Mỹ ra sức ngăn cản và liên tục gây sức ép. Huawei cũng đã trở thành một trong những khách hàng quan trọng của nhà phát triển chip Đài Loan trong năm nay.”

MediaTek vẫn đang đánh giá xem liệu họ có đủ nguồn nhân lực để hỗ trợ đầy đủ cho Huawei hay không, vì công ty Trung Quốc đang yêu cầu một khối lượng bằng 300% so với lượng mua thông thường so với vài năm trước.

Ngoài ra, Huawei cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác với UNISOC, nhà phát triển chip di động do Bắc Kinh hỗ trợ. Trước đó, Huawei chỉ sử dụng rất ít chip của UNISOC cho các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng cấp thấp của mình.

Các thỏa thuận mua sắm mới sẽ là động lực lớn để giúp UNISOC nâng cấp hơn nữa khả năng thiết kế chip của mình. UNISOC trước đây đã gặp khó khăn khá nhiều, bởi vì nó không thực sự đảm bảo được các hợp đồng lớn với các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu. Lần này có thể là một cơ hội mà nó cần thay đổi để có thể khớp với tiêu chuẩn quốc tế.

UNISOC năm ngoái đã tăng tốc phát triển chip 5G để bắt kịp Qualcomm và MediaTek. Gần đây, nhà phát triển chip di động Trung Quốc đã nhận được khoản đầu tư 4,5 tỷ nhân dân tệ (630 triệu USD) từ quỹ Big Fund, quỹ quốc gia của Trung Quốc.

Washington hôm thứ Sáu tuần trước đã công bố các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới được thiết kế để ngăn chặn các nỗ lực phát triển chip của Huawei thông qua đơn vị nội bộ HiSilicon và hợp tác với TSMC. Theo các hạn chế này, các công ty không thuộc Hoa Kỳ phải xin giấy phép sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ để sản xuất chip do Huawei thiết kế.

Những hạn chế quan trọng mới này ảnh hưởng chiến lược cạnh tranh với Apple và Samsung của Huawei bao gồm: phát triển tùy chọn, thiết kế cũng như sản xuất chip điện tử tiên tiến và ký kết với các nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.

Huawei đã nâng cấp khả năng thiết kế chip của mình thông qua đơn vị HiSilicon, sử dụng khoảng 10.000 kỹ sư, trong suốt hơn một thập kỷ. Về phần mình, TSMC là nhà sản xuất tất cả các bộ xử lý di động cao cấp của HiSilicon – được đặt tên là dòng Kirin – cho các điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei, cũng như bộ xử lý mạng 5G, chip trí tuệ nhân tạo và chip máy chủ.

Huawei trước đó cũng đã đưa ra chiến lược sử dụng chip thiết kế của riêng mình thay cho các nhà cung cấp của Mỹ, như chip di động của Qualcomm, và chip tần số vô tuyến từ Qorvo, Skyworks và Broadcom.

Theo báo cáo của GF Securities, số lượng điện thoại thông minh sử dụng bộ vi xử lý di động được thiết kế nội bộ của Huawei đã tăng lên 240 triệu chiếc vào năm 2019 (tăng lên 75%, từ 69%, năm 2018 và 45% vào năm 2016). Điều này đã giúp Huawei chịu được áp lực của Hoa Kỳ sau khi Washington thêm tập đoàn này vào danh sách đen thương mại năm ngoái.

Các nhà phát triển chip châu Á cũng gặp vấn đề lớn khi đối diện với căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc, đặc biệt là sau khi quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – Christopher Ashley Ford phát biểu vào thứ năm tuần trước rằng chính phủ của ông Trump vẫn đang tiếp tục xem xét liệu các quy tắc xuất khẩu có cần phải thay đổi thêm hay không.

Washington có thể tìm cách áp đặt các biện pháp kiểm soát như vậy nếu hoạt động đó gây tổn hại đến khả năng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc áp đặt các biện pháp kiểm soát thương mại với Huawei.

Chủ tịch luân phiên của Huawei, Eric Xu cho biết vào cuối tháng 3 công ty của ông vẫn có thể mua chip từ MediaTek và UNISOC nếu Hoa Kỳ chặn các đối tác sản xuất chip hợp đồng của họ sử dụng thiết bị, vật liệu và phần mềm của Mỹ để xây dựng các sản phẩm do Huawei thiết kế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, việc buộc phải sử dụng cùng loại chip “ngoài luồng” mà các đối thủ nhỏ hơn như Oppo và Xiaomi sử dụng, thay vì sử dụng chip tùy chỉnh của riêng mình, có thể làm suy yếu danh mục sản phẩm điện tử tiêu dùng của Huawei.

“Theo kiểm tra của chúng tôi, Huawei có đủ hàng tồn kho bộ xử lý ứng dụng di động để tồn tại đến cuối năm nay. Vì vậy, tác động thực sự có thể xảy ra từ quý cuối cùng của năm nếu vấn đề cung cấp chip quan trọng không được giải quyết”, Jeff Pu, một nhà phân tích công nghệ của GF Securities nhận định.

“Nếu nguồn cung chip HiSilicon do Huawei thiết kế hết trong năm tới, nó sẽ ảnh hưởng đến hai dòng điện thoại M và P hàng đầu. Hai dòng điện thoại quan trọng nhất được bán với giá hơn 4000 nhân dân tệ (560 USD), nhắm vào thị trường cao cấp.”

Ngay cả khi Huawei có thể đảm bảo nguồn cung chip từ MediaTek và UNISOC, công ty vẫn sẽ gặp khó khăn khi tung ra các sản phẩm cao cấp như trong quá khứ trên thị trường điện thoại thông minh ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Tham gia cộng đồng We’re Marketer để cùng nhau trao đổi các chủ để về Marketing tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Các mạng xã hội ‘made in China’ đang phát triển ồ ạt

Tik Tok, Likee đang bước ra khỏi Trung Quốc và cạnh tranh sòng phẳng với những “ông lớn” như Facebook, Whatsapp.

mạng xã hội
Ảnh: Internet

Nhà nghiên cứu Matt Sheehan từ viện Paulson chỉ ra rằng, trong vài năm qua, các mạng xã hội Trung Quốc như TikTok, Likee, Helo… đang bắt kịp nền tảng của Mỹ ở những thị trường mới nổi. Vị thế của Facebook, Whatsapp đang bị lung lay.

Ở Ấn Độ, thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, 6/10 ứng dụng phổ biến nhất là “made in China”, 4 ứng dụng còn lại đến từ Mỹ và sản phẩm nội địa. Trong khi 5 năm trước, Mỹ chiếm phân nửa bảng xếp hạng, Trung Quốc chỉ có 3 đại diện.

Tại những thị trường mới nổi khác như Brazil, Indonesia, Ai Cập và Nigeria, các ứng dụng của Trung Quốc cũng được người dân địa phương đặc biệt ưu ái trong vòng 4 năm qua.

TikTok là ví dụ điển hình. Theo thống kê của Sensor Tower, TikTok và Douyin (phiên bản TikTok dành cho thị trường Trung Quốc) đã thu hút 104 triệu lượt tải trên Google Play Store và App Store trong tháng 1/2020. Thời điểm này, TikTok đã vượt mặt Whatsapp, trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới.

Matt cũng chỉ ra rằng sự thống trị trong các sản phẩm phần mềm của Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Facebook, công ty sở hữu nhiều ứng dụng, như Whatsapp, Messenger, Facebook và Instagram.

Các ứng dụng này chiếm khoảng 87% tại các thị trường mới. Trong khi thị phần của Trung Quốc lại đến từ các công ty đa dạng hơn, như trình duyệt UC của Alobaba, VMate, nền tảng video ngắn hay TikTok của ByteDance.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Ví điện tử cần hệ sinh thái mới có thể tạo ra bứt phá

“Hệ sinh thái là nhân tố giúp tăng tiện ích, tăng hấp dẫn cho ví điện tử” là đánh giá của Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

ví điện tử

Theo chuyên gia kinh tế, sở hữu hệ sinh thái rộng là cách các ví hòa vào dòng chuyển dịch số của người dùng, nhất là giới trẻ có xu hướng yêu thích công nghệ. Bởi bản chất của ví điện tử là sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn trong thanh toán đối với các hoạt động thường ngày, giảm bớt đi rủi ro liên quan đến chi tiêu và quản lý tiền mặt.

Dẫn chứng một nghiên cứu gần đây của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, ông Lực đánh giá ví điện tử là dịch vụ tương đối mới tại Việt Nam, tuy nhiên có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai xét về cả phía cung và cầu.

Về phía cung, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao (70,3%) tương ứng 68,5 triệu người dùng Internet năm 2019. Với 43,7 triệu người dùng smartphones (chiếm 45% dân số năm 2019), Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Nhiều công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như xác thực sinh trắc như vân tay, khuôn mặt; mã phản hồi nhanh (QR Code); mã hóa thông tin thẻ (Tokenization).

Về phía cầu, còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 11/2019, hiện nay mới có khoảng 63% người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng. Cùng với đó, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019 còn khá cao và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Theo ông Lực, để tận dụng được bối cảnh cung – cầu này thì ví điện tử phải đặt phát triển hệ sinh thái vào nhóm những nhiệm vụ quan trọng và thực hiện song song với đẩy mạnh tiếp thị quảng bá và xây dựng hạ tầng thanh toán.

“Bắt tay với các nền tảng số, tổ chức tài chính, fintech, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ di động… là cách để tăng trưởng hệ sinh thái”, ông Lực khẳng định.

Nhận định của chuyên gia không khác biệt so với thực tế. Hiện MoMo, Moca và ZaloPay – ba ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất tại TP.HCM và Hà Nội, chiếm đến 90% thị phần theo nghiên cứu gần đây của Cimigo đều có hệ sinh thái liên kết rộng lớn nhằm giải quyết nhiều nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Báo cáo của Cimigo chỉ ra, MoMo và ZaloPay được dùng nhiều để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Còn Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.

Điều này đến từ cách tiếp cận và phát triển hệ sinh thái của mỗi ví là khác nhau. Trong khi MoMo, ZaloPay tạo hệ sinh thái tự thân thì Moca giải quyết bài toán này bằng hợp tác chiến lược với Grab – nền tảng cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho hàng triệu người dùng mỗi ngày.

Chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” của Moca giúp ví này dẫn đầu về tần suất người dùng sử dụng, mỗi ngày trung bình 2,2 giao dịch so với 2 giao dịch của MoMo và 1,6 giao dịch của ZaloPay. Ví này cũng chỉ mất một năm kể từ công bố hợp tác với Grab để vào nhóm dẫn đầu về thị phần.

Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ những đơn vị cung ứng có quy mô lớn, có tiềm lực về con người và năng lực công nghệ thì mới triển khai tốt tầm nhìn này.

Trong số các ví điện tử phổ biến trên thị trường, Moca cũng là ví dụ cho thấy ví điện tử có thể bứt tốc nếu tổng hoà được các yếu tố này. Mô hình hợp tác với Grab cho phép ứng dụng tạo lập mối quan hệ với khách hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Ở chiều rộng, ví Moca hiện là giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hàng loạt dịch vụ được tích hợp trên nền tảng Grab, từ đặt xe, giao thức ăn, giao hàng, hay mới đây nhất là đi siêu thị hộ và mua hộ hàng hóa…

Đây là các dịch vụ gắn liền với những nhu cầu thường nhật, tần suất diễn ra cao mỗi ngày, khác với xem phim, thanh toán điện nước… diễn ra số ít lần trong tuần hoặc trong tháng. Trong đó, nhiều lĩnh vực Grab thuộc top nắm giữ thị phần cao như đặt xe, giao thức ăn.

Còn ở chiều sâu, Moca cũng đang tăng độ gắn bó với khách hàng nhờ vào những ưu đãi, khuyến mãi đánh vào nhu cầu thực tế, thay vì chỉ “đốt tiền” hút khách. Mặt khác, ngay khi không có khuyến mãi thì Moca vẫn đang chiếm ưu thế khi theo nghiên cứu của Cimigo, 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi.

Bà Lê Xuân Phương – Phó giám đốc nghiên cứu Cimigo nhận định: “Khi người dùng đã lựa chọn một thương hiệu ví điện tử và nói rằng vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dù không còn khuyến mãi, thì đó là một tín hiệu tốt, cho thấy thương hiệu được sử dụng vì có khả năng đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu thực sự về dài hạn”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Sá xị Chương Dương ‘bây giờ ra sao’ sau một năm về tay người Thái

Sá xị Chương Dương có chuỗi 5 quý lãi liên tiếp từ khi nhân sự liên quan đến Thaibev tiếp quản và thực hiện đợt cải tổ lớn.

sá xị chương dương
Ảnh: Internet

Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn trước năm 1975. Tập đoàn này sau đó chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước.

Liên tiếp trong những năm gần đây, ban lãnh đạo Sá xị Chương Dương cho rằng công nghệ cũ từ năm 2000 là một trong những khó khăn lớn nhất khiến công ty chưa thể sản xuất các dòng sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Điển hình như hồi 2016, công ty tung ra thị trường sản phẩm mới nhưng do máy móc thiết bị chưa đáp ứng nên phải thuê gia công bên ngoài khiến giá vốn bán hàng và giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với các dòng sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh thị phần với những doanh nghiệp lớn trong ngành nước giải khát như Pepsi, Coca-Cola, Masan hay việc chỉ tập trung cho một số nhà phân phối mà lơ là mở rộng thị trường, thiết lập mạng lưới điểm bán mới cũng được liệt kê vào danh sách khó khăn công ty phải đối mặt.

Không thể giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, Sá xị Chương Dương lún sâu vào khủng hoảng với 4 quý lỗ sau thuế liên tiếp. Cổ phiếu của doanh nghiệp này vì thế cũng rơi vào diện cảnh báo.

Hoạt động của ‘ông hoàng sá xị’ chỉ tích cực trở lại khi tập đoàn đồ uống Thaibev chính thức tiếp quản vào giữa năm 2018 và thực hiện đợt cải tổ lớn. Đây là khoảng nửa năm sau khi tập đoàn này mua lại cổ phần Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), doanh nghiệp sở hữu gần 62% vốn Sá xị Chương Dương.

Nhân sự của Thaibev là ông Neo Gim Siong Bennett được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch nhiệm kỳ 5 năm, đồng thời là người đại diện pháp luật thay cho cựu Chủ tịch Trần Đức Hoà sau đại hội thường niên. Sau đó, ban lãnh đạo công ty thông báo bãi nhiệm thêm chức vụ Tổng giám đốc với một nhân sự người Việt khác.

Nhận định việc Sá xị Chương Dương sa sút trong giai đoạn trước, ông Neo Gim Siong Bennett cho rằng nguyên nhân là công ty không có kế hoạch chiến lược tổng thể mà chỉ theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn. Ba giá trị chưa được đầu tư đúng mức là thương hiệu, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất được ban lãnh đạo mới cam kết sớm hoàn thiện.

sá xị chương dương

Một năm sau khi tiếp quản, các chỉ số trên báo cáo tài chính của Sá xị Chương Dương đã cho thấy thành quả của chiến lược kinh doanh mới. Doanh thu quý II năm nay giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhờ kiểm soát tốt giá vốn bán hàng và các khoản chi phí khác nên lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ba chữ số, lên gần 4 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 5 liên tiếp công ty có lãi khi trở thành công ty con gián tiếp của tập đoàn đồ uống Thái Lan.

Lũy kế doanh thu nửa đầu năm giảm khoảng 3%, nhưng lợi nhuận lại gấp khoảng 14 lần so với cùng kỳ. Sá xị Chương Dương cũng xóa sạch lỗ lũy kế và có dôi dư hơn 8 tỷ đồng.

Trong các báo cáo giải trình chênh lệch lợi nhuận gần đây, ban lãnh đạo doanh nghiệp này đều cho rằng, tình hình tài chính diễn biến ngày càng tích cực chủ yếu đến từ việc kiểm soát tốt chi phí.

Việc doanh thu đi ngang, thậm chí giảm mạnh dù rơi vào mùa Tết Nguyên đán là do công ty chưa ra mắt thêm sản phẩm mới mà tiếp tục cải tiến, gia tăng mức độ hiện diện sản phẩm hiện có qua các kênh phân phối chủ lực hiện tại là chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá để khai thác lợi thế thương hiệu lâu đời.

Ban lãnh đạo công ty từng cho biết, 2019 là năm “đầu nguồn” khi nhóm lãnh đạo cũ được thay thế. Các sản phẩm chính đang và sẽ được đẩy mạnh hoạt động thương mại, nhận diện thương hiệu gồm sá xị, soda và nha đam nhằm đảm bảo mục tiêu sản lượng tiêu thụ không dưới 25 triệu lít.

Sá xị Chương Dương kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm nay sẽ tăng lên 10 tỷ đồng. Tính đến hết quý II, công ty đã hoàn thành đến 85% kế hoạch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

CEO Starbucks, Howard Schultz – Chinh phục sự nghi ngờ của bản thân để xây dựng Starbucks trị giá 100 tỷ USD

Mặc dù có tài sản ròng trị giá hơn 4 tỷ đô la và là động lực của Starbucks trong hơn ba thập kỷ, CEO Starbucks Howard Schultz nói rằng ông chỉ là một người bình thường, giống như bạn.

CEO Starbucks
Ảnh: CNBC

Tôi không có bằng MBA (Bằng thạc sỹ kinh doanh). Tôi đã không đến trường Ivy League, CEO Schultz đã như thế với Masterclass.com trong loạt bài giảng về kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp. “Tôi chỉ là một người bình thường như bạn, tôi cũng có ước mơ muốn thử sức và xây dựng một công ty thật tuyệt vời”.

Ngày nay, Starbucks có vốn hóa thị trường hơn 100 tỷ đô la.

Howard Schultz, sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, ông sống trong một căn nhà cộng ở Brooklyn, New York, đã mua nhượng quyền cà phê Seattle năm 1987 với giá 3,8 triệu đô la sau khi tìm được nhà đầu tư (bao gồm cả cha của Bill Gates) để giúp ông. Ông đã phát triển công ty từ 11 cửa hàng đến hơn 3.500 địa điểm tại hơn 75 quốc gia.

Schultz, 66 tuổi, hiện giữ chức chủ tịch Starbuck, sau khi nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch điều hành vào tháng 6 năm 2018, nói rằng sự khác biệt duy nhất giữa ông và hầu hết mọi người là ông chống lại sự nghi ngờ bản thân và thay vào đó ông lao vào làm và làm.

Ông nói rằng sẽ rất ổn khi bạn tự nghi ngờ về khả năng thành công của mình, kiếm tiền hoặc thậm chí thu hút đúng người. Nhưng trong mọi trường hợp, bạn không được bao giờ có thể nghi ngờ về cam kết và niềm tin của bạn để thực hiện những gì bạn đã đặt ra, đó là điều mà chỉnh bản thân ông đã xây dựng Starbucks thành một thương hiệu mang tầm quốc tế.

Ông chia sẻ thêm, sẽ không có thời điểm, thời gian hay công thức huyền bí nào giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn chỉ cần thực hiện nó với kỷ luật và sự chu đáo nhất có thể.

“Không có sách giáo khoa, không có người cố vấn, không có công cụ nào có thể khiến bạn nhảy vào thực hiện hoá ý tưởng của chính bạn hơn là sự cam kết và dũng khí của chính mình”. Ông tâm đắc nói.

Schultz tin rằng thành công của ông với Starbucks là thành quả của một sự quyết tâm đầy mãnh liệt và sự kiên trì không ngừng nghỉ.

“Tôi muốn điều đó xảy ra”, Schultz đã viết trong một sách hết sức nổi tiếng của mình, “Pour Your Heart Into It – Dốc Hết Trái Tim”. “Tôi đã nắm lấy cuộc sống của mình trong tay, học hỏi từ bất cứ ai tôi có thể, nắm bắt bất cứ cơ hội nào tôi có thể, và từng bước hun đúc thành công của tôi”.

Schultz cho rằng tinh thần kinh doanh là dành cho tất cả mọi người, nhưng ông vẫn khuyến khích mọi người sống một cuộc sống trọn vẹn và không có bất kỳ hối tiếc nào.

“Bạn có thể tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống. Nhưng nếu [tinh thần kinh doanh] nằm trong máu của bạn – và chỉ có bạn mới biết nó nếu có – khi ấy hãy thực hiện nó”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Người thông tuệ: 20 tuổi HỌC – 30 tuổi LIỀU – 40 tuổi CHỪA – 50 tuổi BỎ – 60 tuổi BUÔNG

20 tuổi học, 30 tuổi “liều”, 40 tuổi “chừa”, 50 tuổi “bỏ”, 60 tuổi “buông” chính là thái độ sống nên có trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó nói với chúng ta rằng, ở những độ tuổi khác nhau nên làm những việc phù hợp với lứa tuổi đó, đừng để lại hối tiếc cho cuộc đời.

Lúc trẻ nỗ lực làm việc, chăm chỉ kiếm tiền. Già hơn một chút rồi cố gắng có cho mình cuộc sống tự do, không quá quỵ lụy vào con cái, đời người, như vậy là viên mãn rồi!

20 tuổi “HỌC”

Có câu “ninh khi bạch đầu ông, mạc khi thiếu niên túng”, ý muốn nói, tuổi 20 là tuổi trẻ, đời người sau này sẽ có muôn vàn khả năng. Con người, khi ở độ tuổi 20 phải năng học tập, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải học hành cho tử tế, khi ra xã hội rồi vẫn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ thuật.

Có như vậy mới có được một cơ hội công việc tốt hoặc có thể tự mình tách ra khởi nghiệp.

Nếu ngày ngày chỉ đâm đầu vào game, không học tập, không thực hành, vậy thì sẽ chỉ có thể làm công nhân tầng lớp thấp, lương lẹt đẹt 4-5 triệu một tháng, như vậy, cả đời này cũng chỉ có thể là một người nghèo.

30 tuổi “LIỀU”

Khổng Tử nói “tam thập nhi lập”, độ tuổi 30 là độ tuổi nên thành gia lập nghiệp. Ở độ tuổi này, con cái vẫn chưa lớn hẳn, cha mẹ thì cũng đã già rồi, một người đàn ông, thân là trụ cột gia đình, có rất nhiều việc phải dựa vào họ.

Nếu tới 30 tuổi mà vẫn không có tư tưởng liều mình, hết mình cho công việc, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, vậy thì con cái làm sao được học trường tốt, ba mẹ bị bệnh làm sao có thể tự do rút tiền ra đi chữa trị! Vì vậy, 30 tuổi nhất định phải “liều”, phải tăng tốc, hết mình cho công việc, vì cha mẹ, vì con cái và vì cả chính bản thân mình.

40 tuổi “CHỪA”

Khổng Tử nói “tứ thập nhi bất hoặc”, ý muốn nói 40 tuổi, trải qua đủ mọi phong ba bão táp, gặp qua vô vàn tình huống éo le, nếm trải không biết bao nhiêu chua ngọt đắng cay, người đàn ông đã trở nên chín chắn rất nhiều. Rất nhiều chuyện đã hiểu rõ ràng, không còn mơ hồ, hoang mang.

Tuy nhiên, người đàn ông ở độ tuổi 40, thông thường mà nói đều đã có những thành tựu nhất định, trừ những người không cầu tiến ra, ngoài ra, đây cũng là giai đoạn cám dỗ nhiều nhất, vì vậy, một người 40 tuổi phải học cách “chừa”, thuốc lá rượu bia, sự hiếu thắng, sự ham chơi, danh lợi nhất thời… tất cả những tật xấu này, phả học cách “chừa” chúng ra.

Tất cả những thói quen xấu của thời trẻ, phải học cách buông bỏ. Nó không chỉ cho thấy trách nhiệm với bản thân mà còn là trách nhiệm với gia đình.

50 tuổi “BỎ”

Khổng Tử nói “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, người tới tuổi 50, cái gì cần trải qua cũng đã trải qua rồi, ngộ ra được bản thân mình theo đuổi cái gì, biết rằng nửa đời còn lại của mình nên sống ra sao, có nhân sinh quan, thế giới quan của riêng mình.

Vậy mới nói, 50 tuổi, nên học cách “bỏ”, đừng cưỡng cầu bất cứ điều gì. Thứ không có được không nên quá chấp niệm. Học cách buông bỏ mới có được nhiều hơn.

Sau 50 tuổi, nên bồi dưỡng cho mình một vài sở thích mới, quen một vài người bạn mới, làm phong phú cuộc sống của mình hơn một chút.

60 tuổi “BUÔNG”

Cổ nhân nói “lục thập nhĩ thuận”, ý muốn nói, người già trải sự đời nhiều, không còn chuyện gì không thuận mắt thuận tai nữa. Lời thế nào cũng nghe được lọt tai, cũng phân biệt được phải trái đúng sai, trắng đen rõ ràng.

Bước vào tuổi 60, học cách buông bỏ, có công việc cũng nên nghỉ hưu rồi, đi làm cũng đã mấy chục năm, việc kiếm tiền cũng nên bỏ xuống rồi.

Lúc này, ở nhà gần gũi hơn với con cháu, nghe lời con cháu một chút, trao quyền lợi lại cho con cái, bao nhiêu khúc mắc, vướng bận cho qua được thì hãy cho qua hết đi! Cả nhà hòa thuận vui vẻ mới là quan trọng nhất.

20 tuổi học, 30 tuổi “liều”, 40 tuổi “chừa”, 50 tuổi “bỏ”, 60 tuổi “buông” chính là thái độ sống nên có trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó nói với chúng ta rằng, ở những độ tuổi khác nhau nên làm những việc phù hợp với lứa tuổi đó, đừng để lại hối tiếc cho cuộc đời. Lúc trẻ nỗ lực làm việc, chăm chỉ kiếm tiền.

Già hơn một chút rồi cố gắng có cho mình cuộc sống tự do, không quá quỵ lụy vào con cái, đời người, như vậy là viên mãn rồi!

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CafeF

CEO Facebook trở thành người giàu thứ 3 thế giới, vượt qua cả Warren Buffett

CEO Facebook hiện sở hữu tài sản hơn 89 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates. 

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, Mark Zuckerberg – CEO Facebook vẫn bổ sung hơn 30 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ của mình chỉ sau 2 tháng.

Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ 3 thế giới. Ảnh: Reuters

Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index ngày 23/5, Zuckerberg sở hữu 89,1 tỷ USD, vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (69,2 tỷ USD) và ông chủ LVMH Bernard Arnault (80,4 tỷ USD). Hồi giữa tháng 3, khi Thung lũng Silicon và Bay Area bắt đầu thực hiện lệnh “trú ẩn tại chỗ”, Zuckerberg xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng người giàu của Bloomberg với 57,5 tỷ USD

CEO Facebook hiện là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Jeff Bezos – ông chủ Amazon (147 tỷ USD) và nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates (108 tỷ USD).

Trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ, gần 40 triệu người lao động Mỹ mất việc, Facebook của tỷ phú 36 tuổi vẫn tăng trưởng tốt.

Hôm 29/4, công ty này công bố báo cáo doanh thu quý I tốt hơn mong đợi. Facebook vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích phố Wall khi đạt doanh thu 17,74 tỷ USD và thu hút 1,73 tỷ người dùng hàng ngày trong 3 tháng đầu năm 2020.

Công ty cũng báo cáo đạt 3 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn bộ hệ thống ứng dụng của mình, bao gồm Instagram, WhatsApp và Messenger. Đến sáng hôm sau, cổ phiếu Facebook tăng 8%, nâng giá trị thị trường thêm 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, công ty của Mark Zuckerberg cũng thừa nhận có một “sự sụt giảm đáng kể” đối với nhu cầu quảng cáo trong 3 tuần cuối của quý I.

Trong 2 tháng qua, Facebook đã tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử và trò chuyện video. Gần đây, Facebook ra mắt Messenger Rooms, một dịch vụ trò chuyện video cho tối đa 50 người, khi các dịch vụ như Zoom và Houseparty gặp một số vấn đề khi sử dụng.

Cách đây ít ngày, Facebook chính thức “lấn sân” sang thương mại điện tử với Facebook Shops – tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via BusinessInsider/NDH

Customer Centric Marketing là gì? Tổng quan về Customer-Centric

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Customer Centric Marketing hay Customer Centric (Lấy khách hàng làm trung tâm) trong ngành Marketing như: Customer Centric Marketing là gì, một số khái niệm liên quan đến Customer Centricity, tại sao Customer Centric lại quan trọng với thương hiệu và trong Marketing, những chiến lược Customer Centric chính mà thương hiệu có thể áp dụng là gì và hơn thế nữa.

customer centric là gì
Customer Centric là gì? Hiểu về Customer Centricity (Lấy khách hàng làm trung tâm) trong Marketing

Customer Centric trong tiếng Việt có thể hiểu là Lấy khách hàng làm trung tâm. Theo KPMG, 88% các CEO quan tâm đến lòng trung thành của khách hàng, nhận ra rằng việc nắm vững các thông tin chi tiết về khách hàng là điều hết sức cần thiết.

Vì vậy, với tư cách là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì một tổ chức không chỉ nhấn mạnh vào dịch vụ khách hàng mà còn thúc đẩy triển vọng định hướng khách hàng vào mọi thời điểm có thể?

Khái niệm Customer Centric được ra đời và trở nên phổ biến từ đây.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài viết bao gồm:

  • Customer Centric là gì?
  • Tại sao Customer Centric lại quan trọng với doanh nghiệp hoặc thương hiệu?
  • Những chiến lược Customer Centric thương hiệu có thể áp dụng là gì?
  • Một tổ chức Customer Centric (các doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm) cần làm những công việc gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Customer Centric Marketing là gì?

Customer Centric trong tiếng Việt có thể hiểu theo ý nghĩa là Lấy khách hàng làm trung tâm hoặc Coi khách hàng là trọng tâm.

Customer Centric Marketing là khái niệm đề cập đến một cách thức kinh doanh hay Marketing nhằm mục tiêu thúc đẩy những trải nghiệm khách hàng tích cực ở mọi giai đoạn của hành trình khách hàng (Customer Journey).

Customer Centric tập trung xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng để từ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng được giới thiệu (referrals) hơn.

Bất cứ khi nào một doanh nghiệp đang sử dụng mô hình Customer Centric để đưa ra quyết định, họ sẽ xem xét một cách sâu sắc cách những hành động của họ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc hay trải nghiệm của khách hàng.

Xây dựng một tổ chức “Customer Centric” tức lấy khách hàng làm trọng tâm trong thế giới kỹ thuật số ngày nay ngày càng trở nên phức tạp.

Mặc dù các công nghệ mới đã cho phép các doanh nghiệp triển khai điều này một cách nhanh chóng, nhưng giờ đây, khách hàng mong đợi và kỳ vọng nhiều hơn sự quan tâm từ phía doanh nghiệp hay thương hiệu.

Tại sao Customer Centric Marketing lại quan trọng với doanh nghiệp và thương hiệu?

Có rất nhiều lý do thúc đẩy các doanh nhân tạo ra các doanh nghiệp mới – đó có thể là xuất phát từ những niềm đam mê, đó có thể là về tiền bạc, danh tiếng, vinh quang hay sự tự do.

Tuy nhiên dù cho động cơ thành lập doanh nghiệp của họ là gì, thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp đó của họ không thể không có nhân viên và khách hàng (dù chỉ là một).

“Nếu bạn không có và không giữ chân được khách hàng, bạn sẽ không thể tồn tại.”

Dựa trên những yếu tố hết sức căn bản này, bạn có thể nhận ra rằng Customer Centric đóng vai trò như một thực thể sống cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong khi các doanh nghiệp “bỏ quên” đi khách hàng của họ thường đầu tư sai vào các tài nguyên khác nhau từ đó dẫn đến thất bại.

Một thương hiệu hay doanh nghiệp áp dụng mô hình Customer Centric hay lấy khách hàng làm trọng tâm lại có thể chứng minh một kết quả hoàn toàn ngược lại, nơi mỗi thành viên trong tổ chức luôn lắng nghe những gì khách hàng nói và hướng đến khách hàng.

Khi nhận thức được tầm quan trọng của Customer Centric, một câu hỏi được đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để có thể áp dụng và theo đuổi được chiến lược này?

Những chiến lược Customer Centric Marketing thương hiệu có thể áp dụng là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, các chiến lược có thể khác nhau, dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Xây dựng văn hoá lấy khách hàng làm trọng tâm – Customer Centric Culture.

Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm – Customer Centric, có một cách thông minh mà hầu hết các doanh nghiệp thành công đều đã áp dụng:

Hãy biến nó thành giá trị cốt lõi.

Bằng cách bao gồm một giá trị cốt lõi là tập trung vào khách hàng, bạn cung cấp một yếu tố mà cả tổ chức có thể coi đó là mục tiêu chung để hướng tới.

Hiểu một cách đơn giản cho cách tiếp cận này là, dù cho bạn làm gì và ở đâu, từ việc xây dựng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, tư vấn bán hàng hay viết bài trên website, tất cả đều phải cam kết tới một giá trị chung đó là “vì khách hàng”.

Tại Proof, một doanh nghiệp chuyên về SaaS (Software as a Service), một trong những giá trị cốt lõi của họ là “be customer obsessed” tức là tất cả những gì họ làm đều quy về khách hàng. Mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều biết giá trị này và tham chiếu nó mỗi ngày.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với các quyết định và không biết liệu quyết định đó có đảm bảo bạn đang theo đuổi chiến lược Customer Centric hay không, bạn có thể tự hỏi “Điều này có giúp ích gì cho khách hàng của chúng ta không?”

Nếu câu trả lời là không, hiển nhiên, đó không phải là một quyết định sáng suốt.

Bạn cũng cần lưu ý rằng Customer Centric không phải là chiến lược riêng của bộ phận Marketing, nó cần phải trở thành chiến lược và mục tiêu chung của tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Xây dựng các hoạt động Marketing dựa trên khách hàng – Customer Centric Marketing.

Tiếp thị lấy khách hàng làm trọng tâm hay Customer Centric Marketing là chiến lược luôn coi khách hàng là một phần của thông điệp marketing của doanh nghiệp, mọi hoạt động marketing khi này đều hướng đến lợi ích chung của khách hàng.

Bằng cách sử dụng các chiến lược như Inbound Marketing và vận động sự ủng hộ của khách hàng (Customer Advocacy), các đội nhóm Marketing cung cấp những nội dung (Content Marketing) phù hợp cho khách hàng trên tất cả các điểm chạm, ngay cả khi họ đã mua hàng hoặc vừa chỉ mới bước vào phễu bán hàng.

Lấy khách hàng làm trọng tâm cũng không dừng lại với những nỗ lực marketing của bạn.

Đội ngũ bán hàng (Sales) của bạn cũng có thể áp dụng cách tiếp cận này và tạo ra một chiến lược tập trung vào khách hàng nhiều hơn.

Chiến lược bán hàng tập trung vào khách hàng – Customer Centric Sales.

Customer Centric Sales hay bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm là chiến lược được điều chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, thay vì của doanh nghiệp hoặc các đại diện bán hàng.

Thay vì là phản ứng trái ngược với các yêu cầu (khó khăn) đến từ khách hàng tiềm năng, những đại diện hay nhân viên bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ chủ động chia sẻ các nội dung hữu ích cũng như hiểu biết của mình (insight) trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Họ cũng tham gia vào công cuộc xây dựng những nhà lãnh đạo tư tưởng bằng cách tham dự các sự kiện để mở rộng mạng lưới mối quan hệ của họ, thay vì chỉ là thực hiện những cuộc gọi ngẫu nhiên không mấy thiện cảm (Cold-Call).

Bạn cần lưu ý rằng, một khi doanh nghiệp hay đội nhóm của bạn áp dụng chiến lược lấy khách hàng trọng tâm, chiến thắng khách hàng là chiến thắng chung, phục vụ khách hàng là nhiệm vụ chung, và cố gắng, hãy tận hưởng các thành công nhỏ cùng nhau khi có thể.

Một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric Marketing Organization) cần làm những gì?

Một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric Organization) cần làm những gì?
Một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric Organization) cần làm những gì?

Như chúng ta đã đề cập trong phần trước, chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm cần bắt đầu bằng cách xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

Dưới đây là những gì doanh nghiệp cần làm.

1. Dự báo nhu cầu của khách hàng – Customer Forcasting.

Khi nói đến các chiến lược tập trung vào khách hàng hay Customer Centric, nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng có lẽ là tất cả những gì doanh nghiệp cần hướng tới.

Ông chủ hãng xe Ford nói rằng nếu ông chỉ lắng nghe những gì khách hàng nghĩ và muốn, ông sẽ không thể sản xuất được một chiếc xe hơi như hiện tại.

Vì ông có thể suy nghĩ ra những thứ mà đối thủ của mình còn chưa biết, ông đã tạo ra một sản phẩm dựa trên các dự báo nhu cầu trong tương lai của thị trường.

Ford biết khách hàng của mình muốn gì trước khi khách hàng biết họ muốn điều đó – đó là một động thái kinh doanh làm thay đổi cuộc chơi của Ford trong ngành ô tô.

Chúng ta cũng có thể thấy các kiểu dự báo tương lai tương tự ở Steve Jobs và Elon Musk.

Những CEO có tầm nhìn này đã phát triển và thúc đẩy những gì họ nghĩ rằng mọi người sẽ muốn trong tương lai, dù đó là mang lại cho thế giới những chiếc iPhone, iPad hay Model X, họ đã tạo ra những đế chế hàng nghìn tỷ đô la.

Bài học được rút ra cho người làm marketing và kinh doanh ở đây là, trong khi hầu hết khách hàng có thể cung cấp chính xác về những gì họ muốn ngày hôm nay, những gì họ thực sự muốn trong tương lai vẫn là những thứ rất mơ hồ, và doanh nghiệp cần đóng vai trò dẫn dắt họ trong suốt quá trình này.

2. Thu thập phản hồi của khách hàng.

Trong thế giới mà ai ai cũng nói về digital như ngày nay, có vô số cách mà bạn có thể thu thập phản hồi của khách hàng. Dưới đây là một vài ‘điểm tiếp xúc’ mà bạn có thể sử dụng:

  • Chat (Facebook, website…)
  • E-mail
  • Gửi SMS
  • Gọi điện thoại
  • Tin nhắn trong ứng dụng (in-app messages)
  • Làm bảng khảo sát (survey)
  • Gặp trực tiếp

Trong khi có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng của mình, mỗi bộ phận hay phòng ban nên sử dụng những kênh phù hợp nhất đối với họ.

Dưới đây là 3 kỹ thuật nghiên cứu khách hàng bạn có thể tham khảo.

Thực hiện khảo sát.

Bằng cách nói với khách hàng của bạn rằng bạn không hoàn hảo, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Insights khách hàng và theo dõi hiệu suất của mình.

Có rất nhiều cách để bạn có thể khảo sát khách hàng của mình cả online lẫn offline: Online các bạn có thể sử dụng Survey Monkey.

Các doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới đã biết giá trị của các cuộc khảo sát và bằng cách thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng hoặc khảo sát sản phẩm thường xuyên, bạn có thể cung cấp một cách thức tuyệt vời để nhận được phản hồi từ phía khách hàng.

Khởi chạy một thử nghiệm người dùng.

Hỏi bất kỳ nhà thiết kế hoặc PM (product manager) nào về giá trị của thử nghiệm người dùng và họ sẽ cho bạn biết cách mà họ đã mong đợi về các hoạt động này.

Các công cụ tiếp thị kỹ thuật số hiện đại như Usertesting.com và Hotjar cung cấp một framework (khung mẫu) đơn giản để thu thập phản hồi từ khách hàng thực sự về sản phẩm của bạn.

Trong nỗ lực xây dựng một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm, điều này có thể giúp xác thực linh cảm của bạn và hướng dẫn công việc của bạn hướng tới các dự án có tác động hay sức ảnh hưởng cao nhất.

Thực hiện cuộc gọi trực tiếp.

Có một người bạn luôn khăng khăng rằng nói chuyện qua điện thoại thì tốt hơn là nhắn tin? Rất có thể, người bạn này là một trong những người bạn thân của bạn.

Áp dụng theo cách tương tự, hãy coi khách hàng như ‘bạn thân’ và họ cũng thế, xem bạn như ‘bạn thân’. Chỉ bằng cách nhấc điện thoại, bạn có thể nhận được một hình thức phản hồi mạnh mẽ hơn từ khách hàng.

Một CTO của J.P. Morgan (Một ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ) đã thực hành kỹ thuật này hàng tuần – và ông thề trước những phản hồi mà ông đã thu thập được từ các cuộc gọi của khách hàng là:

“Nói chuyện với khách hàng có lẽ là điều quan trọng nhất tôi đã làm trong tuần.

Mặc dù có một mức độ phát triển sản phẩm nhất định đòi hỏi bạn phải có lập trường và dự đoán nhu cầu – tuy nhiên, tôi không thể làm điều đó mà không hiểu gì về tình hình hiện tại của khách hàng của mình.”

3. Cung cấp những cách tiếp cận dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng.

Có một sự thật không mấy dễ chịu trong việc giao tiếp với khách hàng là, khi bạn làm cho quá trình khách hàng liên hệ với bạn càng khó khăn và phức tạp, bạn sẽ ít phải tiếp nhận thông tin từ họ hơn và hiển nhiên, bạn ít tốn kém hơn.

Để bạn có thể dễ dàng hình dung về điều này, bạn có thấy quá trình bạn liên hệ với một doanh nghiệp (lớn) nào đó là dễ dàng không, bạn đã từng chứng kiến cảnh bạn liên hệ lên tổng đài của một ngân hàng nào đó nhiều lần nhưng “tất cả đều bận” chưa.

Bạn có tìm thấy số điện thoại liên hệ hay các cách thức hỗ trợ trực tiếp trên các ‘Trang trợ giúp’ của Facebook hay Google không?

Vì doanh nghiệp sẽ mất một khoản đầu tư rất lớn vào chăm sóc khách hàng, họ thường có xu hướng làm cho quá trình đó trở nên “gián tiếp” hơn, khó khăn hơn.

Ở một diễn biến khác, Zappos, nhà bán lẻ giày trực tuyến này có cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại để đạt được sự thành công của khách hàng.

Zappos xác định rằng khi khách hàng muốn nói chuyện với họ, họ nên tạo điều kiện dễ dàng nhất có thể.

Ông Tony Hsieh, CEO của Zappos, mô tả lý do của ông cho quyết định đó là:

“Nhiều người có thể nghĩ rằng thật kỳ lạ khi một công ty internet lại tập trung vào các cuộc điện thoại đến như vậy, đặc biệt, khi chỉ có khoảng 5% doanh số bán hàng của chúng tôi diễn ra qua điện thoại.

Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, trung bình, khách hàng của chúng tôi gọi điện cho chúng tôi ít nhất một lần. Và ở một thời điểm nào đó, nếu chúng tôi xử lý tốt cuộc gọi, chúng tôi có cơ hội tạo ra những tác động cảm xúc và ký ức về lâu dài…

Triết lý của chúng tôi là hầu hết số tiền mà chúng ta thường chi cho quảng cáo nên được đầu tư vào dịch vụ khách hàng, vì vậy khách hàng của chúng tôi sẽ tự marketing cho chúng tôi thông qua truyền miệng.”

4. Hãy trao đổi hay gặp gỡ trực tiếp với khách hàng.

Một trong những hạn chế lớn nhất mà các tổ chức và doanh nghiệp hiện đại đang phải đối mặt đó là thiếu đi những sự trao đổi trực tiếp với khách hàng.

Nhìn lại 50 năm trước, trước khi Internet ra đời và nền kinh tế toàn cầu trở nên đa dạng hơn, việc một doanh nghiệp tương tác với khách hàng cuối là điều hết sức bình thường.

Sự tiếp xúc trực tiếp giữa những con người với nhau diễn ra hàng ngày đơn giản là vì nó là một phần cần thiết của yếu tố thương mại.

Nếu bạn muốn một món hàng, bạn đi đến một cửa hàng, nói chuyện với nhân viên bán hàng và trực tiếp mua nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng phản hồi đó để cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng.

Ngày nay, trong hầu hết các doanh nghiệp, điều này không còn diễn ra. Một phần là vì những tiến bộ khác từ nền kinh tế kỹ thuật số đã mang lại cho doanh nghiệp những phương án thay thế khác.

Mặc dù bạn có nhiều cơ hội để tiếp xúc hơn do sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ, nhưng có một sự thật là, các mối liên kết lại trở nên mờ nhạt hơn.

Vậy làm thế nào để bạn chống lại điều này và bạn có thể mang lại những trải nghiệm trực tiếp hơn và sâu sắc hơn với khách hàng của mình.

Nghe thì có vẻ không mới, nhưng việc tổ chức các sự kiện trực tiếp có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong việc biến khách hàng trở trung tâm. Bằng cách tổ chức một sự kiện, bạn cung cấp giá trị cho cả hai bên: khách hàng và thương hiệu.

5. Cung cấp những dịch vụ khách hàng chủ động.

Một trong những cách tốt nhất để phân biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh là cung cấp cho khách hàng của bạn giá trị gia tăng vượt ra khỏi những gì mà khách hàng có thể mong đợi.

Điều này cho họ thấy rằng bạn đang không chỉ thực sự đầu tư vào việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng thú vị mà còn luôn nỗ lực để làm tốt hơn những gì có thể.

Một cách để bạn có thể cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng đó là bao gồm các tính năng dịch vụ khách hàng chủ động.

Dịch vụ khách hàng chủ động cung cấp cho khách hàng của bạn các tài nguyên để họ có thể tự giải quyết các vấn đề mà không cần liên hệ với doanh nghiệp.

Bằng cách này, họ có thể tự giải quyết các vấn đề đơn giản và tránh phải chờ đợi nhóm dịch vụ khách hàng của bạn.

WashCard Systems là một trong những doanh nghiệp đã thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng dịch vụ khách hàng chủ động này. Họ đã sử dụng HubSpot để xây dựng trang báo giá (pricing page) để khách hàng không cần phải liên hệ trực tiếp cho điều này.

Trang định giá có vẻ như là một bổ sung đơn giản, nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn quy trình xây dựng khách hàng tiềm năng của WashCard Systems.

Vào năm 2018, trang định giá đã trở thành trang được truy cập nhiều nhất trên website và ‘gánh’ gần 2/3 số lượng chuyển đổi trực tuyến của công ty.

6. Ứng dụng các công cụ chăm sóc khách hàng (Automation).

customer centric là gì
Customer Centric là gì? Marketing Automation.

Trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu của bạn cũng quan trọng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Khách hàng không chỉ muốn sản phẩm mà họ còn muốn tận hưởng toàn bộ trải nghiệm mua hàng của họ.

Ngay cả khi sản phẩm của bạn rất tuyệt vời, bạn cũng sẽ mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh nếu họ có khả năng làm cho các tương tác với khách hàng trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Việc áp dụng các công cụ dịch vụ khách hàng phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric Experience).

Những công cụ này giúp các nhóm dịch vụ khách hàng của bạn tạo ra các hệ thống hỗ trợ bán hàng đa kênh (Omni Channel), liền mạch, cung cấp cho khách hàng các giải pháp tức thì cho các vấn đề của họ.

Làm như vậy, khách hàng sẽ hài lòng hơn vì doanh nghiệp đang đầu tư vào sự thành công ngắn hạn và dài hạn của họ.

Hãy lấy ví dụ về công ty bảo hiểm Lemonade. Lemonade nhận ra rằng một trong những thách thức khó khăn nhất đối với họ là thay đổi nhận thức của khách hàng về ngành nghề kinh doanh của mình.

Hầu hết mọi người không thích nói chuyện với các công ty bảo hiểm vì các trải nghiệm của khách hàng thường buồn tẻ và khó chịu. Vì vậy, Lemonade đã đầu tư vào chatbots để giúp thay đổi trải nghiệm đó cho khách hàng của mình.

Chatbot của Lemonade có tên là “Mia”, giúp tạo ra một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và thân thiện với người dùng. Mia cung cấp cho khách hàng những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và tư vấn cho họ những kế hoạch phù hợp nhất với ngân sách của họ.

Ông Daniel Schreiber, CEO của công ty này cho biết: “chatbot này đã làm cho trải nghiệm dịch vụ khách hàng của của chúng tôi trở nên “vui tươi và tức thì”. Ngoài ra, chúng tôi đã có thể cắt giảm chi phí và giảm giá cho khách hàng nhờ tự động hóa được tăng thêm.”

7. Hãy nhìn xa hơn việc mua hàng.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là thu hút khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Tuy nhiên, khi khách hàng mua một lần, rõ ràng là bạn sẽ muốn đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục mua trong tương lai.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí để đạt được một khách hàng mới thường cao hơn gần 5 lần so với việc duy trì một khách hàng hiện có.

Tuy nhiên, làm thế nào để bạn có thể thúc đẩy khách hàng hiện tại mua hàng của bạn thêm ít nhất là một lần nữa hay bạn cần làm những gì?

Cách tốt nhất là cung cấp cho họ những lợi ích bổ sung, điều vượt ra ngoài những thứ mà họ có thể mong đợi từ việc mua hàng đơn thuần.

Những lợi ích này sẽ giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ đồng thời tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ hơn.

Bằng cách đó, khách hàng sẽ bắt đầu liên kết sự thành công của họ với các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.

8. Xây dựng một quy trình phục vụ tiêu chuẩn.

Nếu bạn muốn tạo ra văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, đội nhóm của bạn không thể ‘bỏ rơi’ khách hàng sau khi bán hàng.

Thay vào đó, hãy đảm bảo khách hàng của bạn có thể tận dụng tối đa sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bằng cách đó, họ sẽ có xu hướng quay lại doanh nghiệp của bạn hơn khi họ sẵn sàng mua thêm.

Một trong những phương pháp tốt nhất để tối ưu hóa giá trị sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng là thiết lập một quy trình phục vụ chi tiết.

Quy trình này cung cấp cho khách hàng cách sử dụng chúng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ. Nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ là duy nhất, vì vậy đội nhóm của bạn tốt nhất là nên cá nhân hóa quy trình này để đảm bảo mọi khách hàng đều được thành công theo những cách riêng.

Chargebacks 911 là doanh nghiệp SaaS đã ứng dụng rất thành công Customer Centric và tập trung vào quy trình phục vụ tiêu chuẩn.

Chargebacks 911 đã ứng dụng mô hình flywheel để phân tích các điểm khó khăn (pain points) khác nhau trong hành trình của khách hàng.

Sau khi đánh giá các chiến thuật bán hàng và marketing của họ, Chargebacks 911 đã nhận ra một lỗ hổng lớn trong trải nghiệm khách hàng của mình.

Để khắc phục điều này, công ty đã quyết định ban hành một chính sách mới trong đó đại các diện bán hàng của khách hàng sẽ hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm.

Lợi ích của việc này là các đại diện bán hàng có thể tham khảo các nhu cầu của khách hàng đã nêu trong các lần tương tác trước đó.

Sau đó, họ có thể xác định các sản phẩm và tính năng bổ sung có thể giúp khách hàng đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt hơn.

Điều này đảm bảo rằng khách hàng của Chargebacks 911 nhận được nhiều giá trị nhất có thể từ việc mua hàng của họ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết về Customer Centric. Trong khi các yếu cố công nghệ liên tục thay đổi và hành vi của khách hàng cũng tương tự, áp dụng chiến lược Customer Centric Marketing hay lấy khách hàng làm trọng tâm là tất cả những gì doanh nghiệp cần làm để có thể đảm bảo rằng họ luôn luôn đứng cùng một hướng với khách hàng, phục vụ và hỗ trợ họ.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây là hiểu rõ bản chất của Customer Centric Marketing là gì, hiểu về cách ứng dụng chiến lược Customer Centricity trong Marketing và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thanh Huyền | MarketingTrips 

Hertz: Thương hiệu cho thuê xe toàn cầu chính thức nộp hồ sơ phá sản vì Covid-19

Hertz đã nộp đơn xin phá sản vào tối thứ 6 ngày 22.5, Hertz cũng là một “nạn nhân” mới nhất của cuộc suy thoái kinh tế đột ngột gây ra bởi đại dịch Covid-19.

hertz tuyên bố phá sản

Công ty đã cho thuê xe ô tô từ năm 1918, khi thành lập cửa hàng với hàng tá kiểu xe Ford Model Ts của hãng xe Ford, và đã sống sót qua cuộc đại suy thoái, sự ngừng hoạt động của nền sản xuất ô tô Mỹ trong Thế chiến II và nhiều ‘cú sốc’ giá dầu khác. Bằng cách tuyên bố phá sản, Hertz nói rằng họ dự định vẫn kinh doanh trong khi cơ cấu lại các khoản nợ và sẽ mở lại khi tình hình sức khoẻ tài chính của công ty tốt hơn.

“Tác động của Covid-19 đối với nhu cầu đi lại là quá đột ngột, gây ra sự sụt giảm đột ngột về doanh thu của công ty và các lượt đặt xe trong tương lai”, công bố của công ty cho biết. Công bố cũng cho biết thêm: “Trong khi phải hành động ngay lập tức để đối phó với cuộc khủng hoảng, sự không chắc chắn về khi nào doanh thu sẽ có thể trở lại ổn định và khi nào thì thị trường xe hơi đã qua sử dụng sẽ mở lại hoàn toàn, đòi hỏi chúng tôi phải có hành động ngay từ ngày hôm nay.”

Việc nộp đơn được cho là vụ phá sản cấp cao nhất của cuộc khủng hoảng Covid-19, đã khiến các nhà bán lẻ quốc gia như JCPenney, Neiman Marcus và J.Crew phá sản, cùng với một số công ty năng lượng khác như Whiting Oil và Diamond Offshore Drilling.

Nhưng không có công ty nào nộp hồ sơ cho đến nay có thị phần lớn trong ngành của họ như Hertz, cùng với các đối thủ như Avis Budget (CAR) và doanh nghiệp tư nhân vốn thống trị ngành công nghiệp cho thuê xe hơi.

Toàn bộ ngành công nghiệp cho thuê xe đã bị tàn phá bởi sự sụt giảm kể từ khi đại dịch xảy ra vào đầu năm nay. Gần hai phần ba doanh thu của ngành này chủ yếu đến từ các dịch vụ cho thuê tại các địa điểm sân bay và du lịch hàng không đã giảm mạnh. Kể từ đầu tháng 4, số người đi qua các trạm kiểm soát TSA tại các sân bay Mỹ đã giảm mạnh 94% so với một năm trước.

Nộp hồ sơ phá sản không có nghĩa là một công ty sẽ bị buộc phải rời bỏ các hoạt động kinh doanh. Nhiều công ty đã trải qua quá trình này và tiếp tục đạt lợi nhuận kỷ lục, điển hình như nhà sản xuất ô tô General Motors (GM) và nhiều hãng hàng không của quốc gia khác.

Nhưng cũng có nhiều công ty đã nộp đơn xin phá sản với ý định tiếp tục kinh doanh đã không ‘qua khỏi’ quá trình này.

Hertz cho biết quá trình phá sản sẽ mang lại cho bản thân nó “một cấu trúc tài chính mạnh mẽ hơn, định vị tốt nhất cho công ty trong tương lai.”

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via CNN Business

Thành công là khi bạn có đủ tự do thời gian, tự do địa điểm và tự do tinh thần

“Sau này, trước khi qua đời, nằm trên giường, tôi hoàn toàn có thể nói rằng tôi đã có một cuộc sống rất thoả mãn, không hối hận bất cứ một giây phút nào. Tôi đã sống trung thực, kiêu hãnh, tận cùng với bản ngã của tôi”, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công chia sẻ.

Quách Thái Công – nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Việt, thường xuất hiện trên mặt báo cùng với hình ảnh những ngôi nhà với chi phí nội thất đến cả triệu USD. Ông cũng được biết đến với lối sống đẳng cấp, thượng lưu: Chỉ đeo đồng hồ hãng Rolex, sống trong ngôi nhà mà mỗi vật dụng như chiếc bàn, chiếc ghế có giá gần cả tỷ đồng. Lúc nhiều người hoang mang vì dịch Covid-19, ông dành hẳn 1 tháng “cách ly” cùng với bạn trai ở một resort thuộc hạng đắt đỏ nhất Việt Nam.

Quách Thái Công đã gây dựng cả sự nghiệp từ tài năng và “đôi bàn tay mình”, theo chính lời ông nói. Ông tự lập đến nỗi, do chẳng nhờ ai đi lên nên “dù họ có mời tiệc, mình không muốn tới cũng được”.

Bí quyết gì để có một cuộc đời độc lập, thành đạt lẫn hạnh phúc từ những năm niên thiếu 16 tuổi cho đến ngoài 40 như chính nhà thiết kế này bộc bạch? Câu trả lời có lẽ không nằm ở tiền bạc, mà ở lời dặn dò khi nhỏ của ba má ông…

Niềm đam mê với công việc thiết kế nội thất của Quách Thái Công bắt đầu từ khi nào?

Trang trí nội thất vốn là nhằm thoả mãn chính sở thích, đam mê của tôi. Hồi nhỏ ở nhà ba má, tôi tự mua giấy dán tường, tự sắp xếp bàn ghế, tự tìm kiếm thảm, phối màu, bài trí mọi vật dụng trong nhà. Có khi, mỗi tháng tôi trang trí phòng ngủ của mình theo một phong cách khác nhau.

Nhà tôi thường xuyên thay đổi nội thất, thay đổi cách sắp xếp, thậm chí có câu chuyện vui rằng những người bạn đến chơi có lúc than “thất vọng” khi chưa thấy phòng ốc của tôi chưa kịp thay đổi gì. Từ khoảng 20 tuổi, tôi ra ở riêng, ngôi nhà tôi ở cũng do chính tay tôi sơn sửa, trang trí. Đó là một thói quen, một đam mê ngấm vào máu.

Từ nhỏ đã thoải mái trang trí nhà, gia đình anh nói gì, vì tôi thấy đa phần phụ huynh Việt thường cho đó là sự bày bừa và không mấy ủng hộ?

Tất cả mọi sở thích của tôi đều được ba má ủng hộ tuyệt đối và vô điều kiện. Thứ tôi muốn làm, thích làm luôn được ba má hỗ trợ, khích lệ. Hồi xưa tôi học ảo thuật, cần phục trang hay đạo cụ là những chú chim bồ câu, chiếc túi giấu đồ nghề… thì má luôn là người may túi cho tôi, còn ba lấy thùng gỗ tỉ mỉ đóng đinh, sơn sửa và dán lại đẹp đẽ. Ngay cả khi theo học ngành thiết kế thời trang, chiếc đầm, chiếc áo tôi may chưa đạt chuẩn đều được má “sửa sai”, hướng dẫn may sửa lại cho.

Ba má tôi không bao giờ nói, thôi, đừng làm cái này, không làm cái kia. Gia đình tôi rất bình đẳng và tôn trọng nhau, má bảo: “Con muốn làm gì thì làm, té thì tự đứng dậy chứ đừng có kêu má. Đừng có tự làm xong rồi té, rồi khóc, rồi cần ba má giúp đỡ”. Ba má tin rằng chỉ khi tôi làm những thứ tôi tin là hạnh phúc thì tôi mới phát triển được.

Bạn thử ngẫm xem, chỉ khi bản thân mình hạnh phúc thì mình mới giúp những người xung quanh hạnh phúc được. Chỉ khi mình phát triển thì mới khích lệ sự phát triển cho những người xung quanh được. Khi đó, sự hạnh phúc, sự phát triển mới thật sự có giá trị lâu bền.

Được biết anh sinh trưởng trong một gia đình thượng lưu, nền tảng tài chính từ gia đình đã hỗ trợ anh như thế nào trong sự nghiệp?

Khi còn ở Việt Nam, gia đình tôi sản xuất dầu gội đầu và keo xịt tóc, mang thương hiệu Lê Lan 999. Sau năm 1975, gia đình tôi kết thúc công việc đó, tới năm 1981 thì sang Đức. Sang đó, ba tôi đã lớn tuổi rồi, tôi rất tự hào vì mình không làm phiền ba má điều gì. Cái xe hơi đầu tiên là tôi tự bỏ tiền mua, mọi chuyện đều phải tự lập hết.

Khoảng 15 tuổi tôi bắt đầu trình diễn ảo thuật ở khắp các chương trình lớn nhỏ, từ tiệc sinh nhật, đám cưới cho đến những bữa tiệc có tới cả chục ngàn người tham dự. Thậm chí, tôi tham gia trình diễn ở các cuộc thi và từng gặt được kha khá giải lớn. Thu nhập từ công việc đó giúp tôi có thể sắm sửa tất cả những gì tôi muốn trong cuộc sống. Đó cũng là khoản thu nhập lớn đầu tiên trong đời.

Thành công với ảo thuật sớm như vậy, tại sao anh không tiếp tục phát huy thế mạnh ấy mà lại chuyển sang ngành thiết kế nội thất, rồi trở thành “cái nghiệp” tới tận hôm nay?

Nghề tự chọn tôi. Ảo thuật chỉ là một sở thích, và vô tình sở thích ấy mang lại cho tôi nguồn tài chính khá khẩm. Sau đó tôi chuyển sang học ngành thiết kế thời trang, làm stylist thời trang. Đặc thù khi chụp hình thời trang là cần thiết kế bối cảnh, chẳng hạn chọn cái ghế, bàn, bình hoa… phù hợp với concept đưa ra, thì việc bài trí ấy tôi tự làm được hết. Riết rồi người ta kêu tôi làm bối cảnh cho cả video ca nhạc luôn.

Khi tôi mở Art Gallery và tự trang trí nội thất ở bên trong, hữu duyên sao, một chủ khách sạn ở Hamburg nhìn thấy, mời tôi trang trí khách sạn của ông ấy. Sự hợp tác rất thuận lợi, rồi nhiều lần về sau, người ta tự mang yêu cầu đến cho tôi chứ tôi không phải cất công tìm kiếm.

Lần đầu tiên, bạn có thể cho rằng đó là may mắn, nhưng nhiều lần cơ hội tự đến thì không thể coi là vận may được! Tôi say mê công việc thiết kế nội thất và dốc lòng làm tốt nhất trong khả năng của mình nên tôi tin mình đủ sức mạnh chinh phục những đôi mắt thẩm mỹ khó tính nhất.

30 năm thành công trong công việc thiết kế nội thất ở Đức, anh có trong tay danh sách của những khách hàng thuộc giới chính khách, thượng lưu tại nước này. Tại sao anh lại quyết định trở về Việt Nam mở công ty?

Năm 2014, nhân chuyến về Việt Nam du lịch, tôi tìm được một căn nhà rất đẹp ở Tú Xương, được người Pháp xây từ năm 1920. Tôi làm mới lại ngôi nhà, rồi “hữu xạ tự nhiên hương”, báo chí tìm đến chụp hình. Không lâu sau, tôi được đề nghị làm đại diện cho một nhãn hàng xa xỉ.

Ban đầu, tôi thấy những gì mình làm còn xa lạ với nhu cầu tại Việt Nam, nhưng dần dà tôi nhận ra có một lượng nhỏ khách hàng thượng lưu ở đây hiểu được sản phẩm của mình. Showroom nội thất đầu tiên được khai trương vào năm 2015, việc kinh doanh phát triển quá mức tưởng tượng, vượt ngoài sự mong đợi cho tới ngày hôm nay.

Khách hàng và nhân viên không lạ gì sự tỉ mỉ tới mức ‘cực đoan’ của anh trong thiết kế nội thất. Anh từng chia sẻ, anh bay khắp thế giới, tìm những sản phẩm ưng ý, bởi anh “chỉ bán thứ anh thích”.

Thậm chí, có người kể rằng anh nhìn thấu từ miếng ráp của chiếc ghế, độ nặng của cái ly, đến từng chiếc dao chiếc nĩa trên bàn bài trí. Nội thất tại showroom của Quách Thái Công bắt buộc phải thay đổi mỗi tháng một lần. Anh làm sao duy trì được sự khắt khe đó trong công việc kinh doanh?

Khách hàng trước khi gặp tôi, phải qua “phỏng vấn” trước, chúng tôi tìm hiểu về yêu cầu của họ, xem có đúng thứ mình có thể đáp ứng hay không. Chúng tôi đòi hỏi sự tin tưởng của khách hàng, nếu khách hàng không tin vào thẩm mỹ, kỹ thuật hay sự trung thực trong giá cả, tôi cũng không thể giúp gì được cho họ.

Tôi đã từ chối nhiều công trình, dù công trình ấy có thể mang đến nhiều tiền bạc và gia tăng thêm danh tiếng nhưng vì không có chung tiếng nói, nên tôi sẵn sàng lắc đầu từ chối.

Có trong tay tiền bạc, danh tiếng, địa vị, sự nghiệp đồ sộ và đời sống cá nhân vô cùng viên mãn. Anh định nghĩa như thế nào về thành công?

Thành công của tôi phải bao gồm 3 điều tự do. Thứ nhất, bạn phải đạt được tự do về thời gian. Thời gian của tôi do tôi toàn quyền quyết định. Điện thoại tôi cả ngày không ai gọi cả vì tôi có trợ lý bắt máy cho, tôi cũng không đi công tác nhiều. Có thể bạn rất giàu, nhưng nếu không tự do về thời gian, thì đó chưa phải thành công đích thực.

Thứ hai là tự do địa điểm. Ca sĩ Michael Jackson ngày xưa vì nổi tiếng quá không đi đâu được, tới đâu người ta đều xúm lại, không gian riêng hoàn toàn bị phá vỡ. Còn tôi được tự do quyết định địa điểm mình muốn hay không muốn đến. Cũng vì những chữ tự do trên mà tôi không khuếch trương thương hiệu thành chuỗi bán lẻ, cũng không mở thêm chi nhánh nào nữa tại Hà Nội hay Đà Nẵng như nhiều người gợi ý.

Còn tự do thứ ba mà anh muốn nói tới là gì?

Là tự do về tinh thần. Nhiều người nổi tiếng nhưng không có được điều này. Tôi là người đồng tính, nhưng tôi không ngại ngần hay nỗ lực che giấu, ngược lại, tôi tự do thể hiện ra cho thế giới này biết.

Đó là sự tự do của tôi. Chẳng hạn bạn rất nổi tiếng, rất giàu có, nhưng bạn không dám thể hiện con người của bạn, thì cuộc sống đó là gì? Cuộc sống giả tạo như một tấm áo nguỵ trang hòng che mắt thiên hạ, một cuộc sống không thật thà, chân thực.

Sống vậy rất uổng! Thành công của tôi là sống một cuộc đời đúng như tôi mong muốn, miễn là không làm người khác đau đớn hay tổn thương. Bạn biết không, nếu ngày mai trước khi chết đi, tôi hoàn toàn tự tin nói rằng tôi đã có một cuộc sống rất thoả mãn, không hối hận bất cứ một giây phút nào, tôi đã sống trung thực, kiêu hãnh, tận cùng với bản ngã của tôi.

Nhưng chẳng phải để có được 3 chữ tự do trên, thì điều kiện tiên quyết phải đạt được là tự do tài chính? Người ta vẫn bảo, phải có tiền trước thì mới bắt đầu mơ tới những thứ khác, thậm chí cao siêu như… hái sao trên trời. Anh nghĩ thế nào về quan điểm này?

Lúc tôi 20 tuổi, tôi chỉ xài đúng số tiền tôi có, tôi với bạn cùng đi picnic, tự nấu ăn, tự chuẩn bị mọi thứ. Ước mơ năm 20 tuổi giản dị như thế.

Tới 40 tuổi, có người bạn tôi mua du thuyền 40 triệu đô, tôi cũng không đòi hỏi rằng mình cũng phải mua du thuyền. Có thể năm 60 tuổi tôi cần du thuyền hay máy bay, nhưng giờ tôi không có nhu cầu đó.

Tôi gọi là “giàu đủ xài”, cái đủ đó mình phải tự quyết định được. Hiện tại tôi hạnh phúc, nhưng nếu đầu óc tôi nghĩ xa hơn nữa, tôi đã tự động đánh mất cái hạnh phúc đó. Nếu tôi nghĩ mình cần mua du thuyền, trực thăng thì tôi đâu thể ngồi đây với bạn. Vì cứ muốn nhiều quá thì phải làm việc nhiều hơn, phải nhận những công việc mình không muốn làm.

Nghĩ lại, năm tôi 18 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi, giai đoạn nào tôi cũng hạnh phúc cả. Ngay ở hiện tại này, ai cũng có thể sống hạnh phúc. Nếu bạn muốn sống hạnh phúc ngày hôm nay thì bạn sẽ chỉ làm công việc và nhu cầu của bạn đến đó thôi, đừng tham lam, đừng yêu cầu nhiều quá.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Dân làm truyền thông thì cần phân biệt ‘communication’ và ‘communications’

Chỉ khác nhau chỉ ở “s” cuối từ, nhưng nghĩa của “communication” và “communications” lại rất khác biệt. Đã là dân “ngành” thì nên phân biệt được 2 cụm tự này nhé.

“Communication” là giao tiếp, sự trao đổi thông tin giữa các các nhân. Đó chính là con người, là sự liên hệ, tương tác, là những gì chúng ta làm hàng ngày.

“Communications” là một hệ thống truyền tải thông tin, ví dụ báo, đài, TV… Đó chính là công nghệ, là “cái loa” giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng.

Cụm từ Communications cũng xuất hiện trong thuật ngữ Integrated Marketing Communications (thường được gọi tắt là IMC).

Do đó, một chuyên gia truyền thông là “communications expert” (với một chữ “s” ở cuối từ) chứ không phải “communication expert”, với hàm ý cô ấy hay anh ấy hiểu rất rõ các phương thức để truyền đạt thông điệp tới khách hàng.

Một cuốn sách viết về “communications” sẽ cho các bạn biết về các phương tiện truyền thông, về công nghệ để việc giao tiếp trở nên hiệu quả, hơn là tương tác giữa con người với con người. Trong khi đó, một cuốn sách về “communication” sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để giao tiếp với người khác một cách hiệu quả và phù hợp.

Vậy “truyền thông” theo cách hiểu của marketing là “Communication” hay “communications”? Nó tùy thuộc vào cách thức bạn hiểu thế nào là “truyền thông”. Nếu “truyền thông” liên quan nhiều tới việc sử dụng công nghệ để truyền đạt thông điệp tới với thị trường, nó là “communications”.

Còn nếu truyền thông được hiểu với nghĩa rộng hơn, nó là tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, nó là “communication”. Cá nhân mình cho rằng, truyền thông là “communication” hơn là “communications” vì các lý do sau:

  •  “Communications” liên quan nhiều tới các phương thức chuyển thông tin đi (qua “mass media”), mà không quan tâm tới việc nhận thông tin về. Nó đơn giản là “truyền thông” một chiều, không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.
  •  “Communication” là nền tảng của truyền thông, bao hàm nội dung phức tạp hơn “communications” nhiều: xây dựng thông điệp, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp (đôi khi là cá nhân – personal), và nhận thông điệp từ khách hàng, phản hồi khách hàng…

Trong các tài liệu chính thống về marketing, trong “4C” cũng bao gồm:

  •  Customers’s wants and needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng)
  •  Costs (các loại chi phí mua hàng)
  •  Convenience (sự tiện lợi)
  •  Communication (truyền thông – giao tiếp với khách hàng)

Khi còn dạy ở Đại học Ngoại thương, mình hay nói với sinh viên, thuật ngữ “truyền thông” không nên được hiểu là việc doanh nghiệp chỉ “truyền đi thông điệp” mà còn phải hiểu là sự lắng nghe của doanh nghiệp với khách hàng. Đó mới là ý nghĩa thực sự của “communication”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quang Nguyen | MarketingTrips

3 Câu hỏi bạn nên ‘tự vấn’ để hiểu rõ ‘sự mệnh’ của bản thân

Có 3 câu hỏi mà thỉnh thoảng tôi thường hỏi lại mình, chỉ để kiểm tra xem mình có đang phát triển và sống đúng với mục đích sống của bản thân.

Nghĩ và cam kết là một chuyện. Khi triển khai thực hiện, có khi ta cũng bị sóng đời đẩy lệch về đâu đó. Vì vậy, đôi khi bạn cũng nên dành thời gian hỏi lại chính mình. 3 câu hỏi tôi hỏi mình bao gồm:

1. Mình có đang học được điều gì đó mới?

Trong thế giới của cách mạng 4.0, người ta không thể dừng lại. What gets you here won’t get you there – Những gì bạn biết & đưa bạn đến thành công hôm nay sẽ không đưa bạn đến thành công của ngày mai.

Vì vậy cần phải học thêm, học nữa, học những gì mình còn chưa biết. Và điều mình còn chưa biết thì vô tận lắm. Chẳng ai biết hết bao giờ. Và ngày mà ta ngừng học là ngày ta trôi về phía quá khứ và đoạn tuyệt với tương lai.

2. Ta có đang giúp đỡ người khác?

Có 3 loại người trong đời, người đến để cho, người đến để lấy, và người có qua có lại. Người đến lấy chỉ biết lấy, và họ chỉ chực chờ cơ hội để gom góp cho mình. Người có qua có lại thì phải thấy bạn cho họ chút lợi lộc gì thì họ mới trả lại bằng như thế, cũng như là kiểu lợi quả khi bạn đi đám giỗ.

Còn người cho đi thì chỉ vui vẻ mà cho, chẳng nghĩ ngợi gì, cũng chẳng lo lắng chuyện người ta lấy rồi có mang ơn hay lợi quả. Cho đi vô điều kiện thật ra là không dễ, nhưng người thành công trên thế giới là người học được cách cho đi.

3. Ta có yêu thích, đam mê điều ta đang thực hiện?

Bạn làm gì không biết, làm nghề, làm kinh doanh, làm dự án xã hội…, làm gì cũng được nhưng tốt nhất là nên làm chuyện khiến cho trái tim ta ca hát mỗi ngày. Ta sinh ra và thời gian sống trong cuộc đời có hạn.

Thời gian mất đi là thời gian mãi mãi chẳng còn. Nếu vậy, việc gì ta phải hy sinh thời gian để làm việc mà mình không yêu thích? Bạn đang sống hay đang hy sinh? Mà có ai yêu cầu bạn hy sinh đâu nhỉ? Có khi bạn ngộ nhận. Có khi bạn đang đóng khung chính cuộc sống của mình?

Tôi đang học. Tôi đang giúp đỡ người khác. Tôi đang yêu thích những việc mình làm. Tôi hỏi tôi và tôi trả lời cho chính bản thân tôi. Tôi chịu trách nhiệm việc mình sống hay hy sinh vô nghĩa.

Chúc các bạn một ngày mới nhiều niềm vui và đừng quên dừng lại vài giây để hỏi mình 3 câu hỏi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tác giả: Nguyễn Phi Vân

10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR

Trong khi quảng cáo và PR đều là các phương thức làm marketing của thương hiệu, giữa chúng lại có những điểm khác nhau mà nhiều bạn hay nhầm lẫn.

khác nhau giữa quảng cáo và pr
10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR – Advertising vs Public Relations

Trong khi quảng cáo và PR (quan hệ công chúng) là hai thuật ngữ rất khác nhau, không ít người lại có những quan điểm sai lầm. Để có thể hiểu rõ bản chất của quảng cáo và PR, bạn có thể xem Quảng cáo là gìPR là gì.

Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác nhau giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PRViệc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo

Quảng cáoBởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một mẫu quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PRKhi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết

Quảng cáoBạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PRBạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế

Quảng cáoMột số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PRTrong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PRBạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Ly do đằng sau chuyện Tiki và Sendo phải sáp nhập ?

Xét trên cục diện hiện nay, việc Tiki và Sendo sáp nhập có thể coi là một bước liên thủ sức mạnh giữa các sàn thương mại điện tử trong nước để đấu lại đối thủ nước ngoài là Shopee và Lazada.

Tiki và Sendo phải sáp nhập

DealStreetAsia dẫn nguồn từ một trong những người liên quan cho biết, hai trang thương mại điện tử (TMĐT) Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Trước đó vào tháng 2, một nguồn tin rò rỉ cũng cho biết hai bên đang đàm phán để tiến đến việc về chung một nhà.

Hiện cả 2 đều chưa lên tiếng chính thức về thông tin sáp nhập. Tuy nhiên, nếu là sự thật, có thể đưa ra 2 lý do dễ hiểu cho động thái này.

Tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Hãy nhìn vào hai đối thủ của Tiki và Sendo trên thị trường, Shopee và Lazada. Dù cùng lọt vào top 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt nam, nhưng các bên lại chia thành 2 nhóm với tính chất khác hẳn nhau.

Nhóm 1: Shopee, Lazada-Hoạt động từ nguồn vốn dồi dào của tập đoàn mẹ là Alibaba (Trung Quốc) và Sea (Singapore) nên liên tục được bơm vốn không ngừng.

Nhóm 2: Sendo, Tiki- Tự chứng minh năng lực để có thể huy động tiền đầu tư qua các vòng gọi vốn.

Dễ thấy sự chênh lệch tiềm lực này khi nhìn vào mức lỗ lũy kế hiện nay của các doanh nghiệp. Gia nhập muộn hơn Tiki những 6 năm nhưng đến thời điểm 2018, nghĩa là chỉ sau 2 năm vào Việt Nam, Shopee đã lỗ gấp đôi Tiki. Và các đối thủ ngoại đều không có ý định dừng đốt tiền trong cuộc chiến này.

Trong một cuộc phỏng vấn với VTV, ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết: “Tập đoàn mẹ của chúng tôi dùng một phần nguồn lợi nhuận dồi dào từ thị trường TMĐT Trung Quốc để đầu tư vào Việt Nam. Miễn là chúng tôi đang phục vụ tốt người dùng và nhà bán hàng thì thời gian là bạn của chúng tôi”.

Nếu Tiki và Sendo sáp nhập thành công, thị trường sẽ là cuộc đua tam mã giữa Shopee, Lazada và Tiki-Sendo.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), từng nhận định hồi tháng 2 rằng thương vụ này là một tín hiệu tốt cho thị trường, bởi họ sẽ bổ trợ, hỗ trợ nhau để tăng sức mạnh, tăng sức cạnh tranh. Sendo có những lợi thế ở thị trường nông thôn, ngoại thành, trong khi Shopee, Lazada, Tiki đang tập trung ở các đô thị lớn.

“Giả sử 2 doanh nghiệp này sáp nhập thì sẽ tạo ra một doanh nghiệp TMĐT nội đủ năng lực để cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Từ đó, Việt Nam mới làm chủ được những ngành công nghiệp tương lai như TMĐT”, ông Dũng bình luận.

Thích nghi với môi trường đầu tư đang biến đổi và xu hướng của thế giới

Cạnh tranh càng gay gắt đòi hỏi mức độ đầu tư ngày càng cao, nhất là trong một ngành như TMĐT, cần bơm tiền liên tục để giữ chân đối tác và khách hàng. Tuy nhiên xu hướng chuyển dịch khẩu vị của các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ phần nào ảnh hưởng đến startup dựa vào gọi vốn để tăng trưởng như Tiki hay Sendo.

Điều này đã được chứng minh qua câu chuyện của Leflair, startup đánh vào ngách thị trường TMĐT là bán hàng hiệu theo kiểu chớp nhoáng. Cùng cách thức gọi vốn như Tiki hay Sendo, từng được đầu tư rót đến 12 triệu USD nhưng Leflair đã phải tạm dừng hoạt động mà nguyên nhân CEO cho biết là do họ không thể gọi thêm vốn.

Ông Loic Gautier, cựu Tổng giám đốc Leflair chia sẻ với VTV: “Đang có 1 sự chuyển dịch trên thị trường vốn thế giới, các nhà đầu tư giờ muốn rót vốn vào những công ty có lợi nhuận hơn, điều đó khiến startup chưa sinh lời trong ngắn hạn gặp khó khi gọi vốn”.

Theo thông tin trên Reuters, sau cú sốc mang tên WeWork, làn sóng bùng nổ của các kỳ lân công nghệ tại Châu Á đã giảm dần trong năm 2019 cả về số lượng lẫn tốc độ gọi vốn. Còn số liệu từ PitchBook Data (công ty cung cấp dữ liệu, nghiên cứu và công nghệ bao gồm các thị trường vốn tư nhân, bao gồm đầu tư mạo hiểm…) thì chỉ có 23 công ty khởi nghiệp đạt giá trị tỷ USD trong năm 2019, con số này chỉ bằng một nửa so với năm 2018. Tốc độ gọi vốn cũng giảm 36% về số vụ và quy mô giảm 2/3.

Khi khẩu vị và độ chịu chi của nhà đầu tư thay đổi, phương án sáp nhập cũng có thể là “kịch bản” tốt cho cả Tiki và Sendo, vừa tăng sức hấp dẫn khi gọi vốn các vòng tiếp theo, vừa tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả.

Nhìn trên bình diện rộng hơn, mua bán sáp nhập cũng là xu hướng của ngành TMĐT toàn cầu. Để có vị thế thống lĩnh thị trường TMĐT thế giới như hiện nay, Amazon đã mua lại, sáp nhập hơn 100 công ty khác nhau. Trong đó có những thương vụ nổi bật như Amazon mua lại công ty bán giày và quần áo Zappos với giá 1 tỷ USD hay trang bán sản phẩm trẻ em Quidsi với mức 500 triệu USD.

Theo giới đầu tư, thị trường Việt Nam cũng sẽ đi theo hướng này.

Ông Yoshihiro Ishawata, Phó chủ tịch quỹ đầu tư SBI Venture Capital cho biết: “Chúng tôi tin rằng thị trường TMĐT Việt Nam đã bước vào giai đoạn tập trung thị phần vào 4 doanh nghiệp mạnh nhất. Thời gian tới sự cạnh tranh giữa 4 doanh nghiệp sẽ gay gắt hơn nữa. Các thương vụ mua bán sáp nhập sẽ diễn ra để rồi chỉ còn 2, 3 cái tên trụ lại, chiếm thị phần lớn nhất”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Chiến lược mở rộng thương hiệu và những bài học “đắt giá”

Có lúc công ty tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Ngay sau đó, cũng chính công ty lại trải mỏng ra sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm và thua lỗ.

brand-extension-marketingtrips

Thử lấy trường hợp IBM

Nhiều năm trước đâu, khi IBM đặt trọng tâm vào việc sản xuất máy vi tính lớn (mainframe), công ty kiếm được hàng tấn tiền.

Ngày nay, IBM tham dự vào mọi thứ và công ty vừa vặn vốn. Như vào năm 1991, doanh thu của IBM là 65 tỷ USD. Rốt cuộc công ty lỗ 2,8 tỷ USD, gần 8 triệu USD mỗi ngày.

Thêm vào việc bán máy vi tính loại lớn, IBM tiếp thị máy tính cá nhân, máy vi tính cho các cơ sở, phần mềm, hệ thống máy vi tính điện thoại…IBM lại còn thử nhảy vào sản xuất vi tính dùng tại nhà (home computers) kiểu mới.

IBM đã ném hàng triệu USD vào việc sản xuất máy Photocopy (sau đó bán lại cho Kodak); Rolm (bán lại cho Siemens), hệ thống vệ tinh kinh doanh sập (sập tiệm).

Khi một công ty đạt được thành công quá lớn, luôn luôn tự tạo ra mầm mống rắc rối trong tương lai.

Lấy trường hợp Microsoft, công ty thành công trong lĩnh vực phần mềm vi tính. (dù chỉ có 1/58 kích cỡ của general Motors, nhưng phiếu của nó giá trị hơn GM rất nhiều). Chiến lược của Microsoft là gì? Có thể tóm gọn trong một từ: More (thêm nữa).

Nhật báo Wall Street Journal viết: “Microsoft Corp đang hăng hái tìm cách ngự trị cả việc ứng dụng phần mềm chính trong lĩnh vực máy vi tính cá nhân”. Micheal Maples, chủ tịch thứ nhất phụ trách bộ phận ứng dụng của Microsoft cho rằng “Công ty có thể chiếm tới 70% thị trường phần mềm ứng dụng”.

Giọng điệu này giống ai nhỉ? Âm hưởng giống IBM. Microsoft đang tự mình tổ chức hoạt động như IBM đã làm, với tất cả những gợi ý tiêu cực.

Microsoft là người dẫn đầu trong lĩnh vực vi tính cá nhân, nhưng nay lại đang theo đuổi các lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm Preadsheet (chương trình kế toán vi tính) do Lotus dẫn đầu, Word Processing do WordPerfect dẫn đầu và Business graphics ( Biểu đồ kinh doanh) do Harvard dẫn đầu.

Microsoft tiếp tục tự căng phồng mình bàng cách bành trướng các lĩnh vực mới. vừa mới đây, Microsoft mua lại công ty Fox Software với giá 170 USD (bạn có thể đánh cá là công ty sẽ khai tử tên Fox thành Microsoft).

Có nhiều dấu hiệu đe dọa cho sự yếu kém chiến lược của Microsoft. Báo Economics, đầu năm 1992 có viết: “ông Gate đang sắp đặt một loạt cá sản phẩm với nhau dựa vào ông nghệ chung.

Công việc này sẽ cạnh tranh trong toàn thể công nghệ phần mềm vi tính: từ máy vi tính lớn cho đến máy vi tính nhỏ, từ hệ thống cơ sở dữ liệu tới các chương trinh đồ biểu.

Không có ai trong nền công nghệ phần mềm đã làm được việc kinh doanh mạo hiểm đầy phức tạp này. Mặc dù IBM đã thử làm và đã thất bại”.

Một khi bạn cố gắng làm mọi thứ cho tất cả mọi người, bạn sẽ không tránh được các rắc rối xảy đến. Một nhà quản trị đã nóiL Tôi thà mạnh ở một nơi còn hơn là yếu ở mọi nơi.”

Với một nghĩa hẹp, mở rộng sản phẩm liên quan tới việc lấy tên của một sản phẩm thành công (ví dụ: A-1 Steak sauce) và đặt nó cho sản phẩm mới bạn dự tính giới thiệu (ví dụ A-1 Poultry sauce).

Nghe có vẻ hợp lý đấy. “chúng ta lấy tên A-1, một loại nước sốt chấm thịt bò nhưng vì người ta đang có khuynh hướng ăn thịt gà nhiều hơn thịt bò, vậy hãy làm nước sốt thịt gà. Và có tên nào tốt hơn A-1, người ta sẽ biết là nước sốt chấm thịt gà do cùng một nhà sản xuất sốt chấm thịt bò làm ra”.

Nhưng mà marketing là trận chiến của nhận thứ chứ không phải sản phẩm. Trong tâm trí khách hàng, A-1 không phải là tên nhãn hiệu mà là tên nước chấm thịt bò. Khách hàng thường nói: “cho tôi chai A-1” và không có ai phải hỏi lại “A-1 là cái gì?”.

Có rất nhiều cách mở rộng sản phẩm, nhiều như là các hành tinh trong vũ trụ vậy. và hàng ngày đều có một cách mới được nghĩ ra. Về lâu dài, và với sự cạnh tranh nghiêm trọng, việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm không bao giờ thành công.

Tạo ra nhiều mùi vị là cách thông dụng nhất để cố gắng chiếm thêm thị trường. nghe có vẻ đúng nhưng thực sự lại không như vậy.

Trở lại năm 1978, khi 7-up chỉ có mùi vị nước chanh không có chất cola, nó chiếm được 5-7% thị trường đồ uống không có rượu. rồi thì hãng có thếm vào 7-up Gold (7-up vàng), Cherry 7-up (7-up vị anh đào). Ngày nay, 7-up chỉ còn có 2,5% thị phần.

Nhìn vào bất cứ nơi nào bạn đều thấy dấu ấn của việc mở rộng sản phẩm. đó cũng chính là ly do tại sao các cửa hiệu chật ứ với các nhãn hiệu (có 1300 loại dầu gội đầu, 200 loại thức ăn sáng làm từ ngũ cốc, 250 loại đồ uống không có rượu).

Một điều bất di bất dịch, bất cứ thương hiệu dẫn đầu một loại sản phẩm nào đều là loại thương hiệu không mở rộng thêm sản phẩm. lấy ví dụ thức ăn cho trẻ em.

Hãng Gerber chiếm 72% thị trường, bỏ xa hai hãng Beech-Nut và Heinz, là hai nhãn hiệu mở rộng sản phẩm.

Mặc cho bằng chứng là mở rộng sản phẩm không thành công, các công ty vẫn tiếp tục làm việc này. Đây là một vài ví dụ:

Xà bông Ivory. Dầu gội Ivory?

Kẹo Life Savers. Kẹo cao su Life Savers?

Quẹt ga Bic. Vớ phụ nữ Bic?

Nước hoa Chanel, nước hoa Chanel dành cho quí ông?

Rượu Tanqueray. Rượu Vodka Tanqueray?

Bia Coors. Nước uống Coors?

Tương cà chua Heizn. Thức ăn dành cho trẻ em Heizn?

Báo USA Today. “USA Today trên TV”?

Giày thể thao Adidas. Nước hoa Adidas?

Quần áo Pierre Cardin. Rượu Pierre Cardin?

Quần jeans Levi’s. Giày Levi’s?

Ed Fogarty, chủ tịch hãng Colgate-Palmolive nói: “ chúng tôi muốn nâng nhãn hiệu căn bản của chúng tôi lên và gắn nhãn hiệu này lên các sản phẩm mới”.

David W.Johnson, tổng giám đốc hãng súp Cambell: “tăng cường và mở rộng phẩm chất cao, dùng nhãn hiệu hiện có cho các sản phẩm mới hơn là phát hiệu nhãn hiệu mới”.

Chủ tịch công ty Del Monte: “chúng tôi nỗ lực một cái tên duy nhât, chúng tôi đang nới rộng cái tên Del Monte cho các loại sản phẩm mới”

Deniel Abraham. Chủ tịch công ty Ultra Slim-Fast: “Sẽ có các loại xúp, mì ống, nước trộn salat, nước soda, nước trái cây và các loại thức uống kiêng được gọi là Slim-Fast Plus”. (Chúc may mắn và chúc ông Abraham ngủ ngon).

Tại sao các cấp quản trị cao nhất lại tin tưởng rằng việc mở rộng sản phẩm sẽ thành công mặc cho những bằng chứng xảy ra trái ngược hẳn? Một lý do là việc mở rông sản phẩm sẽ thua lỗ về lâu dài nhưng lại thắng lợi trong ngắn hạn (Điều 11: Luật triển vọng).

Ban giám đốc cũng bị mờ mắt vì những sự trung thành cực kỳ với công ty hay nhãn hiệu. Tại sao công ty Pepsi có thể đưa sản phẩm Crytal Pepsi hay là sự thất bại của Pepsi Light và Pepsi AM chưa đủ sức thuyết phục?

Nhiều hơn chính là ít đi.

Nhiều sản phẩm hơn, tiền kiếm được sẽ ít hon. “Tăng hết tốc độ về mọi hướng”. hình như đó là lời kêu gọi của các công ty. Khi nào các công ty mới thuộc được bài học là mở rộng sản phẩm chính là con đường dẫn đến sự lãng quên?

Ít là nhiều hơn. Ngày nay nếu bạn muốn thành công, bạn phải thu hẹp trọng tâm để tạo được một chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng.

IBM là đại diện của cái gì? Nó đã từng là đại diện lĩnh vực máy vi tính lớn (mainframe computer). Ngày nay nó là mọi thứ khác,nghĩa là không gì cả.

Tại sao công ty Sears, Roebuck gặp rắc rối? bởi vì họ muốn tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Hãng Sears rất thành công trong việc kinh doanh các mặt hàng cứng (máy móc), rồi thì nó chạy qua kinh doanh hàng mềm và thời trang.

Công ty lại còn thuê cả người mẫu Cheryl Tiegr. (không biết các cô người mẫu thời trang có thực sự mua váy túm ngắn của họ ở các cửa hàng Sears hay không?).

Trong cái nhìn ước lệ, một chiến lược kinh doanh phải bao gồm việc khuếch trương tất cả mọi tầm nhìn. Nói cách khác, loại ý niệm hay ý kiến nào đủ lớn để bao trùm tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty cho thị trường hiện tại và dự tính cho thị trường tương lai?

Trong cái nhìn ước lệ chiến lược là một cái lều vải lớn. Bạn phải căng cái lều cho đủ lớn để nó có thể giữ tất cả những gì bạn muốn trong đó.

IBM đã dựng một cái lều máy vi tính rất to. KHông có gì thuộc về lĩnh vực vi tính ngày nay cũng như tương lai lọt ra ngoài cái lều vải của IBM (the IBM tent).

Đây là một công thức của thảm họa. Một khi các công ty mới, sản phẩm mới, ý tưởng mới xâm nhập đấu trường vi tính như một cơn gió, IBM sẽ bị thổi bay mất.

Bạn không thể bảo vệ một thị trường máy vi tính đang tăng trưởng, ngay cả khi bạn mạnh kinh khủng về tài chính như IRM. Trên quan điểm chiến lược bạn phải tuyển lựa, nắm bắt và lựa chọn cẩn thận từng lĩnh vực để căng cái lều của bạn lên.

Về tính chiến lược, General Motors cũng là hội đồng thuyền với IBM. GM đã không bỏ qua bất cứ cái gì và tất cả cái gì lăn trên bánh xe.

Xe du lịch, xe thể thao, xe rẻ tiền, xe mắc tiền, xe chở hàng lớn, xe chở các loại nhỏ, ngay cả xe chạy bằng điện. Vậy thì chiến lược của GM là cái gì? Nếu cái gì đó lăn được trên đường là họ rượt theo.

Đối với nhiều công ty, mở rộng sản phẩm là một cách dễ dàng nhất. Phát động một nhãn hiệu mới không những cần tiền bạc mà còn phải có ý kiến hay ý niệm.

Các công ty đợi cho đến khi có một thị trường mới được triển khai thì hai vị trí đứng đầu đã có người chiếm mất rồi. Vì vậy họ lại quay trở lại với chiều hướng mở rộng sản phẩm cũ.

Phương thuốc trị bênh mở rộng sản phẩm là sự can đảm của công ty, một mặt hàng hiếm hoi trong thời buổi hiện nay.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Giới trẻ sợ cái gọi là “Hội bô lão” trong công ty: “Cái thời của anh ấy mà…”

Người trẻ xứ sở kim chi, họ nghe quá nhiều những câu kiểu như “Ở cái thời của tôi ấy mà…”. Thậm chí, các bạn còn cảm thấy sợ sệt, lo lắng trước những bậc “cha chú”. Dần dần, nỗi ám ảnh này đã trở thành văn hoá khó bỏ chốn công sở ở Hàn Quốc.

Chuyện “ma cũ – ma mới” trong công ty không phải là đề tài quá mới. Ở đâu cũng vậy chứ chẳng riêng gì chốn công sở, ấy là khi cấp bậc, địa vị, tuổi tác… phân cấp ra cũng sẽ kéo theo nhiều mâu thuẫn. Nhưng ở Hàn Quốc, vấn nạn này còn đáng sợ hơn rất nhiều.

Một văn hóa “ngầm” chốn công sở khiến giới trẻ khiếp đảm mỗi khi nhắc đến là “Kkondae”. Vậy văn hóa này là gì, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các mối quan hệ?

Kkondae – văn hóa “trọng già khinh trẻ”

Ở Hàn Quốc có nhiều khái niệm về các thế hệ, phân ra theo lứa tuổi. Ví dụ như thế hệ Millenial (gồm những người từ 19 – 40 tuổi), hay thế hệ “88 vạn won”, thế hệ “sampo” để chỉ những người sinh ra, lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997, 2008.

Nhưng còn một thế hệ lớn tuổi hơn, và cũng đáng sợ hơn, mang tên “Kkondae” – thế hệ “lão làng”. Có lẽ văn hóa công sở này đã mượn tên của chính những người lớn tuổi như vậy.

Nói tóm lại, văn hóa “Kkondae” thể hiện sự nhún nhường, hạ mình của lớp trẻ với bậc cao tuổi. Hiểu theo cách khác, nó còn là sự phân cấp trong công việc, tức là khi tuổi đời, tuổi nghề của bạn thấp, bạn bắt buộc phải tỏ ra kính trọng đối với đàn anh.

Trải qua bao năm tháng, văn hóa “Kkondae” dần dần quy về đàn ông và hầu như toàn mang ý nghĩa tiêu cực, khi vấn nạn bắt nạt, chèn ép công sở ngày một tăng. Trước đây, từ “Kkondae” được dùng khi học sinh ví giáo viên của mình là những người nghiêm khắc, độc đoán.

Quả thực, bậc đàn anh sẽ không bao giờ lắng nghe bất cứ một ý kiến nào đến từ lớp trẻ. Họ gạt bay mọi suy nghĩ phản pháo và yêu cầu một sự phục tùng tuyệt đối.

Những câu chuyện khó nói về Kkondae của giới trẻ Hàn Quốc tại công ty

“Ở cái thời của tôi ấy mà…” có lẽ là câu nói phổ biến nhất các bậc đàn anh hay răn dạy cấp dưới. Theo tờ Economist có ghi, thế hệ lão làng này được sinh trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc kết thúc, mở ra một xã hội dân chủ hóa lẫn công nghiệp hoá.

Lúc ấy, mọi thứ họ được định hướng là phải học tập, rèn luyện hết mình, đi theo một con đường sự nghiệp chuẩn mực để cống hiến cho đất nước phát triển từng ngày. Từ lý do này, họ luôn viện cái cớ thời của họ vất vả, lao lực để rập khuôn toàn bộ lớp trẻ đi sau.

Lee Beyoung Hoon, giáo sư xã hội học tại Đại học ChungAng cho biết, đối với những người thuộc thế hệ “bùng nổ sơ sinh” (Kkondae), mục tiêu, định hướng trong công việc còn lớn lao hơn tất thảy những dự định cá nhân. “Với lòng tự tôn dân tộc cao, ưu tiên phát triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, họ đặc biệt trung thành với công việc.”

Ahn Da Young, một chàng thanh niên trẻ cho hay “Thế hệ chúng tôi chỉ coi công việc như một phần cuộc sống, chẳng qua cũng chỉ là công cụ kiếm tiền. Vì sao cấp trên lại coi sự nghiệp như tính mạng và quá đỗi quan trọng đến thế?”

Nhưng chính vì tư tưởng “quân phiệt” này gây ra sự bức bối cho người trẻ. Họ không được sống đúng với lứa tuổi, với thế hệ, với sự thay đổi của nhân loại mà luôn phải gồng mình lên để hứng chịu những chỉ trích của đàn anh.

1001 việc vặt bị giao cho người trẻ phải kể đến như lúc nào cũng ghi chú lại hết nội dung cuộc họp, đặt bàn trước và tỏ ra hào phóng mời sếp đi ăn hay phân phát thìa đũa, “cơm bưng nước rót” để đàn anh khỏi phật lòng.

Khoảng cách thế hệ rút ra từ văn hóa Kkondae còn được minh chứng bởi cách xưng hô. Người Hàn Quốc sẽ không gọi cộc lốc mỗi tên mà thường chỉ gọi chức danh (trưởng phòng, giám đốc, phó phòng, chủ tịch…), hoặc cùng lắm là gọi tên kèm theo chức vụ. Phân cấp rất rõ ràng như vậy dường như làm cho đồng nghiệp, sếp – nhân viên khó xích lại gần nhau để thấu hiểu nhau hơn.

Mặc dù Kkondae trở thành một văn hóa khó bỏ chốn công sở Hàn Quốc nhưng thế hệ trẻ vẫn tin rằng trong tương lai mọi thứ có thể thay đổi. Giờ đây, ngoài Kkondae thì một thuật ngữ mang tính tích cực cũng xuất hiện. Đó là “Worabel” – viết tắt của “Work Life Balance”, hiểu nôm na nghĩa là cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đưa ra các chính sách giúp nhân viên thoải mái hơn với rào cản thế hệ. Có thể kể tới là gọi nhau bằng tên hay nhân viên cấp dưới được từ chối đi ăn cùng đàn anh.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Việt

Cổ phiếu Facebook đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi ra mắt tính năng mua sắm trực tuyến

Cổ phiếu của Facebook đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 230,75 đô la vào ngày thứ Tư (20.5), tăng vọt tới 6,4%.

cổ phiếu facebook

‘Gã khổng lồ’ truyền thông xã hội đã công bố Cửa hàng Facebook (Facebook Shops) vào 19.5.2020, điều này sẽ giúp việc liệt kê các sản phẩm lên Facebook và Instagram được dễ dàng hơn. Các cổ phiếu kết thúc ngày đã tăng hơn 6%.

Các nhà đầu tư cũng đã ‘vào cuộc’ với hàng loạt nội dung được chia sẻ trên Facebook, bắt đầu với việc Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư của Mỹ viết trong một ghi chú vào 20.5 rằng: “Việc Facebook ra mắt Facebook Shops có thể khiến Facebook trở thành đối thủ cạnh tranh với Amazon và Google. Các “cửa hàng” này cũng thể hiện mình là một cơ hội hàng tỷ đô la”.

Một nhà phân tích khác có viết: “Chúng tôi nghĩ rằng Facebook Shops trong một trường hợp tăng giá đơn giản có thể mang lại cơ hội doanh thu lên tới 30 tỷ đô la, thông qua sự kết hợp giữa tỉ lệ giao dịch và doanh thu quảng cáo”.

AB Bernstein, Công ty chuyên về nghiên cứu và đầu tư cũng cho biết trong một lưu ý tới khách hàng của mình vào đầu ngày 20.5 rằng Facebook Shops có thể “mở khóa” một thị trường trị giá 1,3 nghìn tỷ đô la.

Một nhà phân tích tài chính khác cũng cho biết: “Đã từ rất lâu rồi, chúng tôi đã coi Facebook như là một ‘người cho thuê’ nền kinh tế số và là thành phần cốt lõi của hệ sinh thái bán lẻ trực tuyến”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC

Startup: Bài viết dành cho những ai muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu

“Tôi mất hơn 5 tiếng để nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy”.
– TS Alan Phan

khoi-nghiep-marketingtrips

Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp (Startup).

Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết.

Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

1. TẠI SAO TÔI LẠI ỦNG HỘ BẠN KHỞI NGHIỆP

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.

Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũng phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỷ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

2. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống.

Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

3. CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều.

Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dày vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưởng này.

Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

4. HỌC GÌ TRƯỚC TIÊN: Giao tiếp – Bán hàng

Bài học đầu tiên là phải biết quý trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kỹ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kỳ quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng ký túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. )).

Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

5. BẮT ĐẦU KINH DOANH NHỎ

Khi đã “mặt dày” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại.

Không phải vì ý tưởng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc…

Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kỳ quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nền giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lý do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá.

Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kìa.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỷ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thỏa mãn trí tò mò.

6. KINH DOANH THẬT SỰ

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!
Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào.

Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.

Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỷ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu.

Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

7. TIỀN

startup

Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn.

Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

8. NGƯỜI

Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự).

Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quý được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà.

Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn?).

Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan tỏa tri thức nào.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nguồn: TS. Alan Phan

Victoria’s Secret: Thương hiệu “nội y” lớn nhất thế giới đóng cửa vĩnh viễn 250 cửa hàng do đại dịch

Victoria’s Secret vừa công bố hôm 20.5 rằng họ có kế hoạch đóng cửa vĩnh viễn 250 cửa hàng ở Mỹ và Canada vào năm 2020.

Victorias-Secret-marketingtrips

Công ty mẹ của Victoria’s Secret đã công bố thông tin này cùng với buổi báo cáo kết quả doanh thu quý đầu tiên sau khi thị trường đóng cửa.

Thương hiệu này hiện có có tổng 849 cửa hàng ở Bắc Mỹ. Phần lớn các địa điểm này vẫn đóng cửa kể từ tháng 3 sau khi đại dịch coronavirus tấn công Mỹ.

Thông tin về việc đóng cửa các cửa hàng này xuất hiện chỉ vài tuần sau khi công ty mẹ của nó, L Brands, xác nhận rằng một thỏa thuận bán phần lớn cổ phần của công ty cho công ty tư nhân Sycamore Partners đã thông qua.

Các nhà phân tích tin tưởng Sycamore sẽ thực hiện một bước ngoặt lớn tại Victoria’s Secret và định vị lại thương hiệu này trong tương lai sau một vài năm bán hàng sa sút.

Nhưng Sycamore Partners cũng đã đệ đơn để rút lại thỏa thuận vào tháng Tư, cho rằng các động thái của Victoria’s Secret trong đại dịch coronavirus khi đóng cửa hàng, cắt giảm hàng tồn kho mới và không trả tiền thuê trong tháng 4 là vi phạm những thỏa thuận mà 2 bên đã thực hiện vào tháng Hai.

Sau khi cho biết họ sẽ “bảo vệ mạnh mẽ” vụ kiện và việc chấm dứt thỏa thuận là “không hợp lệ”, Victoria’s Secret xác nhận rằng giữa họ đã đi đến một “thỏa thuận chung” để “chấm dứt” thỏa thuận.

Sycamore Partners cho biết mục tiêu của mình là loại bỏ các thương hiệu của Victoria’s Secret – bao gồm Victoria’s Secret Lingerie, Victoria’s Secret Beauty, and Pink – để thành lập một công ty độc lập.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Startup nên trở thành ‘lạc đà’ thay vì ‘kỳ lân’ trong đại dịch?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi chiến lược trở thành “lạc đà” có thể giúp startup tạo ra sự khác biệt nếu muốn gây dựng một công ty thành công.

startup.marketingtrips

Đại dịch Covid-19 đã biến mảnh đất đầu tư mạo hiểm vốn màu mỡ dần trở nên khô cằn hơn. Một số chuyên gia cho rằng, để vượt qua hành trình dài trên sa mạc đầu tư đang khô cằn này, các startup nên trở thành “lạc đà”, biết dự trữ nguồn nước để có thể sống sót.

Bài viết dưới đây là quan điểm của Matthew Cowan, Đối tác điều hành của Next47 – hãng đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Công ty này có trụ sở tại Bắc Kinh, Munich, Palo Alto, Paris, Stockholm và Tel Aviv.

Tình hình bất ổn gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 là điều chúng ta chưa từng phải đối mặt trước đây. Mọi thứ đang thay đổi với tốc độ quá nhanh. Nhưng một vài thay đổi trong số đó thậm chí đã nhen nhóm từ trước khi dịch bệnh nổ ra.

Một loạt các thương vụ IPO thất bại khiến cho mọi người dần có cái nhìn khác đi về những startup kỳ lân “hoàn hảo”, rồi sau đó là sự xuất hiện của những nghi ngại về tầm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Những tín hiệu ban đầu từ những thương vụ IPO thất bại giờ đây đã trở thành hồi chuông báo động cho nhiều công ty khởi nghiệp khiến họ nhận thức được rằng cách tiếp cận thị trường mà nhiều startup kỳ lân đã áp dụng có thể sẽ không thể “bền vững” trong bối cảnh hiện tại.

Khi thuật ngữ “kỳ lân” xuất hiện vào năm 2013, số lượng startup có thể chạm ngưỡng giá trị ít nhất 1 tỷ USD rất ít, khi chỉ có 39 công ty trên toàn cầu làm được điều này. Kể từ đó, số lượng kỳ lân đã không ngừng tăng lên, tính tới thời điểm hiện tại là 460, và thuật ngữ này cũng dần “tiến hóa” sang một hệ tư tưởng mới thiên về sự phát triển của các công ty sau khi đạt được cột mốc giá trị đáng mơ ước.

Trong khi những con số giá trị khổng lồ chỉ có thể đọng lại trên các mặt báo, thì những thử thách mà nền kinh tế công nghệ đang gặp phải đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong lối suy nghĩ “tăng trưởng bằng mọi giá” được một khoảng thời gian.

Với sự bất ổn đang ngày một hiện rõ, sự thay đổi này càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, và sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi startup quan tâm hơn đến việc bằng cách nào họ có thể tăng khả năng sống sót qua cơn “hạn hán” này.

Sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ nhìn thấy sự trỗi dậy của làn sóng các startup “lạc đà”.

Sự trỗi dậy của “lạc đà”

Khi dùng từ “lạc đà” để ám chỉ các công ty khởi nghiệp, có một số điểm cần chú ý:

Sự kiên trì: Họ đang lên kế hoạch chuẩn bị cho tương lai thông qua những chiến lược phát triển cẩn trọng.

Thận trọng: Họ duy trì được nguồn lực để có thể vượt qua được quãng thời gian khó khăn và phát triển trong quãng thời gian thuận lợi. Giá trị của họ nằm ở quan điểm bảo thủ về mặt tài chính, tuyển dụng đúng người và tập trung xây dựng nên các công nghệ giúp cải cách lại ngành công nghiệp.

Sự tận tụy: Họ hết mình với những nền tảng xây dựng doanh nghiệp cơ bản và nhấn mạnh vào hiệu suất tính trên đầu đơn vị (unit economics) từ những ngày đầu, và cả trong những ngày sau đó, nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong dài hạn.

Tập trung vào khách hàng: Những sản phẩm họ đưa ra thị trường và những mô hình kinh doanh phải được dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.

Với việc dịch bệnh Covid-19 đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới khởi nghiệp, số lượng các thỏa thuận rót vốn đầu tư đang có xu hướng giảm. Các quỹ đầu tư chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục quá trình tìm kiếm một thế hệ startup mới, nhưng tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn đối các nhà sáng lập để có thể thuyết phục các nhà đầu tư rót tiền vào công ty của mình.

Với những doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng hệ tư tưởng “lạc đà”, đây chính là thời điểm không thể tuyệt vời hơn.

Có 3 yếu tố bạn cần tập trung vào nếu như bạn muốn gia tăng sức chịu đựng của doanh nghiệp:

Những kế hoạch phải có tính thích ứng cao

Trong bối cảnh dịch bệnh, các startup cần phải điều chỉnh các kế hoạch để tập trung vào mục tiêu đảm bảo sự ổn định, hy sinh mức tăng trưởng “nóng” để thay vào đó là một mức tăng trưởng đã được tính toán trước, đi cùng với hiệu suất tích cực tính trên đầu đơn vị.

Các lãnh đạo startup cũng cần cởi mở hơn trong việc áp dụng các cách tiếp cận mới và khám phá những mối quan hệ được coi là không thực tế trong thời kỳ trước dịch bệnh. Bối cảnh hiện tại đã khiến cho cục diện cuộc chơi thay đổi và việc áp dụng những cách thức mới để cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận có thể sẽ tạo ra những khác biệt rất lớn, cho dù đó là việc chuyển từ kế hoạch xây một nhà máy sang việc chuyển hoạt động sản xuất sang một thị trường tốn ít chi phí hơn, hay phát hiện ra những cơ hội mới.

Điều này có thể giúp bạn xác định được những nhu cầu của khách hàng được hình thành trong dịch bệnh, hay việc chuyển hướng sang các thị trường “khỏe mạnh” hơn. Hãy tìm mọi cách mà công ty của bạn có thể phát triển trong tình cảnh hiện tại.

Ngoài việc tăng cường sự ổn định của doanh nghiệp, những đánh giá trên sẽ giúp số tiền đầu tư của bạn có tác động lâu dài hơn, giúp bạn thu hút thêm các nhà đầu tư, những người có thể hỗ trợ bạn kéo dài đà phát triển này.

Xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự tài năng

Một thống kê gần đây về số lượng nhân viên bị cho thôi việc kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ cho thấy 36 kỳ lân đã sa thải nhiều nhân viên của mình. Con số nhân viên bị buộc thôi việc tại các công ty này chiếm đến gần một nửa tổng số các nhân viên bị cho thôi việc tại các doanh nghiệp tư nhân nói chung.

Đối với một số startup, việc cho nhân viên nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng ở thời điểm hiện tại, điều đầu tiên cần phải làm đó là cân nhắc về một giai đoạn “đóng băng tuyển dụng”. Nếu như điều đó là chưa đủ, bạn nên cân nhắc đến sự tồn vong của công ty. Khi bắt buộc phải cắt giảm nhân viên, tránh tạo ra những phản ứng tiêu cực khi cắt giảm một số lượng lớn nhân viên cùng một lúc.

Sau đó, khi bạn bắt đầu đánh giá thời điểm tốt nhất để có thể tuyển dụng thêm những nhân viên mới, hãy làm điều đó một cách có tính toán. Việc nóng vội có thể sẽ kéo bạn quay ngược trở lại với vùng nguy hiểm.

Hãy coi mối quan hệ với nhà đầu tư như cuộc cuộc hôn nhân

Mối quan hệ giữa các startup và các nhà đầu tư có nhiều điểm tương đồng với một cuộc hôn nhân, không có khả năng ly hôn. Giống như một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mối quan hệ mà bạn xây dựng với các nhà đầu tư nên là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Trong quá trình làm việc với các nhà đầu tư, hãy cân nhắc xây dựng những mối quan hệ mới, tập trung vào những cá nhân, tập thể có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược phát triển công ty dài hơi, thay vì chỉ nhắm vào yếu tố giá trị.

Các nhà đầu tư cũng không nên chỉ ký séc, đi kèm với đó là rất ít lời khuyên cho những người điều hành doanh nghiệp. Hãy là những người đồng hành, những người không chỉ hiểu về công ty, mà qua đó còn sẵn sàng giúp công ty nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới, duy trì đà phá triển, và tham gia quản lý chi phí.

Mối quan hệ cộng tác này nên tập trung giúp nâng cao sức chịu đựng của doanh nghiệp. Một đối tác có tầm hiểu biết rộng có thể được coi là ốc đảo giữa lòng sa mạc, giúp chúng ta mở ra những cánh cửa mới, vượt qua những chướng ngại vật và giúp chúng ta trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn.

Khi mà các công ty khởi nghiệp bắt đầu đánh giá lại cái cách mà họ có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình, bước đi quan trọng nhất đó là không đánh mất đi một tầm nhìn trong dài hạn.

Đạt được mốc giá trị ít nhất 1 tỷ USD luôn là ước mơ của các nhà sáng lập, nhưng việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, khả năng phục hồi và sự thành công của doanh nghiệp phải là ưu tiên số một. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi hệ tư tưởng “lạc đà” có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt trong quá trình gây dựng nên một công ty trường tồn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Uber đóng cửa trụ sở tại Singapore, sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn cầu

Văn phòng châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore của Uber sẽ được chuyển đến một quốc gia khác trong khu vực. Hãng gọi xe công nghệ này cũng sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn thế giới.

uber đóng cửa văn phòng

Uber sẽ chuyển trụ sở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ra khỏi Singapore trong 12 tháng tới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Theo thông tin từ Uber, khoảng 120 nhân sự sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải và đóng cửa văn phòng ở Singapore. Công ty đã khai trương văn phòng châu Á – Thái Bình Dương tại tháp Frasers, Singapore vào tháng 4/2019 để hỗ trợ các thị trường đang hoạt động trong khu vực.

Những thị trường này bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Australia và New Zealand.

Hãng gọi xe công nghệ này cũng sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn thế giới và tạm thời dừng một số mảng không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

Trước đó, hôm 6/5, Uber tuyên bố sa thải 3.700 nhân sự bộ phận hỗ trợ khách hàng và tuyển dụng. Động thái này khiến cho hãng bị tổn thất khoảng 20 triệu USD chi phí liên quan đến các chính sách thôi việc và phúc lợi cán bộ nhân viên. Cùng với đợt sa thải gần đây nhất, số lượng nhân viên toàn cầu của hãng bị cắt giảm đã lên đến 1/4 tổng số nhân sự của Uber.

Dara Khosrowshahi, Giám đốc điều hành của Uber, cho biết: “Do tác động mạnh của đại dịch và không thể đoán trước khi nào mọi thứ sẽ phục hồi, chúng tôi đang tập trung nỗ lực vào các nền tảng di động và phân phối chính của mình, đồng thời điều chỉnh quy mô công ty để phù hợp với tình hình kinh doanh …

Như những gì tôi nói với các đồng nghiệp của mình ngày hôm nay, đây là những quyết định khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn bắt buộc phải đưa ra để có thể tiến lên phía trước và bắt đầu hồi phục một cách tự tin”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH