Skip to main content

“Lãnh đạo bằng hình mẫu”: 7 cách bạn có thể là ‘hình mẫu xấu’ trong mắt nhân viên

Mặc dù nhà lãnh đạo là ‘linh hồn’ là tiếng nói lớn nhất của tổ chức, nhưng họ cũng không thể sai lầm.

Getty Images

Khi nói đến những logic trong lãnh đạo, Đâu là câu nói có thể thể hiện bản chất của phong cách lãnh đạo? Tôi sẽ cho bạn một vài giây để suy nghĩ về điều đó.

Có thể bạn đã nghe ở đâu đó nhiều câu khác nhau, nhưng câu trả lời mà tôi muốn đưa ra ở đây là: “Lãnh đạo bằng hình mẫu”.

Nếu nhà lãnh đạo xuất hiện đúng giờ, nhân viên sẽ xuất hiện đúng giờ. Điều ngược lại cũng không ngoại lệ. Nhà lãnh đạo là người thiết lập mọi âm điệu của tổ chức.

Trong bất kỳ tổ chức nào, mọi con mắt đều đổ dồn về người lãnh đạo. Mọi người đi theo các người lãnh đạo cũng giống như việc họ sẽ noi theo những tấm gương tích cực của một người lãnh đạo.

Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn có thể mắc phải với tư cách là một nhà lãnh đạo đang gây ra những tổn hại không nhỏ cho tổ chức của bạn.

1. Phàn nàn.

Không ai thích sự tiêu cực, đặc biệt là khi nó đến từ các nhà lãnh đạo. Nhân viên tìm đến các nhà lãnh đạo để được truyền cảm hứng, hướng dẫn, ghi nhận lời khuyên và hy vọng.

Trường kinh doanh Dale Carnegie viết: “Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể chỉ trích, lên án và phàn nàn – và hầu hết những kẻ ngu ngốc đều như vậy, nhưng bạn cần có đủ can đảm và sự tự chủ để có thể thấu hiểu và tha thứ”.

2. Nghệ thuật phê bình kém.

Sai lầm xảy ra ở khắp mọi nơi, ở tất cả các phòng ban. Cách chúng ta đối phó với chúng quyết định sự trưởng thành của chúng ta với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Những lời chỉ trích mang tính hủy hoại sẽ chỉ khiến đội nhóm của bạn suy sụp tinh thần ngay cả khi nó được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín.

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo phải học nghệ thuật của việc đưa ra những lời phê bình, những lời phê bình mang tính xây dựng. Thừa nhận điểm mạnh của họ và cách nhân viên có thể cải thiện chúng trong tương lai.

Những lời khen ngợi và công nhận tại nơi làm việc là điều mà bất cứ người nhân viên nào cũng thầm khao khát. Các nhà lãnh đạo thành công sẽ tìm cách khai thác những mong muốn đó bằng cách đưa ra những phản hồi tích cực.

3. Không lắng nghe.

Ông chủ hãng xe Ford, Henry Ford biết rằng lắng nghe là một trong những kỹ năng quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo cần sở hữu.

Trong hội đồng quản trị của mình, có rất nhiều người không đồng ý với ông. Nhưng ông lại không muốn có một đội ngủ luôn ‘Say Yes’ với mọi thứ, ông cần những người có thể thách thức lại suy nghĩ của mình.

Lắng nghe là một kỹ năng thường bị nhiều người bỏ qua. Những nhà lãnh đạo không biết lắng nghe sẽ không thể duy trì sức ảnh hưởng cũng như tạo ra được những tác động tích cực cho doanh nghiệp của mình.

4. Thiếu tầm nhìn.

Chu kỳ kinh doanh đã đến giai đoạn chín muồi nhưng Blockbuster lại từ chối đi tiếp và sau đó đã trở thành con mồi cho Netflix.

Yahoo đã đánh giá thấp sức mạnh của công cụ tìm kiếm của Google. Kodak đã tạo ra máy ảnh kỹ thuật số, nhưng bị mắc kẹt với phim và phải trả giá.

Các nhà lãnh đạo phải thực sự ‘để mắt từ mọi hướng’ và nhận biết sớm nhất những thứ gì có thể xảy ra trong tương lai.

5. Thiếu quyết đoán.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Sự thiếu quyết đoán là một yếu tố làm ‘bóp nghẹt’ năng suất của các tổ chức, chỉ cần một sự chậm trễ trong quy trình của họ cũng có thể gây sụp đổ mọi thứ.

Tính quyết đoán của các nhà lãnh đạo cho nhân viên của họ biết họ luôn có một kế hoạch và họ luôn biết chúng ta cần phải làm gì.

6. Thiếu kiến thức do thiếu sự cập nhật.

Những nhà lãnh đạo vĩ đại đều hiểu được sức mạnh của sách và tri thức. Theo lời của Walt Disney, “Có nhiều kho báu trong sách hơn tất cả các chiến lợi phẩm khác từ cướp biển”.

Những nhà lãnh đạo luôn theo đuổi sự nghiệp học tập bắt đầu một ngày của mình bằng cách lấp đầy tâm trí của họ bằng kiến ​​thức.

Họ cập nhật các bài báo và sách cả trong và ngoài lĩnh vực của họ.

Họ nuôi dưỡng tâm trí của họ bằng những ý tưởng và cảm hứng. Họ có những suy nghĩ đúng đắn và chắc chắn trước khi hành động.

7. Né tránh trách nhiệm.

Là một nhà lãnh đạo. Nếu bạn không sẵn sàng nhận trách nhiệm về những sai lầm mà mình đã gây ra trong tổ chức, bạn đang đặt ra một tiêu chuẩn nguy hiểm cho nhân viên.

Sau khi bạn đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp, bạn cần đảm bảo không để những thói quen xấu được hình thành vì nó là khuôn mẫu để người khác có thể noi theo.

Mặc dù những sai lầm nói trên có vẻ rất đơn giản, nhưng việc làm chủ được chúng sẽ lấy mất của bạn không ít thời gian, và thứ mà nó trả lại cũng rất ngọt ngào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đây là cách Social Media có thể hỗ trợ SEO

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội cung cấp nhiều lợi ích đến các nỗ lực Digital Marketing của bạn – bao gồm cả SEO.

Social Media có thể hỗ trợ SEO
Đây là cách Social Media có thể hỗ trợ SEO

Hầu hết các doanh nghiệp hay những người làm marketing đều nhận biết được tầm quan trọng của việc tích cực hoạt động trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác nhau.

Tuy nhiên, không ít người nghĩ về mạng xã hội như là một thực thể độc lập hơn là một thứ gì đó ảnh hưởng đến các phần còn lại của các nỗ lực digital marketing nói chung.

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội cung cấp nhiều lợi ích đến các nỗ lực Digital Marketing của bạn – bao gồm cả SEO.

Lịch sử của Social Media và SEO.

Không ai ngoài Google sẽ biết chính xác thuật toán tìm kiếm của nó đang làm gì và không làm gì; chúng ta phải dựa vào các thông báo công khai cho những điều đó.

Trở lại năm 2010, nhà báo Danny Sullivan đã thông báo rằng Google có “tín hiệu xã hội” giúp Google xếp hạng các kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Trên thực tế, Matt Cutts, một cựu nhân viên của Google, sau đó cũng đã xác nhận tuyên bố “các trang mạng xã hội là tín hiệu để xếp hạng”.

Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó.

Vào năm 2014, Cutts đã sửa đổi tuyên bố của mình bằng cách nói rằng Google không coi các tài khoản trên mạng xã hội là tín hiệu xếp hạng, mà chỉ là kết quả tìm kiếm tự nhiên của riêng nó.

Hai năm sau, nhà phân tích Gary Illyes của Google Webmasters đã xác nhận tuyên bố của Cutts đưa ra năm 2014 là đúng.

Những gì chúng ta có thể xác nhận là đúng ngày nay là các tín hiệu xã hội (social signals) có mối quan hệ mật thiết với việc xếp hạng tìm kiếm tự nhiên (organic search), nhưng chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến các thứ hạng đó.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể giúp SEO như thế nào.

Như đã nói, mạng xã hội không phải là một yếu tố xếp hạng, vì vậy nó sẽ không trực tiếp giúp bạn xếp hạng. Mặc dù không có mối tương quan xếp hạng trực tiếp giữa chúng, nhưng social media có thể đóng góp vào SEO.

Dưới đây là lý do.

1. Bạn có thể tăng cường hiệu suất nội dung của mình.

Nếu bạn chưa sử dụng mạng xã hội để chia sẻ nội dung của mình, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội rất lớn. Các nền tảng mạng xã hội là những nơi quan trọng để chia sẻ bất kỳ loại nội dung nào mà doanh nghiệp của bạn sản xuất và cung cấp.

Khi bạn xuất bản nội dung lên website của mình và chỉ để đó mà không thực hiện bất cứ hoạt động chia sẻ nội dung ở bất cứ đâu, nó gần như vô hiệu, đặc biệt khi thương hiệu của bạn có độ nhận biết thấp.

Bạn có thể phải làm rất nhiều việc để thúc đẩy hiệu quả của nó. Không chia sẻ nó là một sự lãng phí lớn.

Mạng xã hội cho phép bạn tiếp cận với nhiều đối tượng hơn nhiều so với những gì bạn chỉ có trên website của mình.

Cuối cùng, khi càng có nhiều người truy cập và tương tác với nội dung trên website của bạn, thì những tín hiệu tích cực của người dùng đó sẽ mang lại lợi ích cho việc xếp hạng tìm kiếm của bạn. Tác động đó là gián tiếp, nhưng rõ ràng là nó hiệu quả.

2. Bạn có nhiều cơ hội hơn để có được các backlinks.

Mang lại nhiều lưu lượng truy cập (traffic) hơn cho nội dung của bạn không phải là lý do duy nhất để chia sẻ nội dung đó trên mạng xã hội. Khi nhiều người chú ý hơn đến nội dung của bạn, bạn sẽ tăng cơ hội có được backlinks mới từ họ.

Backlink từ lâu đã là một phần quan trọng của SEO. Chúng gửi dấu hiệu cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng những người khác coi nội dung trên website của bạn là có giá trị.

Và nội dung có thể được xếp hạng cao hơn nếu nó có lợi cho người dùng.

Nếu những người này khám phá ra nội dung của bạn thông qua các nền tảng mạng xã hội thì một số người trong số họ cũng có thể muốn chia sẻ nội dung đó đến những người khác.

Nội dung có thể dễ dàng lan truyền thông qua mạng xã hội, ngay cả khi bạn không có một lượng lớn những người theo dõi.

3. Các tài khoản mạng xã hội có thể xếp hạng cho các cụm từ tìm kiếm.

Mặc dù cách xếp hạng website của bạn có thể là mối quan tâm lớn đối với doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn có thể không nghĩ đến việc xếp hạng các tài khoản mạng xã hội của mình là như thế nào.

Khi mọi người tìm kiếm doanh nghiệp của bạn bằng các cụm từ tìm kiếm có thương hiệu, tài khoản mạng xã hội của bạn có cơ hội được xếp hạng cùng với website của bạn.

Nếu bạn có thêm cơ hội để xếp hạng cho các tìm kiếm có thương hiệu, tại sao bạn không tận dụng nó chứ?

Mọi người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn, vì vậy họ có thể đã quan tâm đến những gì bạn cung cấp.

Trong khi hầu hết mọi người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn sẽ muốn truy cập website của bạn, thì cũng có không ít người muốn xem những gì bạn có trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Facebook hay LinkedIn là một ví dụ.

4. Bạn sẽ mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website của mình.

Mục tiêu cuối cùng trong SEO thường là tăng khả năng hiển thị và mang lại nhiều khách truy cập hơn vào website của bạn.

Tuy nhiên, tăng thứ hạng website không phải là cách duy nhất để mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn.

Bằng cách duy trì hoạt động một cách tích cực trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội và đăng những nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem, bạn có thể mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn bao giờ hết.

Khi ngày càng có nhiều người hơn sử dụng mạng xã hội và họ cũng ở đó trung bình khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, bạn có thể đảm bảo rằng đối tượng mục tiêu của bạn cũng đang ở đâu đó trên đó.

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu với SEO, các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có thể giúp thu hút khách truy cập nhanh hơn các công cụ tìm kiếm. Với SEO, có thể mất vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn để thấy được kết quả.

Đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách truy cập vào website của mình, học cách sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để thu hút thêm lưu lượng truy cập là điều rất đáng để làm.

5. Những tài khoản mạng xã hội tốt có thể giúp xây dựng lòng tin.

Một lý do nữa để đầu tư vào SEO đó là xây dựng lòng tin giữa các nhóm đối tượng mục tiêu với doanh nghiệp.

Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia không đáng tin cậy và sẽ không cung cấp cho người tiêu dùng bất cứ thứ gì họ cần, vì vậy mọi người rất thận trọng với những doanh nghiệp mà họ chọn để tương tác.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có tài khoản trên mạng xã hội và mọi người cũng mong đợi được thấy các doanh nghiệp hợp pháp ở đó.

Một tài khoản mạng xã hội kém hoạt động hoặc không tồn tại có thể là một ‘lá cờ đỏ’ đối với nhiều người tiêu dùng.

Nếu bạn đang sử dụng SEO để giúp xây dựng lòng tin với đối tượng mục tiêu và nâng cao danh tiếng trực tuyến của mình, thì các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể là một tài sản khổng lồ.

Cuối cùng, nó cũng mang lại cho bạn cơ hội để nhân hóa thương hiệu của mình. Bạn có thể chia sẻ những điều khiến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt và dễ dàng tương tác với những người quan tâm đến bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube ra mắt “New to You” mới nhằm đề xuất những kênh mà bạn chưa từng xem

YouTube đang ra mắt một tính năng mới có tên là ‘New to You’, được thiết kế để giúp người dùng khám phá nội dung từ các kênh mà họ chưa từng xem trước đó nhưng vẫn phù hợp với sở thích của họ dựa trên những hành vi xem trước đây.

YouTube ra mắt "New to You" mới

Tính năng mới này chủ yếu tập trung vào việc tối đa hóa mức độ tương tác của người xem, nhưng nó cũng có thể giúp nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng tiếp cận những đối tượng mới thông qua những lượt hiển thị có mục tiêu.

Như bạn có thể thấy ở đây, người dùng ứng dụng YouTube dành cho thiết bị di động sẽ sớm bắt đầu thấy tuỳ chọn ‘New to You’ này xuất hiện trong phần đầu trên nguồn cấp dữ liệu của họ.

Khi nhấn vào, người dùng sẽ được đưa đến danh sách các video nằm ngoài các đề xuất thông thường của họ, đây là những nội dung từ các kênh mới mà người dùng chưa từng xem trước đây nhưng được YouTube đề xuất dựa trên lịch sử hành vi xem.

“Đó là một sự khác biệt quan trọng” – như YouTube giải thích:

“Trình ‘Khám phá’ giúp người xem trên YouTube khám phá những nội dung theo các ngành dọc cụ thể, như ‘Trò chơi’ hoặc ‘Làm đẹp’ hoặc những nội dung đang thịnh hành (trending) trên toàn thế giới nhưng không nhất thiết phải được cá nhân hóa cho riêng họ.

Nói cách khác, nội dung này không tính đến các sở thích cụ thể của họ. Nhưng ‘New to You’ thì khác biệt ở chỗ nó được cá nhân hóa cho người xem.

Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng cân bằng giữa những thứ mà chúng tôi nghĩ rằng bạn có thể quan tâm và những thứ xa hơn một chút so với những gì bạn thường xem.”

‘New to You’ được thiết kế riêng để khám phá các kênh và nhà sáng tạo mới cho từng người dùng riêng lẻ, phù hợp với hành vi sử dụng và sở thích cụ thể của họ trong quá khứ.

Đối với người xem, điều đó có thể giúp họ khám phá các kênh hoàn toàn mới nhưng phù hợp – trong khi đối với nhà sáng tạo, điều đó có thể giúp họ tiếp cận thêm với những người xem mới có thể quan tâm đến nội dung của họ.

Mức độ hiệu quả của ‘New to You’ sẽ phụ thuộc vào việc thuật toán của YouTube tốt đến như thế nào trong việc liên kết các xu hướng chính, thói quen của người xem cũng như giới thiệu nội dung mới dựa trên các kết nối đó.

Nếu nó có thể làm nổi bật những thứ mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến việc tìm kiếm, điều đó có thể làm cho nó trở thành một bổ sung có giá trị, nhưng nếu các đề xuất không liên quan và không được nhắm mục tiêu, mọi người sẽ không nhấn vào nó quá nhiều.

Tuy nhiên, dù cho kết quả là gì, thì nó vẫn là một thử nghiệm đầy thú vị theo nhiều cách.

‘New to You’ sẽ được tung ra từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Richard Branson: 2 câu hỏi giúp bạn định hình những thứ cần làm trong sự nghiệp

Khi bạn đang không biết mình cần làm gì để thay đổi sự nghiệp hay cuộc sống? Branson đã đưa ra những bí quyết đơn giản dành cho bạn.

Richard Branson

Khi bạn còn nhỏ, bạn có thể biết chính xác bạn muốn trở thành ai hay điều gì khi lớn lên.

Nhưng khi chúng ta lớn lên và nhận ra việc trở thành một nữ diễn viên múa ba lê hay phi hành gia là điều quá khó khăn, những câu hỏi từ thời thơ ấu ấy đã trở nên khó trả lời hơn đối với nhiều người trong chúng ta.

Rất nhiều người trong chúng ta đến tuổi trưởng thành – hay thậm chí là đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn không thực sự biết họ muốn làm gì với cuộc sống của chính họ.

Và sự thật là họ đã phải làm bất cứ công việc gì họ có thể làm bởi vì điều đó sẽ có thể giúp họ thanh toán các hóa đơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc chọn công việc một cách tuỳ tiện, cuối cùng bạn sẽ phải hối hận một cách cay đắng. Thế giới cần nhiều hơn những con người đang say mê làm việc dựa trên các tài năng và tầm nhìn sâu sắc nhất của họ.

Vậy làm thế nào để bạn thoát khỏi ‘màn sương mù tối’ đó? Nhà sáng lập Virgin, Richard Branson đã chia sẻ cách làm dưới đây dành cho bạn.

Lấy một ít giấy bút …

“‘Tôi nên làm gì trên trái đất này?” là câu hỏi mà mọi doanh nhân đều tự hỏi mình trong nhiều giai đoạn của sự nghiệp.

“Nếu bạn giải quyết thử thách này bằng sự tò mò và thái độ có thể làm được, đó cũng là câu hỏi sẽ khởi động sự nghiệp của bạn”, Branson viết.

Nhưng cho dù bạn là một nhân viên hay một nhà sáng lập, thì công thức của Branson đều giống nhau: Lấy một ít giấy bút và trả lời hai câu hỏi đơn giản sau đây:

Tôi yêu thích điều gì?

“Lập một danh sách tất cả những thứ bạn đam mê hoặc bạn quan tâm. Không quan trọng các mục đó tầm thường hay ngẫu nhiên, hoặc không liên quan đến một ý tưởng kinh doanh”, Branson giải thích.

Bạn có thể tiếp tục xem xét sở thích nào có thể phù hợp với một ngành kinh doanh đã chín muồi cho sự gián đoạn hoặc những cách bạn có thể cải thiện cho các doanh nghiệp .

Nhưng niềm đam mê cũng có thể là nguồn cảm hứng nghề nghiệp mạnh mẽ cho bạn.

Bill Gates tuyên bố rằng bạn có nhiều khả năng trở thành một người nổi tiếng đẳng cấp thế giới ở một thứ gì đó mà bạn đã làm để giải trí ở trường trung học (chẳng hạn như công việc lập trình trong trường hợp của ông).

Tôi không yêu thích điều gì?

Đối với các doanh nhân, sự khó chịu có thể là một nguồn ý tưởng khởi nghiệp mạnh mẽ.

Rốt cuộc, nếu nó làm bạn khó chịu, thì nó cũng có thể làm tương tự cho nhiều người khác, vì vậy việc giải quyết vấn đề chung đó là một ý tưởng kinh doanh độc đáo.

Branson nói: “Nhiều công việc kinh doanh của Tập đoàn Virgin đã được ‘châm ngòi’ bởi sự bực tức của nhân viên vì một công ty khác đã không làm tốt một điều gì đó”.

Nhưng ngay cả khi bạn chỉ muốn thay đổi con đường sự nghiệp của mình, việc hiểu rõ loại môi trường và hoạt động nào có thể thúc đẩy bạn vượt lên là điều cần thiết để tìm ra con đường mà bạn có thể phát triển.

Một sự thật vừa đơn giản lại vừa khó. Từ trong chính thâm tâm của bạn, việc tìm kiếm những gì thực sự thôi thúc bạn là cách tốt nhất để bước tiếp.

… và sau đó thử nghiệm.

Branson hướng dẫn: “Hãy dành một chút thời gian trong ngày để suy nghĩ về việc bạn có thể thực hiện những điều gì đó để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Một khi bạn đã có một số giả thuyết về loại con đường sự nghiệp nào có thể phù hợp với bạn, bạn cần phải suy nghĩ như một nhà khoa học và xác thực những ý tưởng đó bằng các thử nghiệm.

Hay nói theo cách của Branson: “Đã đến lúc bắt đầu thử nghiệm ý tưởng của bạn”.

Huấn luyện viên nghề nghiệp của Google khuyên những người đang tìm kiếm một sự nghiệp mới nên suy nghĩ nhỏ hơn, từ đó họ có thể bắt đầu thử nghiệm xem ý tưởng của họ có phù hợp với thế giới thực tế hay không một cách nhanh chóng.

Theo chuyên gia này:

“Những thử nghiệm nhỏ mà tôi có thể thực hiện ngay bây giờ sẽ không thay đổi đáng kể cuộc sống hàng ngày của tôi, nhưng chúng liên quan đến các kỹ năng hoặc kiểm tra một giả thuyết mới nào đó mà tôi quan tâm?” 

Bạn nên bắt đầu trả lời những câu hỏi đơn giản này và sau đó thử nghiệm. Bởi vì, 80.000 giờ bạn sẽ dành để cống hiến trong sự nghiệp của mình là quá nhiều để lãng phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Giám đốc Marketing IBM: Đây là cách mới để tiếp cận B2B Marketing

Dưới đây là chia sẻ từ Bà Carla Piñyero Sublett, hiện là Giám đốc Marketing tại Tập đoàn IBM về tầm nhìn của bà đối với IBM khi nó đang tách khỏi mảng kinh doanh dịch vụ hạ tầng vốn có của mình.

Giám đốc Marketing IBM: Đây là cách mới để tiếp cận B2B Market
CMO IBM | Carla Piñyero Sublett

Carla Piñyero Sublett cho biết bà cảm thấy như thể bà đã chuẩn bị cho công việc mới này của mình trong 20 năm. Bà gia nhập IBM với vị trí Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Marketing từ tháng 2.

Trước khi tiếp nhận vị trí mới tại IBM, bà đã trải qua các vai trò lãnh đạo trong hoạt động tiếp thị doanh nghiệp (B2B Marketing) tại một số tổ chức công nghệ lớn nhất thế giới bao gồm 15 năm làm việc tại Dell, 3 năm tại nhà cung cấp dịch vụ đám mây Rackspace và 2 năm tại National Instruments, một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ.

Khi IBM sẵn sàng tách rời khỏi mảng kinh doanh dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin của mình với Kyndryl, Bà Piñeyro Sublett nhận thấy đây là một cơ hội lớn để gã khổng lồ công nghệ này có thể chuyển trọng tâm vào các dịch vụ đa đám mây và AI (trí tuệ nhân tạo).

Bà cũng có kế hoạch kể câu chuyện đó theo cách khác với cách mà các marketer công nghệ B2B trong quá khứ đã làm.

Bà nói: “Tiếp thị công nghệ B2B (B2B tech marketing) có thể bị gián đoạn hoặc phá vỡ. Mọi người đều diễn cùng một vở kịch.

Mọi người đang sử dụng tràn ngập các kênh giống nhau, điều này không thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hoặc những người ra quyết định”.

Piñeyro Sublett muốn IBM phá vỡ chu kỳ của việc nhắm mục tiêu, những công ty B2B phải dựa vào cách tiếp cận marketing dựa trên khách hàng (account-based marketing) để khám phá những câu chuyện thú vị vốn đã tồn tại sẵn trong tổ chức.

Ví dụ, IBM đã giành được nhiều giải Nobel và đã phát minh ra các công nghệ bao gồm những chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên, Lasik, mã vạch và cả máy ATM.

Bà cũng đã chia sẻ về vai trò quan trọng của IBM trong đại dịch, bao gồm việc hợp tác với CVS để trả lời hàng triệu cuộc gọi về tiêm chủng COVID-19, tạo thẻ sức khỏe kỹ thuật số Excelsior cho phép mọi người truy cập tình trạng tiêm chủng của họ một cách thuận tiện, và đã góp phần giúp Thành phố New York mở cửa trở lại.

Bà Piñyero Sublett nói:

“IBM có kế hoạch tiếp cận thị trường với một chiến dịch tích hợp nhằm giới thiệu một số câu chuyện trong số này ngay sau khi Kyndryl được tách rời. Kể từ khi công nghệ quảng cáo (Adtech) ra đời, các nhà tiếp thị B2B đã thực sự lạc lối.”

“Chúng tôi đã quên rằng trách nhiệm số 1 của chúng tôi là tạo ra các mối quan hệ và gia tăng giá trị. Điều đó sẽ không xảy ra bằng cách xếp chồng lên nhau các thông điệp trong hộp thư đến của LinkedIn, theo đuổi banner quảng cáo hoặc gửi email tràn lan.”

Tôi muốn tạo ra một sức hút lớn hơn bằng cách giáo dục và truyền cảm hứng cho khách hàng của mình thông qua những thuật kể chuyện (storytelling) phong phú.

Bà nói tiếp:

“Nhu cầu kể chuyện trong tiếp thị B2B thậm chí còn quan trọng hơn sau COVID-19, điều này đã tác động đến cách mọi người đang tiêu thụ thông tin hay nội dung nói chung.”

“Thời của những tờ giấy trắng hay những email dài dòng có thể đã qua. Mọi người đang tìm kiếm những video phong phú với nhiều nội dung hơn, nơi họ thực sự có thể học được những điều gì đó mới mẻ và thú vị.”

Ngoài các chiến dịch xây dựng thương hiệu tích hợp và tập trung nhiều hơn vào việc kể chuyện, Piñeyro Sublett cũng muốn làm cho các kênh do IBM sở hữu (Owned Media/Channels) trở nên hấp dẫn hơn.

Để dễ hình dung, bà cho biết sẽ biến website của IBM ‘trông giống Netflix hơn’ với khả năng cuộn qua các thư viện nội dung, hơn là một website B2B cổ điển.

Thương mại điện tử cũng sẽ đóng một vai trò lớn trong tương lai của IBM, khi các doanh nghiệp chuyển sang mua cả phần cứng lẫn phần mềm thông qua trực tuyến.

“Tôi hình dung chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi mua hàng trực tuyến.” Bà nói.

Để thực hiện những ý tưởng táo bạo này, Piñeyro Sublett đã bắt đầu tổ chức lại bộ phận marketing của IBM, bộ phận mà bà mô tả là “hoạt động tương tự một tổ chức gồm 40 tổ chức marketing riêng biệt.”

Bà tiếp tục:

“Tôi xem các tổ chức marketing nhỏ như là một doanh nghiệp. Một mô hình mới căn cứ vào những gì mà chúng tôi muốn đạt được với tư cách là một doanh nghiệp trước khi xây dựng các chiến dịch.”

Đó là một sự thay đổi lớn của IBM. Là một nhà lãnh đạo đa năng tại IBM và trong lĩnh vực marketing, việc xây dựng và đầu tư vào các ‘đội nhóm đa dạng’ là điều tối quan trọng đối với cá nhân Piñyero Sublett, không chỉ đối với công việc mà IBM tạo ra, mà còn đối với các nhà cung cấp mà IBM đã chọn hợp tác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách để ngăn chặn ‘sự ám ảnh’ của công việc trong giờ nghỉ ngơi

Căng thẳng trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó không nhất thiết phải cản trở việc bạn được nghỉ ngơi. Để tránh bị công việc ‘ám ảnh’, dưới đây là 5 chiến lược mà bạn có thể áp dụng.

Cách để ngăn chặn 'sự ám ảnh' của công việc trong giờ nghỉ ngơi

Nhiều người trong chúng ta vẫn suy nghĩ về công việc ngay cả khi đang ở bên ngoài văn phòng – đó là nơi xuất hiện không ít ý tưởng hay ho nhất mà chúng ta từng có.

Tuy nhiên, suy nghĩ nhiều về công việc thường có nghĩa là căng thẳng trong công việc, điều có thể khiến chúng ta thức giấc vào nửa đêm, khiến chúng ta thức dậy với cảm giác lo lắng, hoặc cứ ám ảnh chúng ta ngay cả khi chúng ta cần được nghỉ ngơi.

Theo một nghiên cứu của Korn Ferry, căng thẳng (stress) đã gây ra tình trạng thiếu ngủ cho 66% nhân viên của Mỹ vào năm 2018.

Hơn nữa, thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng trong công việc của chúng ta bằng cách tác động tiêu cực đến các chức năng nhận thức như phán đoán, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch hay tổ chức.

Để tránh xảy ra những điều này, hãy thử các chiến lược dưới đây:

Lập danh sách việc cần làm.

Bạn sẽ luôn luôn có nhiều việc phải làm. Nghiên cứu của Đại học Baylor và Đại học Emory cho thấy rằng việc lập danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu và nhanh hơn – cũng như giúp bạn thức dậy ít lần hơn trong đêm.

Nhà nghiên cứu, ông Michael Scullin, tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “những công việc chưa hoàn thành trong tâm trí bạn luôn ở mức độ kích hoạt nhận thức cao hơn”.

Đây thực chất là nguyên nhân khiến bạn phải thức đêm hay suy nghĩ nhiều về nó. Hành động viết ra những nhiệm vụ chưa hoàn thành này làm giảm sự kích thích của nhận thức từ đó giảm sự suy nghĩ và lo lắng.

Hãy coi mình như là nhà biên tập.

Viết nhật ký hoặc viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn, thay vì chỉ nghĩ về chúng, đã được chứng minh là giúp xử lý cảm xúc và giảm căng thẳng cũng như sự lo lắng, vì nó đòi hỏi mức độ xử lý tâm lý cao hơn.

Ngoài ra, việc thể hiện nhiều sự kiện tích cực hơn hay những trải nghiệm tốt của bản thân vào nội dung trong phần ghi chú cũng có thể giúp bạn có được giấc ngủ dài hơn và sảng khoái hơn.

Trong một nghiên cứu về những sinh viên đại học bị lo lắng trước khi đi ngủ, nhóm sinh viên được chỉ định ngẫu nhiên để viết nhật ký mỗi đêm trong một tuần trước khi đi ngủ đã có thể giảm bớt căng thẳng và lo lắng, từ đó thời lượng và chất lượng của giấc ngủ cũng được cải thiện hơn.

Xây dựng và rèn luyện lòng trắc ẩn.

Bà Kristin Neff, tác giả của một cuốn sách viết về sức mạnh của lòng trắc ẩn đã mô tả lòng trắc ẩn là việc thể hiện lòng tốt, sự quan tâm và chăm sóc giống như cách bạn thể hiện với một người bạn tốt.

Rèn luyện lòng trắc ẩn và nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người không hoàn hảo cho phép bạn phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực, tự đánh giá bản thân hay suy ngẫm nhiều hơn.

Nghiên cứu bổ sung từ Đại học Texas State và Đại học Sun-yat Sen cũng đã phát hiện rằng lòng trắc ẩn có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ do giảm bớt những căng thẳng.

Tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục với cường độ vừa phải có thể làm giảm sự suy nghĩ khiến chúng ta thức đêm hay lo âu.

Nhiều bằng chứng cũng chỉ ra rằng, chỉ cần 30 phút tập thể dục nhịp điệu có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Tập thể dục không chỉ làm tăng thời lượng giấc ngủ mà còn giúp chúng ta giảm sự suy nghĩ từ trí óc, điều mà Bà Charlene Gamaldo, Giám đốc Y tế của Trung tâm Giấc ngủ Johns Hopkins gọi là “quá trình nhận thức để chuyển sang giấc ngủ một cách tự nhiên”.

Tuy nhiên, đối với một số người, việc tập thể dục quá gần giờ đi ngủ lại có thể làm cản trở giấc ngủ. Nếu bạn thuộc nhóm người này, thì bạn nên tập thể dục ít nhất từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ.

Thực hành thiền định.

Tương tự như lòng trắc ẩn, thiền chánh niệm – tập trung và thả lỏng cơ thể vào những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của cơ thể mà không phán xét – cũng là một liều thuốc giải độc cho sự suy nghĩ hay lo âu có thể khiến bạn thức đêm.

Có rất nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của thiền đối với sự lo lắng và căng thẳng.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng ngay cả một lượng nhỏ thiền định (10 phút trước và sau khi làm việc trong hai tuần làm việc) cũng có thể giúp làm dịu trí não, cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.

Căng thẳng trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó không nhất thiết phải cản trở bạn để có một giấc ngủ ngon hay lúc bạn cần nghỉ ngơi.

Bằng cách áp dụng các chiến lược trên, bạn có thể gia tăng khả năng thức dậy với những cảm giác sảng khoái và sẵn sàng giải quyết mọi việc trong ngày mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Để thấy tương lai của yếu tố cạnh tranh – Hãy nhìn vào Netflix

Nếu có một giải thưởng Oscar dành cho hạng mục hiệu quả kinh doanh, thì Netflix sẽ là cái tên sáng giá nhất. Chỉ mới 20 năm tuổi, công ty này đã có giá trị thị trường hơn 170 tỷ USD.

Để thấy tương lai của yếu tố cạnh tranh - Hãy nhìn vào Netflix
Noam Galai/Contributor/Getty Images

Tôi đã theo dõi Netflix từ năm 2005, khi lần đầu tiên tôi đến thăm trụ sở chính của nó ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và phỏng vấn Reed Hastings, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty.

Kể từ đó, tôi nghĩ rằng những thứ về chiến lược, công nghệ và văn hóa mà tôi đã học được từ Netflix là nhiều hơn tất cả so với những công ty khác mà tôi đã từng nghiên cứu.

Thật khó để tuyên bố rằng mọi thứ tôi biết và học được về kinh doanh đều từ việc theo dõi Netflix, nhưng chắc chắn rằng nhiều nhà lãnh đạo sẽ có thể nhìn thấy tương lai của sự cạnh tranh và đổi mới bằng cách xem cách công ty này kinh doanh.

Dưới đây là 03 bài học từ sự trỗi dậy của Netflix, điều mà bạn có thể áp dụng cho công ty của mình:

Dữ liệu lớn (big data) rất quyền lực, nhưng dữ liệu lớn cộng với ý tưởng lớn mới có khả năng chuyển đổi tốt.

Netflix là một công ty chuyên về công nghệ, các phân tích, thuật toán và sự đổi mới trong việc phát trực tuyến kỹ thuật số của nó đã làm thay đổi cách khách hàng xem phim và các chương trình truyền hình.

Nhưng công nghệ này luôn phục vụ cho một quan điểm duy nhất – xây dựng một nền tảng nhằm định hình những gì khách hàng xem, chứ không chỉ cách họ xem.

Công ty có một lượng lớn dữ liệu về thói quen xem video của 125 triệu người đăng ký (subscribers), từ các bộ phim và chương trình truyền hình họ thích hoặc không thích cho đến thời lượng họ xem một tập phim riêng lẻ hay mức độ họ say mê một bộ phim mới.

Hệ thống dữ liệu mạnh mẽ này tạo ra một hệ thống xã hội (social system) phong phú, điều sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phim và chương trình mà các thành viên có thể xem.

Dưới đây là cách nhà sáng lập Reed Hastings giải thích về vấn đề này vào năm 2005, khi công ty chỉ có 3,5 triệu người đăng ký.

“Bạn có thể dễ dàng để hiểu sai về Netflix. Vấn đề thực sự mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết là, bạn chuyển đổi lựa chọn như thế nào để người tiêu dùng có thể tìm thấy một luồng [giải trí] ổn định mà họ yêu thích?

Chúng tôi cung cấp cho mọi người một nền tảng để mở rộng thị hiếu của họ. Quan điểm này đã thúc đẩy Netflix ngay từ đầu và nó nhấn mạnh sức mạnh của những ý tưởng ban đầu đối với sự thành công trong kinh doanh.”

Bài học cốt lõi: Công nghệ quan trọng nhất khi nó phục vụ cho một chiến lược hấp dẫn.

Nếu bạn đặt mục tiêu phá vỡ hay làm gián đoạn một ngành công nghiệp nào đó, bạn phải sẵn sàng phá vỡ chính mình.

Netflix có thể được xem là ‘kẻ phá bĩnh’ của Thung lũng Silicon, một kẻ tuy mới gia nhập nhưng đã có thể định hình lại logic ‘cuộc chơi’ của toàn bộ ngành.

Tuy nhiên, điều thực sự đáng chú ý về sức mạnh của công ty này trong hai thập kỷ qua đó là nó đã tự phá vỡ chính nó để phục vụ sứ mệnh của riêng mình.

Netflix đã bắt đầu với một sự đổi mới khá đơn giản – đè bẹp Blockbuster bằng cách gửi DVD qua thư (đường bưu điện) và xoá bỏ phí trả trễ cho người dùng. Sau đó, nó chuyển đổi từ gửi nội dung qua thư sang phát trực tuyến phim và chương trình truyền hình kỹ thuật số.

Ngày nay, Netflix là một trong những nhà sáng tạo nội dung lớn nhất thế giới; nó sẽ chi 12 tỷ USD chỉ trong năm nay cho việc lập trình.

Như một câu chuyện gần đây trên tạp chí New York đã lưu ý, cách tiếp cận với việc lập trình của Netflix “đã làm thay đổi quá nhiều quy chuẩn của ngành kinh doanh truyền hình truyền thống.

Từ việc loại bỏ các tập phim xem thử để phát minh ra ‘ý tưởng xem say sưa’ thông qua việc thay thế yếu tố nhân khẩu học bằng những gì mà họ gọi là ‘cụm vị giác’ – một cách tiếp cận lập trình thông minh được thúc đẩy bởi công nghệ.

Bài học quan trọng: Đối với các công ty cũng như các nhà lãnh đạo, bạn không thể để những gì bạn biết hay tất cả những thành công trong quá khứ của bạn, làm giới hạn những gì bạn có thể tưởng tượng ra trong tương lai.

Chiến lược là văn hóa, văn hóa là chiến lược.

Hầu hết các phân tích về sự trỗi dậy và đổi mới của Netflix đều nhấn mạnh đến yếu tố chiến lược và công nghệ của nó.

Nhưng điều khiến tôi ấn tượng về nhà sáng lập Reed Hastings ngay từ lần đầu tiên gặp anh ấy là anh ấy và các đồng nghiệp của mình luôn suy nghĩ rất khắt khe về nhân tố con người và văn hóa, cũng như cách họ làm với nội dung và phát trực tuyến kỹ thuật số.

Khi nói đến con người mà Netflix tuyển và những gì họ hứa hẹn, cách họ đưa ra quyết định và chia sẻ thông tin, thậm chí là cả những gì họ làm để phụ vụ cho lợi ích của nhân viên, Netflix đã phát minh ra một loạt các phương pháp được thiết kế rõ ràng để kết nối tất cả những gì mà công ty hướng tới.

Năm ngoái, công ty đã cập nhật tuyên ngôn của mình trên Netflix Culture, một tuyên bố chi tiết về các nguyên tắc, chính sách và công việc của mình liên quan đến yếu tố con người trong kinh doanh.

“Nhiều công ty có những tuyên bố về giá trị, rõ ràng là họ có, nhưng thường thì những giá trị bằng văn bản này rất mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Giá trị thực của một công ty được thể hiện qua việc ai đó được thưởng hay những giá trị cho đi từ phía công ty.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Google: Biến ‘những kỳ vọng đối lập’ của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Từ năm 2020, không chỉ các làn sóng mới của những người mua sắm ngoại tuyến tham gia vào thế giới thương mại điện tử mà những người vốn đã mua sắm trực tuyến thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào nó.

Google: Biến kỳ vọng đối lập của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Dưới đây là chia sẻ từ Ông Kiran Mani, Giám đốc phụ trách khách hàng toàn cầu và giải pháp Agency của Google tại APAC.

Khi hành vi mua sắm tiếp tục phát triển, một loạt những căng thẳng thú vị đã xuất hiện khi người tiêu dùng phải đối mặt với những lựa chọn dường như là đối lập.

Những kỳ vọng có vẻ mâu thuẫn hay đối lâp này có thể giống như một nghịch lý đầy thách thức đối với các thương hiệu.

Nhưng thay vì coi đây là sự đánh đổi tiềm năng, những thương hiệu tìm cách mang đến cho mọi người những điều tốt nhất của cả hai thái cực có thể đạt được những thành công không nhỏ trong việc xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.

Nghịch lý 1: Gặp gỡ người tiêu dùng ở giao điểm giữa hai thái cực – Trực tuyến và ngoại tuyến.

Mọi người không chỉ cảm thấy thoải mái với thương mại điện tử mà còn bắt đầu tỏ ra thích thú với nó hơn.

38% người tiêu dùng APAC (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) không mua sắm trực tuyến trước đại dịch cho biết họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến và nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng ‘mặt tiền’ hay ‘cửa hàng chính’ của họ đã chuyển sang trực tuyến.

Trung Quốc trở thành thị trường đầu tiên mà doanh số thương mại điện tử vượt qua doanh số bán hàng tại cửa hàng, trong khi Hàn Quốc theo sát phía sau với 28,9% doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến ​​trong năm nay.

Đặc biệt, mua sắm hàng tạp hóa (grocery) có mức tăng trưởng lớn nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương, với trung bình 44% người tiêu dùng mua hàng tạp hóa trực tuyến trong quý 4 năm 2020 – cao hơn 1,6 lần so với các khu vực còn lại của thế giới.

Trong khi thương mại trực tuyến đang phát triển, mua sắm tại các cửa hàng vẫn không kém phần quan trọng, đặc biệt là đối với các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng).

Ngay cả ở các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, người mua sắm vẫn đang tiếp tục quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Mọi trải nghiệm mua sắm, dù là ngoại tuyến (offline) hay trực tuyến (online), đều có những thứ mà mọi người đánh giá cao.

Thay vì tập trung vào cái này hay cái kia, kênh này hay kênh kia, các thương hiệu cần suy nghĩ về cách họ có thể mang những điều tốt nhất của mỗi thứ vào hành trình mua hàng nhằm giúp người mua sắm di chuyển một cách dễ dàng giữa chúng.

Chúng tôi biết rằng, với trực tuyến, mọi người tận hưởng quyền truy cập thông tin, quyền riêng tư khi mua sắm, thanh toán liền mạch, khả năng tìm kiếm trên nhiều loại sản phẩm và chi nhánh khác nhau.

Vậy làm thế nào để các cửa hàng vật lý có thể tái tạo một số lợi ích này?

Thương hiệu có thể làm cho con đường đến cửa hàng để mua hàng của người tiêu dễ dàng hơn, nhiều thông tin hơn và hữu ích hơn với ‘trợ lý ảo’.

Điều này cho phép người mua sắm yên tâm mua sắm mà không cần phải nhờ đến nhân viên cửa hàng.

Và việc tận dụng các công nghệ mới hơn như VR và AR trong các cửa hàng bán lẻ để tạo ra những trải nghiệm thú vị và sâu sắc hơn cũng có thể khiến bạn trở nên đáng nhớ hơn.

Tương tự, những lợi thế của việc mua sắm tại các cửa hàng cũng có thể được áp dụng cho những trải nghiệm ở thương mại điện tử.

Chúng tôi nhận thấy rằng việc giao hàng miễn phí, chính sách đổi trả dễ dàng và giao hàng vào ngày hôm sau đóng vai trò là động lực quan trọng cho việc mua hàng trực tuyến.

Việc gặp gỡ người tiêu dùng của bạn ở giao điểm giữa hai thái cực trực tuyến và ngoại tuyến có thể là hình thức cung cấp cho người mua sắm trực tuyến sự an tâm và đáng tin cậy, điều mà họ rất cần trong quá trình mua sắm.

Nghịch lý 2: Bảo vệ giá trị trong khi phục vụ giá trị.

Người mua sắm sẽ luôn quan tâm đến việc tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất – thậm chí còn hơn thế nữa khi đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của gần 50% người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Nhiều người mua sắm phải trải qua rất nhiều thời gian để tìm kiếm các ưu đãi tốt trực tuyến cũng như tận dụng tối đa các đợt giảm giá và khuyến mãi .

Theo Ông Jason Mander đến từ GWI (một công ty về dữ liệu người tiêu dùng), ngày càng có nhiều người hơn tin tưởng vào các thương hiệu nếu nó phù hợp với niềm tin cá nhân của chính họ, với 59% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu thân thiện với môi trường hoặc có trách nhiệm với xã hội.

Mặc dù nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ, nhưng việc đưa ra đồng thời một giá trị lớn cũng sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

Ví dụ: ứng dụng dành cho thiết bị di động của Singapore, SusGain mang đến cho mọi người cơ hội để vừa tích điểm khi chi tiêu tại một doanh nghiệp bền vững của địa phương (doanh nghiệp có những tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, xã hội…) vừa hoàn lại tiền khi mua hàng – họ đáp ứng cả hai nhu cầu về giá trị của người tiêu dùng cùng một lúc.

Bằng cách kết nối thông qua chiến lược trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C), một thương hiệu có thể tạo ra những kết nối đích thực và nổi bật như một thương hiệu độc lập với các nguyên tắc và giá trị của riêng mình.

Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy cân nhắc việc kiểm tra lại chuỗi giá trị của mình để xác định các cơ hội mà bạn có thể truyền tải giá trị của mình cho khách hàng.

Nghịch lý 3: Cung cấp toàn cầu trong khi phục vụ cho từng địa phương.

Với rất nhiều thời gian dành cho trực tuyến, mọi người đã quen với việc tiếp cận các thương hiệu và thị trường từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng sở thích mua hàng tại địa phương ngày càng tăng do ý thức cộng đồng và quan tâm đến môi trường nhiều hơn.

Vậy làm cách nào để bạn cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất trên thế giới đồng thời cho phép họ đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng địa phương?

Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách tích cực ủng hộ các nhà cung cấp địa phương – chẳng hạn như ShopClues, một thị trường trực tuyến của Ấn Độ, đã cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các thương hiệu toàn cầu nhưng cũng kêu gọi các sản phẩm nội địa với nhãn dán “Sản xuất tại Ấn Độ”, điều này cho phép mọi người đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của họ trong từng thời điểm.

Thương hiệu thể thao toàn cầu Nike cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự với mô hình cửa hàng siêu địa phương của họ (hyper-local store), Nike Unite, tập trung vào việc phát triển văn hóa địa phương và ưu tiên những người địa phương.

Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks, đã chuyển đổi chuỗi giá trị và hậu cần của mình để cam kết tìm các nguồn cung ứng có đạo đức từ các nhà cung cấp cà phê địa phương cũng như công bố công khai các báo cáo của mình về những tác động xã hội.

Mọi thứ đã thay đổi, khách hàng đã thay đổi và các thương hiệu cũng đã dần bắt kịp với quá trình chuyển đổi đó. Còn bạn thì sao?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

8 cách để ‘xoa dịu’ những khách hàng đang tức giận

Bạn không thể tránh khỏi việc thỉnh thoảng khiến khách hàng khó chịu, nhưng bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì cần những khách hàng hài lòng và thậm chí là trung thành. Nhưng thật không may, bất kể bạn thực hiện các bước nào để ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ khách hàng, khách hàng của bạn không phải khi nào cũng hài lòng.

Cho dù lý do tức giận của họ là chính đáng hay không, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết mọi tình huống và mối quan tâm của họ.

Cách bạn phản hồi có thể tạo ra sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và khách hàng từ chối mọi cơ hội kinh doanh với công ty bạn.

Để giúp bạn xoa dịu những khách hàng đang tức giận, những chia sẻ về các chiến thuật đã được thử nghiệm hàng đầu sau đây để giải quyết xung đột.

1. Tôn trọng cảm xúc của khách hàng trước tiên.

Ông Syed Balkhi, đồng sáng lập WPBeginner cho biết: khi khách hàng tức giận, việc cố gắng đưa ra giải pháp khiến họ cảm thấy như bạn không thừa nhận cảm giác của họ, ngay cả khi ý định của bạn là giúp đỡ đều là thất bại.

Chiến thuật tốt nhất là khẳng định rằng bạn đang lắng nghe họ một cách tôn trọng.

Balkhi nói: “Hãy nói rằng bạn hiểu sự tức giận của họ và sau đó xin lỗi. “Sau đó, bạn có thể cung cấp cho họ một giải pháp hoặc giúp đỡ họ.”

2. Hãy cho khách hàng thấy được ‘tiếng nói’.

Theo Danielle Gronich, người sáng lập và Giám đốc điều hành của CLEARSTEM Skincare, việc xoa dịu một khách hàng đang tức giận tốt nhất nên được thực hiện bằng giọng nói của chính bạn – theo nghĩa đen.

Gronich giải thích: “Đối với một số người, điều tốt nhất nên làm là lắng nghe họ mà không bất đồng quan điểm với họ và chỉ xin lỗi rằng bạn không phù hợp.

“Hãy xem bạn có thể giải quyết những việc này một cách duyên dáng như thế nào. Nó sẽ điều chỉnh nó theo hướng bớt căng thẳng hơn.”

3. Hãy là đồng minh của khách hàng.

Michael Barnhill, đồng sáng lập của Specialist ID, cho biết điều tốt nhất nên làm khi khách hàng tức giận là đứng về phía họ.

“Khi họ buồn, họ thường chỉ cần được lắng nghe và thấu hiểu,” Barnhill nói. “Từ đó, vấn đề có thể được giải quyết.

Một trong những ông chủ đầu tiên của tôi đã dạy chúng tôi biến ông thành kẻ xấu nếu khách hàng tức giận. Chúng tôi có thể liên minh với khách hàng và giải quyết vấn đề của họ cùng nhau.”

4. Giữ bình tĩnh.

Jared Atchison, đồng sáng lập WPForms, lưu ý rằng điều quan trọng là phải giao tiếp bình tĩnh với khách hàng đang giận dữ và không bao giờ để mất bình tĩnh, dù bất kể họ nói gì.

Atchison nói: “Cách bạn nói chuyện với họ có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi giọng điệu của họ, nhưng hãy cố gắng để thu thập thêm nhiều thông tin càng tốt.”

“Họ muốn biết bạn có đang quan tâm đến vấn đề của họ và bạn có thể trao cho khách hàng điều đó thông qua cách bạn khai thác vấn đề.”

5. Phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Khi đối phó với những khách hàng không hài lòng, Bà Rachel Beider, Giám đốc điều hành của PRESS Modern Massage, sử dụng kỹ thuật Imago để xoa dịu tình hình. Quy trình ba bước này bao gồm sự phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Bà Beider nói: “Bước một là phản hồi. Việc lặp lại vấn đề của khách hàng cho phép họ biết rằng họ đã được lắng nghe”.

“Tiếp theo là xác nhận, sử dụng một cụm từ kiểu như ‘Hoàn toàn có thể hiểu được khi bạn khó chịu.’ Cuối cùng, là sự đồng cảm hay cảm thông – ví dụ, ‘Tôi có thể tưởng tượng rằng điều đó sẽ rất bực bội.’

6. Xem xét lại kì vọng của họ.

Ông Piyush Jain, Giám đốc điều hành của SIMpalm cho biết nhóm phát triển phần mềm của ông sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc gọi để lắng nghe các vấn đề của khách hàng.

Cách tiếp cận nhóm này thường giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

“Một khi khách hàng thấy rằng đội nhóm của bạn đang dành thời gian để lắng nghe họ, họ sẽ hạ nhiệt ngay”, Ông Jain nói. “Nhiều vấn đề nảy sinh do sự hiểu nhầm về kỳ vọng. Tất cả những gì chúng tôi phải làm là vượt qua kỳ vọng một lần nữa để trấn an khách hàng.”

7. Lắng nghe và hành động.

Bà Maria Thimothy, chuyên gia tư vấn của OneIMS, cho biết nếu khách hàng của bạn đang khó chịu, hãy lắng nghe để hiểu được sự thất vọng của họ và hành động càng sớm càng tốt.

“Hãy đảm bảo rằng bạn cho họ một khoảng thời gian đã cam kết khi bạn giải quyết vấn đề”, Bà Thimothy nói thêm. “Làm điều này mục tiêu là để đặt kỳ vọng và sau đó vượt qua chúng để bạn biến tiêu cực thành tích cực.”

8. Làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng.

Dịch vụ khách hàng tốt chỉ gói gọn trong vài từ đơn giản: Làm cho nó đúng. Ông Joel Mathew, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Fortress Consulting cùng với đội nhóm của ông tin tưởng vào việc làm bất cứ điều gì có thể để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, ngay cả khi họ phải trả giá rất đắt.

Ông Mathew cho biết:

“Chúng tôi có một khách hàng mà chúng tôi đã từng nghĩ chúng tôi sẽ thất bại với họ.

Nhưng sau đó tôi đã nói chuyện với họ về việc hãy cho chúng tôi 30 ngày để làm cho nó trở nên đúng đắn hơn.

Chúng tôi miễn phí cho họ, và điều đó cuối cùng đã làm thay đổi trải nghiệm của họ với chúng tôi. Họ vẫn là khách hàng của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Huawei cấp phép sử dụng công nghệ 4G cho Volkswagen

Huawei cho biết đã đạt được thỏa thuận cấp phép sử dụng các bằng sáng chế tiêu chuẩn 4G cho nhà cung cấp của tập đoàn Volkswagen.

Hãng công nghệ Trung Quốc đang đẩy mạnh việc kiếm tiền từ các bằng sáng chế không dây của mình trước những sức ép từ Mỹ.

Đầu năm nay, hãng ước tính nhận được từ 1,2 đến 1,3 tỷ USD doanh thu từ việc cấp phép bằng sáng chế từ năm 2019 đến năm 2021.

Huawei hiện nắm giữ số bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (SEP) nhiều nhất cho 4G và 5G. Ký kết với nhà cung cấp của Volkswagen là thỏa thuận cấp phép lớn nhất của hãng trong ngành ôtô. Dựa trên các thỏa thuận hiện có, hãng ước tính sẽ có hơn 30 triệu phương tiện sử dụng công nghệ của mình.

Huawei đang theo đuổi một loạt các lĩnh vực mới, như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và ôtô điện… để giảm tác động từ việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Họ cho biết đang đầu tư một tỷ USD trong năm 2021 vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ôtô điện và xe tự lái để cạnh tranh với Tesla, Apple.

Hãng viễn thông Trung Quốc cũng tuyên bố là một trong những công ty sở hữu bằng sáng chế lớn nhất thế giới.

Đến cuối 2020, Huawei nắm giữ hơn 100.000 bằng sáng chế đang hoạt động. Trong hơn 20 năm qua, hãng đã ký kết hơn 100 thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế với các công ty toàn cầu.

Huawei hiện sở hữu 3.007 bằng sáng chế liên quan tới 5G, cao nhất so với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Hãng dự kiến tính phí bản quyền 2,5 USD trên mỗi chiếc smartphone sử dụng công nghệ 5G mà hãng đang nắm bằng sáng chế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

“Bẫy nội dung” – Những bài học cần thiết cho các doanh nhân

Thành công đến từ sự khác biệt, không phải sự tương tự. Đó sẽ luôn là gốc rễ của những lợi thế cạnh tranh mà các doanh nhân nên nhớ.

Bạn là một doanh nhân, hoặc bạn đang khao khát để trở thành một trong số họ. Và bạn, đã nghe thấy đâu đó những câu thần chú để trở nên thành công hơn trong thế giới kinh doanh và kỹ thuật số (digital) nói chung như:

Tạo ra sản phẩm tốt nhất mà bạn có thể. Duy trì sự tập trung. Theo dõi sát sao đối thủ cạnh tranh và bắt chước những gì họ làm khiến họ trở nên thành công.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn cần phải suy nghĩ lại. Lý do tại sao ư? Bởi vì việc làm theo những câu thần chú này chính là lý do đã khiến nhiều công ty thất bại.

Thành công, nó không đến từ việc tập trung vào sản phẩm, hay “nội dung” – các doanh nghiệp hay doanh nhân thực sự cần phải cảnh giác với cái bẫy đó. Thành công nó đến từ việc xây dựng và nuôi dưỡng các kết nối.

Dưới đây là 03 loại kết nối chính có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành công hơn:

1. Kết nối người dùng: Xây dựng để kết nối.

Tạo ra một sản phẩm tốt và bạn có thể thu hút người tiêu dùng. Kết nối những người dùng với nhau và bạn có thể đánh bại một sản phẩm thành công.

30 năm trước, Apple đã tạo ra một chiếc máy tuyệt đẹp để cạnh tranh với máy tính cá nhân – và cuối cùng nó chỉ chiếm chưa đầy 3% thị phần toàn cầu.

Những người đánh giá (reviewer) say sưa nói về Macintosh (một dòng máy tính cá nhân được thiết kế, sản xuất và bán bởi Apple Inc. kể từ tháng 1 năm 1984.) nhưng người dùng đã mua máy tính cá nhân (PC) vì những máy tính đó cho phép họ kết nối với những người dùng khác.

Chỉ khi Apple bắt đầu suy nghĩ về các kết nối thì vận mệnh của họ mới thay đổi.

Khả năng hay sức mạnh của các “sản phẩm tốt nhất” bị mất lợi thế ở các thị trường được kết nối mạng. Thành công ngày càng không đến từ việc làm cho các sản phẩm trở nên hoàn hảo mà là từ việc làm cho chúng mang tính kết nối cao hơn, kết nối xã hội.

Hãy xem xét công ty Schibsted của Na Uy, một trong những công ty báo chí thành công nhất trong thế giới truyền thông.

Thành công của nó không phải đến từ việc đăng những nội dung trực tuyến tuyệt vời nhất mà là từ việc tận dụng sức mạnh của ‘người chiến thắng sẽ lấy đi tất cả’ (winner-takes-all) trong các trang rao vặt, một sản phẩm giúp kết nối giữa người mua và người bán.

Một vài khoản 2000 tỷ USD giá trị thị trường đã được tạo ra bởi một số ít gã khổng lồ kỹ thuật số. Hầu hết các trường hợp thành công của họ đến từ việc kết nối người dùng.

Vì vậy, thông điệp chính ở đây là: Đừng chỉ sản phẩm hay nội dung; hãy tạo sự kết nối.

2. Kết nối sản phẩm: Mở rộng sản phẩm của bạn.

Một cái bẫy phổ biến khác mà các doanh nhân hay doanh nghiệp có thể gặp phải đó là tập trung hoàn toàn vào sản phẩm cốt lõi và bỏ qua các sản phẩm bổ sung cho nó.

Các sản phẩm bổ sung là các sản phẩm hoặc dịch vụ làm tăng giá trị mà sản phẩm cốt lõi của bạn mang lại cho người dùng. Bạn có thể hiểu là: Phần cứng là vô dụng nếu không có phần mềm; dao cạo là vô dụng nếu không có lưỡi.

Máy đọc sách điện tử Kindle đã tạo ra một cuộc cách mạng không phải vì yếu tố công nghệ, thời lượng pin, dung lượng lưu trữ hay phông chữ có thể điều chỉnh – những tính năng đó đã có mặt trong máy đọc sách điện tử của Sony được ra mắt một năm trước đó – mà là vì một thứ mà Sony đã bỏ qua: khả năng kết nối không dây (wireless).

Một nhà xuất bản sách hoặc một phòng thu âm coi mình là đơn vị kinh doanh nội dung có thể không nhận thấy rằng các công ty kỹ thuật số cạnh tranh về phần cứng, phần mềm hoặc quảng cáo sẽ cố gắng giảm giá nội dung để bản thân họ có thể thu về được nhiều giá trị hơn.

Kịch bản đó cũng đã chuyển sang các nhà cung cấp internet băng thông rộng, máy nghe nhạc MP3, các buổi hòa nhạc và các sản phẩm bổ sung khác.

Từ năm 1980 đến 1995, giá vé các buổi hòa nhạc tăng rất cao.

Nhưng khi việc chia sẻ tệp bùng nổ, giá vé tiếp tục tăng thì mọi thứ đã thay đổi. Lý do là các buổi hòa nhạc về cơ bản là để quảng cáo cho đĩa CD.

Một khi nạn vi phạm bản quyền khiến giá đĩa CD khó có thể duy trì, thì động lực cũng đã đảo lộn: Nhạc miễn phí trở thành thứ quảng cáo cho các buổi hòa nhạc.

Nhận biết và tận dụng các sản phẩm hay dịch vụ bổ sung không chỉ giúp duy trì giá trị; nó còn có thể khiến các sản phẩm của bạn được chú ý hơn.

The Cuckoo’s Calling, một cuốn tiểu thuyết với bút danh “Robert Galbraith”, chỉ bán được 1.500 bản trong hai tháng. Nhưng khi tác giả của nó được tiết lộ là J. K. Rowling (một nhà văn nổi tiếng), cuốn sách đã nhanh chóng bán được hơn một triệu bản.

Đối với các nhạc sĩ đầy tham vọng ngày nay, thành công không nhất thiết phải tạo ra nội dung mới; việc ghi âm các bản cover trên YouTube thường tỏ ra hiệu quả hơn.

3. Kết nối chức năng: Dám không bắt chước.

“Sao chép đối thủ cạnh tranh của bạn” và “Áp dụng các phương pháp thực thi hay nhất” là hai trong số những ‘luật bất thành văn’ lâu đời nhất trong kinh doanh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, chúng trở nên hoàn toàn sai lầm.

New York Times đã tìm thấy thành công của mình với chương trình tính phí cho đôc giả (paywall) – nhưng hầu hết các tờ báo khác của Mỹ làm theo thì không.

Việc quan sát những gì người khác làm sẽ rất hữu ích – nhưng điều quan trọng hơn việc bắt chước một cách bừa bãi là sự hiểu biết về bối cảnh mà những người khác đã hành động.

Thông thường, các quyết định có hiệu quả bởi vì chúng gắn liền với nhiều quyết định khác.

Chương trình tính phí của New York Times không chỉ là vấn đề tính phí cho nội dung kỹ thuật số, mà còn là một loạt các quyết định liên quan giữa giá kỹ thuật số với giá in.

Những quyết định này cũng xuất phát từ việc ghi nhận cách sở thích của các nhóm độc giả khác nhau được kết nối với nhau.

Các quyết định trong một lĩnh vực của một tổ chức thường gắn bó mật thiết với những quyết định trong những lĩnh vực khác của tổ chức đó; chúng là các kết nối chức năng.

Việc quản lý các kết nối chức năng này đòi hỏi sự rõ ràng về chiến lược và sự liên kết của tổ chức. Nhiều tổ chức rơi vào “bẫy sáng kiến” khi nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau chịu trách nhiệm xác định các sáng kiến ​​rời rạc vốn khác nhau.

Thành công đến từ sự khác biệt, chứ không phải sự tương tự. Đó sẽ luôn là gốc rễ của những lợi thế cạnh tranh mà các doanh nhân nên nhớ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook

Bỏ ra 1 tỷ USD mua một ứng dụng chia sẻ ảnh chưa có doanh thu từ năm 2012, nhiều người tưởng rằng Facebook đã quá bốc đồng. Tuy nhiên, mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook.

Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook
Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook

Tháng 4/2012, CEO Facebook Mark Zuckerberg làm một việc không ai nghĩ đến.

Ngay trước thời điểm công ty của anh tiến hành IPO, Zuckerberg đã thực hiện một vụ thâu tóm đầy bất ngờ: Mua lại một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ ảnh mới ra đời được 2 năm là Instagram với giá 1 tỷ USD.

Instagram lúc đó chỉ có 13 nhân viên, không doanh thu. Nó khiến cho các nhà đầu tư vào Facebook cũng không ngờ tới.

Chính vì vậy, ngay sau khi thương vụ được công bố, đã không có ít nghi ngờ được đặt ra. Có người cho rằng, Zuckerberg là người bốc đồng, và đặt câu hỏi liệu anh chàng mới 27 tuổi này đã sẵn sàng để lãnh đạo một công ty đại chúng.

Thế nhưng, thời gian đang chứng minh rằng, đây là một trong những thương vụ thông minh nhất mà Zuckerberg từng làm.

Instagram trở thành “ngôi sao”, chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong báo cáo tài chính quý IV của Facebook mới đây, và các nhà đầu tư cũng lần đầu tiên được tiết lộ về kế hoạch kiếm tiền mà Facebook sẽ làm với dịch vụ chia sẻ ảnh này.

Facebook, tất nhiên, không tiết lộ chi tiết số doanh thu mà Instagram đã tạo ra, và đóng góp của Instagram vào doanh thu tổng của công ty vẫn chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó là đã có.

COO Sheryl Sandberg của Facebook cho biết trong cuộc gọi trả lời câu hỏi của nhà đầu tư rằng 98 trong top 100 nhà quảng cáo Facebook nay cũng quảng cáo trên cả Instagram.

Cỗ máy doanh thu mới của Facebook.

Nhà phân tích Evan Wilson của Pacific Crest Securities nói rằng, Instagram có thể là một trong những yếu tố lớn giúp Facebook có mức tăng trưởng số lượt hiển thị quảng cáo trong quý IV; với mức tăng 29% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhà phân tích Paul Vogel của Barclay ước tính doanh thu quý IV của Instagram đạt 276 triệu USD, đồng thời dự đoán doanh thu tổng trong 2016 của dịch vụ này là 1,3 tỷ USD.

Nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ngạc nhiên với những gì Instagram thể hiện trong năm nay.

Nhân tố “độc đáo” trong thương vụ Facebook mua lại Instagram.

Thế nhưng, còn một lý do nữa được đưa ra để chứng minh vì sao mua lại Instagram lại là chiến lược thông minh của Facebook.

Thực tế đã chứng minh, các công ty Internet thường nhanh chóng đánh mất yếu tố “độc đáo” của nó trong mắt người dùng trẻ. Thế hệ trẻ thường có xu hướng tìm đến những dịch vụ mới hơn, trẻ trung và tân thời hơn.

Với 400 triệu người dùng, Instagram đang giúp Facebook có được chất trẻ, thu hút những thế hệ người dùng còn nhỏ tuổi. “Tôi sử dụng Facebook nhưng cảm thấy không thoải mái bởi bố mẹ tôi cũng như bố mẹ của bạn bè cũng kết bạn với tôi trên đó” – một người dùng 16 tuổi thổ lộ.

Một người dùng tuổi teen khác cho biết: “Snapchat và Instagram là 2 dịch vụ tôi chọn. Tôi thích chia sẻ các bức ảnh những việc tôi làm và những nơi tôi đến. Tôi cũng muốn xem ảnh mà những người khác up lên”.

Facebook thừa nhận thực trạng giới trẻ không còn quá ưu tiên dịch vụ chính của mình.

Trong báo cáo tài chính hàng năm gần đây nhất, hãng nói rằng, một số người dùng trẻ đang “tích cực tham gia các sản phẩm và dịch vụ tương tự, hoặc tìm kiếm một dịch vụ khác thay thế các sản phẩm và dịch vụ của Facebook.

Chúng tôi tin rằng, những người dùng này đã giảm mức độ quan tâm tới Facebook để giành thời gian cho các sản phẩm và dịch vụ khác”.

Zuckerberg cũng biết rất rõ điều này khi mua lại Instagram năm 2012, chính vì vậy, những gì mà phần còn lại của thế giới xem là điên rồ, thì lại rất hợp lý và cho thấy tầm nhìn tuyệt vời ở vị CEO trẻ tuổi này.

Ngày nay, Instagram được định giá hơn 100 tỷ USD với hơn 1 tỷ người dùng !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

Đó là mùa hè năm 1998 và chỉ hai tháng sau khi Netflix chính thức ra mắt, hai nhà đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp này Reed Hastings và Marc Randolph đã nhận được một cuộc gọi đề nghị từ Jeff Bezos của Amazon.

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

“Jeff Bezos muốn gặp chúng tôi”, nhà sáng lập Randolph nói với CNBC.

Randolph, lúc đó là Giám đốc điều hành của công ty, nhớ lại ông và nhà đồng sáng lập Hastings đã rất vui mừng khi được gặp nhà sáng lập Amazon, người khi đó mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử ngoài sách.

Hồi đó, Amazon còn khá non trẻ – chỉ mới 4 tuổi và một năm trước đó (năm 1997), nó đã ra mắt trên thị trường chứng khoán và huy động được 54 triệu USD.

Khi đó, Jeff Bezos, dưới áp lực của các nhà đầu tư, đã mong muốn thực hiện các tham vọng mua lại (M&A) quyết liệt để mở rộng dấu ấn của công ty này.

“Ông ấy muốn Amazon trở thành một ‘cửa hàng lưu trữ mọi thứ'”, Randolph viết trong một hồi ký của mình, và “Điều đó sẽ không bao giờ hiệu quả”.

Randolph cho biết: “Vào thời điểm đó, Amazon đã có doanh thu gần 100 triệu USD từ việc bán sách với khoảng 600 nhân viên.”

Randolph và Hastings biết rằng họ phải tham gia cuộc họp và bay đến Seattle để gặp Bezos và các cộng sự của ông.

Và họ đã rất ngạc nhiên với những gì họ tìm thấy ở Amazon: “Chúng tôi đã vào văn phòng đó và đó là một cái chuồng lợn.” Randolph nói.

“Mọi người dường như bị vắt kiệt sức ở đó. Tất cả các bàn làm việc đều là những cánh cửa, nó giống như những cánh cửa gỗ cũ”, Randolph nói.

“Và Jeff Bezos đã ở trong một văn phòng với bốn người khác.”

Randolph cho biết không mất nhiều thời gian để anh ấy và Hastings phát hiện ra rằng Bezos muốn mua Netflix để bắt đầu sự thâm nhập của Amazon vào thị trường video.

Và sau khi cuộc họp kết thúc, nhóm của Bezos đã đề nghị mua lại Netflix “ở một nơi nào đó trong tám con số thấp”, tức khoảng 14 đến 16 triệu USD.

Khi đó, sau 2 tháng thành lập, Randolph sở hữu 30% Netflix và Hastings sở hữu 70%. Cả hai người trong số họ sẽ ra đi với vài triệu USD trong tay nếu đồng ý bán.

Trên chuyến bay về nhà, Randolph nói rằng anh và người đồng sáng lập của mình đã thảo luận về ưu và nhược điểm của việc bán công ty.

Ưu điểm lớn nhất là khi đó Netflix vẫn chưa kiếm được tiền; nó không có một mô hình kinh doanh có thể lặp lại, có thể mở rộng hoặc có lợi nhuận và chi phí của họ rất cao.

Thêm vào đó, cả hai đều biết rằng nếu họ không bán cho Amazon, họ cũng sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với mình.

Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, cả Randolph và Hastings cũng biết rằng họ đang “trên đường của một điều gì đó, của một tiềm năng mới.”

Netflix đã có một website hoạt động tốt, một đội ngũ thông minh và giao dịch với một số nhà sản xuất DVDs nổi tiếng. Netflix “không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói nó là nguồn tốt nhất trên internet cho DVDs”.

Randolph và Hastings quyết định rằng đó dường như không phải là thời điểm thích hợp để họ từ bỏ và từ chối thỏa thuận một cách “lịch sự” với Jeff Bezos ngay khi họ hạ cánh.

Cuối cùng, quyết định của họ cũng đã được đền đáp.

Ngày nay, Netflix là công ty internet lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu, vượt quá 15,7 tỷ USD vào năm 2018 (tăng 35% so với năm 2017). Amazon là công ty internet lớn thứ hai sau Alphabet Inc., công ty mẹ sở hữu Google.

Netflix cũng đã phát triển từ một công ty cho thuê phim thành một công ty phát trực tuyến với hơn 151 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok ra mắt ‘Resumes’ để giúp kết nối ứng viên với các cơ hội công việc mới

Bạn đang tìm kiếm một công việc và một cách mới để trở nên nổi bật hơn với các nhà tuyển dụng ? ‘TikTok Resumes‘ là một sự lựa chọn cho bạn.

TikTok ra mắt 'Resumes' để giúp kết nối ứng viên với các cơ hội công việc mới
TikTok ra mắt ‘Resumes’ để giúp kết nối ứng viên với các cơ hội công việc mới

Nền tảng mới này hiện được thử nghiệm ở Mỹ, cho phép mọi người đăng các bản giới thiệu công việc cá nhân của họ thông qua các video trên TikTok.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Resumes là một chương trình thử nghiệm được thiết kế để tiếp tục mở rộng và phát triển TikTok như một kênh mới để tuyển dụng và khám phá việc làm.

Chúng tôi đang hợp tác với một số các công ty và mời những người tìm việc đăng ký ứng tuyển với một số nhà tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất, bao gồm Chipotle, Target, WWE, Alo Yoga, Shopify, Contra, Movers + Shakers, và nhiều công ty khác, với sơ yếu lý lịch là video TikTok.”

Trong khi TikTok đang tìm cách để chuyển sang lĩnh vực tuyển dụng và tìm cách hỗ trợ ứng viên thiết kế CV của họ, động thái này không phải là một điều gì đó bất ngờ – nhưng cũng thật thú vị khi thấy nền tảng vốn được coi là ‘thuần giải trí’ này đang tìm cách mở rộng sang công việc phát triển sự nghiệp.

Quá trình đăng tải ‘Sơ yếu lý lịch TikTok’ khá đơn giản – các ứng viên sử dụng các video TikTok để giới thiệu các kỹ năng và kinh nghiệm của họ, sau đó đăng chúng lên ứng dụng với hashtag #TikTokResumes trong chú thích của họ.

Ngoài ra còn có một trang website TikTok Resumes chuyên dụng, nơi bạn có thể lấy cảm hứng và các mẹo cho video cá nhân của mình, đồng thời xem chi tiết các công việc mà bạn có thể ứng tuyển. (xem hình bên dưới).

Ban đầu, nghe có vẻ hơi kỳ lạ và các doanh nghiệp sẽ không mấy hứng thú với cách tuyển người thông qua các video clip dài 60 giây.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, nó cũng có thể thực sự phù hợp với xu hướng sử dụng video rộng rãi cũng như sự phát triển của những nội dung dạng ngắn.

Theo ghi nhận của The Washington Post:

“TikTok, được biết đến rộng rãi với nền tảng video dạng ngắn dài 15 giây đang nhanh chóng nổi lên như một lực lượng trong hệ sinh thái tìm kiếm việc làm vào thời điểm tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, một thế hệ mới đang tìm kiếm những công việc đầu tiên.”

TikTok nói rằng các video sử dụng hashtag #careeradvice đã tạo ra hơn 80 triệu lượt xem video mỗi ngày, trong khi các nhà tư vấn nghề nghiệp như Tessa White cũng đang tận dụng các video ngắn, hấp dẫn để đưa ra các mẹo hữu ích.

Vì vậy, với điều kiện mọi người đã và đang tìm cách sử dụng TikTok để kết nối với các cơ hội việc làm, thì việc cung cấp một nền tảng tương tự là rất hợp lý.

Về bản chất, nó thực sự có ý nghĩa hơn nhiều so với việc đăng một sơ yếu lý lịch truyền thống trên LinkedIn cho một số ngành nhất định.

Mặc dù còn quá sớm để nhận xét TikTok Resumes có phải là một ‘nền tảng tuyển dụng kiểu mới’ phù hợp với xu thế hay không, nhưng rõ ràng cách mà TikTok đang tiếp cận là rất sáng tạo, đúng như bản chất ‘nền tảng giải trí’ của chính nó.

Chương trình đang chấp nhận hồ sơ video cho các đợt tuyển dụng tại Mỹ từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7.

Bạn có thể xem chi tiết TikTok Resumes tại: TikTok Resumes

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P2)

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Thiết kế cho sự phụ thuộc lẫn nhau cao hơn.

Mặc dù các buổi hội thảo và những chương trình khác có thể giúp khởi động các kết nối chất lượng cao, nhưng chúng sẽ không giải quyết được sự đơn độc về lâu dài.

Khi chúng ta trở lại văn phòng làm toàn thời gian hoặc áp dụng các mô hình WFH kết hợp, lời khuyên được đưa ra nhiều nhất trong việc chuẩn bị cho đội nhóm của mình sẽ là:

Thiết lập lại sứ mệnh của đội nhóm, đặt ra các tiêu chuẩn tương tác rõ ràng, thực thi chúng một cách nhất quán, tạo bản sắc chung cho đội nhóm, minh bạch hóa các vai trò và quy trình làm việc và ổn định thành viên.

Các bước này sẽ giúp thúc đẩy những nền móng vững chắc để xây dựng một đội nhóm hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các mối quan hệ nội bộ nhóm sâu sắc hơn, có thể sẽ cần phải thay đổi những cấu trúc bổ sung.

Như một lãnh đạo công ty tài chính đã nhận xét:

“Tôi nhận ra rằng việc chi thêm nhiều thời gian xã hội vào lịch trình của của đội nhóm trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không tạo ra chiều sâu của các mối quan hệ mà chúng tôi mong muốn. Chúng tôi thực sự phải suy nghĩ lại về cách chúng tôi tiếp cận nó vào công việc hàng ngày của đội nhóm của mình.”

Các khía cạnh chính của việc làm việc nhóm cần xem xét khi thiết kế để xây dựng mối quan hệ đó là sự hợp tác và hỗ trợ xã hội.

Làm việc song song hoặc chỉ đơn thuần là đùn đẩy công việc từ đồng đội này sang đồng đội khác không có khả năng tạo ra nhiều cơ hội để xây dựng các kết nối thực sự cũng như phát triển sự cộng tác.

Thay vào đó, hãy thiết kế công việc để các thành viên có mức độ tương tác cao hơn và trao đổi thường xuyên hơn, họ phải có mối quan hệ kiểu đối tác.

Để làm tốt những điều này, người quản lý trong tổ chức có thể kiểm tra và đánh giá các thành viên trong đội nhóm, để xem họ thực sự đang cảm thấy như thế nào về nhau.

Một sự thật bạn có thể nhận thấy là, các thành viên trong nhóm có thể hài lòng với các sản phẩm công việc của chính cá nhân họ, nhưng họ lại cảm thấy bị ngắt kết nối với đội nhóm và tổ chức, điều này dẫn đến tinh thần và năng lượng làm việc cũng sẽ giảm đi.

Một giám đốc điều hành của một tổ chức lớn từng nói: “Một đội nhóm chỉ hoạt động tốt khi nó được thiết lập để kết quả cuối cùng đạt được là kết quả chung được đóng góp từ tất cả các thành viên của mình.”

Tăng cường mối quan hệ chấp nhận rủi ro.

Các doanh nghiệp cần tăng lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tiếp cận những người khác tại nơi làm việc.

Microsoft nhận thấy rằng các công ty thường xuyên cung cấp các phần thưởng và sự khích lệ cho các hoạt động xây dựng mối quan hệ nội bộ sẽ khiến những nhân viên của họ có mức độ hài lòng và hạnh phúc cao hơn trong công việc.

Những loại phần thưởng này rất quan trọng để củng cố tầm quan trọng và tính hợp pháp của những nỗ lực trong mắt nhân viên.

Đã rất lâu trước khi xảy ra đại dịch buộc nhân viên phải làm việc trong tình trang xa cách, sự đơn độc tại nơi làm việc vốn đã tồn tại và ngày càng gia tăng.

Nếu doanh nghiệp không có một cách tiếp cận mới để tạo điều kiện cho các mối quan hệ tại nơi làm việc phát triển, sự đơn độc và mất kết nối của nhân viên vẫn sẽ tiếp tục – bất kể mọi người có quay lại văn phòng hay không.

Quá trình chuyển đổi đội nhóm hoặc doanh nghiệp sau đại dịch mang đến các cơ hội hoàn hảo để đưa các cấu trúc và phần thưởng vào đúng vị trí của nó, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động ngày càng được kết nối nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Tại sao Steve Jobs đặt tên công ty là Apple

Tuy nhận nhiều gợi ý khác nhau, Steve Jobs vẫn dùng tên một loại trái cây để đặt cho công ty máy tính đầu tiên của mình.

Năm 1976, đôi bạn Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập công ty. Theo cuốn sách tiểu sử do tác giả Walter Isaacson viết, Steve Jobs thường bị ám ảnh bởi trái táo nên quyết định chọn tên Apple cho công ty máy tính của mình.

Trước đó, Jobs đã thuyết phục Wozniak, khi đó đang làm việc tại hãng máy tính Hewlett-Packard, rằng thành lập công ty sẽ mang đến nhiều lợi ích.

“Kể cả khi thua lỗ, chúng ta vẫn có công ty cho riêng mình. Một lần trong đời, chúng ta sẽ sở hữu công ty” là một trong những câu nói nổi tiếng của Jobs.

Theo Metro, sau khi nghe Jobs thuyết phục, Wozniak đã bán chiếc máy tính bỏ túi HP với giá 500 USD, còn Jobs bán chiếc xe Volkswagen để có vốn thành lập công ty. Khi đã có tiền, Jobs và Wonziak suy nghĩ tên cho công ty sắp thành lập.

Chọn tên Apple do bị “ám ảnh” bởi trái táo.

Cuốn sách về tiểu sử Jobs của tác giả Walter Isaacson ghi rằng ông là người thích táo. Khi còn học Cao đẳng Reed, Jobs đã gặp Robert Friedland, người thành lập cộng đồng có tên All One Farm vào những năm 1970.

Chú của Friedland giao ông phụ trách một vườn táo, đồng thời dùng nơi này cho các buổi sinh hoạt cộng đồng, chủ yếu về thiền và tâm linh.

Những người trong All One Farm cùng nhau tỉa cây, hái táo, đốn củi và làm rượu táo. Jobs cũng gia nhập cộng đồng trong một thời gian, tham gia thu hoạch trái cây và giúp Friedland xây dựng cộng đồng.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người rời All One Farm vì cho rằng Friedland đã biến nơi đây thành công việc kinh doanh, không phải để tĩnh tâm.

Sau một thời gian quen biết rồi tham gia cộng đồng, trang trại táo và sở thích tâm linh của Friedland đã ảnh hưởng lớn đến Jobs.

Thời trẻ, Jobs cũng rất quan trọng chế độ giảm cân đến mức thường xuyên ăn một loại thực phẩm trong nhiều tuần. Cuốn sách về tiểu sử Jobs cũng có đoạn ghi rằng nhà sáng lập Apple từng ăn nhiều cà rốt trong vài tuần, đến nỗi da chuyển sang màu cam.

Jobs từng theo chế độ ăn kiêng với táo suốt nhiều tuần. Đó là lý do ông có nỗi “ám ảnh” đặc biệt về quả táo.

Chiến lược SEO sơ khai.

Về mặt kinh doanh, Jobs cho rằng tên gọi Apple có nhiều lợi thế bởi nó đứng trước một số công ty công nghệ khác, trong cuốn danh bạ điện thoại xếp theo bảng chữ cái.

Theo Stanford Daily, lý do trên được tiết lộ trong tài liệu phỏng vấn giữa Jobs và Wozniak, được Apple tặng cho Đại học Stanford vào năm 1997.

“Mọi người gợi ý cho tôi Matrix Electronics và đủ loại tên khác nhau. Chúng tôi chỉ đơn giản quyết định sẽ gọi công ty là Apple Computer, trừ khi có ai gợi ý tên gọi hay hơn trước 5h cùng ngày. Một phần vì tôi thích táo, một phần do Apple đứng trước Atari, công ty mà tôi từng làm việc, trong danh bạ điện thoại”, Jobs chia sẻ.

Có thể xem đây là chiến lược SEO (Search Engine Optimization – tối ưu tìm kiếm) sơ khai. Vào thời điểm đó, khách hàng sẽ dùng danh bạ điện thoại để tìm tên công ty, được xếp thứ tự theo bảng chữ cái trong lĩnh vực hoạt động.

Những công ty có tên bắt đầu bằng chữ A như Apple, Atari thường được nhìn thấy đầu tiên thay vì VoodooPC hay Zeos.

Khi Internet còn trong thời kỳ sơ khai, những website cũng được sắp xếp theo thể loại và thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, mô hình của Google đã thay đổi điều đó khi kết quả tìm kiếm được sắp xếp dựa trên từ khóa, thời gian hay mức độ quan tâm.

Logo đầu tiên của Apple rất khác so với logo hiện nay. Hình ảnh Newton ngồi dưới cây táo, chữ Apple Computer dường như không liên quan đến nhau. Ron Wayne, đồng sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak là người vẽ ra logo này, theo Business Insider.

Trong những ngày đầu, Jobs và Wozniak được ghi nhận sở hữu 45% cổ phần Apple cho mỗi người, trong khi Wayne nắm giữ 10%. Tuy nhiên sau 12 ngày với tư cách đồng sáng lập, Wayne đã bán số cổ phần cho Wozniak với giá 800 USD và bị xóa tên khỏi công ty.

Logo của Wayne chỉ được sử dụng trong một năm. Sau đó, Jobs yêu cầu nhà thiết kế Rob Janoff tạo ra logo hiện đại hơn, thành quả là biểu tượng quả táo cắn dở với 6 màu.

Có lẽ thời điểm đó, Janoff không nghĩ rằng logo của mình sẽ trở thành biểu tượng của ngành công nghệ, thuộc về công ty giá trị nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook Advertising & Marketing: Xây dựng kỷ nguyên mới của những trải nghiệm được cá nhân hóa

Cùng lắng nghe chia sẻ từ Ông Dan Levy, hiện là Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm kinh doanh và quảng cáo tại Facebook.

Facebook Advertising & Marketing: Xây dựng kỷ nguyên mới của những trải nghiệm được cá nhân hóa

Tại Facebook, tôi đã tập trung vào sứ mệnh duy nhất của chúng tôi: Xây dựng các kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Để đạt được điều đó, chúng tôi đã phải thực hiện đúng một số điều quan trọng: Đầu tiên, dẫn đầu sự dịch chuyển từ máy tính để bàn sang thiết bị di động.

Sau đó, chúng tôi thiết lập tiêu chuẩn cho các quảng cáo được cá nhân hóa để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Rất nhiều nhà sáng tạo và doanh nghiệp đã đổi mới cách làm của họ để vượt qua rất nhiều thử thách và tôi có động lực mỗi khi biết được rằng chúng tôi đóng một vai trò quan trọng như thế nào đối với thành công của họ.

Giờ đây, khi một số khu vực trên thế giới đã mở cửa trở lại sau đại dịch, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của mọi người:

Sự dịch chuyển và bùng nổ của thương mại điện tử mà đáng lẽ ra nó phải mất một thập kỷ thì giờ đây nó chỉ xảy ra trong vòng một năm.

Điều này, kết hợp với các yếu tố công nghệ đang ngày càng phát triển để đáp ứng kỳ vọng về quyền riêng tư của mọi người, là cơ hội để chúng tôi đổi mới một lần nữa.

Chúng tôi phải phát triển các cách thức mới để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và cho phép mọi người kiểm soát nhiều hơn cách các thông tin cá nhân của họ được sử dụng trong quảng cáo và marketing.

Để biến cơ hội này thành hiện thực, chúng tôi sẽ tập trung vào các cải tiến sản phẩm và giải pháp trong 04 lĩnh vực:

1. Các công nghệ giúp tăng cường quyền riêng tư.

“Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí; vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào.”

Sự thật nổi tiếng về quảng cáo đó từ thế kỷ 19 vẫn được duy trì cho đến thế kỷ 21, điều này sẽ không quá ảnh hưởng nếu bạn là một doanh nghiệp lớn với ngân sách lớn, nhưng nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay khởi nghiệp. Bạn cần một cách thức tốt hơn.

Đó là những gì mà internet và marketing theo hướng dữ liệu (data driven marketing) đã mang lại, nó cho phép một doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận đối tượng cụ thể của mình bằng các thông điệp được cá nhân hóa với số tiền ít hơn rất nhiều.

Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và một tài khoản Facebook hoặc Instagram – mọi người có thể theo đuổi một giấc mơ và hơn bao giờ hết: Tốc độ thành lập doanh nghiệp mới ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2020.

Facebook đã dẫn đầu sự chuyển dịch sang quảng cáo được cá nhân hóa và bây giờ chúng tôi muốn chứng minh rằng việc cá nhân hóa và quyền riêng tư không hề mâu thuẫn với nhau trong quảng cáo.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đang phát triển các công nghệ giúp nâng cao quyền riêng tư để giúp giảm thiểu lượng thông tin cá nhân mà chúng tôi xử lý, trong khi vẫn cho phép chúng tôi hiển thị các quảng cáo có liên quan và đo lường hiệu quả của quảng cáo.

Những công nghệ này sẽ là nền tảng thiết yếu cho digital marketing trong tương lai, cũng giống như những vi mạch dành cho việc xử lý trong máy tính.

Nhưng để những công nghệ này hoạt động và mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp, nó sẽ đòi hỏi sự hợp tác trong toàn bộ ngành, cũng như các tiêu chuẩn và quy định về quyền riêng tư khác.

Đó là lý do tại sao Facebook là một phần của World Wide Web Consortium (W3C) và Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (WFA).

2. Khám phá sản phẩm và kinh doanh.

Hơn 2 trăm triệu doanh nghiệp hiện đang sử dụng các công cụ miễn phí của chúng tôi, như Facebook Page hoặc tài khoản Instagram để chia sẻ thông tin của doanh nghiệp.

10 triệu tài khoản chi tiêu cho quảng cáo. Bất kể họ đang sử dụng Facebook như thế nào, chúng tôi đang hình dung lại khả năng khám phá và mức độ liên quan cho mọi người, nhà sáng tạo và cho cả doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Ví dụ, chúng tôi đang:

  • Thử nghiệm những trải nghiệm mới trong ‘Bảng tin’ (News Feed) để mọi người có thể duyệt và trải nghiệm nhiều nội dung có liên quan hơn.
  • Sử dụng ngữ cảnh (context) để đưa ra các đề xuất thông minh hơn về loại quảng cáo nào sẽ hiển thị, vì vậy nếu bạn đang xem một video về du lịch, chúng tôi có thể hiển thị quảng cáo cho các khách sạn và chuyến bay.
  • Giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc xây dựng các cộng đồng xung quanh các doanh nghiệp, những thứ vốn phù hợp với giá trị của họ.

3. Thương mại.

Cứ 03 người mua sắm trên toàn cầu thì có một người nói rằng họ dự định sẽ dành ít thời gian hơn để đến các cửa hàng ngay cả sau khi đại dịch kết thúc và gần 3/4 nói rằng họ thường lấy ý tưởng mua sắm từ Facebook, Instagram, Messenger hoặc WhatsApp.

Chúng tôi cũng nhận thấy hơn một tỷ người truy cập Facebook Marketplace mỗi tháng và Facebook Shops cũng có hơn 300 triệu khách truy cập hàng tháng mặc dù chúng tôi chỉ mới ra mắt vào năm ngoái.

Và chỉ vài tuần trước, chúng tôi đã thông báo rằng Facebook Shops đang mở rộng tới Marketplace ở thị trường Mỹ và WhatsApp ở một số quốc gia nhất định cùng với đó là phát triển quảng cáo ‘tương tác thực tế ảo’ (AR) nhằm khuyến khích mọi người ‘dùng thử’ các sản phẩm mà họ quan tâm trước khi ra quyết định mua sắm.

Tất cả những cập nhật và phát triển này đều nhằm mục đích tạo ra một hành trình khách hàng được cá nhân hóa, liền mạch, trong đó việc khám phá sản phẩm, tìm hiểu về sản phẩm, quyết định mua, thanh toán và tìm thấy sản phẩm đó sẽ được diễn ra một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

4. Các công cụ kinh doanh ngoài marketing.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong những thời kỳ bất ổn, thời gian cũng quan trọng không kém ngân sách.

Chúng tôi muốn số phút và số tiền mà họ dành ra mỗi ngày để ở trên Facebook là tốt nhất. Và điều đó đòi hỏi nhiều hơn những công cụ tốt hơn, ngoài việc chỉ để làm quảng cáo và đăng thông tin cập nhật.

Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp giải quyết tất cả các loại nhu cầu của kinh doanh, cho dù đó là quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), công cụ nhắn tin kinh doanh hay tuyển dụng thông qua Facebook Jobs.

Chúng tôi cũng tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và công cụ cung cấp cho các doanh nghiệp những gì họ cần theo một cách nhanh nhất:

  • Giúp các doanh nghiệp điều hành công việc kinh doanh của họ trên các ứng dụng của chúng tôi một cách dễ dàng với Facebook Business Suite.
  • Cung cấp cho các doanh nghiệp các công cụ để tiết kiệm thời gian trong việc lấy cảm hứng, lập kế hoạch và quản lý các bài đăng, Stories và quảng cáo.
  • Giúp nhắn tin cho khách hàng trên toàn bộ nhóm ứng dụng của Facebook chỉ từ một giao diện duy nhất.
  • Mở rộng API Messenger cho Instagram khi khách hàng ngày càng tin tưởng vào việc nhắn tin thay vì gọi điện thoại.

Mặc dù các sản phẩm và giải pháp của chúng tôi đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng, nhưng sứ mệnh thì vẫn không hề thay đổi: Xây dựng những kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

4 xu hướng marketing B2C năm 2021 bạn nên tham khảo

Các xu hướng trong marketing B2C (Business-to-Consumer, từ doanh nghiệp đến khách hàng) trong năm 2021 sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm hiệu quả.

Tối ưu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Người tiêu dùng ngày càng mong đợi vào những trải nghiệm được cá nhân hóa khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ.

Nếu trước đây những khuyến mãi hay ưu đãi về giá được cho là một trong những yếu tố hấp dẫn thúc đẩy người dùng chi tiêu, thì thực tế lại cho thấy yếu tố này chỉ chiếm khoảng 9% quyết định quay lại mua hàng của họ.

Trong khi đó, những trải nghiệm tốt từ lần mua trước mới thực sự là yếu tố quyết định việc quay lại mua của người tiêu dùng, theo Deloitte.

Vì thế, các doanh nghiệp (DN) cần phải cá nhân hóa những trải nghiệm tại mỗi điểm chạm với khách hàng, từ quá trình quyết định mua sắm cho đến sau khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Sự bùng phát của Covid-19 trong năm 2020 cũng đem đến những cơ hội lớn cho thương mại điện tử (eCommerce).

Tuy nhiên, sự chuyển đổi lên các nền tảng trực tuyến cũng khiến những chiến dịch truyền thông quảng bá của các DN dễ dàng bị sao chép và bắt chước.

Chính vì vậy, cá nhân hóa việc tiếp cận khách hàng là vô cùng cần thiết bởi đây là cách các DN và thương hiệu tạo ra những trải nghiệm phù hợp với từng khách hàng.

Theo Mckinsey, khi được thực hiện đúng cách thì việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có thể mang lại ít nhất từ 1-2% trong tổng doanh số bán hàng và giảm khoảng 10-20% chi phí cho quảng bá và tiếp thị.

Để làm được điều này, các thương hiệu và DN cần đi sâu vào dữ liệu khách hàng về thói quen và hành vi khi mua sắm – những dữ liệu hoàn toàn có thể khai thác được trong bối cảnh hiện nay, khi ngày càng nhiều nhà bán lẻ và khách hàng di chuyển lên nền tảng trực tuyến để buôn bán và mua sắm.

Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung.

Theo số liệu từ báo cáo của Wearesocial, tình trạng kéo dài của dịch bệnh đã khiến 50% người dùng Việt Nam dành nhiều thời gian hơn cho các mạng xã hội.

Trong đó, video ngắn và video dạng dọc là những định dạng phổ biến và được ưa chuộng bởi đông đảo người dùng.

Đơn cử, sau làn sóng đầu tiên của Covid-19, TikTok – ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn đã ghi nhận 1,65 tỷ lượt tải, khoảng 800 triệu người dùng hoạt động tích cực hằng tháng và 90% người dùng truy cập TikTok mỗi ngày, theo Datareportal. Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung

Bên cạnh đó, việc sử dụng các MV ca nhạc trong chiến dịch quảng cáo cũng vẫn đang “làm mưa làm gió” nhờ sự nổi lên của rap.

Hàng loạt chiến dịch và TVC (Television Commercial) trong thời gian vừa qua của các “ông lớn” đều có ít nhất một MV kết hợp với các rapper đình đám.

Điển hình như ca khúc Cả ngàn lời chúc của Suboi và Rhymatics trong chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của nhãn hàng OMO đạt 7,1 triệu lượt xem; MV Đi về nhà với sự kết hợp giữa JustaTee và Đen Vâu trong chiến dịch Tết 2021 của Honda đạt 63 triệu lượt xem chỉ sau hơn một tháng ra mắt…

Số liệu từ một cuộc khảo sát của Novaon Communication cho thấy, hơn 82,9% người nhận định rằng rap là thể loại thịnh hành của năm 2020 và chắc chắn sẽ được tiếp tục tận dụng trong năm tới.

Influencer Marketing và Livestream.

Giãn cách cách xã hội đã khiến việc xem livestream nổi lên và được ưa chuộng nhờ khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao.

Có tới 69% người tham gia khảo sát của Adsota cho biết, họ xem các nội dung livestream tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Chỉ trong gần nửa tháng kể từ lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể, tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79,6% và 50%.

Để tạo độ phủ sóng rộng của livestream trong chiến dịch quảng cáo, bán hàng của nhãn hàng, sự hiện diện của Influencer (người có tầm ảnh hưởng) là một yếu tố không thể thiếu.

Số liệu từ 7 Saturday’s Report cho thấy, có tới 90% người mua Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods), công nghệ, làm đẹp, thương mại điện tử…

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều quy mô doanh nghiệp và mục đích.

Cũng theo 7 Saturday’s Report, chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000-1,5 triệu đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45-100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Liên tục đổi mới và sáng tạo trong R&D.

Năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của rất nhiều DN nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong và sau thời kỳ giãn cách.

Họ đã nhanh chóng nhận ra cơ hội lớn khi chuyển đổi lên từ bộ máy kinh doanh đến các sản phẩm, dịch vụ lên nền tảng kỹ thuật số, chẳng hạn như VNPT với các dịch vụ VNPT e-learning, VNPT meeting, VNPT e-Payment, hay FPT Shop với ưu đãi cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho khách hàng mua các sản phẩm máy tính.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời giải quyết những vấn đề do Covid-19 gây ra như “ATM gạo”, các sản phẩm giải cứu nông sản như bánh mì thanh long, pizza thanh long, burger thanh long… và đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ cộng đồng người tiêu dùng.

Nói chung, sự mới mẻ và tính giải pháp xã hội mà sản phẩm mang lại sẽ tạo ra hiệu quả truyền thông tích cực cho DN, góp phần xây dựng thương hiệu.

Song các DN cần lưu ý sản phẩm, dịch vụ không nên được hình thành trên ý muốn chủ quan của DN mà phải dựa vào phản hồi từ chính khách hàng.

Đó là lý do vì sao quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển) vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, quá trình này nên được lên kế hoạch kỹ lưỡng với chi phí hợp lý bởi việc sản xuất và thử sản phẩm chắc chắn sẽ tốn một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định, đặc biệt là đối với các DN nghiệp vừa và nhỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mọi người có xu hướng tin và mua những thương hiệu có định hướng mục đích rõ ràng

Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khi so sánh hai thương hiệu, mục đích của thương hiệu có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Mọi người có xu hướng tin và mua những thương hiệu có định hướng mục đích rõ ràng

Khi ai đó nhìn thấy logo của một thương hiệu mà họ biết là nó có mục đích rõ ràng, họ sẽ tự động kết hợp nó với những từ như “có trách nhiệm”, “động lòng” và “có đạo đức”.

Và khi ai đó coi một thương hiệu là hướng tới những mục đích rõ ràng, họ cũng có nhiều khả năng nhớ nó, mua nó và muốn làm việc cho công ty sản xuất ra nó hơn.

Những phát hiện đó là một phần của nghiên cứu mới từ công ty truyền thông Porter Novelli đã sử dụng mô hình liên kết ngầm – một loại thử nghiệm thường được sử dụng để phát hiện những thành kiến ​​vô thức – nhằm đánh giá cách phản ứng của hơn 1.200 người tiêu dùng với các thương hiệu khác nhau.

Quá trình thử nghiệm này bao gồm việc hiển thị logo cho những người tham gia và sau đó yêu cầu họ liên kết ngay thương hiệu tới những từ cụ thể.

Bà Andrea List, phó chủ tịch phân tích và nghiên cứu tại Porter Novelli cho biết:

“Nó giúp cho chúng tôi biết các mối liên hệ trong tiềm thức mà người tiêu dùng có với các thương hiệu và thuộc tính của chúng.

Bởi vì phương pháp này chỉ cho phép bạn có 800 mili giây để đưa ra quyết định xem bạn có liên kết thương hiệu với các thuộc tính liên quan hay không, nên bạn không có thời gian để suy nghĩ kỹ – nó như là một thứ gì đó tự nhiên từ vô thức.”

Mọi người đánh giá thương hiệu dựa trên suy nghĩ được gọi là tư duy “hệ thống một” (system one thinking) – tự động, trực giác và vô thức – thay vì tư duy “hệ thống hai” (system two thinking) vốn mang tính kiểm soát và phân tích nhiều hơn.

(Đây là những phương thức tư duy trong cuốn Thinking Fast and Slow)

Bài thử nghiệm so sánh cách mọi người phản ứng với các thương hiệu đang cạnh tranh nhau, một loại thông thường và một loại được coi là có mục đích.

Có một mối liên hệ rõ ràng giữa các thương hiệu có định hướng mục đích rõ ràng và những từ có mục đích như “đáng tin cậy” hoặc “minh bạch”.

Sự liên kết đó rất quan trọng khi mọi người đưa ra quyết định về những gì họ sẽ mua.

Trong một phần khác của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho những người tham gia một loạt các thuộc tính định hướng mục đích và sau đó hỏi họ sẽ thực hiện những hành động nào nếu một công ty có những thuộc tính đó.

Hơn 3/4 cho biết họ có nhiều khả năng tin tưởng công ty đó hơn. 78% có nhiều khả năng nhớ đến một công ty nếu họ có mục đích mạnh mẽ; 78% trong số họ cũng có nhiều khả năng muốn làm việc cho công ty đó.

72% có nhiều khả năng trung thành với công ty đó hơn và 72% cũng nói rằng họ có nhiều khả năng sẽ ‘tha thứ’ cho các công ty đó nếu họ phạm phải sai lầm.

2/3 trong số này cho biết họ sẽ xem xét mục đích của công ty khi quyết định mua một thứ gì đó và 71% cho biết họ sẽ mua từ một công ty có mục đích thay vì chọn các lựa chọn thay thế nếu chi phí và chất lượng sản phẩm là tương đương nhau.

62% nói rằng họ phải cân nhắc về yếu tố mục đích của thương hiệu ngay cả khi thực hiện một hành động mua hàng nào đó bất chợt.

Bà Whitney Dailey, phó chủ tịch cấp cao phụ trách marketing và nghiên cứu tại Porter Novelli cho biết:

“Dựa trên những gì chúng tôi biết về “tư duy hệ thống một” so với “tư duy hệ thống hai”, “tư duy hệ thống một” thực sự mạnh mẽ hơn nhiều về mặt thúc đẩy hành động mà người tiêu dùng đang thực hiện.”

“Vì vậy, trong khi chúng ta phải suy nghĩ về yếu tố chức năng (function) của thương hiệu hay sản phẩm một cách thấu đáo, mục đích đã ăn sâu vào tâm lý của chúng ta cũng như các quyết định mà chúng ta đang đưa ra trong quá trình mua hàng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 5 điều mà Google Analytics không thể cho bạn biết và cách bạn có được nó

Google Analytics rất hữu ích nhưng không thể làm tất cả mọi thứ. Dưới đây là 5 điều mà GA không thể cho bạn biết và cách bạn có thể có được chúng.

Top 5 điều mà Google Analytics không thể cho bạn biết

Google Analytics (GA) là một công cụ miễn phí do Google cung cấp để theo dõi các hoạt động diễn ra trên website của bạn.

Sau khi GA được cài đặt trên một website, bạn có thể xem các thông tin như: số lượng khách truy cập, trang nào nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất, người dùng xem trang của bạn bao lâu, tỉ lệ chuyển đổi như thế nào và nhiều hơn thế nữa.

Về cơ bản, Google Analytics là một trong những công cụ quan trọng nhất của người làm digital marketing nhằm mục tiêu đo lường hiệu suất của các chiến dịch, tuy nhiên, GA không được thiết kế để cho bạn biết về mọi thứ.

Dưới đây là những gì mà Google Analytics không thể cho bạn biết:

1. Dữ liệu lịch sử.

Dữ liệu lịch sử là những gì đã xảy ra trước khi cài đặt mã theo dõi (tracking code) Google Analytics vào các website của bạn.

Hãy coi mã theo dõi như một chiếc lưới đánh cá. Sau khi giăng lưới và kiểm tra, bạn có thể nhìn và xem có bao nhiêu con cá đã ‘sa lưới’.

Nhưng trước khi giăng lưới, rõ ràng là bạn không thể bắt được cá cũng như không thể biết được có bao nhiêu con đã bị bỏ lọt.

Đây là lý do tại sao Google khuyên bạn nên thiết lập Google Analytics ngay khi website của bạn được khởi chạy.

Google Analytics (bản tiêu chuẩn) không tự động thu thập những hành động mà người dùng thực hiện trên một website. Nó chỉ cho bạn biết họ xem bao nhiêu trang, xem bao lâu, họ đến từ đâu, xem những trang nào…

Trong những tình huống này, Google Analytics 4 (GA4) sẽ là một phương án bổ sung khác mà bạn có thể thêm vào.

GA4 tự động gắn thẻ một số hành động (sự kiện) nhất định trên website nhưng thiếu một số điểm tiếp xúc thực sự quan trọng đối với các chuyên gia SEO, chẳng hạn như hành động gửi biểu mẫu (submit a form).

Để có thể kiểm tra các sự kiện trong quá khứ, HockeyStack có thể là một công cụ bạn có thể tham khảo. Thời điểm bạn thiết lập HockeyStack, nó sẽ tự động bắt đầu thu thập tất cả dữ liệu về sự kiện mà không cần phải gắn thẻ sự kiện.

2. Lấy mẫu dữ liệu (data sampling).

Điều thứ hai Google Analytics không thể cho bạn biết trong một trường hợp khác mà bạn có thể bỏ lỡ thông tin về lưu lượng truy cập website của mình: đó là lấy mẫu dữ liệu.

Lấy mẫu dữ liệu có nghĩa là một phần nhỏ dữ liệu được phân tích để nhanh chóng xác định các mẫu và xu hướng chính.

Để dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng con bạn đổ 10.000 mảnh Lego xuống sàn. Vì một lý do nào đó, bạn tự hỏi có bao nhiêu mảnh Lego màu đỏ (tỷ lệ).

Bây giờ, bạn có thể dành hàng giờ đồng hồ để đếm hết tất cả đống lego màu đỏ mình cần – hoặc bạn có thể chọn một phần và chỉ đếm 1.000 mảnh.

Nếu có 200 Lego màu đỏ trong 1.000 mãnh đó (đây là tập hợp con’ (subset) của dữ liệu), thì sẽ hợp lý khi giả định rằng bạn sẽ có tổng 2.000 Lego màu đỏ.

Rõ ràng, việc lấy mẫu này sẽ làm cho quá trình phân tích dữ liệu nhanh hơn đáng kể.

Vậy bạn cần làm gì để có thể lấy mẫu dữ liệu?

Bước đầu tiên là kiểm tra liệu dữ liệu của bạn có thể lấy mẫu được hay không.

Nếu bạn đang sử dụng tài khoản Google Analytics bản tiêu chuẩn miễn phí, thì việc lấy mẫu dữ liệu có thể được bắt đầu với khoảng 500.000 phiên (sessions) trong bất cứ phạm vi thời gian nào mà bạn lựa chọn.

Khi việc lấy mẫu có hiệu lực, bạn sẽ thấy một tấm chắn màu vàng có dấu tick ở đầu báo cáo. Thông báo có nội dung “Báo cáo này dựa trên N% phiên” (như bên dưới hình).

Nếu bạn muốn ngăn việc lấy mẫu dữ liệu của mình, chỉ cần cập nhật lên GA4. Google Analytics 4 vẫn miễn phí và không có giới hạn số lần truy cập.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Google sẽ hạn chế việc bạn lấy mẫu dữ liệu để phân tích.

Chẳng hạn khi báo cáo chứa danh mục tuổi, giới tính hoặc sở thích, một ngưỡng mẫu dữ liệu có thể được áp dụng và một số dữ liệu có thể bị ẩn khỏi báo cáo.

Dấu kiểm màu xanh lá cây trong báo cáo mặc định của GA4 cho biết rằng đó là dữ liệu 100% không được lấy mẫu.

3. Bản đồ nhiệt (Heat Mapping).

Rõ ràng là Google Analytics không thể cung cấp toàn bộ bức tranh về dữ liệu bạn cần, và bản đồ nhiệt trên website là một sự thiếu hụt tiếp theo.

Bản đồ nhiệt là một kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu bằng cách sử dụng yếu tố màu sắc trong đó, màu sáng (đỏ) dùng để biểu thị các giá trị lớn hơn và màu lạnh (xanh da trời) để biểu thị các giá trị nhỏ hơn.

Nói một cách đơn giản, đó là một cách nhanh chóng và dễ dàng để bạn có thể xem cách khách hàng tương tác với các trang hoặc website của bạn, những gì họ nhấp vào – hoặc không nhấp vào.

Bản đồ nhiệt của một website có ba loại:

  • ‘Bản đồ nhấp chuột’ hiển thị nơi người dùng nhấp hoặc không nhấp chuột.
  • ‘Bản đồ cuộn màn hình’ cho biết người dùng cuộn bao xa (theo tỷ lệ phần trăm của tất cả người dùng).
  • ‘Bản đồ rê chuột’ hiển thị vị trí và chuyển động của con trỏ chuột của người dùng.

Những người làm digital marketing sử dụng bản đồ nhiệt để hiểu hành vi của người dùng trên một website nhất định.

Những thông tin chi tiết này rất cần thiết khi bạn được giao nhiệm vụ tối ưu hóa bố cục trang (layout), cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) hoặc tăng chuyển đổi.

Mặc dù Google Analytics cũng có bản đồ nhiệt riêng, hay nói đúng hơn đó chỉ là một tiện ích mở rộng trên trình duyệt chrome (chrome extension) có tên là “Page Analytics”, tuy nhiên nó thực sự không phải là một công cụ tốt.

Ngoài tiện ích mở rộng này của Google, một số bản đồ nhiệt khác bạn có thể tham khảo như: Hotjar, Yandex hay Crazy Egg.

4. Theo dõi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Hai điều cuối cùng trong danh sách này sẽ là về các tương tác và cuộc trò chuyện của người dùng ngoài website (off-site), điều thực sự rất cần thiết cho các chiến dịch marketing thành công.

Theo dõi các phương tiện truyền thông mạng xã hội là theo dõi thông tin liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội: những thứ như đề cập thương hiệu (brand mentions), các thẻ hashtag có liên quan, bài viết được chia sẻ, các bài đăng, v.v.

Google Analytics có thể theo dõi các hành động và hành vi diễn ra trên website của bạn, chẳng hạn như người dùng đó được giới thiệu từ mạng xã hội nào, họ truy cập vào trang nào của bạn và liệu họ có kích hoạt các sự kiện gì hay không…

Tuy nhiên, GA không thể cho bạn biết về hoạt động của người dùng đó trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Nếu bạn thấy hữu ích với các API (tích hợp dữ liệu), SharedCount sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và phân tích về những lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Với một tài khoản miễn phí, bạn có thể sử dụng tới 500 lệnh gọi API mỗi ngày.

5. Chất lượng khách hàng tiềm năng (Lead).

Chất lượng khách hàng tiềm năng là loại hành vi khó theo dõi nhất vì nó thường xảy ra ngoại tuyến (offline). Những thứ như các cuộc gọi bán hàng hay nội dung từ các biểu mẫu giúp kích hoạt chuyển đổi là điều cần thiết để xác định hiệu quả của các nỗ lực marketing.

Khi nói đến việc định lượng hay xác định chất lượng khách hàng tiềm năng, mặc dù số liệu này rất quan trọng, tuy nhiên đa số những người làm marketing nói chung đều đánh giá dựa vào ‘cảm giác’ hoặc số liệu tổng thể mà họ nhận được.

Đối với các tương tác ngoại tuyến như cuộc gọi bán hàng hay việc khách hàng đến cửa hàng, điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là người làm marketing đó là tham gia sâu vào các cuộc gọi đó để hiểu đầy đủ về chân dung và tâm lý khách hàng.

Đối với việc khách hàng thực hiện gửi mẫu thông tin (Submit Form), có nhiều cách để xếp hạng hay đánh giá điểm bằng các trường tích hợp từ “Trình quản lý thẻ của Google” (Google Tag Manager).

Tuy nhiên cho đến khi bạn là một chuyên gia thực sự về Digital thì điều mới có thể khả thi vì nó tốn khá nhiều thời gian theo từng ngành cụ thể.

Có thể nói, Google Analytics (GA) là công cụ miễn phí quyền lực nhất cho những người làm marketing nói chung và người làm digital nói riêng. Nó cũng là nền tảng để xây dựng một bản kế hoạch Digital Marketing thành công.

Cuối cùng, bạn chỉ cần lưu ý rằng GA không được sinh ra để làm tất cả mọi thứ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

4 kiểu truyền tải thông tin bạn nên biết trong giao tiếp và truyền thông

Sử dụng những hướng dẫn này để khiến bạn được lắng nghe hơn tại nơi làm việc, bất kể bạn đang nói chuyện với ai.

[Source illustration: Lidiia Moor/iStock]
Có bao giờ bạn đã rời khỏi một cuộc họp, một cuộc gọi hoặc một cuộc trao đổi với khách hàng và tự nghĩ: “Họ đang nói về cái quái gì vậy?”

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là một trong những cách dễ nhất để làm giảm sự căng thẳng tại nơi làm việc, tăng năng suất và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Nhưng đôi khi, đối phó với những phong cách giao tiếp khác với phong cách của bạn đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy áp lực vô cùng.

Tất cả chúng ta đều có lợi khi làm việc với nhiều người có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng để tận dụng mọi thứ họ cung cấp, chúng ta phải bắt đầu nói cùng một ngôn ngữ.

Dưới đây là những gì mà bạn có thể tham khảo.

Đâu là điểm nổi bật giữa các kiểu giao tiếp khác nhau đó?

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang dành tới 80% thời gian trong ngày làm việc cho các cuộc họp, nghe điện thoại và trả lời email, giao tiếp ở nơi làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng hay thú vị.

Trên thực tế, theo một bài đăng trên Harvard Business Review năm 2016 cho thấy có đến 69% các nhà quản lý nói rằng họ không thoải mái khi giao tiếp với nhân viên. (Và một con số cao hơn đáng kể trong chiều ngược lại.)

Phần lớn nỗi đau của các cuộc gặp gỡ hay giao tiếp tại nơi làm việc là do đối mặt với việc ‘giải mã’ các phong cách giao tiếp khác nhau của những người khác nhau.

Đối phó với những người nói khác với bạn là một điều hết sức căng thẳng. Nó không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, tức giận và kiệt sức.

Vì vậy, làm thế nào để chúng ta có thể sắp xếp lại mớ hỗn độn của các phong cách giao tiếp hay truyền thông tại nơi làm việc?

Trong khi mọi người giao tiếp theo những cách khác nhau, hầu hết chúng ta rơi vào một số khó khăn khác nhau khi nói đến các phong cách giao tiếp ưa thích của mình.

Có một số phong cách giao tiếp cổ điển như: quyết đoán, hung hăng, bị động-hung hăng và bị động. Tuy nhiên, thường thì người khác không cho chúng ta biết nhiều về cách chúng ta nên giao tiếp với họ. Đặc biệt nếu bản thân chúng ta hoàn toàn khác với họ.

Một cách mới để bạn suy nghĩ về các phong cách giao tiếp tại nơi làm việc.

Một cách tiếp cận mới tốt hơn mà chúng ta có thể sử dụng là các phong cách giao tiếp được xác định bởi nhà huấn luyện lãnh đạo Mark Murphy với 4 kiểu giao tiếp hay truyền thông chính: Phân tích (Analytical), Trực giác (Intuitive), Chức năng (Functional) và Cá nhân (Personal).

Cách tiếp cận của Murphy tập trung vào những thông tin chính mà mỗi phong cách đang tìm kiếm trong một cuộc trò chuyện và cách bạn có thể giao tiếp tốt nhất với họ.

Như ông giải thích: “Không có phong cách giao tiếp nào là tốt hơn khi các phong cách giao tiếp tiếp xúc với nhau. Việc chọn sai phong cách giao tiếp cho một đối tượng cụ thể, cho dù đó là một người hay một nghìn người, sẽ khiến việc giao tiếp có nhiều rắc rối lớn.”

Học cách xây dựng sự linh hoạt xung quanh các phong cách ưa thích của bạn cho phép người khác có thể lắng nghe bạn, đó là điều quan trọng mà bạn cần trong giao tiếp.”

Sau đây là 4 kiểu giao tiếp chính bạn có thể tiếp cận:

Kiểu phân tích: Những người yêu thích dữ liệu và xác định các nhiệm vụ một cách rõ ràng.

Là một người giao tiếp theo kiểu phân tích, bạn là người yêu thích dữ liệu, những con số và cả những ngôn ngữ rất cụ thể.

Do đó, bạn thường cảnh giác với những người nói bằng kiểu ngôn ngữ mơ hồ với những ý tưởng bay bổng và bạn thường nhanh chóng bị kiệt sức khi các cuộc trò chuyện này chuyển từ hướng logic sang cảm xúc.

Một ví dụ mà Murphy đưa ra là khi bạn tham gia một cuộc họp và nghe nói rằng “doanh số bán hàng của chúng ta đang rất tích cực.” Theo ông, một nhà giao tiếp kiểu phân tích có thể sẽ nghĩ, “Tích cực nghĩa là gì? là 5,2% hay 8,9%? Hãy cho tôi một con số cụ thể!”

Một lợi thế rõ ràng của việc phân tích là giao tiếp chủ yếu theo hướng logic và không có yếu tố cảm xúc, điều này có thể thúc đẩy công việc trở nên hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là có thể khiến bạn trở nên lạnh lùng và trầm trọng hơn là khi ai đó đang muốn nói về những thứ gì đó khác, ngoài các con số.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu phân tích.

Hãy cố gắng:

  • Cung cấp trước càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt.
  • Đặt kỳ vọng hay mục tiêu rõ ràng.
  • Cho họ không gian để họ làm việc độc lập.

Hãy tránh:

  • Biến các cuộc trò chuyện mang nặng yếu tố cảm xúc (tức là tránh sử dụng các từ như: “Tôi nghĩ” hay “Tôi cảm thấy”…)

Kiểu trực giác: Những người suy nghĩ về những bức tranh lớn.

Những người giao tiếp theo kiểu trực giác là những người đứng ở phía đối diện với những người theo kiểu phân tích.

Thay vì đặt nặng yếu tố dữ liệu, chi tiết và các bước cụ thể, phong cách giao tiếp trực giác phát triển mạnh dựa trên các ý tưởng về các bức tranh lớn.

Với họ, việc đi sâu vào chi tiết không quan trọng. Thay vào đó, họ quan tâm hơn đến những cái nhìn tổng quan rộng rãi hơn, điều này cho phép họ trực tiếp bỏ qua những gì chi tiết hay cụ thể ở hiện tại để đi thẳng đến những điều quan trọng nhất.

Điều này có thể tuyệt vời nếu bạn đang ở trong một cuộc trò chuyện cần câu trả lời nhanh.

Hoặc nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tiếp cận tối ưu hơn cho các vấn đề hiện tại.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu trực giác:

Hãy cố gắng:

  • Bám sát vào chủ đề chính và giữ nó ở mức độ ưu tiên cao.
  • Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi tiếp theo.
  • Giữ thông tin chi tiết ở mức tối thiểu.

Hãy tránh:

  • Quá nhiều chi tiết (rõ ràng).
  • Thực hiện phương pháp tiếp cận một cách cá nhân.
  • Đưa ra những lời hứa quá lớn.

Kiểu chức năng: Đàm phán với mọi thứ từng bước một.

Là một người có phong cách giao tiếp chức năng, bạn yêu thích quá trình này.

Bạn yêu thích những hướng dẫn từng bước, cụ thể và chi tiết, tiến trình và kế hoạch được suy nghĩ một cách thấu đáo.

Khi nói chuyện với người khác, bạn muốn xem xét từng chi tiết từ đầu đến cuối để đảm bảo bạn đang không bỏ sót bất cứ sai lầm hay thiết sót nào.

Rõ ràng, ở nơi làm việc, một phong cách giao tiếp chức năng có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích to lớn.

Đối với các nhà lãnh đạo hoặc quản lý dự án, việc biết tất cả các bước cần thiết trong quá trình thực thi đặt bạn vào vị trí để hướng dẫn và dẫn dắt.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn trở nên nhàm chán. Không có gì khiến đối tượng mục tiêu của bạn buồn ngủ hơn bằng việc liên tục tìm hiểu các vấn đề chi tiết.

Làm thế nào để làm việc với một phong cách giao tiếp kiểu chức năng:

Hãy cố gắng:

  • Thực hành “lắng nghe tích cực” bằng cách lặp lại những gì họ đã nói và đặt các câu hỏi tiếp theo.
  • Mong đợi họ hỏi chi tiết, ngay cả khi bạn chưa có đủ các câu trả lời cụ thể.

Hãy tránh:

  • Vội vàng để họ đi đến bước cuối cùng hoặc đưa ra quyết định.
  • Kỳ vọng họ sẽ ủng hộ một ý tưởng nào đó 100% (vì những lời phê bình hoặc phản hồi của họ thường sẽ nằm ở các bước chi tiết chứ không phải ở chiến lược tổng thể)

Kiểu cá nhân: Những mối quan hệ về việc trao đổi thông tin.

Cuối cùng, với kiểu giao tiếp cá nhân. Bạn coi trọng sự kết nối, các mối quan hệ và đặt ngôn ngữ tình cảm lên trên tất cả.

Khi bạn tìm hiểu kỹ một điều gì đó, bạn quan tâm nhiều (hoặc nhiều hơn) về việc người đó đang nói điều đó trong trạng thái như thế nào, họ có đang nói những gì mà họ muốn và thích được nói hay không.

Bạn là một người rất biết cách lắng nghe. Một nhà ngoại giao tài ba. Và thường có thể giúp giải quyết các vấn đề mà các phong cách giao tiếp cứng nhắc khác gây ra.

Bạn thường được coi là “chất keo” làm gắn kết mọi người lại với nhau. Bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt và xem giao tiếp là cơ hội để làm quen với mọi người hơn là chỉ để thực hiện một dự án hay công việc nào đó đơn thuần.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp cá nhân:

Hãy cố gắng:

  • Giữ cho các cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và bình thường.
  • Cảm thấy bình thường nếu họ hỏi điều gì đó mang tính cá nhân.
  • Theo dõi các chi tiết và thông tin quan trọng qua email sau cuộc họp (có thể họ sẽ không tập trung vào nó quá nhiều trong cuộc trò chuyện đầu tiên với bạn)

Hãy tránh:

  • Các cuộc trò chuyện chỉ có số liệu thống kê và dữ liệu.
  • Gây áp lực buộc họ phải đi sâu để tìm hiểu chi tiết hơn với bạn.

Khi việc giao tiếp (với đồng nghiệp hoặc cả khách hàng) của chúng ta đang quyết định nhiều thứ liên quan đến thành công, việc hiểu rõ các phong cách giao tiếp và được lắng nghe là điều hết sức quan trọng.

Mặc dù điều này không mấy dễ dàng. Nhưng bằng cách hiểu phong cách giao tiếp của chính mình và của những người xung quanh, chúng ta rõ ràng là sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Bạn càng có thể nói cùng một ngôn ngữ với nhiều người, cho dù họ là ai, đang ở vị trí nào, thì mọi thứ càng trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Google giải thích lý do tại sao các từ khóa không liên quan có thể hiển thị trong báo cáo Google Search Console của một website.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường
Google Search Console

Dưới đây là chia sẻ từ chuyên gia của Google giải thích lý do tại sao một website có thể hiển thị cho các từ khóa có vẻ như bất thường hoặc không liên quan đến những nội dung của một website nhất định.

Chia sẻ từ Google cũng một phần phản hồi lại câu hỏi được đặt ra gần đây là: “Website của tôi có các nhấp chuột từ các từ khóa mà tôi không thể tìm thấy trên website của mình. Sao có thể như thế được?”

Chuyên gia của Google giải thích về cách xếp hạng cho các từ khóa ngẫu nhiên.

Nếu một website đang hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm không mong muốn và kết quả không thể dễ dàng bị thay thế, thì các lý do rất có thể là do việc cá nhân hóa và/hoặc nhắm mục tiêu cục bộ.

“Thông thường đó là việc cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cục bộ theo địa phương.

Bạn có thể kiểm tra các truy vấn xem có được số lượng hiển thị lớn hay không và website của bạn có được xếp hạng ở các vị trí cao hơn hay không, nhưng chắc chắn, nó chỉ nhận được rất ít lần hiển thị và xuất hiện riêng lẻ trong một số ngày (thay vì thường xuyên).”

Chuyên gia này tiếp tục nói rằng hình ảnh là một lý do khác khiến điều này có thể xảy ra.

Có thể hình ảnh của website đang được kéo vào một hộp xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm hoặc ‘bảng tri thức’ (knowledge panels) xuất hiện ở tay phải bên cạnh.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Khi một hình ảnh được hiển thị trong một hộp (ngẫu nhiên) hoặc ‘bảng tri thức’, hình ảnh đó sẽ được ghi lại dưới dạng một lần hiển thị trong Search Console.

Nếu một từ khóa riêng lẻ có số lượng hiển thị lớn, vị trí xếp hạng cao và ít nhấp chuột, thì hình ảnh có thể là lý do tại sao website được xếp hạng cho những truy vấn tìm kiếm đó.

Theo Chuyên gia từ Google:

“Một số truy vấn đôi khi làm hiển thị một hộp hình ảnh (có nhiều hình ảnh ở đầu trang kết quả) và nếu hình ảnh từ các trang của bạn được hiển thị ở đó, bạn sẽ thấy đó là một lần hiển thị trong Google Search Console.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu hình ảnh được hiển thị trong phần ‘bảng tri thức’ ở bên cạnh. Sự thật là, không nhiều trong số những hình ảnh này nhận được nhấp chuột, vì vậy có thể website có số lượng hiển thị lớn, vị trí cao, nhưng lại có ít nhấp chuột cho những truy vấn đó.”

Cuối cùng, Google khuyên bạn nên thực hiện một cách tiếp cận khác để phân tích dữ liệu trong Search Console nhằm tìm ra nguồn gốc của các lần hiển thị tương tự.

Bạn nên xác định xuất xứ của các truy vấn theo quốc gia, sau đó điều chỉnh cài đặt tìm kiếm nâng cao của Google để hiển thị kết quả từ các quốc gia đó. Giờ đây, bạn sẽ có bản trình bày rõ hơn về những gì người dùng đang nhìn thấy.

“Khi bạn cài đặt và xem báo cáo này, hãy đảm bảo bạn sẽ đi sâu vào báo cáo theo quốc gia và sử dụng cài đặt tìm kiếm nâng cao thích hợp cho quốc gia đó để bạn hiểu rõ nhất có thể về những gì người dùng nhìn thấy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google: Hãy đầu tư vào sự sáng tạo để chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi sáng tạo thực sự cần thiết cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong một thế giới đang phải đối mặt liên tục với sự gián đoạn kỹ thuật số và những ảnh hưởng từ COVID-19.

Google: Đầu tư vào sự sáng tạo - Điều thiết yếu để chuyển đổi doanh nghiệp

Dưới đây là chia sẻ từ Bà Susie Walker, hiện là trưởng bộ phận giải thưởng tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Lions (Lions International Festival of Creativity) về chủ đề này.

Khi chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi của doanh nghiệp hay các hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể không liên hệ ngay nó với sự sáng tạo.

Trong khi thế giới marketingquảng cáo đã chuyển sang việc ứng dụng công nghệ marketing (Martech) và công nghệ quảng cáo (Adtech) để đạt được những bước tiến mới, chúng ta ngày càng thấy nhiều bằng chứng về mối liên hệ nội tại giữa sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Forrester nhằm kiểm tra tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của các chiến lược sáng tạo so với việc áp dụng công nghệ marketing (Martech) và công nghệ quảng cáo, họ phát hiện ra rằng việc chuyển đổi 19 tỷ USD từ yếu tố công nghệ sang sáng tạo trong sáu năm sẽ làm tăng ROI cao hơn tới 18% – với lợi nhuận tiềm năng là 66 tỷ USD.

Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy những kết quả tương tự ở những nơi khác trên thế giới.

Sáng tạo là động lực lớn nhất của sự phát triển bền vững. Khi được thực hiện tốt, tác động của nó đối với doanh nghiệp sẽ được cảm nhận theo rất nhiều cách khác nhau.

Nó cải thiện sức khỏe thương hiệu về lâu dài, hỗ trợ doanh số bán hàng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và thậm chí có thể chứng thực sức mạnh định giá và độ co giãn của doanh nghiệp trong dài hạn.

Sự sáng tạo và hiệu quả marketing.

Vài năm trước, McKinsey đã tiếp cận và hợp tác với Cannes Lions để nghiên cứu mối liên hệ giữa sự sáng tạo và kết quả kinh doanh.

Kết hợp với nhau, chúng tôi đã phát triển ‘Chỉ số Điểm Sáng tạo Giải thưởng’ (ACS – Awards Creativity Score) như một cách để hiểu xem các doanh nghiệp đoạt giải thưởng tại Cannes Lions hoạt động như thế nào ở các thị trường khác nhau.

Khi McKinsey xem xét kết quả tài chính của các công ty có điểm ACS nằm trong nhóm cao nhất, họ nhận thấy những công ty này vượt trội hơn hẳn so với các công ty cùng ngành về sự tăng trưởng doanh thu tự nhiên và lợi nhuận cho các cổ đông.

Điều này cho chúng tôi thấy rằng đầu tư vào sự sáng tạo chất lượng cao có thể tác động trực tiếp một cách tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc tư duy sáng tạo chất lượng cao có thể dẫn đến sự tăng trưởng về doanh số bán hàng cũng như xây dựng thương hiệu về lâu dài.

Về cơ bản, chuyển đổi kinh doanh theo hướng sáng tạo cũng đang thay làm đổi cách các doanh nghiệp tự tổ chức và cách họ tương tác với khách hàng.

Hình dung lại vai trò của sự sáng tạo.

Chuyển đổi kinh doanh theo hướng sáng tạo là sự sáng tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước. Đó là tư duy sáng tạo nhằm làm thay đổi cách doanh nghiệp tổ chức chính họ, cách mọi người làm việc và cách khách hàng tương tác với họ.

Chúng ta thấy các doanh nghiệp đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện và sáng tạo các hoạt động nội bộ để tạo ra hiệu quả, cải thiện năng suất, cũng như tăng cường sự trung thành và kết nối với người tiêu dùng.

Từ những lý do này, các thương hiệu đang yêu cầu nhiều hơn đối với các yếu tố sáng tạo, đồng thời sẵn sàng thay đổi để giúp họ có thể ứng phó tốt hơn với sự gián đoạn kỹ thuật số đang diễn ra liên tục.

Trở lại năm 2018, Giám đốc điều hành của WPP, Ông Mark Read, đã tuyên bố rằng họ “về cơ bản đang định vị lại WPP như là một công ty chuyển đổi sáng tạo”, trong khi Accenture Interactive cũng tuyên bố rằng họ đang “hình dung lại các hoạt động kinh doanh của mình thông qua yếu tố trải nghiệm”.

Trao giải cho những sự sáng tạo có khả năng thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong vài năm qua, chúng ta bắt đầu thấy những tác phẩm xuất hiện tại Cannes Lions thể hiện động lực thay đổi kinh doanh hữu hình này.

Các tác phẩm như “Today at Apple” của Apple, với Giải Titanium Lion và Grand Prix, hay “Volts by Volvo” của Volvo, đều là những ví dụ tuyệt vời về việc các thương hiệu đang thực hiện những chuyển đổi lâu dài trong các chức năng kinh doanh cốt lõi của họ.

Để khuyến khích cách làm này, trong năm nay, Cannes Lions sẽ lần đầu tiên đưa giải thưởng “Creative Business Transformation Lions” (Sư tử chuyển đổi kinh doanh sáng tạo) vào danh mục trao giải của mình.

Các tìm kiếm trên toàn thế giới về chuyển đổi số đã tăng 65% từ năm 2018 đến năm 2020. Trong số các tìm kiếm đó, mọi người đang tìm kiếm cho từ khoá “các phương pháp hay nhất về chuyển số” và “dịch vụ tư vấn chuyển đổi số”.

Hiện tại, đại dịch đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách họ tổ chức và hoạt động, cũng như các chiến lược sáng tạo của họ.

Tại Lions Live, Giám đốc sáng tạo (CCO) của DDB, Ông Ari Weiss cho biết:

“Tôi nghĩ rằng sự hỗn loạn là cách thế giới giữ cho chúng ta trung thực và buộc chúng ta phải sử dụng sự sáng tạo để tăng trưởng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trên đà chứng kiến ​​một số giải pháp sáng tạo nhất mà thế giới có thể chưa từng thấy trước đây”.

Sự tái thiết lập và bổ sung cơ cấu giải thưởng năm 2021 là một chiến lược đầy cảm hứng về sự sáng tạo trong việc thúc đẩy sự tiến bộ.

Điều này rất có thể sẽ tạo ra nhiều cung bậc hơn cho thập kỷ của sự sáng tạo sắp tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P1)

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Tỷ lệ đơn độc ngày càng tăng của người lao động trong đại dịch đã khiến hầu hết các doanh nghiệp đặt vấn đề hạnh phúc của nhân viên lên ưu tiên hàng đầu khi họ vạch ra tương lai của công việc và văn hoá doanh nghiệp.

Họ biết rằng sự đơn độc đó ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, giảm năng suất, doanh thu và cả sự kiệt sức. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả JPMorgan và Google gần đây đã tuyên bố để nhân viên trở lại văn phòng.

Mặc dù việc tăng cường sự tương tác trong một môi trường làm việc thực tế có thể có lợi cho một số khía cạnh của công việc, nhưng bản thân nó sẽ không tạo ra mối liên kết cá nhân chặt chẽ giữa các đồng nghiệp.

Bởi thực tế, theo Giáo sư Mark Mortensen của Trường kinh doanh INSEAD, tỷ lệ đơn độc cao ở nhân viên xảy ra trước khi chuyển sang môi trường làm việc từ xa.

Dù nhân viên đang quay lại nơi làm việc dưới bất cứ hình thức nào, việc xây dựng các kết nối chất lượng cao cũng sẽ đòi hỏi một tập hợp các cấu trúc và thực hành tập trung được xây dựng dựa trên nền tảng của sự an toàn trong yếu tố tâm lý.

Dưới đây là những yếu tố chính mà mọi doanh nghiệp đều nên xem xét.

Tìm kiếm và nhận ra những ‘kẻ thù vô hình’.

Nhân viên vốn sẽ không bao giờ ‘bày tỏ’ sự đơn độc của họ.

Sự đơn độc trong công việc là một niềm tin chủ quan hoàn toàn nằm ở bên trong: “Rất ít người thực sự hiểu tôi hoặc sẽ hỗ trợ tôi đúng lúc tôi cần.”

Cảm giác đơn độc thường chỉ kết nối một cách hời hợt với những người khác, có thể nó chân thành nhưng sẽ không thực sự mang tính tập thể, tức chia sẻ nó một cách rộng rãi.

Nhiều lúc, bản thân nhân viên thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang đơn độc.

Một nhân viên vốn từng rất hào hứng với ngành bán lẻ nhưng trong một thời gian ngắn sau đó, họ lại không còn bất cứ một chút động lực nào đối với nó.

Có thể họ nhận ra rằng họ không còn yêu thích ngành nghề hay công việc đó nhiều như họ từng nghĩ và đã đến lúc, họ cần tìm kiếm một thứ gì đó mới.

Khi chúng ta xem xét đến tình huống của người nhân viên này, rõ ràng là động lực và sự yêu thích đang suy yếu dần của họ không liên quan gì đến bản chất công việc hay ngành nghề của họ, mà chỉ là mọi thứ liên quan đến bối cảnh xã hội hay chính bản thân họ.

Làm việc trong một đội nhóm nhỏ gắn liền với một tổ chức lớn, người nhân viên này có nhiều mối liên kết chính thức trong tổ chức, bao gồm cả các cuộc họp hàng ngày với đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là họ không cảm thấy có bất cứ mối liên kết thực sự nào với bất kỳ ai trong số họ. Sau khi suy nghĩ một cách thấu đáo, người nhân viên này nhận ra mình thiếu sự kết nối mang tính xã hội trong công việc.

Thấu hiểu sự an toàn trong tâm lý.

Kinh nghiệm từ người nhân viên nói trên cho thấy rõ các kết nối chất lượng cao cần thiết như thế nào trong việc chống lại sự đơn độc tại nơi làm việc.

Jane Dutton và các đồng nghiệp của bà tại Đại học Michigan mô tả các kết nối chất lượng cao là những kết nối dựa trên sự đồng cảm và phụ thuộc lẫn nhau.

Lý tưởng nhất là trong khi các doanh nghiệp xây dựng các chính sách hay văn hoá tại nơi làm việc, họ sẽ tập trung vào hai yếu tố này.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Amy Edmondson của Trường Kinh doanh Harvard, tâm lý an toàn là khi môt nhân viên nhận thức được rằng trong một môi trường nhất định nào đó, sẽ là có lợi cho việc chấp nhận rủi ro hoặc sai lầm giữa các cá nhân.

Điều này có nghĩa là sẽ không có bất cứ điều bất lợi nào cho nhân viên khi họ chủ động đặt câu hỏi, nêu lên mối quan tâm, thừa nhận sai lầm và đưa ra ý tưởng.

Nhân viên khó có thể dám làm những điều này trừ khi họ nhận được tín hiệu hoặc sự khích lệ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp rằng họ sẽ nhận được sự khích lệ tích cực khi làm như vậy.

Họ cũng không có khả năng liên kết với các đồng nghiệp để kết nối giữa các cá nhân với nhau nếu không có một mạng lưới an toàn tương tự.

Sử dụng thời gian cho bất cứ việc gì khác ngoài công việc được coi là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và các nhân viên sẽ tự quản lý lẫn nhau theo cách đó trong môi trường an toàn.

Xây dựng và nhân rộng sự đồng cảm.

Một số doanh nghiệp đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để tạo ra mức độ an toàn và thuận lợi về mặt tâm lý. Ví dụ, Havas Media đang tổ chức các buổi hội thảo về sự đồng cảm trong tổ chức nhằm mục tiêu xây dựng những kết nối chất lượng cao và sự động cảm.

Mặc dù còn quá sớm để biết liệu những cuộc hội thảo này có dẫn đến mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn tại doanh nghiệp hay không, nhưng những nhà lãnh đạo cho biết rằng họ đã nhận thấy những thay đổi đáng kể trong cách các nhân viên nhìn nhận và đối xử với nhau.

Bà Hilary Hendricks và các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Notre Dame đang nghiên cứu việc sử dụng vòng tròn biết ơn tại một chuỗi nhà hàng.

Trước khi vào ca ăn trưa, các nhân viên tập trung thành một vòng tròn.

Một thành viên được chọn ngẫu nhiên sẽ đứng trong vòng tròn để các đồng nghiệp khác mô tả những thứ mà họ thích và ngưỡng mộ về người đó.

Kết quả ban đầu chỉ ra rằng cả người cho và người nhận lòng biết ơn đều có thể trở nên gắn kết với nhau hơn.

Cho dù các doanh nghiệp có thực hành hay nhân rộng sự đồng cảm hay không trong tổ chức của họ thì có một sự thật không thể thay đổi được đó là:

Nếu chúng ta cứ mãi đợi cho đến khi những thứ tốt đẹp xảy ra thì chúng có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Báo cáo xu hướng và văn hoá của YouTube đang tiết lộ điều gì về tương lai của video

Những thay đổi trong hành vi và văn hóa của chúng ta trong năm qua đã diễn ra trên YouTube theo những cách rất hấp dẫn khác nhau.

Một trong những xu hướng điển hình trên nền tảng đó là xu hướng gia tăng những nội dung “sống chậm” và các sự kiện ra mắt sản phẩm ảo (Virtual Events).

Vốn được xem là nền tảng theo đuổi những người theo chủ nghĩa zeitgeist, YouTube không giống với bất kỳ nền tảng nào khác hiện có.

* Zeitgeist là một khái niệm từ triết học Đức từ thế kỷ mười tám đến mười chín, có nghĩa là “tinh thần của thời đại”. Nó đề cập đến một tác nhân hoặc lực lượng vô hình nào đó chi phối các đặc điểm của một thời đại nhất định trong lịch sử thế giới. (Theo Wikipedia).

Nhóm các nhà phân tích của YouTube đã nghiên cứu sâu về nội dung YouTube để hiểu các xu hướng có thể tồn tại sau đại dịch.

Những gì YouTube tìm thấy nhiều lần chỉ ra một điều: sự gia tăng không thể thiếu của video trong cuộc sống của mọi người, chủ yếu là vì cảm giác cần được kết nối.

Mặc dù nghiên cứu mang nhiều số liệu từ Vương Quốc Anh, Mỹ và các quốc gia khác, nhưng về cơ bản, vì nó diễn ra trên YouTube và mang yếu tố con người nói chung nên những người làm marketing từ khắp các khu vực trên thế giới đều có thể học hỏi từ nó.

Dưới đây là những gì mà nhóm MarketingTrips ghi nhận được từ YouTube:

Bài học 1: Xem trực tiếp và xem cùng nhau giúp mọi người có được ý thức tốt hơn về cộng đồng.

Khi các quốc gia trên thế giới rơi vào tình trạng ‘khoá cửa’, những mối liên hệ nhỏ cũng khiến mọi người cảm thấy mình là một phần của cộng đồng.

Những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên với một người lạ trong đám cưới của một người bạn hay những trò đùa với những người hâm mộ khác khi xem một trận đấu bạn yêu thích – tất cả đều đã biến mất.

Do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi mọi người đang chuyển sang video trực tuyến để lấp đầy khoảng trống này. Xem video với những người khác, dù trong thế giới thực hay thế giới ảo, đều có thể nâng cao tính tức thời, từ đó tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn.

Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh sự bùng nổ của các sự kiện phát trực tiếp (livestream events), khi người xem tiếp tục tìm những cách khác để ở bên nhau.

Tại Vương quốc Anh, 78% người nói rằng họ đã xem một luồng phát trực tiếp trong 12 tháng qua, theo một cuộc khảo sát gần đây.

Một buổi phát gần đây cho trận Arsenal vs Villarreal đã thu về hơn 800.000 lượt xem, gấp 3 gần 14 lần sức chứa của sân vận động thực nơi nó diễn ra.

Xu hướng này đã tiếp tục cho Giải vô địch Euro 2020 và hơn thế nữa.

Các nghệ sĩ âm nhạc cũng đang thu hút khán giả của họ bằng những màn trình diễn sáng tạo và gần gũi hơn.

Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh James Blake đã ‘chiêu đãi’ người hâm mộ những bản nhạc mới trong một sự kiến trực tiếp, trong khi DJ Four Tet liên tục phát trực tiếp (livestream) trên kênh cá nhân của mình.

Mọi người đang phát trực tuyến trên màn hình TV nhiều hơn bao giờ hết và hơn một nửa số người được khảo sát ở Vương quốc Anh cho biết họ xem YouTube trên TV với những người khác ít nhất một lần mỗi tháng.

Ý tưởng sử dụng các trải nghiệm trong thời gian thực để chuyển đổi các cá nhân thành cộng đồng là trọng tâm của các ví dụ này, nó đại diện cho các cơ hội sáng tạo mới cho thương hiệu, nơi thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ đối tượng mục tiêu của mình ở nơi họ đang ở và phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Bài học 2: Khi ranh giới giữa sự công khai và riêng tư ‘sụp đổ’, người xem video đang tìm kiếm những nội dung có liên quan hơn.

Trong năm qua, khi nhà của chúng ta đã trở thành văn phòng tạm thời hay trường học ảo cũng đã trở thành xu hướng, ranh giới vốn rất rõ ràng một thời giữa cuộc sống công cộng và cuộc sống riêng tư của chúng ta đã ‘vô tình’ biến mất.

Đổi lại, mọi người đang cảm thấy ít áp lực hơn khi thể hiện những hình ảnh không thực tế về cuộc sống của họ và ngày càng mong đợi những nhà sáng tạo mà họ yêu thích cũng sản xuất những nội dung tương tự như vậy.

The Daily Show, một chương trình tin tức mang tính châm biếm của Mỹ, đã chứng kiến ​​lượng người xem YouTube của mình tăng 45% vào năm 2020 so với năm trước đó.

Ở Ấn Độ, diễn viên hài Samay Raina bắt đầu phát trực tuyến các trò chơi của mình nhằm phát triển những nội dung chơi cờ vua – trò chơi từng là khuôn mẫu của chủ nghĩa trí tuệ tinh hoa giờ đây đã trở nên phổ biến hơn đáng kể, với hơn 330 triệu lượt xem liên quan đến cờ vua ở Ấn Độ trong vòng chưa đầy chín tháng.

Khi rất nhiều người đang tự xây dựng video cho riêng mình, thương hiệu có những cơ hội mới để “nói cùng một ngôn ngữ” với người xem theo cách khiến họ cảm thấy gần gũi và gắn kết hơn với yếu tố nghệ thuật hoặc niềm đam mê.

Trong một thế giới mà rào cản hay ranh giới giữa sự công khai và riêng tư hay cộng đồng và cá nhân đã sụp đổ, những người chiến thắng trong thế giới video là những người có thể phá vỡ được bức tường ngắn cách và kéo khán giả đến gần hơn đối với họ.

Bài học 3: Những video chân thực đang khuyến khích sự cùng nhau.

Việc sử dụng các phương tiện đa giác quan để đưa người xem vào những trải nghiệm chân thực nhất đang phổ biến hơn bao giờ hết, các video kỹ thuật số đang vượt ra ngoài quy ước âm thanh – hình ảnh vốn có và mang đậm yếu tố trải nghiệm hơn.

Mặc dù những video ASMR (những âm thanh gây kích thích hay sự êm ái, dễ chịu) có thể đang là xu hướng lớn, nhưng các định dạng mang tính giác quan khác như ‘định dạng âm thanh thứ nhất’ hoặc ‘đinh dạng của người thứ nhất’ cũng đang nổi lên, chẳng hạn như podcast video.

Tất cả những xu hướng này nói lên khả năng của video kỹ thuật số trong việc kết nối mọi người và đang được nhiều người tham gia hơn.

Trong khi nó có thể đã bị thúc đẩy bởi nhu cầu của chúng ta trong thời gian cách ly, sự phổ biến của nó cho thấy nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai.

Nhu cầu kết nối bất tận của con người.

Cảm thấy được kết nối là nhu cầu cốt lõi của con người và việc nhanh chóng sử dụng video như một công cụ giúp đáp ứng nhu cầu đó cho thấy nó đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.

Bằng cách đồng hành cùng cộng đồng và khiến họ cảm thấy được kết nối nhiều hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để sáng tạo và làm hài lòng mọi người, điều sẽ mang lại nhiều giá trị sâu sắc hơn cho cuộc sống của họ và chính chúng ta.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok nhắc nhở thương hiệu: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks”

Đã khoảng một năm kể từ khi TikTok ra mắt TikTok for Business và thách thức các thương hiệu với một tuyên bố táo bạo: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks.”

Sau một năm truyền cảm hứng cho các thương hiệu trên nền tảng, giờ đây TikTok đã xuất bản một bài đăng mới với mục tiêu nhắc lại lời khuyên ban đầu của họ đồng thời làm sáng tỏ hơn về ý nghĩa thực sự của việc “tạo TikToks”.

Câu thần chú của TikTok nhằm mục đích khuyến khích những người làm marketing nên nắm lấy sự sáng tạo của nền tảng, điều được biết đến với cái được gọi là hiện tượng #TikTokMadeMeBuyIt.

Theo giải thích của Bà Katie Puris, Giám đốc marketing kinh doanh toàn cầu (Global Business Marketing Head) của TikTok:

“… tất cả những gì diễn ra trên TikTok đều rất độc đáo. Hàng ngày, mọi người tham gia vào các chiến dịch, đồng hành cùng với chúng và thậm chí là tạo TikTok của riêng họ cho các thương hiệu và sản phẩm họ yêu thích.

Chúng tôi thường nghe mọi người nói, ‘Tôi thậm chí còn không nhận ra đó là một mẫu quảng cáo!’ và đó là mục tiêu mà thương hiệu cần làm trên TikTok.”

Theo TikTok, cách các nền tảng internet và quảng cáo đã phát triển, nhưng các định dạng quảng cáo vẫn tương đối giống nhau.

Khi nghĩ về cách bạn tương tác với các quảng cáo nói chung, có thể bạn đang cố gắng để ‘bỏ qua’ (skip ads) chúng hoặc điều chỉnh cho đến khi chúng biến mất khỏi chế độ xem của bạn để bạn tiếp tục với nội dung thực sự mà bạn muốn xem.

Đó là lý do tại sao ‘định dạng TikTok’ lại thành công hơn giữa vô số các nền tảng truyền thông mạng xã hội video dạng ngắn khác như Reels, Shorts hay Spotlight.

Bằng cách “tạo TikToks”, các thương hiệu đang thực sự tạo ra những nội dung có giá trị và hấp dẫn mà các đối tượng mục tiêu trẻ tuổi thực sự dễ dàng tiếp nhận hơn.

Như Katie Puris đã nói, đó là việc mời họ tham gia vào các câu chuyện của thương hiệu và chủ động xây dựng nó thay vì chỉ xem hoặc bỏ qua nó, điều này giúp các thương hiệu tiếp xúc nhiều hơn với các đối tượng mục tiêu mới.

Dưới đây là cách bạn áp dụng “Don’t make ads, make TikToks”:

Nắm bắt các cơ hội.

TikToks chiếm toàn bộ màn hình của thiết bị di động và họ sử dụng nó để kể một câu chuyện ngắn, và hấp dẫn.

Khi người xem đã xem nội dung, họ dường như có vô số các cơ hội để tương tác với nội dung đó. Từ song ca đến các phản ứng (reactions), người dùng TikTok có thể tiếp tục xây dựng câu chuyện, thêm các nội dung của riêng họ và góp phần tạo ra các xu hướng lan truyền cho video của thương hiệu.

Các thương hiệu có thể tối đa hóa cách tiếp cận của mình bằng cách suy nghĩ về các khả năng hay phương án tương tác khác nhau mà người dùng có thể có.

Tạo nội dung có giá trị đối với đối tượng mục tiêu và mời họ tham gia tương tác có thể giúp các thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn cũng như xây dựng lòng trung thành nhiều hơn khi họ đã trở thành một thành viên trong cộng đồng rộng lớn của thương hiệu.

Hãy làm thật, đừng chỉ biết ‘đánh bóng’.

Mẹo để có một thương hiệu tốt trên TikTok đó là tạo cảm giác như tất cả nội dung đều do người dùng tạo ra. Những nội dung quảng cáo quá bóng bẩy hay ‘không thật’ sẽ ngay lập tức được ‘lộ rõ’ và có thể sẽ bị bỏ qua.

Mặt khác, những nội dung có cảm giác như đó là một phần của cộng đồng, thực tế và chân thật, sẽ khơi dậy sự quan tâm và tạo ra nhiều cuộc trò chuyện hơn.

‘tạo TikToks’.

Tương tự như lời khuyên đầu tiên, TikTok do bạn tạo ra phải có vẻ tự nhiên trong môi trường của chúng. Những thương hiệu dành nhiều thời gian để tìm hiểu định dạng, phong cách và công cụ khác nhau sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.

Ví dụ: người dùng TikTok đang sử dụng các hiệu ứng chuyển đổi vui nhộn để tiết lộ những trang phục mới, các dự án đã hoàn thành hoặc quá trình sáng tạo của họ.

Tận dụng tối đa những xu hướng này có thể giúp các thương hiệu hòa nhập cũng như làm cho video của họ trở nên thú vị hơn.

Tham gia đúng như bạn.

Cuối cùng, TikTok khuyến khích tất cả các thương hiệu tham gia nền tảng vì nó không yêu cầu những khoản ngân sách lớn.

Các công cụ chỉnh sửa gốc như ‘Màn hình xanh’ (Green Screen), bộ lọc giọng nói và các hiệu ứng đặc biệt khác cho phép tất cả các thương hiệu, dù lớn hay nhỏ, tạo ra những nội dung chất lượng cao mà hầu như không tốn bất kỳ khoản chi phí nào.

Bà Marianna Hewitt, người đồng sáng lập của một trong những thương hiệu chăm sóc da bán chạy nhất, Summer Fridays nói với TikTok:

“Những thứ càng thật với càng ít sự chỉnh sửa, thì nó càng hiệu quả. Trên các nền tảng khác, bạn phải thực sự đầu tư vào nội dung của mình và có các nhà quay phim hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên TikTok, bạn không cần phải làm điều đó.”

Bằng cách đưa ra những lời giải thích này cho cách tiếp cận của mình, TikTok đang cố gắng thuyết phục những người vốn vẫn còn lưỡng lự về cách họ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách cắt giảm các chiến dịch quảng cáo truyền thống vốn rất tốn kém.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, điều này có thể đáng để thử nhiều hơn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tải sản của Jeff Bezos lại đạt đỉnh mới 211 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Amazon tăng mạnh

Với khối tài sản mới trị giá 211 tỷ USD. Jeff Bezos đang bỏ xa top những người giàu nhất thế giới khi nói đến việc tích lũy tài sản.

Tải sản của Jeff Bezos lại đạt đỉnh mới 211 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Amazon tăng mạnh

Theo đó, tài sản 211 tỷ USD của Jeff Bezos đạt được vào ngày 6/7 sau khi giá cổ phiếu của Amazon.com Inc. tăng 4,7%.

Động thái này xảy ra sau khi ‘Lầu Năm Góc’ thông báo rằng họ đang hủy hợp đồng điện toán đám mây (Cloud Computing) trị giá 10 tỷ USD với Microsoft Corp, vốn là đối thủ trực tiếp của Amazon. Tài sản của Jeff Bezos đã tăng thêm 8,4 tỷ USD, theo Bloomberg.

Gần đây nhất vào tháng 1, Elon Musk của Tesla Inc là người đầu tiên chạm mốc 210 tỷ USD và trở thành người giàu nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg.

Nhưng sau đó không lâu, vào giữa tháng 3, Jeff Bezos đã lấy lại vị trí số 1 của mình khi giá cổ phiếu Amazon tăng gần 20% trong thời gian đó.

Đến thời điểm hiện tại, Elon Musk vẫn ở vị trí thứ hai sau Jeff Bezos với tài sản ròng 180,8 tỷ USD ngay cả khi giá cổ phiếu của Tesla giảm sau phiên ngày 6/7. Ông trùm hàng xa xỉ của Pháp Bernard Arnault đứng ở vị trí thứ ba với 168,5 tỷ USD.

Con số kỷ lục của Bezos thậm chí còn lớn hơn so với thời kỳ cổ phiếu Amazon tăng vọt vào năm 2020, khi giá trị tài sản ròng của ông đạt mức 206,9 tỷ USD khi đại dịch làm tăng giá của công ty.

Ở tuổi 57, Jeff Bezos đã chính thức từ chức CEO của Amazon sau 27 năm điều hành kể từ năm 1994. Hiện ông sở hữu khoảng 11% cổ phần Amazon và cũng là chủ tịch điều hành của công ty này.

‘Lầu Năm Góc’ cho biết hôm 6/7 rằng họ đang huỷ bỏ hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD với Tập đoàn Microsoft sau vài năm tranh cãi giữa chính phủ và một số công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ về thỏa thuận này.

Quyết định cho thấy họ đang có kế hoạch phân chia công việc giữa Microsoft với đối thủ Amazon hoặc cũng có thể chuyển hợp đồng sang hẳn cho Amazon.

Bà MacKenzie Scott, vợ cũ của Bezos cũng đang là người giàu thứ 15 trên thế giới, đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng 2,9 tỷ USD cùng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Học được gì từ những ‘siêu năng lực’ như Elon Musk, Jeff Bezos và những doanh nhân khác

Có vẻ như hầu hết những doanh nhân thành công nhất đều có những ‘siêu năng lực’ nào đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của họ để đưa công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Elon Musk | CEO at Tesla & SpaceX

Hẳn là đa số chúng ta không xa lạ gì với những cái tên như Elon Musk, Jeff Bezos, Branson, Bill Gates hay cả nhiều doanh nhân nổi tiếng khác.

Vậy điều gì làm cho những nhà lãnh đạo hay doanh nhân này thành công đến như vậy?

Đằng sau mỗi doanh nhân, có nhiều câu chuyện với nhiều sắc thái thành công và thất bại khác nhau. Những bài học kinh nghiệm đó là yếu tố chính đã giúp họ trở thành những người quyền lực nhất hiện nay.

Bằng cách đi sâu vào lịch sử của họ, bạn cũng có thể ‘đánh cắp’ những ‘siêu năng lực’ của họ và áp dụng chúng vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của chính bạn.

1. Travis Kalanick: Uber.

Travis Kalanick, nhà đồng sáng lập Uber, từng được biết đến là người thất bại. Ông theo học Đại học California ở Los Angeles, nhưng sau đó bỏ học mà không có bằng cấp.

Ông là đồng sáng lập với hai công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khác trước khi gia nhập Uber đó là Scour và RedSwoosh. Khi Scour bị kiện vì vi phạm bản quyền, ông đã phải nộp đơn xin phá sản.

‘Siêu năng lực’ của Kalanick là sự bền bỉ: Bất chấp những gì có thể sẽ là thất bại phía trước, Kalanick vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Ông đã không để sự thất bại trong sự nghiệp đại học hay sự phá sản của công ty đầu tiên ngăn cản mình.

Trong khi những người khác có thể sẽ từ bỏ, Kalanick biết rõ ông đang cần một điều gì đó lớn lao hơn, điều này cuối cùng đã khiến ông thành lập Uber, nền tảng sau đó đã góp phần phá vỡ mô hình taxi truyền thống trên thế giới.

Tại thời điểm tháng 7 năm 2021, Uber có giá trị thị trường gần 100 tỷ USD.

2. Elon Musk: SpaceX và Tesla.

Elon Musk có một lịch sử làm kinh doanh từ rất sớm. Ông là đồng sáng lập một công ty dịch vụ ngân hàng trưc tuyến (X.com) mà sau này trở thành PayPal. Sau đó, ông thành lập Zip2, đồng sáng lập Tesla, sáng lập SpaceX và mua lại SolarCity.

Đối với Elon Musk, vấn đề chính không phải chỉ là tiền. Ông từng đã tự hỏi bản thân: “Tôi muốn cống hiến công việc của cuộc đời mình cho điều gì?” và câu trả lời sau đó là “để tạo ra tương lai của nhân loại.”

Trong suốt tất cả những nỗ lực của ông, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu cuối cùng này – từ việc khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ, cho phép mọi người chuyển sang ô tô điện đến việc phát triển SolarCity thành doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất ở Mỹ nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

Chắc chắn, tiền là một phần trong các dự án kinh doanh của ông, nhưng chúng được sử dụng cho mục đích cốt lõi lớn hơn, và điều đó đã tạo nên sự khác biệt.

3. Brene Brown: Giáo sư nghiên cứu, tác giả và CEO.

Brene Brown, một giáo sư nghiên cứu tại Trường công tác xã hội của Đại học Houston, chưa bao giờ đặt mục tiêu để trở thành một doanh nhân.

Công việc của bà là nghiên cứu về sự hổ thẹn (xấu hổ), tính dễ bị tổn thương, sự xứng đáng và lòng dũng cảm, điều đã giúp bà xây dựng nên hai cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.

Và cũng từ đó, công việc kinh doanh của bà đã bước sang một trang mới.

Bà hiện là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc học tập (CLO) của The Daring Way.

Nếu suy nghĩ xa hơn. Nhiều doanh nhân thành công là bởi vì họ đã dám đi đến những nơi mà những người khác chưa từng đi.

Họ nghĩ xa hơn hiện những thứ ở thực tại. Brown chuyên nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến tâm lý bởi vì bà biết rằng có những bài học cuộc sống rất lớn cần phải học, những bài học ấy đã biến bà từ một nhà giáo sư và tác giả thành một doanh nhân.

4. Jeff Bezos: Amazon.

Jeff Bezos hiện giữ vị trí số 1 trong danh sách những người có tải sản ròng lớn nhất hành tinh của Forbes với giá trị gần 200 tỷ USD.

Nhà sáng lập Amazon không phải lúc nào cũng có được thành công như hình ảnh mà nhiều người vẫn thấy; ông đã chứng kiến ​​rất nhiều thất bại trong các dự án kinh doanh của mình.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình trong nhà để xe tồi tàn của một ngôi nhà ở Seattle vào năm 1994, là nơi ông trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại.

Tuy vậy, Jeff Bezos luôn có tầm nhìn rõ ràng, có kế hoạch cho những tham vọng của mình.

Ông đã từng tuyên bố rằng một ngày nào đó ông sẽ cung cấp mọi cuốn sách đến trong tầm tay của bạn chỉ trong vòng 60 giây.

Giờ đây, Amazon Kindle là một trong những thiết bị đọc sách điện tử phổ biến nhất trên thị trường và dĩ nhiên, ông đã thực hiện tốt lời hứa của mình.

Từ nhà để xe vào năm 1994 cho đến một trong những người thành công nhất trên thế giới, Jeff Bezos đang ở được nơi mà ông muốn bởi vì ông rất rõ ràng về mục tiêu và kiên định với tầm nhìn của chính mình.

Với bạn thì sao? ‘siêu năng lực’ mà bạn đang xây dựng là gì? Có một điều mà cả bạn và tôi đều cần phải biết đó là: Chấp nhận thất bại và kiên định với mục tiêu dài hạn của mình là một trong những thành phần không thể thiếu để thành công !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)
Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Trở lại với nghề marketing. Mọi thứ cũng đang thay đổi. Dưới đây là các công việc thường có của một số Giám đốc Marketing (Marketing Director/CMO/Head of Marketing) ở một số các ngành hàng khác nhau.

  • Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chiến lược và thực thi tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).

Nó bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược, B2C và B2B Marketing, vận hành marketing, sáng tạo quảng cáo, phân tích marketing, điều phối với chiến lược chung của công ty, chuyển đổi số doanh nghiệp, dự báo nhu cầu của khách hàng…

  • Phát triển và quản lý chiến lược tiếp thị hiệu suất – Performance Marketing.

Tiếp thị hiệu suất hay performance marketing có thể thực hiện qua quảng cáo tìm kiếm có trả phí, SEO, đối tác chiến lược (Strategic Partnerships), tiếp thị liên kết (Affiliates) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Quản lý danh tiếng thương hiệu cả trực tuyến (Search, Social…) và ngoại tuyến (PR) bằng cách liên tục tối ưu thông điệp thương hiệu và thiết kế sáng tạo trên tất cả các kênh để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững lâu dài.

Hiểu, theo dõi hành vi và xây dựng các chiến lược marketing được nhắm mục tiêu phù hợp trên tất cả các kênh.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật số.

Đối với các hoạt động Tìm kiếm (Search), Mạng xã hội, Display, Video, Programmatic Ads…để mang lại hiệu suất cao, hiệu quả chi tiêu tốt và tính nhất quán của chiến dịch.

Tuỳ vào mỗi ngành hàng hay chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mà các công việc của từng Giám đốc Marketing là khác nhau.

Qua nhiều nghiên cứu từ các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về các nhà marketers đa năng vẫn còn, nhưng các yêu cầu để thành công thì đang thay đổi.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân tài có chuyên môn sâu về nền tảng kỹ thuật số (digital) và tiếp thị (marketing).

Họ đang tìm kiếm những người có chuyên môn kỹ thuật (technical) trong tất cả các khía cạnh của hoạt động digital. Họ đang tìm kiếm những người làm (do-ers) – thay vì chỉ là những người nghĩ (think-ers).

Tương lai của vai trò marketing.

Quay lại với câu hỏi ban đầu mà các nhà marketer đã tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả thứ mà thế giới đang hướng tới?”

Tương lai của vai trò marketing trong 10 năm tới là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố chiến lược, marketing, dữ liệu và công nghệ.

Marketing sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố phần mềm và công nghệ, vì vậy những người làm marketing không thể không hiểu công nghệ cũng như các thành phần liên quan đến nó.

Thị trường muốn bạn có kiến ​​thức chuyên môn sâu về marketing – nhưng cũng phải có kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ, dữ liệu và cả kỹ thuật số, cho dù bạn có muốn hay không.

Sự bùng nổ của công nghệ là một khía cạnh cũng tương đối mới đối với ngành marketing, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nói chung hiện không thể nắm bắt được cách khai thác và quản lý nó một cách thực sự ‘mượt mà’.

Công nghệ trong marketing, không phải là có hay không, tận dụng hay không mà là phải tận dụng nó như thế nào.

Các thông số kỹ thuật không biết nói dối.

Nếu bạn muốn có một công việc marketing đủ tốt trong tương lai, bạn phải biết rằng công nghệ (technology) cũng như 4 Ps (hoặc 7Ps) hay phân khúc thị trườngđịnh vị thương hiệu là đều quan trong như nhau.

Digital không phải là một lĩnh vực tách biệt: hiểu và trở thành một chuyên gia về nó là trọng tâm của marketing.

Hãy cố gắng tận dụng các yếu tố công nghệ, eCommerce, kỹ thuật số vào các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp và thương hiệu.

Phát triển kiến ​​thức chuyên môn với các nền tảng marketing. Biết cách một phần mềm ‘hoạt động’. Và nhiều thứ khác.

Mặc dù, dưới một thế giới đầy bất ổn như thế này, rất khó để có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên có một thứ mà chúng ta có thể chắc chắn được đó là ‘tương lai sẽ luôn thay đổi’, công nghệ hay marketing cũng sẽ thay đổi.

Điều cuối cùng của chúng ta chỉ là sẵn sàng tiếp nhận và phát triển nó một cách hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Người trẻ không có tự tin như chiến binh ra trận không đem binh khí

Với những ứng viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, sự tự tin chính là yếu tố quan trọng giúp họ tạo được ấn tượng đầu tiên trước nhà tuyển dụng, dẫn dắt họ đến đến cơ hội nghề nghiệp mới mẻ.

Người trẻ mà thiếu sự tự tin giống như chiến binh ra trận mà không sẵn sàng binh khí để đánh giặc. Lúc lâm trận, ắt hẳn sẽ mang trong mình đầy nỗi sợ hãi và rụt rè.

Tất nhiên, kết cuộc trận chiến sẽ không bao giờ nghiêng về kẻ yếu mang trong mình đầy nỗi sợ hãi. Thế mới thấy, sự tự tin chính là thứ binh khí tốt nhất và lợi hại nhất mà người trẻ mới ra trường cần sở hữu khi bước vào chiến trường phỏng vấn đầy sự cạnh tranh.

Dù bạn không có bất kỳ kinh nghiệm làm việc hay mối quan hệ xã hội nào nhưng khi đã tham gia phỏng vấn ứng tuyển, bạn phải tự tin thể hiện được năng lực và kiến thức mà bản thân đã trau dồi tron quá khứ.

Kiến thức và năng lực đó có thể là quá trình bạn học tập từ trường lớp hoặc tự đúc kết từ những trải nghiệm cá nhân.

Sự thật là với những ứng viên trẻ tuổi, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ không đòi hỏi quá khắt khe. Điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy chính là bản lĩnh của ứng viên đó để đánh giá xem liệu điều đó có thật sự xứng đáng để họ đầu tư thời gian đào tạo và huấn luyện họ trong tương lai hay không.

Đừng nhầm lẫn ranh giới giữa “Tự tin” và “Tự kiêu”.

Nuôi dưỡng và rèn luyện sự tự tin đã khó, thể hiện nó đúng mực trước người đối diện lại càng khó hơn bao giờ hết. Ranh giới giữa sự “Tự tin” và “Tự kiêu” thật chất rất mỏng manh.

Bạn tin tưởng vào năng lực bản thân đã tích lũy trau dồi khác với việc phóng đại năng lực đó một cách quá đà và đề cao quá mức tầm quan trọng của cá nhân mình.

Tất nhiên, không một ai muốn trở thành cộng sự với người sở hữu trong mình sự tự kiêu. Đặc biệt là với những nhà tuyển dụng đang mong mỏi tìm kiếm nhân sự gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp của họ.

Nhà tuyển dụng không cần bạn thể hiện sự tự tin một cách “lố lăng” rằng bạn hơn hẳn so với người khác. Hãy khôn khéo thể hiện sự tự tin đó thông qua những kiến thức, kỹ năng nền tảng vững chắc mà bản thân đã bỏ công xây dựng.

Thước đo chuẩn mực của sự tự tin được tính như thế nào?

1. Tự tin thể hiện bản thân mình.

Sự tự tin được hiểu đơn giản là khi bạn cảm thấy thực sự tin tưởng vào năng lực của bản thân và thể hiện điều đó ra bên ngoài với những người đối diện khiến họ cũng tin tưởng bạn.

Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm hay một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn cũng đủ chứng minh rằng bạn là người đầy sự tự tin.

Chỉ khi tin vào chính mình, tin rằng mình làm được việc gì đó thì cơ hội thành công mới thực sự rộng mở.

Khi bạn không có sự tự tin, điều này đồng nghĩa với việc bạn luôn e dè mọi thứ, không đặt mục tiêu cố gắng đến cùng. Và điều này vô tình khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống

Không một nhà tuyển dụng nào lựa chọn một ứng viên vừa không có kinh nghiệm vừa không có sự tự tin và bản lĩnh riêng.

Một doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư công sức và tiền của vào việc đào tạo và huấn luyện nhân sự không có kinh nghiệm nhưng sở hữu trong mình sự tự tin và bản lĩnh hơn người thay vì lựa chọn một nhân sự không có ý chí tiến thủ, mãi rụt rè trong vỏ bọc của sự sợ hãi thất bại.

Thế mới thấy sự tự tin chính là chìa khóa mở ra cánh cổng nghề nghiệp quan trọng đầu đời của người trẻ.

2. Tự tin trong khuôn khổ.

Thực tế đã có rất nhiều cá nhân đạt được thành công trong công việc, cuộc sống khi họ tin vào chính mình và nỗ lực hoàn thành những việc lớn lao mà trước đó họ tưởng chừng như rất xa tầm với.

Không chỉ vậy, sự tự tin dám đón nhận những trải nghiệm, thách thức mới còn có thể mang đến cho bạn những bài học kinh nghiệp, cơ hội phát triển đầy mới mẻ.

Tuy nhiên, sự tự tin này nên được thể hiện và kiểm soát trong một khuôn khổ nhất định để không bị sa đà vào sự tự kiêu, tự phụ… và nhận lấy những trái đắng ngậm ngùi.

Bạn có quyền tự tin về bản thân với thành quả mà mình đạt được nhưng đừng quá phóng đại thành quả đó như thể đó là điều không tưởng, không ai có thể thực hiện được ngoại trừ bạn.

Sự tự tin chính là giá trị cốt lõi mà mỗi con người chúng ta cần nuôi dưỡng và hoàn thiện từng ngày.

Đặc biệt là đối với những người trẻ đầy năng lực và sự sáng tạo thì sự tự tin này sẽ là vũ khí quan trọng giúp họ chinh chiến trên các mặt trận phát triển sự nghiệp tương lai.

Với một nền tảng kiến thức kỹ năng vững chắc và bản lĩnh tự tin hơn người, người trẻ chắc chắn sẽ gặt hái được những quả ngọt trong công việc và cuộc sống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

CMO của Google chia sẻ những thông tin mới nhằm phát triển Inclusive Marketing

Lorraine Twohill, hiện là Giám đốc Marketing (CMO) tại Google chia sẻ những nội dung mới nhất về Inclusive Marketing, điều mà đội nhóm của bà tại Google đã không ngừng xây dựng và theo đuổi.

CMO của Google chia sẻ những thông tin mới nhằm phát triển Inclusive Marketing
Lorraine Twohill | CMO at Google

Inclusive Marketing là gì?

Inclusive Marketing hay tiếp thị toàn diện (một số nguồn ở Việt Nam cũng dịch là tiếp thị đại chúng) mô tả các chiến dịch bao hàm sự đa dạng bằng cách bao gồm những người từ các hoàn cảnh, nền tảng hoặc những câu chuyện khác nhau mà mỗi nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể duy nhất có liên quan đến nhiều nhất.

Trong khi một số chiến dịch inclusive marketing nỗ lực để phá vỡ các định kiến hay khuôn mẫu, những chiến dịch khác chỉ đơn giản là nhằm phản ánh hoặc bao hàm nhiều nhóm người nhất có thể trong thế giới thực, không có sự phân biệt cụ thể.

Theo Google, một người xem gần 2 triệu quảng cáo mỗi năm. Điều đó có nghĩa là có gần 2 triệu cách mà chúng ta, với tư cách là những người làm trong ngành quảng cáo, có thể giúp mọi người nhìn nhận bản thân họ một cách tích cực và chân thực nhất.

Nhưng trong hầu hết các quảng cáo, bao gồm cả nhiều quảng cáo của chúng tôi, đã miêu tả các cộng đồng (đối tượng mục tiêu) của mình theo những cách có hại hoặc rập khuôn.

Và chúng ta chỉ có thể tránh được điều này khi chúng ta đưa yếu tố ‘toàn diện’ vào chiến lược của mình ngay từ đầu.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​không ít lời kêu gọi cho sự thay đổi, nhưng hành động của chúng ta thì vẫn chưa đủ.

Tất cả chúng ta đều phải đảm bảo hàng tỷ thông điệp (messages) mà mọi người nhìn thấy mỗi ngày thực sự đại diện cho một thế giới đa văn hóa và sắc thái mà chúng ta đang sống.

Tôi không khẳng định rằng tôi luôn làm đúng hay chúng tôi đã tìm ra tất cả mọi thứ, nhưng, với tinh thần giúp đỡ mọi người để có thể đạt được điều gì đó tốt hơn, tôi và đội nhóm của mình tại Google muốn chia sẻ những gì mà chúng tôi đã học hỏi được.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​không ít lời kêu gọi cho sự thay đổi, nhưng hành động của chúng ta thì vẫn chưa đủ.

Đây là những gì chúng tôi đã học được:

Tại Google, chúng tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của việc chia sẻ những gì chúng tôi biết, để các công cụ và tài nguyên của chúng tôi có thể giúp giải quyết được những thách thức lớn nhất của xã hội, bao gồm cả việc giải quyết sự bất bình đẳng trong quảng cáo.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã xây dựng và phát triển bộ công cụ marketing mới của mình nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các hoạt động marketing của họ.

Bộ cung cụ mới mà chúng tôi gọi là “All In”, hiện đã khả dụng cho tất cả mọi người để giúp họ thay đổi mọi thứ. Chúng ta không thể mong đợi công việc của mình sẽ tốt hơn nếu chúng ta không đưa người khác đi cùng.

Chúng tôi đã làm việc với hàng trăm công ty quảng cáo và chia sẻ những gì chúng tôi đã học được về sự đa dạng trong marketing với các đối tác, nó thực sự đã tạo ra một thế giới khác biệt cho chúng tôi và cả họ.

Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi không có tất cả các câu trả lời. Và những nguồn lực mà chúng tôi chia sẻ này không phải là một giải pháp toàn diện, mà chỉ là một bước tiến.

Với bộ công cụ này, các đội nhóm thuộc mọi quy mô có thể tìm thấy những thông tin và hướng dẫn cần thiết để giúp họ xây dựng chiến lược:

Xây dựng đội ngũ phù hợp. Trao quyền cho những tài năng tiềm ẩn trong đội nhóm của bạn và của đối tác để ý tưởng của bạn nhận được nhiều đóng góp nhất từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Đưa ra các lựa chọn sáng tạo mang tính toàn diện. Bạn có được các công cụ để giúp bạn đưa ra các lựa chọn toàn diện và tránh rập khuôn trong quá trình sáng tạo của bạn, từ việc xác định đối tượng đến viết kịch bản hoặc nội dung quảng cáo trên mạng xã hội.

Giữ cho mọi người luôn có trách nhiệm. Đặt mục tiêu và đo lường tiến độ của bạn để đảm bảo công việc của bạn đang đi đúng hướng.

Xóa bỏ những khuôn mẫu hay định kiến ​​trong marketing. Bạn có một loạt các hướng dẫn để giúp đảm bảo các nhóm đối tượng của bạn đang được thể hiện một cách tích cực và chân thực nhất.

Chúng ta không thể mong đợi công việc của mình sẽ tốt hơn nếu chúng ta không để người khác cùng đồng hành với mình.

Kể từ năm 2017, chúng tôi đã hợp tác với các chuyên gia và các tổ chức hàng đầu trong ngành Geena Davis Institute, AdColor, GLAAD, Goodwill, Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia, v.v. để xây dựng bộ công cụ này và sửa chữa những sai lầm của chúng tôi, đồng thời đưa những người khác đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc hành trình này.

Ba năm trước, tôi đã chia sẻ kết quả kiểm tra tính đa dạng ban đầu của chúng tôi, kết quả cho thấy rằng 10% quảng cáo mà chúng tôi đã xem xét có người da màu hoặc Latinh.

Nhờ học được từ bộ công cụ này, con số đó hiện đã là 26%. Và vào năm 2020, 72% các chiến dịch của chúng tôi có người da màu.

Các cuộc kiểm tra tính sáng tạo của chúng tôi cũng cho chúng tôi thấy rằng chúng tôi cần xây dựng thêm những câu chuyện và chân dung cho giới LGBTQ +, bao gồm cả nhiều người lớn tuổi hơn và những người khuyết tật, v.v.

“Marketing có thể củng cố hoặc phá vỡ các định kiến. Tôi và đội nhóm của mình tại Google muốn đứng về phía phá bỏ những định kiến.”

Bạn có thể xem chi tiết bộ công cụ hỗ trợ này của Google tại: Google Inclusive Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrip

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong một thế giới khi mà marketing được nhắc đến quá nhiều và gần như ‘chiếm sóng’ mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu, PR hay các hoạt động quan hệ công chúng đang bị coi nhẹ đi rất nhiều.

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong số những nhu cầu ban đầu quan trọng nhất của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải trong việc giải quyết vấn đề đó là chọn sai kênh để truyền thông.

PR hay Quan hệ công chúng theo truyền thống thì nó nằm dưới và thuộc không gian marketing – ở cấp độ bên dưới, PR kết hợp và chia sẻ không gian với các kênh truyền thông có trả phí nói chung (paid media) cũng như truyền thông mạng xã hội, SEO, người có ảnh hưởng (influencer), quảng cáo và cả digital marketing.

Theo định nghĩa, PR là hành động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Mục tiêu của nó là kết nối trực tiếp với khách hàng, làm nổi bật các giải pháp của bạn tới các vấn đề của họ và thúc đẩy họ mua hàng.

PR là ‘cánh tay nối dài’ để đưa thương hiệu đến với thế giới.

Là một chức năng chiến lược, PR cũng nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu, nhân viên, nhà đầu tư và cả các chuyên gia trong ngành, nó xây dựng và duy trì sự thiện chí cũng như danh tiếng của thương hiệu.

Xem thêm: PR là gì?

Hiểu được các sắc thái giữa các mục tiêu của PR và Marketing và khi nào nên tận dụng các công cụ này là những gì mà người làm marketing nói chung cần nắm.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn cần PR, thay vì chỉ là Marketing:

1. Bạn cần xây dựng sự uy tín hay tín nhiệm trong ngành.

Doanh nghiệp của bạn có thể mới tham gia thị trường, đang bước vào một môi trường đã cạnh tranh, hoặc đang tìm cách phá vỡ (disrupt) một ngành công nghiệp.

Trong tất cả những trường hợp đó, thương hiệu của bạn cần phải xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm đối với những đối tượng mục tiêu.

Là người tiêu dùng, chúng ta không chắc sẽ tin tưởng vào một thương hiệu mà chúng ta chưa từng thấy hoặc nghe nói đến trước đây.

Vì vậy, cũng như trong bất kỳ mối quan hệ mới nào, trước tiên bạn cần giới thiệu về bản thân mình. Để làm điều này, hiển nhiên, bạn có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí, tuy nhiên, điều đó không thể thay thế cho sự uy tín hay tín nhiệm mà bạn có thể có được bằng PR, khi một phương tiện truyền thông hay một ai đó ‘chủ động’ nói về bạn.

Đó cũng là sự khác biệt giữa việc bạn tự giới thiệu bản thân trên một sân khấu với tư cách là một diễn giả và việc để một người hay một kênh truyền thông nào đó nổi tiếng hơn bạn, đáng tin hơn bạn, nói về bạn.

PR là một công cụ thiết yếu để xây dựng lòng tin. Mối liên kết với bên thứ ba (third-party connection) này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và uy tín của thương hiệu mà còn giúp thúc đẩy những mối quan hệ có ý nghĩa giữa bạn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bằng cách phát triển một thông điệp nhất quán và tự tin, bạn có thể định vị bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng, thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, sự yêu mến của đối tượng mục tiêu đối với sản phẩm, nền tảng hoặc dịch vụ của bạn.

2. Bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư.

Theo CB Insights, 29% công ty khởi nghiệp thất bại vì họ hết tiền mặt.

Nếu tiền mặt là vua, thì sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp có thể xảy ra ở khắp tất cả mọi nơi.

Bằng việc đầu tư cho các hoạt động PR, bạn sẽ không chỉ giúp đưa thương hiệu của bạn ra thế giới một cách hiệu quả mà còn định vị đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp như là những người dẫn đầu trong ngành.

Nói một cách dễ hiểu hơn: đưa câu chuyện và ý tưởng của bạn ‘ra ngoài kia’ là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, như một lời cảnh báo, bạn đừng để bị rơi vào bẫy của danh vọng trước khi bạn có đủ lý do để tự hào; hãy tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp tuyệt vời trước khi bạn muốn kể về nó cho người khác một cách rộng rãi.

3. Bạn cần xử lý khủng hoảng.

Công ty của bạn có thể đang phải đối mặt với những đánh giá tiêu cực hoặc có thể đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông nào đó.

Là một thành phần trọng yếu để quản lý danh tiếng thương hiệu, PR là chiến lược khôn ngoan khi bạn đang tìm cách kiểm soát nhận thức, ‘dập tắt’ – hoặc ngăn chặn khủng hoảng trước khi nó lan rộng hoặc chuyển hướng theo những diễn biến xấu.

Khi bạn đang tìm đường đến một thị trường mới hoặc có một sản phẩm nào đó gây ra một số tranh cãi, PR nên là một phần của bất kỳ chiến lược thông minh nào ngay từ đầu.

Trong truyền thông khủng hoảng, nếu bạn thất bại trong khâu chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị cho thất bại.

Chiến lược PR đúng đắn có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ, điều hướng lại câu chuyện và mở ra các cuộc trò chuyện mới để xây dựng (hoặc xây dựng lại) lòng tin.

Warren Buffet từng nói: “Bạn cần 20 năm để tạo dựng danh tiếng nhưng chỉ 5 phút để hủy hoại nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác đi”.

4. Bạn đang cần truyền tải những điều gì đó mới.

Khi bạn phát triển một sản phẩm hoặc một tính năng mới nào đó và bạn cần truyền tải nó, đây là lúc để PR và marketing phối hợp chặt chẽ với nhau.

Mặc dù một số thông tin có thể hiệu quả hơn với marketing, nhưng PR có thể giúp định hình việc ra mắt những thứ mới mẻ đó thành một câu chuyện đầy hấp dẫn, điều mà mọi người sẽ rất muốn lắng nghe.

5. Đối thủ cạnh tranh của bạn luôn là hình tượng mới mẻ.

Trong một thị trường vốn đã đông đúc với những người chơi có tên tuổi, rất khó để bạn trở nên nổi bật.

Và giữa hàng ngàn các câu chuyện được tạo ra mỗi ngày trên thị trường, bạn nên tự hỏi bản thân mình: “Câu chuyện của chúng ta có gì thú vị?

Việc suy nghĩ như một nhà báo hoặc một người chuyên về khai thác tin tức có thể giúp bạn hiểu điều này tốt hơn.

Câu chuyện của bạn có đáng tin cậy? Nó có phù hợp với các cuộc trò chuyện hay thảo luận hiện có (hay còn gọi là tính thời sự) không?

Tại sao mọi người nên quan tâm đến câu chuyện đó? Bạn có thể đưa ra một quan điểm hoặc sản phẩm thực sự độc đáo không? Nó giải quyết các vấn đề mang tính xu hướng, những nỗi đau trong bối cảnh lớn hơn như thế nào?

PR không phải là làm cho mọi thứ trở nên ‘ồn ào’ hơn. Đó là tập trung tiếng nói của thương hiệu và sử dụng thuật kể chuyện để truyền đạt những gì khiến bạn thực sự độc đáo.

Con đường dẫn đến việc mua hàng là một con đường vô cùng đông đúc và chông gai, vì vậy điều quan trọng bạn cần lưu ý là mục tiêu cuối cùng của PR không phải dành cho những quyết định mua hàng.

Nó phải là một công cụ vô giá trong việc giao tiếp với công chúng và xây dựng niềm tin từ họ vào một thương hiệu.

Như Bill Gates cũng đã từng nói: “Nếu tôi chỉ còn một đô la, tôi sẽ dành nó cho PR.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

DiDi bị trừng phạt là bài học lớn cho giới công nghệ Trung Quốc

Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc điều tra app gọi xe DiDi vì rủi ro an ninh quốc gia sẽ tạo tiền lệ cho những trường hợp tương tự trong tương lai.

Văn phòng Đánh giá An ninh mạng thuộc Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết đã chặn ứng dụng gọi xe Didi đăng ký người dùng mới. Một ngày sau, cơ quan này yêu cầu gỡ bỏ Didi khỏi các kho ứng dụng Google Play và App Store.

Đến 5/7, thêm 2 ứng dụng gọi xe Yunmanman và Huochebang, cùng app tuyển dụng Boss Zhipin lọt vào cuộc điều tra cũng với lý do “an ninh quốc gia”.

Theo SCMP, đây là lần đầu chính phủ Trung Quốc lấy lý do an ninh quốc gia để điều tra những công ty công nghệ lớn. Một số nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ tạo tiền lệ cho các trường hợp tương tự trong tương lai.

Chiến dịch giám sát mới của Trung Quốc.

Trong khi DiDi bị Trung Quốc đưa vào tầm ngắm 2 ngày sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York, Full Truck Alliance, công ty điều hành Yunmanman và Huochebang đã huy động 1,6 tỷ USD từ đợt IPO vào tháng trước.

Boss Zhipin cũng mới giao dịch trên sàn Nasdaq từ giữa tháng 6 sau khi huy động 912 triệu USD.

Theo CAC, cuộc điều tra nhắm vào các ứng dụng với mục đích “ngăn chặn rủi ro, duy trì an ninh dữ liệu quốc gia” dựa trên Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc, Luật An ninh mạng và Danh sách Biện pháp Đánh giá An ninh mạng.

Tuy nhiên, những điều khoản khiến Didi và các ứng dụng bị điều tra không được tiết lộ.

Cuộc điều tra nhắm vào Didi là lần đầu chính phủ Trung Quốc công khai lấy lý do an ninh quốc gia để đưa các hãng công nghệ lớn vào tầm ngắm. Theo một số nhà phân tích, hành động trên có thể gây ảnh hưởng rộng.

Wang Sixin, Giáo sư luật tại Đại học Truyền thông Trung Quốc cho rằng động thái này sẽ khởi động chiến dịch giám sát mới dành cho các công ty Internet Trung Quốc.

“Những công ty như DiDi có rất nhiều dữ liệu về đường sá, phương tiện giao thông và thói quen người dùng. Chúng liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia”, Wang cho biết.

“Trước đây, luật (an ninh mạng tại Trung Quốc) chủ yếu nằm trên giấy và chưa thực thi nhiều… (Vụ việc của Didi) sẽ là tiền đề cho các trường hợp tương tự trong tương lai”, Zhai Wei, Giáo sư luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Hoa ở Thượng Hải nhận định.

Các hãng công nghệ lớn đã phải chịu áp lực kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc, gần đây là những cuộc điều tra, án phạt liên quan đến chống độc quyền.

John Dong, Luật sư chứng khoán tại công ty luật Joint-Win Partners, cho rằng trong khi những cuộc điều tra trước đây tập trung vào quyền riêng tư người dùng, trường hợp của Didi lại liên quan đến vấn đề bảo mật của đất nước.

“Khi vấn đề liên quan đến an ninh cấp quốc gia, hãy xem đó là rủi ro kinh doanh mức cao nhất”, John cho biết.

Cuộc điều tra DiDi lập tức ảnh hưởng đến cổ phiếu công ty. Khi IPO vào ngày 30/6, Didi được định giá khoảng 70 tỷ USD. Sau khi Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra, giá cổ phiếu Didi giảm 5,3% xuống còn 15,5 USD.

Những công ty đầu tư vào app gọi xe lớn nhất Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. SoftBank Group, cổ đông lớn nhất của Didi với 20,1% cổ phần, chứng kiến cổ phiếu giảm 5,4% tại Tokyo trong ngày 5/7. Cổ phiếu của Tencent tại Hong Kong cũng giảm 3,6%.

Điều tra không chỉ vì an ninh mạng.

Li Min, Phó chủ tịch DiDi cho biết sẽ hợp tác với Trung Quốc để phục vụ điều tra, phủ nhận tin đồn gửi dữ liệu người dùng Didi tại Trung Quốc cho chính phủ Mỹ.

“Dữ liệu người dùng Trung Quốc được lưu trữ trên máy chủ trong nước, chúng tôi không cung cấp nó cho Mỹ”, Li chia sẻ trên Weibo, dọa sẽ kiện những ai chia sẻ thông tin sai lệch.

Theo Danh sách Biện pháp Đánh giá An ninh mạng có hiệu lực từ tháng 6/2020, đánh giá an ninh mạng nghĩa là xem xét vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến “sản phẩm, dịch vụ mạng được mua bởi các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng”.

Đánh giá an ninh mạng có thể điều tra việc sử dụng thông tin không đúng mục đích, phá hủy cơ sở hạ tầng, xử lý sai dữ liệu hoặc gián đoạn hạ tầng do yếu tố chính trị, ngoại giao và thương mại đến từ các nhà khai thác.

Theo SCMP, quá trình đánh giá thường mất 45 ngày, có thể lâu hơn và không bao gồm thời gian công ty bị điều tra giao nộp tài liệu.

Quy chế nêu rõ bất cứ thành viên của văn phòng an ninh mạng có thể khởi động điều tra nếu nhận thấy rủi ro tiềm ẩn về an ninh quốc gia trong sản phẩm hoặc dịch vụ mạng.

DiDi là mục tiêu đầu tiên trong cuộc điều tra như vậy. Văn phòng đánh giá an ninh mạng còn phối hợp với 12 cơ quan của Trung Quốc, bao gồm Bộ Công an và Bộ An ninh Nhà nước.

Nathaniel Rushforth, luật sư an ninh mạng tại công ty luật DaWo nhận định văn phòng này sẽ khởi động nhiều cuộc điều tra tương tự trong tương lai. Các công ty như Didi sẽ lọt vào tầm ngắm bởi “lượng thông tin cá nhân dồi dào, dữ liệu nhạy cảm” mà họ thu thập.

“Khung đánh giá an ninh mạng được thiết kế để kiểm soát việc xử lý dữ liệu mà các công ty thu thập tại Trung Quốc.

Khả năng chuyển dữ liệu xuyên biên giới là vấn đề đáng quan tâm với các công ty đa quốc gia, quy định cũng thắt chặt những hoạt động chuyển giao như vậy”, Rushforth cho biết.

Giáo sư luật Zhai Wei cho biết vụ việc Didi cho thấy cách Trung Quốc sẽ xử lý rủi ro an ninh mạng trong tương lai.

Theo Zhai, DiDi là một phần “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” của Trung Quốc bởi tài nguyên dữ liệu mà họ sở hữu liên quan đến kinh tế và an ninh xã hội.

“Nhìn bề ngoài, đây chỉ là cuộc điều tra an ninh mạng, nhưng nó cũng liên quan đến vấn đề bảo mật ở nhiều khía cạnh khác”, Giáo sư Zhai nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Elon Musk: “Đôi khi làm nhiều việc tốt hơn là chỉ có duy nhất một công việc”

Đối với tỷ phú Elon Musk, mỗi công việc chính là mỗi dự án phụ. Ông là một trong số ít những người cho rằng làm nhiều việc khác nhau sẽ tốt hơn là chỉ làm duy nhất một công việc (fulltime). 

Elon Musk: "Đôi khi làm nhiều việc tốt hơn là chỉ có duy nhất một công việc"
Elon Musk | CEO Tesla & SpaceX

Trong một cuộc phỏng vấn tại Mobile World Congress ở Barcelona. Elon Musk đã nói về sự phát triển và triển khai Starlink.

Nếu bạn chưa biết, Starlink là một kế hoạch lớn của Elon Musk để ‘trải thảm bầu trời’ bằng các vệ tinh quỹ đạo thấp để tiếp cận các khu vực dân cư thưa thớt với Internet tốc độ cao.

Trong buổi phỏng vấn, Elon Musk nói:

“Cần có kết nối ở những nơi không có ngay bây giờ, hoặc những nơi mà các kết nối đang rất hạn chế và tốn kém.”

Đó có thể là một phát biểu khá nhẹ nhàng, tuy nhiên, rõ ràng là Elon Musk có những kế hoạch đầy tham vọng cho công ty của mình đằng sau các ý định đó.

Ông nói tiếp:

“Chúng tôi đang trên đường đạt được vài trăm nghìn người dùng – và có thể hơn 500.000 người dùng trong vòng 12 tháng”.

Khi nghe phát biểu này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc quyết tâm của Elon Musk lớn đến như thế nào, chúng ta có thể nghĩ đây là một dự án chính và nó sẽ chiếm hầu hết thời gian của ông.

Nhưng trên thực tế, chính xác mà nói, đó chỉ là một dự án phụ nằm trong một dự án phụ khác của Elon Musk – SpaceX, công ty về không gian mà Elon Musk làm CEO.

Chắc chắn, SpaceX và Starlink đều mang những sứ mệnh thú vị và to lớn, tuy nhiên điều đó không thay đổi một thực tế rằng về cơ bản đó là những công việc phụ.

Đến đây, nhiều người lại có thể nghĩ đến Tesla, nhà sản xuất xe điện và năng lượng mặt trời này là công việc chính của ông. Nhưng một lần nữa, Elon Musk không phải là CEO toàn thời gian (fulltime) tại Tesla.

Đôi khi làm nhiều việc lại tốt hơn rất nhiều so với chỉ làm duy nhất một công việc.

Một số người có thể cống hiến hoàn toàn cho một sự nghiệp hoặc công việc nào đó. Điều đó thật cao quý, nhưng nó chắc chắn không phải là cách mà tất cả mọi người đều áp dụng và thậm chí nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho nhiều người.

Đặc biệt là đối với các doanh nhân hay những người có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao.

Các doanh nhân có xu hướng có nhiều ý tưởng lớn hơn là những gì họ có thể phù hợp với một công ty hoặc một dự án nhất định. Nó thường đi kèm với những sự sáng tạo và động lực để đưa các ý tưởng ra khỏi đầu của họ và chạm vào thế giới thực.

Rất nhiều điều thực sự tuyệt vời đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới dưới dạng các dự án phụ như: Gmail, Pixar, Slack và ngay cả Nike.

Bây giờ, hãy thử nhìn đối thủ chính của Elon Musk cho danh hiệu “người đàn ông giàu nhất thế giới”, Jeff Bezos.

Chắc chắn, Bezos được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà sáng lập và và CEO của Amazon, nhưng ông cũng là chủ sở hữu của Blue Origin, một nỗ lực khác tập trung vào không gian, cũng như The Washington Post, một trong những trang tin hàng đầu.

Một trong những lý do chính mà Jeff Bezos rời bỏ vị trí CEO là để ông có thể dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích khác.

Chắc chắn, bạn có thể tranh luận rằng các tỷ phú như Elon Musk hay Jeff Bezos có lợi thế hơn hẳn mọi người khác vì họ có đủ sự giàu có để lựa chọn, nhưng nhiều người lại cho rằng chính sự lựa chọn của họ đã khiến họ có thể thành công ngay từ đầu.

Các dự án phụ và trí tuệ xảm xúc.

Khi xem các công việc nào đó chỉ là các dự án phụ, bạn có những lợi thế nhất định. Trong trường hợp của Elon Musk, ông sẵn sằng thử tất cả mọi thứ vì ông vốn coi nó hay những công việc khác chỉ là những dự án phụ.

Đây chính là một phần của người có trí tuệ cảm xúc cao. Khi một cái gì đó là dự án phụ của bạn, bạn xử lý nó khác rất nhiều so với các công việc toàn thời gian hàng ngày của bạn.

Điều quan trọng ở đây là vì các công việc hay dự án đó không phải là công việc (được giao) đơn thuần, mà vì đó là thứ bạn yêu thích (để làm).

Khi bạn làm điều gì đó vì bạn yêu thích nó, nó sẽ giúp bạn nỗ lực hết mình. Bạn sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi rủi ro nếu có thay vì đổ lỗi cho người khác vì những áp đặt.

Tất nhiên, thật tuyệt vời nếu các dự án phụ của bạn kiếm được tiền.

Điều tuyệt vời khi có một dự án phụ là nó cung cấp cho bạn một lối thoát để bạn tự thôi thúc chính bản thân mình làm một điều gì đó khác biệt.

Nó cung cấp cho bạn một nơi để định hướng lại năng lực sáng tạo của bạn, giúp bạn dễ dàng tập trung vào những việc bạn phải làm hơn.

Điều này đưa chúng ta quay trở lại với Elon Musk, người rõ ràng là một trong những doanh nhân sáng tạo nhất trong thế hệ của mình.

Trong cuôc sống, chắn chắn không ai có thể biết được ‘chắc chắn mình là ai’ ngay từ đầu.

Thế nên, đừng hạn chế bản thân mình thử bất cứ điều gì mới, miễn là bạn yêu thích nó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P1)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

‘Đại dịch đã làm thay đổi mọi thứ’. Từ cuộc sống, cách sinh hoạt đến cả cách mà chúng ta đang giao tiếp và làm việc.

Trong bối cảnh đầy sự bất ổn đó, một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đang đặt ra là, tương lai công việc của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả nơi mà thế giới đang hướng đến?”

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp, nhưng với tư cách là một người làm marketing có kinh nghiệm, tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng buộc tôi phải cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp của mình – và chứng kiến những gì xảy ra sau đó.

Ngay bây giờ đây, khi ngành marketing đang thay đổi nhanh chóng với vô số những thứ mới, tôi cũng đang phải suy nghĩ cho nghề nghiệp của mình trong những giai đoạn sắp tới.

Rốt cuộc nghề marketing của tôi sẽ đi về đâu và chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Phần mềm đã ‘xâm chiếm’ thế giới và bây giờ nó tiếp tục ‘xâm chiếm’ ngành marketing.

Vào năm 2011, nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cũng là người sáng tạo ra Netscape, Ông Marc Andreessen đã viết một bài luận với tên gọi “Why Software is Eating the World” (Tạm dịch: Tại sao phần mềm lại có thể ‘xâm chiếm’ thế giới).

Một trong những điểm đáng chú ý trong bài luận, là ông mô tả cách các doanh nghiệp mới được xây dựng trên những phần mềm tiên tiến đang ‘xâm chiếm’ và ‘phá vỡ’ cả những tập đoàn vốn thống trị trước đây.

Có lẽ, Andreessen đã biết trước tương lai. Ông viết rằng “trong 10 năm tới, các trận chiến sẽ diễn ra giữa những tên tuổi lớn vốn đang thống trị và những đội quân mới nổi được trang bị đầy những phần mềm tiên tiến”, ông đặc biệt đề cập đến những cái tên như Google, Netflix, Square, Spotify, PayPal và Salesforce.

Ý tưởng rằng một số doanh nghiệp ‘bám chặt’ với phần mềm và công nghệ trong năm 2011 sẽ là các doanh nghiệp dẫn đầu và thống trị thị trường trong tương lai theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng được.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy đi nhanh hơn một sự thật rằng ‘phần mềm đang xâm chiếm thế giới’. Andreessen đã viết vào năm 2011 rằng “Amazon là một công ty phần mềm – năng lực cốt lõi của nó là có những công cụ phần mềm tuyệt vời để có thể bán hầu như tất cả mọi thứ trực tuyến”.

Ít nhất cho đến nay, Andreesen đã được chứng minh là ông đã đúng – ngay cả trong marketing. Khi hầu hết những việc chúng ta làm trong marketing đều có liên quan đến hoặc gắn liền trực tiếp với các yếu tố phần mềm hoặc công nghệ.

Những nhà marketer ngày nay có nhiều công cụ công nghệ hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sức mạnh tính toán hơn cả các CEO của các công ty lớn nhất thế giới cách đây khoảng 2 thập kỷ trước.

Vào năm 2011, Ông Scott Brinker đến từ trang tin chuyên về công nghệ marketing, Chief Martech đã cố gắng tìm kiếm tất cả các công ty chuyên về công nghệ marketing (MarTech) mà ông có thể tìm thấy.

Theo Scott, ông đã tìm ra hơn 150 logo của các công ty công nghệ marketing khác nhau, điều đang thể hiện một sự bùng nổ đầy cảm hứng của yếu tố phần mềm trong markeing.

Và sự thật sau đó là, mọi thứ đã vượt ra những gì ông có thể tưởng tượng! Từ con số chỉ 150, Scott cho rằng hiện đã có hơn 8.000 công ty mà ông có thể tìm thấy đang cung cấp những phần mềm hoặc giải pháp về công nghệ marketing.

Từ năm 2011 đến nay, đó là mức tăng trưởng kỷ lục với 5,233%.

Cũng như Scott chỉ ra, Châu Âu hiện có nhiều công ty công nghệ marketing nhất, cụ thể, số lượng nó đang có bằng con số của toàn bộ thế giới vào năm 2016.

Các nền tảng Adobe Marketing Cloud, SalesForce Marketing Cloud, Google Marketing Platform – vốn rất mới mẻ và chưa hoàn chỉnh cách đây 10 năm. Bây giờ họ có thể chi phối không nhỏ đến thế giới marketing toàn cầu.

Khả năng dự báo – đặc biệt là về tương lai – thực sự rất khó!

Thật khó để có thể dự đoán được bao nhiêu phần mềm và công nghệ sẽ ‘xâm chiếm thế giới vào năm 2011 và mãi sau đó. Hầu hết các dự báo về những gì có thể xảy ra đều dựa trên ‘lý thuyết mơ mộng’ và những thành kiến ​​trong nhận thức.

Các nhà dự báo khá an toàn khi nói rằng sẽ không ai có thể gọi tên họ trong thời gian 10 năm tới và nói với họ rằng họ đã sai.

Vậy có cách nào để lập kế hoạch sự nghiệp của chúng ta mà không cần lắng nghe những suy nghĩ viển vông từ những dự báo này không?

Tôi nghĩ rằng có một số bằng chứng có thể giúp chúng ta. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể đảm bảo từ yếu tố công nghệ.

Năm 1965, Gordon Moore, người sáng lập của Intel, đã đưa ra dự báo – điều mà ngày nay được gọi là ‘Định luật Moore’ – rằng sức mạnh của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 đến 24 tháng – và / hoặc giảm một nửa về giá.

Định luật Moore cũng được chứng minh là đúng với hầu hết các công nghệ dựa trên thông tin khác như chip, điện toán đám mây, cảm biến, robot và di truyền. Điều này có nghĩa là tương lai sẽ không tuyến tính – trực tiếp – từ vị trí của chúng ta hôm nay.

Tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo thuật ngữ tuyến tính vì đó là những gì chúng ta đã quan sát được về cách thế giới tự nhiên được vận hành và đó là cách chúng ta đưa ra dự báo về tương lai trong hàng thiên niên kỷ tới.

Nhiều người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ ý tưởng này về một thế giới theo cấp số nhân, tin rằng vì phần lớn mọi thứ trên thế giới này không phát triển theo cấp số nhân và, ngay cả khi nếu chúng có, thì cũng không thể phát triển vô hạn.

Tuy nhiên với những bằng chứng về sự phát triển của phần mềm như đã nói và cách nó mở rộng quy mô của nó, cho thấy niềm tin này của nhiều người là không đúng.

Để dễ hiểu hơn và thú vị hơn, hãy nghĩ đến iPhone. Nhiều người trong số chúng ta có thể nhớ iPhone đời đầu khi nó ra mắt.

Nếu bạn giống tôi, bạn có thể đã cười nhạo nó và nói các câu kiểu như, “Tôi sẽ gắn bó với Blackberry của tôi thôi” hay “Nó thật điên rồ…”.

Chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 có màn hình 3,5 inch, chỉ nặng 2g – không có ứng dụng và không có camera. 3G và app store xuất hiện sau đó vào năm 2008 và máy ảnh xuất hiện vào năm 2010.

Hãy lấy điện thoại thông minh của riêng bạn ra ngay bây giờ. Và xem điều gì đã xảy ra với suy nghĩ của chúng ta cách đây khoảng 14 năm.

Vào năm 2011, khoảng một phần tư toàn cầu, khoảng 1,8 tỷ người, được kết nối với Internet. Vào tháng 1 năm 2021, 4,66 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, tăng 316 triệu người (7,3%) trong một năm.

Tỷ lệ thâm nhập của internet (internet penetration) toàn cầu hiện đạt gần 60% – trong đó phần lớn là trên điện thoại thông minh với màn hình có độ phân giải cao.

Nếu bạn đọc tin tức về marketing và quảng cáo – và xem xét góc nhìn dựa trên những người tự xưng là marketer, bạn có thể nghĩ rằng việc phụ thuộc vào công nghệ marketing (Martech) hay Digital là một điều gì đó rất tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu bạn xem xét trên một góc nhìn chuyên nghiệp hơn, từ những người làm marketing thực thụ, khi các doanh nghiệp đang khuyến khích đo lường và quản lý hoạt động marketing bằng công nghệ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Các CEO và CFO ngày nay không thể quản lý “sự sáng tạo” hay “sự dũng cảm” đơn thuần, họ chỉ có thể nhìn với kết quả, bằng những con số để giải thích cho vấn đề.

Những điều duy nhất chúng ta có thể đảm bảo trong 10 năm tới trong lĩnh vực marketing.

  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy mọi doanh nghiệp.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động marketing.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ thúc đẩy việc đo lường và quản lý hiệu suất.
  • Nhiều người trên Internet hơn sẽ truy cập qua màn hình điện thoại di động.
  • Ít TV tuyến tính (linear TV) hơn và thay vào đó là TV thông minh (Smart TV).

Vào đầu những năm 1950, Chủ tịch của NBC, Ông ‘Pat’ Weaver đã phát minh ra các chương trình ‘hoành tráng’ và xa hoa kéo dài hơn một giờ với mục tiêu sẽ lấp đầy một buổi tối của mọi người xem. Cái mà thời điểm đó ông gọi là magazine format (định dạng tạp chí).

Là tác giả của hai trong số những cuốn sách hàng đầu về quảng cáo ‘The Anatomy of Humbug’ và ‘Why Does the Pedlar Sing?’, Paul Feldwick nói từng nói:

“Các nhà quảng cáo có thể mua các chương trình này nhưng không phải bằng cách tài trợ toàn bộ mà bằng cách mua thời gian phát sóng theo từng phút một, điều này cho phép nhà mạng cung cấp một chương trình chất lượng và đắt giá hơn nhiều.”

“Việc lựa chọn một phút làm thời lượng bán hàng là tùy ý; sự thay đổi này về bản chất của các quảng cáo truyền hình không phải là để làm cho bản thân quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, mà bởi mục tiêu gia tăng lượng khán giả và doanh thu quảng cáo thông qua việc tài trợ cho các chương trình đắt giá hơn.”

Fedwick tiếp tục: “Truyền hình Anh sử dụng thời lượng phút làm đơn vị cơ bản, nhưng theo thời gian, ba mươi giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Khi có nhiều dấu hiệu mới cho thấy về hy vọng sớm sẽ trở lại cuộc sống bình thường, nhiều doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng tăng trưởng ngay khi có cơ hội mới.

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Để hỗ trợ quá trình này, LinkedIn đã xuất bản một tạp chí số với tên gọi “Ready for Business 2021″, nhằm cung cấp một loạt các thông tin chi tiết, mẹo và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia để giúp truyền cảm hứng cho các thương hiệu trong việc tối ưu và cải thiện các chiến lược của họ hậu Covid-19.

Theo giải thích của LinkedIn:

“‘Ready for Business 2021’ khám phá mọi thứ liên quan đến việc sử dụng Digital Marketing để thúc đẩy sự tăng trưởng và đưa chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Có rất thông tin chi tiết về việc xác định các nhóm đối tượng có giá trị cao nhất và cách thu hút họ ngay khi họ dễ tiếp nhận nhất.

Chúng tôi cũng tìm hiểu sâu về sự phát triển và tầm quan trọng của yếu tố lòng tin và lãnh đạo tư tưởng trong thế giới hậu đại dịch, làm nổi bật bản chất của sự thay đổi trong hành trình mua hàng B2B.

Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ những câu chuyện và chiến lược về cách các hoạt động marketing của bạn có thể truyền cảm hứng, giải trí – và sự sẵn sàng cho tư duy kinh doanh trên quy mô lớn.”

Tạp chí số dài 50 trang mà bạn có thể tải xuống, bao gồm một loạt các bài viết và ghi chú hữu ích, bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu người dùng mới của LinkedIn nhằm tìm cách khám phá thêm về lý do tại sao mọi người lại sử dụng nền tảng này.

Một hình ảnh được cắt ra từ Ready for Business 2021.

Ngoài ra tạp chí còn có các Case Study trong việc sử dụng quảng cáo LinkedIn và các công cụ quảng bá khác để đạt hiệu quả tốt nhất trên nền tảng.

Tạp chí cũng chứa các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và thông tin chi tiết về các xu hướng chính, như sự kiện ảo (virtual events), mở rộng vai trò của các Giám đốc Marketing (CMO) và xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay người làm marketing, những người đang rất muốn tìm kiếm các xu hướng phát triển mới cũng như các công cụ hữu ích trong quảng cáo và marketing, tạp chí số này sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tải xuống tạp chí số ‘Ready for Business 2021’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Từ hôm nay, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vị trí CEO của Amazon với gần 200 tỷ USD

Theo Bloomberg, hôm nay 5/7/2021, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vai trò CEO của Amazon ở tuổi 57 với khối tài sản ước tính là 197 tỷ USD.

Từ hôm nay, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vị trí CEO của Amazon với gần 200 tỷ USD

Trung bình, người Mỹ nghỉ hưu ở tuổi 65 với số tài sản là 266,400 USD. Nếu so với khối tài sản gần 200 tỷ USD ở tuổi 57 của Jeff Bezos thì đây thật sự là một con số ‘khổng lồ’.

Đến thời điểm hiện tại, Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới với tổng số tài sản chạm mốc lớn nhất mọi thời đại.

Tài sản của Jeff Bezos chủ yếu bao gồm cổ phần khổng lồ của mình tại Amazon và các tài sản khác. Ông đã nhận được mức lương 81,840 USD và 1.6 triệu USD tiền bồi thường khác từ Amazon vào năm ngoái.

Tài sản của ông gấp 739,489 lần giá trị tài sản ròng trung bình của một người Mỹ ở tuổi 65, độ tuổi trung bình mà mọi người ở Mỹ đều nghỉ hưu, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.

Sự giàu có của Bezos thậm chí còn tăng vọt hơn trong năm qua khi đại dịch khiến doanh số bán hàng trên thị trường thương mại điện tử của Amazon tăng vọt, khiến cổ phiếu tăng cao hơn. Giá trị tài sản ròng của ông tăng 75 tỷ USD trong năm 2020.

Bezos kiếm được nhiều tiền hơn mỗi giây so với mức trung bình mà một người lao động Mỹ kiếm được trong một tuần.

Bezos cũng đã nhiều lần bị chỉ trích vì trong khi tài sản của ông ngày một tăng lên thì hàng nghìn nhân viên kho hàng của Amazon lại phải sống bằng tem phiếu thực phẩm và làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Bezos sẽ được thay thế bởi CEO mới là Ông Andy Jassy, CEO hiện tại của Amazon Web Services (AWS), một nền tảng đám mây của Amazon.

Tân CEO của Amazon | Andy Jassy

Bezos chính thức từ chức vào hôm nay, tức ngày 5 tháng 7, cũng chính là ngày mà Amazon đã được thành lập vào năm 1994. Trong vài ngày tới, ông sẽ bay vào vũ trụ với công ty khác chuyên về không gian của mình, Blue Origin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Top 6 kỹ năng có thể học được giúp xác định bạn là một nhà lãnh đạo kinh doanh

Bạn không cần phải là một nhà lãnh đạo có các tố chất bẩm sinh để thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay – vì đó là những kỹ năng có thể học được.

kỹ năng lãnh đạo
Getty Images

Trong những khoảng thời gian đầy khó khăn này, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trong kinh doanh, cũng như trong chính trị, dường như đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Theo quan điểm của các chuyên gia, đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng vươn lên dẫn đầu đám đông bằng cách thúc đẩy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nhức nhối bằng niềm đam mê, sự kiên trì và cả đạo đức.

Một số người tin rằng khả năng lãnh đạo là một đặc điểm mà bạn phải có từ bẩm sinh, tuy nhiên sự thật thì đó là một tư duy và tập hợp các kỹ năng mà bạn có thể phát triển và học hỏi được từ kinh nghiệm và các mối quan hệ trong kinh doanh, cả tích cực và tiêu cực.

Dưới đây là danh sách hàng đầu các kỹ năng quan trọng nhất luôn có ở các doanh nhân, những người có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp và bản thân họ đi đến thành công:

1. Tập trung vào sự thay đổi và học hỏi là kỹ năng hàng đầu của các nhà lãnh đạo.

Nếu bạn để ý, khi một nhà lãnh đạo nào đó luôn nghĩ rằng họ có tất cả các câu trả lời trong tay thì họ thường thất bại trong vai trò lãnh đạo.

Tất cả chúng ta đều sống trong một thế giới luôn thay đổi và đầy những sự bất ổn, cách mà mọi thứ đã luôn hoạt động hôm nay có thể sẽ không còn bất cứ tác dụng nào vào ngày mai. Điều quan trọng nhất bạn có thể học ở trường lớp hay bất kỳ công việc nào khác, chính là học cách học.

Các nhà lãnh đạo hay các doanh nhân thành công, bao gồm Bill Gates và Elon Musk, được ghi nhận là đã đi rất sâu để tìm hiểu các công nghệ mới cũng như đọc sách mới mỗi tuần để mở rộng đầu óc, mặc dù những kiến thức của họ vốn đã vượt xa so với nhiều người.

2. Chú ý đến lời nói và hành động của đội nhóm.

Lắng nghe thực sự là một kỹ năng lãnh đạo có giá trị hơn nhiều so với việc trở thành một nhà hùng biện tài ba.

Nếu không lắng nghe, bạn không bao giờ có thể học hỏi được từ đội nhóm của mình và những người khác, và bằng cách nói quá nhanh hoặc quá nhiều, bạn cũng sẽ ngăn chặn cả những đóng góp tích cực trước khi bạn được nghe thấy chúng.

Chìa khóa để trở thành một người biết lắng nghe và quan sát tốt bao gồm việc thể hiện các dấu hiệu cho người khác biết bạn đang lắng nghe họ thực sự: thông qua nét mặt và sự thừa nhận, không ngắt lời hoặc cố gắng nói khi người khác đang nói.

3. Nói với mọi người nơi bạn muốn đến thay vì làm thế nào để đến được đó.

Trong kinh doanh, điều này được gọi là “giao tiếp” (communication), chứ không phải là ra lệnh (order). Đây không phải là một kỹ năng khó học, nhưng bạn cần thực hành và có kỷ luật để thực hiện nó một cách hiệu quả.

Thông thường, việc sử dụng thuật kể chuyện là cách tốt nhất để làm cho những thông điệp của bạn trở nên đáng nhớ hơn hoặc cho phép người khác dễ dàng liên hệ giữa nhu cầu của bạn với họ hơn. Đó chính là xây dựng mối liên kết.

Nó phải bắt đầu bằng việc mọi người hiểu được tầm nhìn và giá trị của bạn, họ nhìn thấy qua những hành động của bạn và nhận ra rằng bạn cũng cam kết với những điều đó. Sau tất cả, họ hiểu họ cần đưa bạn đến nơi bạn muốn đến một cách đồng lòng nhất.

Ngược lại, việc đưa ra các mệnh lệnh một chiều thường không tạo dựng được lòng tin hoặc sự cam kết và điều này thường dẫn đến phản tác dụng.

4. Duy trì động lực và sự trung thành bằng cách trao sự tín nhiệm cho người khác.

Việc ghi nhận những đóng góp nội bộ bằng những hành động như một lời cảm ơn công khai hay một sự chỉ định thăng tiến trong công việc được xem là cách vô cùng hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của các cộng sự.

Nó đòi hỏi sự nhạy cảm và tương tác với những người xung quanh bạn, cũng như khách hàng của bạn. Đừng miễn cưỡng tìm kiếm và nhận ra sự giúp đỡ từ người khác.

Sự trung thành và động lực của khách hàng bên ngoài vốn từng được xây dựng thô, họ mong đợi nhiều hơn thế.

Họ tìm kiếm một trải nghiệm tổng thể đáng nhớ, từ một sản phẩm chất lượng và trải nghiệm mua sắm tích cực đến một chính sách đổi trả hàng dễ dàng và nhiều thứ khác.

5. Nhận thức rằng, đàm phán là một nghệ thuật và cũng là một kỹ năng.

Học cách làm cho mọi cuộc thương lượng hay đàm phán trở thành một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win), thay vì là một sự kiện mang tính thắng-thua.

Đảm bảo rằng cuộc đàm phán của bạn không bao giờ bị coi là thao túng, mà là để giải thích cho bên kia về lợi ích của các đề xuất của bạn cho cả hai bên. Bạn có thể học được điều này bằng cách tưởng tượng hay đặt mình vào vị trí của họ.

Trong thế giới kinh doanh, tất cả chúng ta đều có thắng thua ở các mặt trận khác nhau, thua ở trận này nhưng lại thắng ở trận khác. Bạn nên cân nhắc mọi thứ.

6. Dành nhiều thời gian hơn trong việc cố vấn và huấn luyện đội nhóm của bạn.

Nếu mọi người thực sự tin rằng thành công của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo gắn liền với thành công của chính họ, họ sẽ theo bạn đến bất cứ đâu mà bạn muốn đến và làm bất cứ điều gì vì lợi ích chung của tổ chức.

Họ phải được truyền cảm hứng từ việc huấn luyện của bạn để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Huấn luyện hiệu quả luôn bao gồm việc giúp tạo ra những kết nối mới cho các mối quan hệ cũng như khả năng học tập.

Theo quan điểm của nhiều người làm kinh doanh khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là nơi lý tưởng nhất để học hỏi và rèn luyện khả năng lãnh đạo.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo hơn và ít nhà phê bình hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google thử nghiệm hiển thị đánh giá người bán trong kết quả tìm kiếm tự nhiên

Google đang thử nghiệm việc đưa đánh giá người bán (seller ratings) vào trang kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search), một tính năng trước đây chỉ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm có trả phí (paid search).

Google thử nghiệm hiển thị đánh giá người bán trong kết quả tìm kiếm tự nhiên

Google đang kết hợp các tính năng tìm kiếm có trả phí và tìm kiếm tự nhiên trong một thử nghiệm mới cho phép hiển thị kết quả xếp hạng hay đánh giá người bán của các doanh nghiệp trong các đoạn mô tả tìm kiếm thông thường.

Là một phần của thử nghiệm, việc xếp hạng hay đánh giá bằng dấu sao được hiển thị trong các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) dựa trên việc xếp hạng của website trong Google Merchant Center (trung tâm người bán của Google).

Đánh giá người bán vốn là một tính năng của quảng cáo có trả phí của Google, và khi nó được chuyển sang sử dụng cho cả tìm kiếm tự nhiên thì đó là điều mà những người làm SEO nên lưu ý.

Đánh giá người bán của Google trong tìm kiếm tự nhiên.

Đánh giá người bán trong tìm kiếm tự nhiên là một sự phát triển quan trọng vì hai lý do.

Một là việc đánh giá người bán vốn được dành riêng cho các quảng cáo có trả phí. Lý do khác nữa là các trang hiển thị kết quả đánh giá bằng các dấu sao mà không cần sự hỗ trợ của dữ liệu có cấu trúc trong việc xếp hạng đánh giá (structured data markup).

Các đánh giá bằng các dấu sao có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên nếu một đoạn mô tả nội dung nâng cao (schema markup) được sử dụng.

Khi các trang này không sử dụng các đoạn mô tả này (markup), điều đó có nghĩa là các đánh giá người bán sẽ được tạo từ các nguồn giống như Google Ads đang sử dụng.

Điều quan trọng đối với người làm SEO là phải biết và cập nhật thử nghiệm này của Google vì các website vẫn có thể được hiển thị đánh giá người bán này ngay cả khi họ không chạy các chiến dịch quảng cáo từ Google Ads.

Nếu Google triển khai tính năng này trên quy mô rộng hơn, bạn cần biết những yếu tố nào sẽ góp phần tính toán việc đánh giá người bán của một website.

Đánh giá người bán trên Google Shopping có thể dựa trên một hoặc nhiều nguồn sau:

  • Đánh giá của khách hàng qua Google: Một tính năng miễn phí nhằm thu thập các bài đánh giá sau khi mua hàng.
  • Chỉ số hiệu suất tổng hợp từ nghiên cứu mua sắm của Google.
  • Đánh giá việc mua sắm cho các cửa hàng theo tên miền của bạn, bao gồm các bài đánh giá từ các nguồn của bên thứ ba (third-party) và người dùng của ‘Google Tìm kiếm’.

Bất kỳ nhà bán lẻ nào có nguồn cấp dữ liệu của sản phẩm được tải lên Google Merchant Center đều có thể có đánh giá người bán.

Kiểm tra tính năng đánh giá người bán của Google.

Dưới đây là cách kiểm tra xem liệu bạn đang có đánh giá người bán hay không.

Để tìm hiểu xem bạn có nội dung đánh giá người bán cho một quốc gia cụ thể hay không, hãy chỉnh sửa URL sau bằng cách thay thế “www.example.com” bằng URL trang chủ website của bạn:

URL mẫu: https://www.google.com/shopping/ratings/account/lookup?q=www.example.com

Sau khi bạn điền vào và tải nội dung, Google sẽ hiển thị thông tin về cửa hàng của bạn và nội dung đánh giá người bán của cửa hàng đó.

Từ đây, bạn có thể kiểm tra xem những nội dung đánh giá người bán của bạn, xem các đánh giá đó đến từ đâu, vì điều này sẽ khác nhau đối với tất cả các nhà bán lẻ.

Nếu Google không có thông tin về cửa hàng của bạn hoặc nếu cửa hàng của bạn không đáp ứng được các ngưỡng đánh giá người bán tối thiểu, thì trang đánh giá người bán có thể không hiển thị cho trang chủ của bạn.

Hãy nhớ rằng đây chỉ là một thử nghiệm và do đó mọi thứ sẽ được thay đổi cũng như không hiển thị trọn vẹn cho đến khi Google ra mắt bản chính thức.

Dưới đây là một ví dụ mà Google sử dụng tính năng đánh giá website của nhà bán lẻ khi không có bất cứ một bài đánh giá cho một sản phẩm cụ thể nào:

Như đã lưu ý, mọi thứ có vẻ chưa hoàn toàn đúng đắn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng đây là điều mà chúng ta cần theo dõi trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Trước khi thất bại, Nokia từng được coi là thương hiệu dẫn đầu của cuộc cách mạng điện thoại di động. Nokia cũng là một trong những thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới trước khi sụp đổ.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Vị thế của Nokia đối với thị trường điện thoại di động được minh chứng bằng thực tế là nó có thị phần toàn cầu hơn 40%.

Trong khi hành trình lên đỉnh cao của Nokia diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm của nó cũng tương tự như vậy.

Vậy tại sao từ một đế chế gần như không thể thay thế với nguồn lực rất mạnh, Nokia đã bị bỏ lại đằng sau cuộc chơi. Dưới đây là tóm gọn 05 lý do chính khiến Nokia thất bại.

1. Chỉ tập trung vào phần cứng.

Sẽ không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói Nokia vốn rất nổi tiếng về chất lượng phần cứng, tuy nhiên, khi nói đến phần mềm, có rất ít người phủ nhận tình yêu của họ dành cho Android của Google hoặc iOS của Apple.

Nokia lẽ ra nên kết hợp với hệ điều hành Android sớm hơn nếu hãng này thực sự muốn quay trở lại đường đua. Thay vào đó, công ty lại tiếp tục hợp tác với Microsoft, điều đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cả hai gã khổng lồ công nghệ.

2. Nokia thất bại vì thiếu sự đổi mới.

Nokia đã cố gắng trở lại cuộc đua bằng những chiếc điện thoại mới của mình với công nghệ mới nhất, nhưng đó vốn là những tính năng đã có hay có phần cũ kỹ, chưa phải là những thứ công nghệ dành cho tương lai.

Không chỉ thất bại với dòng điện thoại cao cấp (flagship phone) mà Nokia cũng bị tổn hại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Sự thâm nhập của quá nhiều thương hiệu khác như Motorola, Xiaomi, HTC, Huawei đã khiến Nokia gặp thất bại ê chề.

3. Không có một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Nếu bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, những gì mà Google và Apple đã làm đó là tạo ra một cộng đồng bao gồm các nhà sản xuất điện thoại (phone makers), nhà phát triển (developers) và cả khách hàng.

Các thương hiệu mới đã tham gia hệ sinh thái này khi khách hàng rất hài lòng khi dùng thử chúng vì họ đã vốn quen với giao diện người dùng của Android.

Ngược lại, Nokia luôn cố gắng để đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và sự cô lập đó đã khiến công chúng mất dần sự quan tâm đến thương hiệu.

4. Sự trỗi dậy của thị trường di động Trung Quốc.

Không lâu, kể từ khi thị trường điện thoại di động phát triển, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu sản xuất điện thoại di động với tốc độ không thể đánh bại.

Có lần người phát ngôn của Nokia nói rằng người Trung Quốc sản xuất điện thoại còn nhanh hơn cách chúng tôi thực hiện một ý tưởng mới của mình bằng PowerPoint.

5. Chọn nhầm CEO cũng là một nguyên nhân chính khác khiến Nokia thất bại.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO của Nokia vào quý 4/2010, Nokia khi đó vẫn có 28,2% thị phần (Market Share) điện thoại di động, bán ra 117 triệu máy, còn Samsung chỉ mới bán được 71 triệu máy và Apple chỉ là 13,4 triệu máy.

Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, là Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh là cũng là nền tảng lớn nhất khi iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.

Không ai có thể phủ nhận tài năng của Stephen Elop nhưng đôi khi, có một người nổi tiếng với đầy đủ các kỹ năng là không đủ để chuyển đổi một doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trong một thị trường rất năng động với sự cạnh tranh rất gay gắt.

Elop đã nhận ra những khó khăn mà Nokia đang gặp phải và ông đã cố gắng để đưa ra một số quyết định lớn nhưng tất cả đều vô vọng.

Nokia vẫn tiếp tục ‘té ngã’ và gánh thất bại trên đường đua mãi những ngày về sau đó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips