Skip to main content

Thẻ: Thương hiệu

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P1)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #1: Hãy khen ngợi.

Để đạt được những sự thay đổi thực sự, chúng ta phải khuyến khích các cá nhân tự thúc đẩy bản thân và nói chuyện cởi mở về những thành tựu của họ.

Bà Koro Castellano, CEO của Prime Video chia sẻ: “Nếu chúng ta không tự lên tiếng, những thành tích của chúng ta sẽ hầu như không được chú ý.”

“Chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo thì cần phải đi đầu làm gương. Nếu chúng ta có thể nói một cách cởi mở về những thành tích của mình ở nơi làm việc, các nhóm của chúng ta sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và được trao quyền để làm chính xác những điều tương tự.”

Các chuẩn mực về văn hóa hay sự khiêm tốn về giới thường ngăn cản mọi người thừa nhận và thể hiện những thành tựu của chính họ. Và chính điều này đã kìm hãm các cá nhân và công ty ở khắp mọi nơi.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phải khuyến khích các thành viên trong đội nhóm của họ lên tiếng.

Bà Rekha Menon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành cấp cao của Accenture tại Ấn Độ cho biết bà muốn “chú ý” đến các cá nhân trong tổ chức, những người đang do dự và họ biết rằng họ có thể tự tin và nói về kỹ năng của mình.

Một mẹo thiết thực nhất cho các nhà quản lý là: Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm thảo luận về các thành tích của họ với một đồng nghiệp mà họ tin tưởng.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ‘nhóm ít được đại diện’ trong tổ chức của bạn. Chỉ một hành động đơn giản này thôi cũng có thể thúc đẩy sự tự tin đáng kể của các cá nhân từ đó giúp hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ tăng lên.

Tip #2: Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật.

Bà Castellano đến từ Amazon cho biết bà đã có một khoảnh khắc tuyệt vời khi nghe lời khuyên: “Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật”.

Cái nhìn sâu sắc này từ phong trào #IamRemarkable có thể dẫn đến sự thay đổi tư duy ở cấp độ cá nhân lẫn tổ chức.

Bà Castellano nói:

“Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi. Chúng ta quen dựa vào dữ liệu và sự thật khi chúng ta bảo vệ các dự án và sáng kiến của mình.

Nhưng, thật kỳ lạ, chúng ta đã không làm như vậy khi nói về bản thân hoặc về thành tích của chính mình. Chúng ta có xu hướng ‘phớt lờ’ đi điều đó. Chúng ta đã mắt kẹt với những quy tắc khiêm tốn đầy sai lầm này.”

Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích đội nhóm của họ nói về thành tích của họ dựa trên sự thật và điều này nên được thực hiện thường xuyên.

Bà Castellano nói thêm: “Tự quảng cáo bản thân nên trở thành một thói quen thay vì đó chỉ là một hành động nhất thời.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Brand vs Direct Response Campaigns: Facebook chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về hiệu suất so sánh

Bạn nên đầu tư nhiều hơn ngân sách marketing của mình vào việc xây dựng thương hiệu hay phản hồi trực tiếp để thúc đẩy kết quả bán hàng?

Mặc dù cả hai loại chiến dịch đều quan trọng, nhưng do những áp lực tức thời, những chiến dịch với mục tiêu nhận được phản hồi trực tiếp (Direct Response Campaigns) thường được tập trung và coi trọng hơn.

Vấn đề là gì? Có phải vì chúng ta cần bán ngay lập tức, phải thế không? Chúng ta cần chuyển đổi để đáp ứng KPIs và chứng minh ROI cho những người ra quyết định.

Tuy nhiên, lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cũng có thể được xếp ngang hàng nếu không muốn nói là đáng kể hơn theo thời gian. Nó chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn có thể đo lường.

Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với Analytic Partners và GroupM để phân tích hơn 500 thương hiệu trên Facebook với những chiến dịch phản hồi trực tiếp được thực hiện bởi 21 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 03 năm.

Nghiên cứu đã tính đến các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm xác định phương pháp hay loại chiến dịch nào thực sự mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

Theo giải thích của Facebook:

“Sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động marketing ở giai đoạn cuối cùng (BoFu) với các giai đoạn đầu tiên (ToFu) của phễu bán hàng trên trên Facebook là gì?

Liệu các thương hiệu có thể tối đa hóa chuyển đổi ngay bây giờ thông qua các chiến dịch ở cuối kênh tiếp cận trong khi đồng thời vẫn có thể thiết lập để tăng trưởng hơn nữa vào ngày mai không?

Đây là những câu hỏi mà tất cả những người làm marketing phải đối mặt và chúng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi đối mặt với những thách thức trong thế giới thực chẳng hạn như tăng trưởng nhanh với ngân sách hạn chế.”

Vậy theo nghiên cứu, cách tiếp cận nào là tốt hơn?

Báo cáo của Facebook về cơ bản chia nhỏ sự so sánh thành ba biểu đồ.

Trong biểu đồ đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng các chiến dịch phản hồi trực tiếp đã tạo ra nhiều chuyển đổi hơn, điều này khá dễ hiểu.

Nhưng Facebook lưu ý rằng đây không phải là chỉ số duy nhất để xem xét – bạn cũng cần tính đến chi phí trên mỗi lần hiển thị, các chiến dịch phản hồi trực tiếp thường đắt hơn do nhắm mục tiêu theo đối tượng cụ thể hơn, từ đó có CPM cao hơn.

Như bạn có thể thấy ở đây, chi phí mỗi lần hiển thị cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu (ToFu) thấp hơn nhiều bởi vì nhắm mục tiêu của bạn sẽ rộng hơn nhiều khi bạn muốn tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Từ góc nhìn này, một khi bạn tính đến giá trên mỗi chuyển đổi, xây dựng thương hiệu thực sự trở thành một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều.

“Dựa trên cơ sở mỗi lần chi tiêu, hiệu suất ROI của các chiến dịch marketing ở các giai đoạn đầu tiên của phễu bán hàng có hiệu suất cao hơn do cấu trúc chi phí ít tốn kém hơn.

Trên thực tế, cách tiếp cận marketing vào các giai đoạn này của hành trình khách hàng là một chiến lược luôn hoạt động tốt hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn trong các ngành cụ thể như thương mại điện tử và bán lẻ.”

Đó là một sự cân nhắc rất thú vị, đặc biệt là với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong năm qua.

Xây dựng thương hiệu và thiết lập để kết nối với nhiều đối tượng hơn thực sự có thể thúc đẩy kết quả bán hàng tương tự nếu không muốn nói là tốt hơn – nhưng bạn cần phải thực hiện thêm nhiều bước so sánh chi phí và chuyển đổi theo thời gian để thấy điều đó được phản ánh như thế nào trong dữ liệu của bạn.

Nghiên cứu thực sự làm nổi bật sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ đối với quảng cáo của bạn cũng như mức độ đầu tư cho phù hợp.

Cấu trúc của mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn nên được chia thành 03 yếu tố:

  • Làm nổi bật các tiện ích sản phẩm và thương hiệu để tạo ra sự quan tâm ban đầu (nhắm mục tiêu theo đối tượng rộng hơn).
  • Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm cụ thể hơn trong việc nhắm mục tiêu những người đã bày tỏ sự quan tâm ban đầu (những người đã phản hồi quảng cáo hoặc bài đăng hoặc đã truy cập website của bạn).
  • Nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể bằng cách chỉ rõ các lợi ích cụ thể (những người đã truy cập các trang sản phẩm hoặc xem qua trang thanh toán nhưng chưa chuyển đổi).

Phân khúc là chìa khóa và nghiên cứu của Facebook ở đây nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào từng yếu tố để tối đa hóa kết quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn với khách hàng (P2)

Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, bảng màu hay phông chữ, nó là tất cả những gì mà khách hàng của bạn cảm nhận được thông qua những lời hứa mà bạn thực hiện với họ.

3. Xây dựng cộng đồng.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là về thông điệp. Nó không chỉ là về tính nhất quán. Nó cũng phải là về việc tạo dựng cộng đồng. Những thương hiệu tốt nhất đều tập trung xây dựng cộng đồng của riêng họ.

Bạn sẽ thấy rằng các cộng đồng được tạo ra một cách vô tình bởi các thương hiệu lớn. Nếu bạn sở hữu một chiếc Toyota 4Runner, bạn là một phần của câu lạc bộ mà chỉ những người sở hữu 4Runner mới có thể tham gia.

Cộng đồng những người đam mê đó sau đó đã tạo ra nhiều sân chơi hơn cho cộng đồng trực tuyến thông qua các diễn đàn, nhóm Facebook và những nơi khác để tập hợp và trao đổi kiến ​​thức.

eBay là một nơi tuyệt vời khác để xem xét việc xây dựng cộng đồng được thực hiện thông qua các diễn đàn.

Nếu bạn tìm kiếm trên Google về hầu như bất cứ điều gì liên quan đến eBay, bạn sẽ thấy rằng các diễn đàn của họ thường thống trị các trang của kết quả tìm kiếm SERP.

Trong các diễn đàn đó, bạn sẽ thấy người bán và khách hàng đang cộng tác với nhau để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ.

Các thương hiệu lớn tạo ra cộng đồng bằng sự nổi bật của họ trong xã hội. Chỉ bằng cách mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn báo hiệu cho những người khác trên thế giới rằng bạn là một người “luôn làm những điều như vậy”.

Nếu bạn mua một chiếc Tesla, bạn báo hiệu cho thế giới rằng bạn là người có tư duy tương lai. Có thể bạn thích công nghệ, năng lượng tái tạo hoặc có thể đơn giản là bạn chỉ thích những chiếc xe nhanh?

Dù bạn mua xe vì lý do tình cảm, niềm vui, sự an toàn, uy tín, địa vị… hay bất kỳ lý do nào khác, bạn vẫn báo hiệu cho thế giới rằng bạn là kiểu người sẽ mua một chiếc Tesla và bạn tham gia một câu lạc bộ thầm lặng bao gồm những người sở hữu Tesla.

Những thương hiệu tuyệt vời không chỉ âm thầm thu hút bạn vào cộng đồng… Những thương hiệu tuyệt vời tạo ra cộng đồng và địa điểm để khách hàng của họ tụ họp, giao tiếp và tạo ra mối quan hệ mới.

Loại cộng đồng này tạo ra 2 quá trình tâm lý mạnh mẽ.

  • Môi trường sống
  • Độ tin cậy

Trong thời đại thông tin… việc tìm kiếm thông tin chúng ta thực sự cần đôi khi giống như mò kim đáy bể.

Chúng ta thường có thể tự tìm thấy câu trả lời cho chính mình, nhưng vì Internet là nguồn mở, nên thật khó để tin rằng thông tin chúng ta nhận được là đúng sự thật hoặc chính xác những gì chúng ta cần…

Khi bạn tạo một cộng đồng và có sự tham gia của những người nổi tiếng và những nhà lãnh đạo tư tưởng, bạn sẽ làm được hai điều đó cho khách hàng của mình.

Bạn cho phép họ thư giãn và tin tưởng tính hợp lệ của thông tin. Bạn đã giành được quyền lực xã hội với họ bằng cách tận dụng người mà họ biết, thích và tin tưởng…

Cuối cùng, xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là làm marketing, truyền thông hay xây dựng logo… Thương hiệu chính xác là cảm nhận của khách hàng về bạn và các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, nó là mọi điểm tiếp xúc mà họ từng trải nghiệm từ doanh nghiệp của bạn.

Đó là việc cung cấp cho khách hàng của bạn các giải pháp cho các vấn đề của họ, tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của họ và quan trọng nhất là về trạng thái cảm xúc hay chất lượng sống của họ.

Đó là về việc tạo ra một điểm kinh doanh nhất quán, nơi họ có thể tin cậy để đáp ứng nhu cầu của mình. Và quan trọng nhất, đó là việc tạo ra một cộng đồng nơi họ biết câu trả lời của họ sẽ được đáp ứng với thông tin tốt nhất và đáng tin cậy nhất mà họ có thể nhận được.

Khi thông tin và công nghệ ngày càng trở nên phổ biến hơn, doanh nghiệp và thương hiệu của bạn sẽ thắng hay thua dựa trên ba yếu tố cơ bản này.

Bạn có thể xác định bạn là ai, bạn phục vụ ai và sau đó cung cấp các giải pháp và cộng đồng một cách nhất quán không?

Trả lời có cho ba câu hỏi này và thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ phát triển, giành được nhiều thị phần hơn và trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn với khách hàng (P1)

Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, bảng màu hay phông chữ, nó là tất cả những gì mà khách hàng của bạn cảm nhận được thông qua những lời hứa mà bạn thực hiện với họ.

Thương hiệu là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp. Đó là cách bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh.

Đó là cách bạn nổi bật giữa đám đông và đó cũng là cảm nhận của khách hàng khi họ nghĩ về bạn.

Đó là lời hứa bạn thực hiện với khách hàng của mình và thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ bạn thực hiện lời hứa đó.

Thương hiệu của bạn là bản thiết kế chính xác nhất về cách bạn thể hiện bản thân trước khách hàng.

Đó là cuốn sổ tay hướng dẫn cho bạn và bất kỳ ai trong công ty của bạn biết không chỉ từ quan điểm thiết kế mà đó còn là về: khách hàng của bạn là ai, mong muốn và nhu cầu của họ như thế nào, tiếng nói và giọng điệu của các nỗ lực marketing và truyền thông của bạn sẽ trông giống như thế nào.

Thương hiệu là động lực của mọi thứ ẩn dưới các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nó thúc đẩy văn hóa, cho khách hàng biết những gì họ mong đợi và cuối cùng thúc đẩy doanh nghiệp thành công hay thất bại.

Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy các thương hiệu luôn thay đổi và phát triển trong suốt nhiều năm.

Từ việc thay đổi logo, ​​thay đổi thông điệp truyền thông, góc độ và cách tiếp cận mới để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ – những thay đổi của thương hiệu thường phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi khác nhau trên thị trường.

Hầu hết các thương hiệu đều phải nỗ lực để vượt qua thử thách của thời gian. Sau đây là 03 cách để tạo ra sự khác biệt và vượt trên các đối thủ cạnh tranh bạn.

1. Hãy bán cảm xúc.

Nếu bạn nhìn vào các thương hiệu lớn, bạn sẽ thấy xu hướng này xuất hiện.

Có rất nhiều biến số hữu hình, có thể theo dõi được. Tuy nhiên, đầu tiên và quan trọng nhất là hầu hết các thương hiệu đều bán cảm xúc.

Coca-Cola bán hạnh phúc. McDonald’s cũng vậy. Visa bán cảm giác tự do. Toyota bán sự tự do, đáng tin cậy và phiêu lưu.

Nhiều thương hiệu lớn bán cho bạn cảm giác và cung cấp nó thông qua dịch vụ hoặc sản phẩm. Họ cung cấp nó thông qua một trải nghiệm nào đó.

Hiểu được những cảm xúc mà khách hàng của bạn đang khao khát và bạn sẽ giành được chiến thắng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình.

Thông thường, các chiến dịch marketing của doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào cơ chế phân phối chứ không phải trạng thái mà khách hàng sẽ đạt được sau khi họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hầu hết khách hàng không thực sự muốn một mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể mà họ mua. Họ thực sự muốn an toàn hơn, an ninh hơn, hạnh phúc hơn… hoặc ít đau đớn hơn, ít căng thẳng hơn, ít thời gian hoặc nỗ lực hơn hay nhiều kết quả hơn.

Hầu hết mong muốn và nhu cầu của khách hàng đều rất đơn giản.

Trong khi cần cố gắng để trở nên nổi bật, các doanh nghiệp có xu hướng quá phức tạp hóa mọi thứ và nghĩ rằng do cơ chế phân phối sản phẩm của họ quá khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nên khách hàng của họ cũng quan tâm đến nó nhiều như họ muốn.

Điều này là không đúng… Bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như;

Những cảm xúc nào được gợi lên khi khách hàng của tôi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi?

Những điểm khó khăn mà khách hàng của tôi đang cố gắng giải quyết là gì?

Trạng thái kết thúc của việc nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi trong một khoảng thời gian dài là gì?

Kết quả mà sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi mang lại là gì?

Sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này để hiểu những gì thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn mang lại.

Hãy tạo dựng một lộ trình về hành trình cảm xúc mà khách hàng của bạn trải qua. Sau đó, kết nối từng phần của hành trình trong thông điệp marketing của bạn.

Khi mọi người lần đầu tiên tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ đang cảm thấy cảm xúc gì?

Khi họ chuyển từ một người không biết gì sang một khách hàng tiềm năng hơn và có nhận thức tốt hơn, họ có cảm xúc và suy nghĩ gì về sản phẩm và dịch vụ của bạn?

Lập bản đồ hành trình của khách hàng bằng cách sử dụng cảm xúc làm cơ sở cho sự chuyển đổi và để hoạt động marketing của bạn sau đó truyền tải với từng phân khúc khi họ di chuyển qua.

2. Tính nhất quán vẫn là chìa khoá.

Nhất quán là chìa khóa cho bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Vì thương hiệu là một lời hứa, điều mà bạn cần thực hiện với khách hàng của mình.

Lời hứa này PHẢI được thực hiện nhất quán trong suốt các chiến dịch marketing, phía trước và phía sau để duy trì tính toàn vẹn.

Một trong những điều khó khăn nhất về thế giới kinh doanh hiện tại của chúng ta là có quá nhiều thứ quay xung quanh tầm nhìn của chúng ta và khiến chúng ta bị phân tâm.

Bạn cần khám phá các lĩnh vực marketing mới và sâu hơn, các cách quảng cáo mới hoặc các cách mới để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Rất dễ dàng để nhận thấy một khoảng trống trên thị trường và ngay lập tức bạn lao vào cố gắng để lấp đầy nó.

Là người làm kinh doanh, chúng ta tận dụng những cơ hội mà chúng ta nhìn thấy trước mắt. Đó là nhìn ra chỗ để cải thiện trong xã hội và sau đó tạo ra sự cải tiến đó.

Khi bạn xác định được thương hiệu của mình, bạn tạo ra ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp của mình. Bạn tìm ra điều gì phù hợp với bạn, xác định ai và doanh nghiệp của bạn là gì hay doanh nghiệp bạn phục vụ ai. Bạn hiểu bạn nên làm gì và không nên làm gì.

Khi bạn đã tạo ra được lộ trình này, nó cho phép bạn có khả năng nói không với các cơ hội tạo ra sự mâu thuẫn trong doanh nghiệp của bạn.

Hãy tạo một thông điệp nhất quán nói lên cảm xúc của khách hàng và đảm bảo bạn liên tục đo lường bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hoặc kênh marketing mới nào.

Nếu nó phù hợp, hãy tận dụng nó. Và tất nhiên, nếu không, bạn cần từ chối nó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Value and values’: Chìa khoá làm marketing vượt khủng hoảng từ Unilever

Trong những thời điểm khủng hoảng, nhà marketer hàng đầu của Unilever, Conny Braams cho biết các thương hiệu phải thích ứng với những thay đổi tức thời nhưng không nên đánh mất chiến lược dài hạn của họ.

Bà Conny Braams, giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị của Unilever cho biết: “Value and values” hay “Giá trị và nhiều giá trị” là chìa khóa để marketing trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu phải “đạt được sự cân bằng phù hợp” giữa các phản ứng ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong những thời điểm khó khăn.

“Trong ngắn hạn, chúng ta cần phải thích ứng với môi trường có nhiều biến động này và bạn sẽ thấy sự thích ứng đang diễn ra trên khắp thế giới tùy thuộc vào mức độ biến động từ thị trường và xã hội,” Bà nói.

“Nhưng đồng thời chúng ta cũng biết rằng trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu lớn thường phát triển mạnh khi mọi người có xu hướng quay trở lại với những thương hiệu mà họ tin tưởng.”

Unilever sẽ tiếp tục điều chỉnh phương pháp marketing của mình khi tình hình Covid-19 phát triển, nhưng đồng thời Bà Braams cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không được đánh mất chiến lược marketing dài hạn và tầm nhìn đối với thương hiệu của mình.

“Trong một môi trường suy thoái, tất nhiên chúng ta phải đảm bảo sự quan sát những gì đang xảy ra hiện tại, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng thương hiệu cho dài hạn. Bởi vì đó là cách của chúng ta để vượt qua sự biến động cao này, bạn cần phải có một cách tiếp cận nhanh nhẹn – và đó là những gì chúng tôi đã làm trong suốt Covid-19″. Bà giải thích.

Bà Braams đảm nhận vai trò marketing cấp cao tại Unilever vào đầu năm 2020, và đã làm việc trong ngành FMCG trong hơn ba thập kỷ.

“Trong thời kì suy thoái, mọi người vẫn muốn tận hưởng cuộc sống theo những cách đơn giản hơn.”

Theo Bà Conny Braams, Unilever

Mặc dù Unilever là một doanh nghiệp toàn cầu, Bà Braams nói rằng điều quan trọng là phải có khả năng phản hồi người tiêu dùng ở cấp độ địa phương, đồng thời cũng cần theo dõi một bức tranh toàn cảnh hơn.

Bà nói: “Chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đang thực sự tăng tốc trở lại, giống như Úc, nhưng Mexico hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề như một số quốc gia khác ở Nam Mỹ. “Nhưng với một mô hình toàn cầu, chúng tôi thấy rằng Covid-19 đã đưa chúng tôi đến với một cuộc suy thoái khá lớn.”

Tìm kiếm sự khác biệt.

Trong khi thương hiệu thường nói về sự cần thiết phải xem xét toàn bộ cấu trúc và cách thu hút người dùng có tiền trong những thời điểm biến động, Bà Braams tin rằng điều quan trọng là phải tập trung vào điều mà thương hiệu đó đại diện.

“Đúng, đó là về giá trị, nhưng nó cũng là về nhiều giá trị,” Bà nói. “Bởi vì những gì người tiêu dùng đã làm là họ đang trở nên có ý thức hơn trong việc sử dụng hay tiêu thụ của họ.

Có ý thức khi biết rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh và mọi thứ đang tương tác với nhau, bản thân chúng ta có thể đóng một vai trò nào đó trong việc biến những tình cảnh khó khăn trở thành một nơi vững chắc hơn để sống.

Unilever từ lâu đã ủng hộ việc xây dựng thương hiệu có mục đích và Bà Braams tin rằng hơn bao giờ hết điều này sẽ đóng vai trò là một điểm khác biệt vì “mọi người đang mong đợi thương hiệu cũng là một giải pháp cho các vấn đề xã hội”.

Mặc dù công ty đã thận trọng với cách tiếp cận của mình khi đại dịch bùng phát, nhưng đảm bảo rằng công ty không hiển thị quảng cáo đến các nhóm người rộng lớn của mình.

Bà nói rằng mọi người hiện đang “tìm kiếm niềm vui trong những thời điểm bất ổn này”, nhấn mạnh việc doanh số bán kem tăng mạnh như một tín hiệu cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến việc làm dịu tâm trạng và ‘tự điều trị’ cho bản thân.

Unilever đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển những ưu đãi cho chiến dịch ‘ice cream now’ vào năm ngoái, hợp tác với các công ty lớn như Deliveroo và Just Eat để giao kem cho mọi người tại nhà.

Kết quả là doanh số bán kem tại nhà tăng 17%, giúp bù đắp sự sụt giảm 20% của doanh số bán ngoài trời (out-of-home sales) khi mọi người hạn chế ra ngoài.

“Trong khi mọi người không thể ra ngoài bãi biển và đại lộ để mua kem, chúng tôi đã bù đắp bằng việc tiêu thụ kem tại nhà và đó là minh chứng rõ ràng cho thực tế rằng trong thời kỳ suy thoái mọi người vẫn muốn ‘ăn mừng’ cuộc sống của mình theo những cách nhỏ hơn”. Bà Braams nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

10 ‘bí kíp’ để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên Linkedin trong 2021 (P2)

LinkedIn có thể là một kênh tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn và thậm chí là thiết lập bản thân bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng trong thị trường ngách của mình.

Nhưng để tối đa hóa lợi ích của nền tảng, bạn cần hiểu cách hoạt động của nó, điều gì tạo ra những phản hồi hay tương tác tốt nhất và cách bạn có thể sử dụng các công cụ khác nhau của nó để đạt hiệu quả tối ưu.

Để giải quyết vấn đề này, trong bài đăng này, bạn sẽ được chia sẻ 10 cách để trở nên có ảnh hưởng hơn trên LinkedIn, bao gồm mức độ bạn nên đăng, thời điểm đăng, đăng cái gì cũng như cách tận dụng một số tính năng thú vị của LinkedIn như LinkedIn Live, hashtags.

6. ‘Go Live’.

Hãy thử LinkedIn Live. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, từ độc thoại trước camera, hội thảo trên web với khách hoặc phát trực tiếp từ một sự kiện.

Khoảng 79% nhà marketers nói rằng video trực tiếp dẫn đến tương tác của khách hàng tốt và chân thực hơn, trong khi 82% khách hàng thích xem video trực tiếp từ một thương hiệu hơn là đọc một bài đăng trên mạng xã hội.

Các video trực tiếp trên LinkedIn cũng nhận được sự tương tác nhiều hơn, với trung bình nhiều hơn 7 lần phản ứng và nhiều hơn 24 lần bình luận so với các video tải lên thông thường.

7. Gắn thẻ người có ảnh hưởng hoặc nhân viên của bạn.

Khi bạn gắn thẻ người dùng khác trong bài đăng trên LinkedIn của mình, họ sẽ nhận được thông báo về đề cập, từ đó khuyến khích sự tương tác.

Bạn không cần phải kết nối trực tiếp với những người bạn gắn thẻ, bạn cũng có thể gắn thẻ những người là kết nối cấp độ hai.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ gắn thẻ những người có liên quan đến bài đăng, nếu không bài đăng đó có thể bị coi là spam.

Hãy có chiến lược về người bạn đề cập và cố gắng không đề cập quá nhiều đến những người giống nhau. Cũng đừng gắn thẻ quá nhiều người trong bài đăng – một bài đăng chứa một danh sách dài những người được gắn thẻ có vẻ hơi spam.

8. Xây dựng nội dung đặc biệt chỉ cho LinkedIn.

Khi bạn tạo một bài đăng, thông thường bạn sẽ tải nó lên khắp mọi nơi – trên các Trang LinkedIn, Twitter, Facebook, v.v.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn sẽ có một số người theo dõi giống nhau trên mỗi kênh đó và họ sẽ không đến để xem cùng một bài đăng của bạn ở bất cứ đâu họ đến, điều này có thể nhanh chóng trở nên lặp lại và nhàm chán.

Tốt hơn nhiều là bạn nên tạo các bài đăng gốc cho mỗi nền tảng.

9. Sử dụng thẻ hashtags.

Thêm thẻ hashtags vào bài đăng của bạn sẽ giúp nội dung của bạn được khám phá, cũng như giúp LinkedIn phân loại bài đăng của bạn và phân biệt chúng với những nội dung khác.

Điều quan trọng là phải luôn thêm thẻ có liên quan. Khi các thẻ được sử dụng tốt, nó cho phép người khác dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn hơn trong tìm kiếm của họ.

Sử dụng thẻ hashtags cũng sẽ đảm bảo rằng khi các thành viên đang tìm kiếm thông tin về một chủ đề nhất định, bài viết của bạn sẽ xuất hiện như một trong những lựa chọn.

Hãy thử nhấp vào ‘Khám phá thêm’ bên dưới thẻ được theo dõi ở cuối bên trái trang chủ LinkedIn của bạn để xem danh sách đề xuất các thẻ phổ biến có liên quan đến thẻ bạn theo dõi.

Bạn cũng có thể truy cập điều này bằng cách nhấp vào các thẻ bạn theo dõi, sau đó nhấp vào 3 dấu chấm và sau đó chọn ‘Khám phá các thẻ hashtags mới’.

10. Tối ưu nội dung dựa trên phân tích.

Để truy cập phân tích về các bài đăng bạn đã chia sẻ, hãy nhấp vào biểu tượng ‘Tôi’ ở đầu trang chủ LinkedIn của bạn.

Trong tab ‘Quản lý’, hãy nhấn vào ‘Bài đăng & Hoạt động’. Ở đó, bạn sẽ thấy tất cả các bài đăng gần đây của mình, với biểu tượng phân tích bên dưới mỗi bài.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy thông tin thời gian thực về các bài đăng bạn đã chia sẻ, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình cũng như những bài đăng nào hoạt động tốt hơn những bài đăng khác.

Với những thông tin chi tiết này, bạn có thể đã hiểu rõ hơn việc tối ưu hóa bài đăng của mình để có được khả năng hiển thị với đúng người. Ghi lại những bài đăng nào hoạt động tốt nhất và xem xét lý do tại sao chúng hoạt động và những gì bạn có thể tái tạo.

Đó là vì bạn đã sử dụng một thẻ hashtags nhất định hay vì bạn đã gắn thẻ một người có ảnh hưởng nhất định? Có phải vì chủ đề cụ thể đó đã tạo ra sức ảnh hưởng với mọi người?

Khi bạn có ý tưởng về lý do tại sao, bạn có thể thử nghiệm sao chép kiểu bài đăng đó và kiểm tra xem liệu bạn có nhận được mức độ tương tác tốt hơn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

10 ‘bí kíp’ để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên Linkedin trong 2021 (P1)

LinkedIn có thể là một kênh tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn và thậm chí là thiết lập bản thân bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng trong thị trường ngách của mình.

Nhưng để tối đa hóa lợi ích của nền tảng, bạn cần hiểu cách hoạt động của nó, điều gì tạo ra những phản hồi hay tương tác tốt nhất và cách bạn có thể sử dụng các công cụ khác nhau của nó để đạt hiệu quả tối ưu.

Để giải quyết vấn đề này, trong bài đăng này, bạn sẽ được chia sẻ 10 cách để trở nên có ảnh hưởng hơn trên LinkedIn, bao gồm mức độ bạn nên đăng, thời điểm đăng, đăng cái gì cũng như cách tận dụng một số tính năng thú vị của LinkedIn như LinkedIn Live, hashtags.

1. Đăng thường xuyên nhưng không nên quá nhiều.

Duy trì một quy trình đăng nhất quán là điều quan trọng trên LinkedIn – nhưng đăng quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sự hiện diện của bạn.

Thông qua nghiên cứu của Onalytica, cho thấy rằng những người có ảnh hưởng đăng hơn 50 lần một tháng trên LinkedIn thấy trung bình 26 lần tương tác trên mỗi bài đăng, trong khi những người đăng từ 30-50 lần một tháng thấy trung bình 56 lần tương tác và những người đăng dưới 30 lần thậm chí còn nhận thấy nhiều tương tác hơn.

Dựa trên điều này, bạn nên đăng ít nhất 2-3 lần một tuần – nhưng không quá 30 lần một tháng để có mức độ tương tác tối ưu.

Khi bạn đăng bài cũng rất quan trọng – hãy cố gắng đăng vào buổi sáng, có thể là trên đường đi làm.

Sau đó, bạn có thể truy cập lại những bài đăng đó sau đó trong ngày để trả lời bất kỳ nhận xét nào bạn đã có từ đó tăng mức độ tương tác của bạn.

2. Tránh lạm dụng ‘automation’.

Automation hay tự động hóa có thể là một cách tiết kiệm thời gian tuyệt vời – nhưng nó cũng có thể gây hại cho khả năng hiển thị của bạn.

Như đã lưu ý ở điểm trước, đăng quá nhiều trên LinkedIn thực sự có thể làm giảm mức độ tương tác của bạn, trong khi hệ thống của LinkedIn có thể phát hiện khi nào bạn hay thương hiệu đang sử dụng tự động hóa và có thể ẩn bài đăng của bạn để không ai nhìn thấy chúng.

Nếu bạn định sử dụng các công cụ tự động hóa trên LinkedIn, bạn vẫn nên xem xét giới hạn số lượng bài đăng không quá 30 lần một tháng.

3. Chia sẻ nội dung hình ảnh và video.

Nghiên cứu cho thấy rằng các bài đăng có hình ảnh nhận được nhiều hơn 94% tổng lượt xem. Tuy nhiên, nó không chỉ bao gồm hình ảnh, bạn còn có thể thêm video, trang trình bày hoặc podcast vào một bài đăng – hoặc thậm chí là file tài liệu, điều mà LinkedIn đã thêm vào từ năm 2019.

Tài liệu thực sự có thể được chuyển thành định dạng băng chuyền (carousel) trên LinkedIn – nếu bạn tải lên một loạt hình ảnh dưới dạng tài liệu, LinkedIn sẽ hiển thị nó dưới dạng băng chuyền mà người dùng có thể lướt qua.

Khi thêm nội dung, cần lưu ý rằng LinkedIn thích người dùng tải nội dung của họ trực tiếp lên nền tảng của họ, hơn là đăng liên kết đến một trang web khác lưu trữ nội dung đó.

Ví dụ: nếu bạn đang cần đăng một video, tốt hơn nên tải nó lên LinkedIn, thay vì upload lên YouTube sau đó chia sẻ liên kết qua LinkedIn.

4. Đừng chỉ chia sẻ nội dung của riêng bạn.

Quy tắc 4-1-1 do Tippingpoint Labs và Joe Pulizzi thuộc Viện Tiếp thị Nội dung đưa ra. Mặc dù ban đầu nó được tạo ra với Twitter, nhưng nó cũng có thể được áp dụng cho LinkedIn.

Quy tắc nói rằng:

“Đối với mỗi một bài đăng, bạn nên đăng lại một bài đăng có liên quan và quan trọng nhất là chia sẻ bốn phần nội dung có liên quan do những người khác viết.”

Bằng cách tuân theo quy tắc này, bạn không chỉ chia sẻ nội dung của riêng mình mà còn cung cấp thông tin chi tiết hữu ích có liên quan đến độc giả của bạn do người khác viết.

Đây có thể là nội dung, tin tức và xu hướng của ngành.

Đồng thời, việc thêm ý kiến của bạn cũng rất quan trọng. Nhiều người chỉ thích hoặc chia sẻ các bài đăng mà họ đã đọc hoặc đôi khi thậm chí không đọc chúng.

Bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách thêm ý kiến, câu hỏi của riêng bạn hoặc bình luận khác trong phần nhận xét.

Hãy cho mọi người biết suy nghĩ của bạn về những luận điểm được đưa ra trong bài viết và đừng ngại tôn trọng ý kiến không đồng ý với điều gì đó và đề xuất một quan điểm khác.

Điều này có thể bắt đầu một cuộc tranh luận và bạn sẽ thấy rằng bài đăng được tương tác nhiều hơn.

5. Đừng chỉ biết bán hàng.

Mặc dù rõ ràng bạn đang muốn marketing bản thân và doanh nghiệp của mình, nhưng tốt nhất bạn nên tránh quá đề cao điều này trong các bài đăng trên LinkedIn của mình.

Ví dụ: cố gắng không đăng trực tiếp về sản phẩm của bạn, vì nó có thể giống như một quảng cáo và khiến mọi người quay lưng đi.

Tốt nhất là tham gia vào các cuộc trò chuyện theo phong cách của những nhà lãnh đạo tư tưởng và nếu mọi người thích những gì bạn đang nói, họ sẽ truy cập, xem website và sản phẩm của bạn cung cấp.

Ở giai đoạn này, nó tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ và giao tiếp mới.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Colgate – Tạo sự khác biệt để tăng giá trị cạnh tranh

Thói quen đánh răng là rất cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Làm thế nào để Colgate tạo ra sự khác biệt đồng thời thay đổi nhận thức về thói quen đó.

Hơn 495 triệu bàn chải đánh răng thủ công dành cho người lớn đã được mua tại Mỹ vào năm 2020 và có thể sẽ bị chôn vùi trong bãi rác vì chúng không thể tái chế.

Trước những vấn đề đó, Colgate đang nỗ lực cải tiến để thay đổi với sự ra mắt của Colgate® Keep.

Công ty đã thực hiện sứ mệnh của mình là thực hiện các bước để hướng tới giải quyết vấn đề toàn cầu này bằng cách phát minh lại bàn chải đánh răng thủ công với tay cầm có thể tái sử dụng, cải tiến mới này có thể giảm được 80% hàm lượng nhựa trong sản phẩm.

Colgate® Keep được thiết kế với đầu bàn chải có thể thay thế được và tay cầm bằng nhôm có thể tái sử dụng để truyền cảm hứng cho mọi người thực hiện các bước nhỏ nhưng có thể mang lại những tác động đáng kể đến môi trường.

Bằng cách được bán cả trực tuyến lẫn các cửa hàng bán lẻ, Colgate® Keep ít nhựa dễ tiếp cận hơn với tất cả những ai đang tìm cách dễ dàng để giảm thiểu rác thải nhựa.

Trong mười năm, thông qua quan hệ đối tác với TerraCycle, Colgate đã tái chế hơn 5 triệu bàn chải đánh răng và các vật dụng chăm sóc răng miệng khác.

“Nếu mọi người dùng bàn chải đánh răng thủ công ở Mỹ chuyển sang sử dụng Colgate® Keep, chúng tôi sẽ tiết kiệm được tương đương hơn 400 triệu bàn chải đánh răng khỏi việc ném chúng vào thẳng các bãi rác”.

Colgate luôn nhận thức được rằng còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là khi liên quan đến việc tái chế nhựa nhỏ.

Nằm trong chiến lược bền vững và tác động xã hội năm 2025 của Colgate, công ty đang tập trung vào ba tham vọng: thúc đẩy phúc lợi và tính toàn diện; giúp mọi người phát triển các thói quen lành mạnh; và bảo tồn cũng như cải thiện môi trường.

Trong số các hành động bền vững môi trường và xã hội của công ty, mục tiêu chính là cắt giảm một nửa lượng chất thải nhựa bàn chải đánh răng vào năm 2025.

Ngoài ra, công ty sẽ loại bỏ 1/3 lượng nhựa mới như một phần của quá trình chuyển đổi sang 100% có thể tái chế, tái sử dụng hoặc bao bì nhựa có thể phân hủy vào năm 2025.

Bà Dana Medema, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tại Colgate-Palmolive cho biết.

Thương hiệu Colgate có mặt ở nhiều ngôi nhà hơn bất kỳ nơi nào khác, vì vậy chúng tôi có thể và chúng tôi sẽ tạo ra một tương lai lành mạnh, bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Đó là lý do tại sao trong các mục tiêu phát triển bền vững năm 2025 của Colgate, chúng tôi cam kết giảm 50% chất thải nhựa từ bàn chải đánh răng.

Colgate® Keep chỉ là một bước tiến tới mục tiêu của chúng tôi, với lượng nhựa ít hơn 80% so với bàn chải đánh răng Colgate tương đương.

Chúng tôi biết mình còn nhiều bước tiến nữa để hướng tới một tương lai bàn chải đánh răng không chất thải và niềm tự hào của chúng tôi sẽ bắt đầu từ đây.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

6 chiến lược sáng tạo để tăng nhận thức về thương hiệu

Có một thương hiệu vững chắc, đáng tin cậy là điều quan trọng để công ty của bạn phát triển. Nếu đối tượng mục tiêu của bạn không biết hoặc không tin tưởng vào thương hiệu của bạn, làm cách nào bạn có thể tăng lượng khách hàng và doanh số bán hàng của mình? Vận dụng các chiến lược sáng tạo chính là chìa khoá.

chiến lược sáng tạo
6 chiến lược sáng tạo để tăng nhận thức về thương hiệu

Dưới đây là 06 chiến lược sáng tạo mà bạn có thể sử dụng để tăng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn.

1. Sử dụng người có ảnh hưởng.

Mời những người có ảnh hưởng hay influencer vào thị trường ngách của bạn là một cách tuyệt vời để tăng nhận thức về thương hiệu và hy vọng thúc đẩy doanh số bán hàng.

Khi những người có ảnh hưởng có một lượng khán giả biết và tin tưởng họ, khi họ đề cập đến các sản phẩm của bạn và thảo luận về thương hiệu của bạn trong nội dung của họ, những đề cập đó sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn và nâng cao nhận thức của mọi người về sản phẩm của bạn.

Ikonick là một ví dụ hoàn hảo về một công ty làm việc trực tiếp với những người có ảnh hưởng: Nó bán các tác phẩm nghệ thuật trên vải canvas cho nhà và văn phòng của bạn.

Cách Ikonick sử dụng những người có ảnh hưởng bao gồm việc cung cấp cho họ nghệ thuật và để những người có ảnh hưởng đó tạo dáng với nghệ thuật, sau đó chia sẻ ảnh trên mạng xã hội.

“Các mối quan hệ của chúng tôi là một phần quan trọng trong công việc kinh doanh của chúng tôi,” đồng sáng lập Mark Mastrandrea cho biết. “Các mối quan hệ của chúng tôi tạo nên cộng đồng của chúng tôi và cộng đồng là cách thương hiệu của chúng tôi phát triển.”

Ikonick sử dụng tất cả các loại người có ảnh hưởng, từ nhiếp ảnh gia Instagram cho đến những người nổi tiếng.

Chiến lược mạng xã hội của công ty này đã cho phép nó mở rộng quy mô và phát triển theo cấp số nhân bởi vì những người có ảnh hưởng trở thành một phần của đội ngũ bán hàng – thậm chí là đại sứ. Mastrandrea nói rằng mối quan hệ này có lợi cho cả hai bên.

Các công ty cũng có thể đề nghị tài trợ cho những người có ảnh hưởng tại một sự kiện và thậm chí sử dụng họ làm người phát ngôn cho thương hiệu và sản phẩm.

2. Sử dụng bao bì có thương hiệu.

Bạn đã bao giờ nhận được một đơn đặt hàng có bao bì có thương hiệu chưa? Thay vì xem đó chỉ là một món hàng bình thường, có lẽ bạn cảm thấy rằng nhãn hàng đặc biệt đó khiến gói hàng giống như một món quà.

Packlane là một công ty cho phép các công ty thiết kế bao bì tùy chỉnh, sử dụng logo và thương hiệu của riêng họ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Công ty đã tạo ra các hộp quà độc đáo cho L’Oreal, HP, Shopify và cả RedBull.

Nhóm nghiên cứu biết rằng trải nghiệm sản phẩm không bắt đầu từ lần sử dụng đầu tiên, mà là ở giai đoạn mở hộp. Cách các công ty giới thiệu thương hiệu của họ và câu chuyện họ kể thông qua thiết kế và đồ họa có thể tạo ra một kết nối cảm xúc với khách hàng, thậm chí có thể kéo dài hơn chính sản phẩm đó.

Bao bì có thương hiệu cung cấp một điểm tiếp xúc bổ sung cho giá trị mà thương hiệu của bạn mang lại cho trải nghiệm của mỗi khách hàng và giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bỏ qua bao bì sản phẩm của bạn là một cơ hội xây dựng thương hiệu bị bỏ lỡ trong bối cảnh thị trường cực kỳ cạnh tranh này.

3. Hãy nghiên cứu SEO.

Bạn có nghe nói rằng phần lớn người tiêu dùng không xem hết trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm và phần lớn những người trong nhóm đó không xem qua một vài kết quả đầu tiên trên trang?

Hãy nghĩ về sức mạnh của SEO đối với việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều trích dẫn cùng một thông tin, nó sẽ mất đi một phần sức mạnh vì tất cả những công ty đó đều đang cố gắng có được khách hàng mới.

Nghiên cứu các chiến lược SEO liên quan đến thị trường ngách, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp bạn tăng nhận thức về thương hiệu.

4. Tối đa mạng xã hội. 

Instagram là một nền tảng truyền thông mạng xã hội có sức mạnh rất lớn. Người ta nói rằng một bức ảnh có giá trị bằng một nghìn từ và Instagram cho phép bạn quảng bá câu chuyện đó thông qua hình ảnh bạn đăng và văn bản bạn cung cấp thêm.

Đây là một công cụ tuyệt vời để bạn bè và gia đình liên lạc với nhau và nó cũng tốt cho các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng của họ.

Azazie bán áo cưới dành cho phù dâu và cô dâu. Để phát triển, thương hiệu này trở nên siêu tập trung vào việc phát triển cộng đồng của mình, đặc biệt là trên Instagram.

Lý do là trên nền tảng đó, công ty có thể yêu cầu các cô dâu mới chia sẻ hình ảnh về ngày đặc biệt của họ – và trải nghiệm của họ với trang phục của Azazie.

Không có gì ngạc nhiên khi trang Instagram của Azazie tràn ngập những bức ảnh đẹp truyền cảm hứng cho những cô dâu tương lai khác tưởng tượng mình đang mặc một trong những chiếc váy của nó.

Hơn hết, Azazie khai thác sức mạnh của bằng chứng xã hội (social proof) bằng cách tận dụng lời chứng thực và hình ảnh cá nhân từ khách hàng.

Sau đó là Facebook: Giống như Instagram, Facebook có sức mạnh để tăng nhận thức về thương hiệu và tạo ra một cộng đồng.

Gallant Dill là một doanh nhân tự lập, người đã xây dựng một cộng đồng thông qua nhóm Facebook của mình. Dill’s business là một chương trình cố vấn dạy các doanh nhân cách xây dựng và mở rộng quy mô công ty của họ.

Facebook giúp Anh nói chuyện trực tiếp với cộng đồng này và chia sẻ kết quả của các chương trình và sản phẩm cố vấn khác nhau của Anh.

Mới 26 tuổi, Anh đã có nhiều cơ sở kinh doanh trị giá hàng triệu đô la, một thành tích không chỉ minh chứng cho trí thông minh của anh mà còn thể hiện cho sức mạnh của cộng đồng trên mạng xã hội.

5. Chuyển mình với Twitter.

Twitter là một nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn khác để nâng cao nhận thức về thương hiệu vì nó giúp bạn xuất bản tin tức và tương tác với những khách hàng đã nói về doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ, thương hiệu thức ăn nhanh Wendy’s đã tạo dựng được danh tiếng trên Twitter và nâng cao nhận thức thương hiệu của mình bằng cách trả lời các phương tiện truyền thông đề cập đến thương hiệu của mình, cũng như các bài đăng của đối thủ cạnh tranh bằng những nhận xét vui nhộn và hài hước.

6. Khai thác quảng cáo có trả phí.

Cuối cùng, quảng cáo có trả phí là một cách tuyệt vời để hiển thị tên và trang web của bạn trước đối tượng mục tiêu, nhưng việc thu hẹp đối tượng và thu hút tương tác với quảng cáo thông qua khuyến mãi có thể mất khá nhiều thời gian nên bạn cần phải tối ưu dần.

Ở gian đoạn xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu thì những quảng cáo hiển thị chẳng hạn như GDN (Google Display Network) bạn không nên bỏ qua.

Với cách tính phí của GDN hoặc nhiều hệ thống quảng cáo hiển thị khác, thương hiệu của bạn sẽ được hiển thị nhiều hơn trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí vì quảng cáo chỉ bị tính phí khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp (P2)

04 lý do tại sao các doanh nhân nên tập trung vào việc phát triển thương hiệu của họ cũng như tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.

Việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp thường đi đôi với nhau – nhưng có một số điểm khác biệt nhất định.

Một thương hiệu thường có thể tồn tại độc lập với các doanh nghiệp, chúng hoạt động dưới sự bảo trợ của doanh nghiệp đó.

Bạn có thể có nhiều doanh nghiệp hoặc công ty dưới một thương hiệu (hãy xem Procter & Gamble hoặc Công ty Coca-Cola).

Thương hiệu là một biểu hiện rộng hơn về doanh nghiệp của bạn, đó là hình ảnh hoặc bản sắc đằng sau doanh nghiệp của bạn, công ty của bạn, cộng đồng của bạn.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp nhé.

Bạn không thể mang thương hiệu ra khỏi bạn.

Doanh nghiệp của bạn có thể thất bại, nhưng một thương hiệu không hoạt động theo cách đó. Một thương hiệu chỉ thất bại nếu bạn không tìm được cộng đồng phù hợp và tiếp tục phát triển nó.

Nếu nó không hiệu quả, bạn có thể chỉ cần thử chuyển hướng thương hiệu của mình hoặc thay đổi trọng tâm.

Nó không bao giờ có thể bị lấy đi khỏi bạn hoặc bị đánh cắp, bởi vì nó là sự thể hiện giá trị, quan điểm và mục tiêu của bạn chứ không phải là sự cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm vật chất.

Doanh nghiệp của bạn có thể kết thúc vì lý do này hay lý do khác, nhưng thương hiệu của bạn có thể dễ dàng tồn tại lâu dài hơn thế.

Thương hiệu là bộ mặt và tiếng nói của bất kỳ công ty nào tồn tại như một phần của nó. Vì vậy, theo nghĩa đó, một thương hiệu là một ý tưởng hơn là một vật phẩm hoặc thực thể hữu hình, và không ai có thể lấy ý tưởng từ bạn!

Và theo cách đó, việc phát triển thương hiệu trở nên quan trọng không kém trong bất kỳ dự án kinh doanh nào, nó cũng giống như phát triển chính công ty hoặc doanh nghiệp.

Khác nhau, nhưng đều rất quan trọng. 

Là một doanh nhân, việc phát triển thương hiệu và kinh doanh đều quan trọng như nhau.

Doanh nghiệp của bạn cho phép bạn giải quyết các nhu cầu trong cộng đồng mà thương hiệu của bạn tạo ra và thương hiệu của bạn cho phép bạn tiếp cận nhiều người hơn có nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ giải quyết.

Việc phát triển đồng thời cả hai tài sản này sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh của mình hơn.

Chắc chắn, những khái niệm hay tài sản này có thể hoạt động độc lập, nhưng những công ty thành công nhất có cộng đồng tận tâm và sự công nhận xung quanh thương hiệu của họ.

Vì vậy hãy dành thật nhiều thời gian để thiết lập và xây dựng cả thương hiệu lẫn doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp (P1)

04 lý do tại sao các doanh nhân nên tập trung vào việc phát triển thương hiệu của họ cũng như tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.

Việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp thường đi đôi với nhau – nhưng có một số điểm khác biệt nhất định.

Một thương hiệu thường có thể tồn tại độc lập với các doanh nghiệp, chúng hoạt động dưới sự bảo trợ của doanh nghiệp đó.

Bạn có thể có nhiều doanh nghiệp hoặc công ty dưới một thương hiệu (hãy xem Procter & Gamble hoặc Công ty Coca-Cola).

Thương hiệu là một biểu hiện rộng hơn về doanh nghiệp của bạn, đó là hình ảnh hoặc bản sắc đằng sau doanh nghiệp của bạn, công ty của bạn, cộng đồng của bạn.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp nhé.

Doanh nghiệp tập trung vào doanh thu còn thương hiệu thì tập trung vào cộng đồng.

Mục tiêu của doanh nghiệp của bạn là tạo ra doanh thu hay lợi nhuận, trong khi mục tiêu rộng hơn của việc xây dựng thương hiệu là phát triển cộng đồng.

Tất nhiên, cộng đồng đó có thể hỗ trợ doanh số bán hàng – đó là cách thương hiệu và doanh nghiệp song hành với nhau và tại sao cả hai đều quan trọng như vậy.

Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu, bạn không tập trung vào số lượng sản phẩm bạn bán hoặc số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn tạo ra – thay vào đó bạn tập trung hơn vào mức độ tương tác, phạm vi tiếp cận và sự công nhận từ phía cộng đồng.

Trong khi xây dựng doanh nghiệp liên quan đến việc mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ, thì việc xây dựng thương hiệu thường có nghĩa là tập trung vào một ý tưởng hoặc trọng tâm duy nhất mà bạn muốn thương hiệu của mình thể hiện.

Thương hiệu của bạn tạo ra danh tiếng cho bạn và bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động dưới thương hiệu đó. Đó là điều giúp mọi người xác định và liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Thương hiệu rộng lớn hơn sản phẩm.

Bởi vì việc xây dựng thương hiệu không chỉ tạo ra doanh thu hay lợi nhuận hoặc cung cấp sản phẩm mới, mà nó còn tập trung nhiều hơn vào nhận thức và tình cảm của công chúng.

Nó không phải là về những gì bạn bán, mà là về cách bạn làm cho mọi người dùng hay khách hàng của bạn cảm thấy.

Ví dụ, Coca-Cola, loại nước giải khát có đường, có ga mang đến những suy nghĩ về những khoảnh khắc hạnh phúc bất ngờ, không nhất thiết vì bản thân sản phẩm, mà vì thương hiệu xung quanh sản phẩm.

Nhiều người trong chúng ta có thể đã xem các quảng cáo của Coca-Cola cho thấy hình ảnh của những người vui vẻ chia sẻ một ly cola, quảng cáo cho chiến dịch “share a Coke” chẳng hạn.

Theo cách này, nó không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một cộng đồng dành cho những người yêu thích thương hiệu và các sản phẩm của nó.

Đây là một ví dụ rõ ràng về cách sản phẩm, doanh nghiệp và thương hiệu phối hợp với nhau để tạo ra cộng đồng và bán hàng.

Chính những loại chiến dịch và kết nối này sẽ nổi bật trong tâm trí mọi người và tạo ra cái nhìn đáng nhớ về thương hiệu của bạn và cách công ty của bạn hoạt động trong thương hiệu đó.

Nó kết hợp các sản phẩm và dịch vụ của bạn cùng với sự kết nối bạn cần có với khách hàng để giữ họ quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ đó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

3 điều thương hiệu nên cân nhắc cho thiết bị di động

Người dùng Android toàn cầu trung bình đã dành 27% giờ thức trên thiết bị di động trong năm 2020, tăng 20% so với năm 2019, theo App Annie.

Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang tận dụng tối đa các hệ sinh thái khác nhau có thể mang lại. Các thương hiệu cần bắt đầu nghĩ về thiết bị di động như một cách sống còn chứ không chỉ là một thiết bị hay màn hình thông thường.

CRM là cốt lõi của ứng dụng.

CRM hay Quản lý mối quan hệ khách hàng là cốt lõi của ứng dụng – một ứng dụng tốt sẽ trở thành tâm điểm tương tác của khách hàng với thương hiệu.

Ví dụ: các ứng dụng như Amazon và Sainsbury’s Nectar, v.v. từng là sự phát triển bùng nổ của một website, giờ đây ứng dụng là điểm đến mặc định để tra cứu bất cứ điều gì liên quan đến lịch sử của bạn với các thương hiệu, cũng như cách dễ dàng nhất để sử dụng dịch vụ của họ.

Trong thời đại ngày nay, CRM là cách dễ nhất để bắt đầu và xây dựng các cuộc trò chuyện được cá nhân hóa, vì vậy các thương hiệu có thể sử dụng nó để tận dụng những lợi ích đó: thay đổi hành vi; giữ chân người dùng; tạo dựng niềm tin; và hiểu rõ về nhu cầu cũng như lịch sử đặt hàng của người dùng.

Bạn vẫn phải chứng minh giá trị cho khách hàng của mình; bạn phải đặt nhu cầu của họ lên trước lợi ích của bạn.

Ngoài việc làm cho khách hàng của bạn gắn bó hơn, có nhiều khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn hơn những đối thủ khác, bạn còn có thể bắt đầu mở khóa những thông tin chi tiết về các kiểu chi tiêu, dữ liệu giao dịch của họ cũng như hành vi và sở thích của họ.

Hãy chứng minh ứng dụng của bạn xứng đáng để chiếm lấy một vị trí trên điện thoại của khách hàng.

Khách hàng có nhiều khả năng sử dụng một ứng dụng hơn nếu nó tốt và ngược lại, nếu nó được coi là một thứ rác rưởi, họ sẽ không muốn tương tác hoặc chia sẻ nó.

Tương tự với một website dành cho thiết bị di động – đừng ép mọi người tải ứng dụng của bạn ngay lập tức sẽ khiến họ khó chịu.

Trước tiên, hãy cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt vời trên website, chứng minh rằng ứng dụng của bạn xứng đáng với dung lượng trên điện thoại của họ và nó sẽ có thể sử dụng được.

Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là đặt nhiều rào cản hơn giữa người dùng của bạn và nội dung mà họ mong muốn.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn hiểu hệ sinh thái của người dùng. Điều chỉnh nhu cầu của bạn với khách hàng và không đặt bất kỳ rào cản nào.

Khách hàng mong muốn trải nghiệm di động sẽ liền mạch và phù hợp. Công việc của bạn là tạo điều kiện cho điều đó. Bạn giúp đỡ họ thì cuối cùng họ sẽ giúp đỡ bạn.

Trải nghiệm khách hàng tốt có nghĩa là khách hàng của bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn. Theo một nghiên cứu từ PWC, 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm khách hàng tuyệt vời hơn.

Đừng làm những thứ chỉ bởi vì bạn có thể làm nó.

Mọi tương tác mà khách hàng có với thương hiệu của bạn sẽ thông báo các trải nghiệm của họ, bất kể tương tác này xảy ra trên kênh nào.

Khi nghĩ về trải nghiệm trên thiết bị di động, bạn có thể dễ dàng bỏ qua hoặc quên hành trình của người dùng máy tính để bàn. Mọi người muốn có được trải nghiệm phù hợp với họ mọi lúc mọi nơi.

Đối với hành trình khách hàng, hãy đảm bảo cung cấp các công cụ phù hợp để mọi người hoàn thành hành trình đó một cách hiệu quả cả bên ngoài ứng dụng mà bạn đã dành rất nhiều thời gian để phát triển.

Đừng ép buộc khách hàng của bạn phải trải nghiệm các kênh mà bạn lựa chọn.

Thiết bị di động và ứng dụng đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đó là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp củng cố lòng trung thành, sự công nhận thương hiệu và hợp lý hóa trải nghiệm của khách hàng.

Chỉ cần nhớ rằng mặc dù thiết bị di động là một con đường thú vị và đáng giá, nhưng với mọi thứ, bạn nên làm tốt nhất có thể.

Đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, chứng minh rằng bạn có thứ gì đó để cung cấp và nhớ ưu tiên những cuộc trò chuyện được cá nhân hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

5 mẹo và thủ thuật để cải thiện sức mạnh và giá trị thương hiệu của bạn

Đây là lý do tại sao có một thương hiệu mạnh lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Chỉ có lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên Covid-19 là chưa đủ. Marketing phải thích ứng với những điều ‘bình thường mới’, và việc tạo ra một thương hiệu mạnh và đích thực sẽ giúp ích cho quá trình này.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ, nhưng lợi ích của nó rất đáng để nỗ lực.

Các đặc quyền của việc xây dựng thương hiệu có ở cả khía cạnh nội bộ lẫn người tiêu dùng của doanh nghiệp bạn.

Dưới đây là danh sách nhanh những gì bạn có thể mong đợi từ việc duy trì một thương hiệu mạnh:

  • Trải nghiệm tuyển dụng nhân viên tốt hơn: Theo hơn 70% các nhà lãnh đạo tuyển dụng được khảo sát từ khắp nơi trên thế giới, thương hiệu của nhà tuyển dụng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Không nhiều người tìm việc sẽ cân nhắc việc nộp đơn vào một công ty có tiếng xấu.
  • Khả năng tăng lợi nhuận: Người tiêu dùng thường sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm từ các thương hiệu mà họ tin tưởng và đánh giá cao. Hình thức nhạy cảm về giá này là một thước đo quan trọng cho sức mạnh thương hiệu. Nó cũng giúp bạn có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận của mình.
  • Nhiều khách hàng trung thành hơn: Một thương hiệu mạnh không chỉ thu hút những người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn mà còn cả những người sẽ tiếp tục quay lại nhiều hơn nữa. Hơn 40% người tiêu dùng cho biết tính nhất quán của thương hiệu là yếu tố quyết định khi quyết định xem họ có phải là khách hàng trung thành hay không.
  • Một mạng lưới an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế: Một thương hiệu mạnh có lợi thế cạnh tranh sẽ được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh yếu hơn. Cổ đông cũng có thể đánh giá cao tiềm năng của thương hiệu hơn. Do đó, việc xây dựng thương hiệu tốt có thể bảo vệ một công ty khỏi những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng như Covid-19.
  • Đủ tài sản thương hiệu để tồn tại trước báo chí xấu: Việc vô ý vi phạm quan hệ công chúng thường phổ biến hơn là đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá trị thương hiệu vững chắc sẽ cung cấp cho bạn mức trợ lực tối đa để kéo công ty của bạn đến mức an toàn nhất.

Giữ đúng bản sắc thương hiệu của bạn và có một chiến lược hiệu quả để làm như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn.

Đối tượng mục tiêu của bạn sẽ dễ dàng tin tưởng bạn hơn, dẫn đến nhiều khách hàng hơn và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn … ngay cả trong thời kỳ đại dịch.

5 mẹo và thủ thuật để cải thiện sức mạnh và giá trị thương hiệu của bạn

Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản là sử dụng cùng một logo, phông chữ hay là màu sắc.

Việc xây dựng thương hiệu của bạn yêu cầu các quy trình chuyên sâu có thể liên quan đến thiết kế website, duy trì sự hiện diện trên mạng xã hội, tăng cường hỗ trợ khách hàng, thực hiện các thay đổi trong văn hóa công ty và thậm chí suy nghĩ lại triết lý của công ty bạn.

Để hiểu rõ hơn những gì cần thiết để làm điều này, hãy nghĩ về thương hiệu của bạn như một con người. Họ là ai? Họ cư xử như thế nào? Làm thế nào để họ muốn được nhớ đến bởi những người họ gặp?

Hãy xem xét 05 điều bạn có thể làm để tạo và phát triển một thương hiệu mạnh sau đây:

1. Hiểu thương hiệu và khách hàng của bạn.

Niềm đam mê và mục đích của thương hiệu của bạn là gì? Tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại? Bạn không thể bắt đầu giải quyết thương hiệu của công ty mình nếu không có các nền tảng cơ bản như vậy.

Khi bạn đã xác định được khách hàng lý tưởng và những gì sản phẩm của bạn có thể cung cấp cho họ, hãy chuyển sang tìm hiểu thị trường mục tiêu nghĩ gì về thương hiệu của bạn. Trau dồi mối quan hệ với khách hàng để có được những cuộc trò chuyện sâu sắc với họ.

Chỉ khi bạn có những thông tin chi tiết này, bạn mới có thể xây dựng thương hiệu mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ nhận ra, đánh giá cao và tin tưởng.

2. Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu toàn diện.

Các nguyên tắc xây dựng thương hiệu phải toàn diện và được áp dụng rộng rãi trong toàn bộ công ty của bạn và hơn thế nữa. Đứng giới hạn nó ở nhóm marketing và bán hàng.

Một bộ hướng dẫn nhận diện thương hiệu (Brand Identity) hoàn chỉnh phải bao gồm nhiều hơn các yếu tố như thiết kế, mặc dù chúng thường tạo nên phần lớn thông tin được trình bày. Hãy dẫn dắt chúng với những tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn.

Giải quyết các yếu tố khác biệt của thương hiệu và các đề xuất giá trị độc đáo cho cá tính của người mua được nhắm mục tiêu.

3. Đừng quên xây dựng tiếng nói của thương hiệu – Brand Voice.

Hãy nghĩ về thương hiệu của bạn như một con người. Sau khi bạn hiểu rõ về thái độ và tính cách của họ, hãy nghĩ xem họ sẽ phản hồi lại bạn như thế nào nếu bạn nói chuyện với họ.

Thương hiệu của bạn sẽ như thế nào trong một cuộc trò chuyện? thông điệp của họ trông như thế nào?

Cách bạn giao tiếp với khách hàng cũng là một phần trong thương hiệu của bạn. Để cải thiện sức mạnh thương hiệu của bạn, tiếng nói của bạn phải phù hợp với người đang nghe.

Quan trọng nhất, tiếng nói thương hiệu của bạn không được thay đổi trên các kênh khác nhau hoặc trong suốt vòng đời của công ty bạn. Cho phép thương hiệu của bạn phát triển và điều chỉnh một chút cho phù hợp với khách hàng nếu bạn phải điều chỉnh.

Tuy nhiên, tiếng nói thương hiệu của bạn phải mang một âm hưởng quen thuộc mà khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra.

4. Cập nhật các yếu tố của thương hiệu nếu cần.

Điều này có thể đơn giản như sử dụng cùng một phiên bản logo của bạn trên tất cả các tài khoản mạng xã hội, tài liệu và sản phẩm.

Tuy nhiên trong trường hợp bạn cần thay đổi một số yếu tố của thương hiệu để chúng trở nên phù hợp hơn với các tài sản khác chẳng hạn như website hay ứng dụng (app), bạn có thể cập nhật chúng.

5. Áp dụng các nguyên tắc nhận diện thương hiệu một cách nhất quán.

Bạn cần nhất quán để tối đa hóa lợi ích của việc xây dựng sức mạnh và giá trị thương hiệu.

Hãy suy nghĩ về những thương hiệu mà bạn yêu thích. Rất có thể là tính nhất quán về thương hiệu của họ rất cao.

Ví dụ: một người bình thường có nhiều khả năng thử một loại đồ uống mới của Coca-Cola hơn là một loại đồ uống từ một công ty không quen thuộc vì Coca-Cola rất nhất quán trong thông điệp và thương hiệu của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới

Tinder đang tìm cách để tái định vị thương hiệu của mình trong bối cảnh có rất nhiều sự ‘hiểu lầm’ xung quanh mục tiêu khi sử dụng ứng dụng này.

Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới
Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới

Tinder Thái Lan đang tìm cách loại bỏ hình ảnh ứng dụng này là một ‘trung tâm của FWB’ trong thế giới kỹ thuật số.

Theo đó, ứng dụng hẹn hò này đã phát hành một quảng cáo mới với ý định phá vỡ hình ảnh này và định vị lại chính nó như một nền tảng nơi bạn có thể kết bạn và nhiều hơn thế nữa.

Đoạn video quảng cáo 90 giây được sản xuất bởi Wunderman Thompson Thái Lan, cho thấy mọi người vuốt sang phải nhau.

Tuy nhiên, hành động này không phải là để FWB mà là tham gia vào các hoạt động khác như chơi trò chơi điện tử, trượt ván cũng như các trò chơi kết nối khác.

Tinder đã được hiểu như là một ứng dụng phục vụ cho việc tìm kiếm ‘bạn một đêm’ cũng như với những người tìm kiếm bạn với mục tiêu FWB.

Do đó, công ty nhận thấy rằng người dùng Thế hệ Z có khả năng thoát khỏi ứng dụng trong vòng một tuần vì họ không muốn tham gia vào một nền văn hóa như vậy.

Công ty phát hiện ra rằng người dùng Thế hệ Z quan tâm hơn đến việc hình thành các mối quan hệ thuần túy nên từ đó đã quyết định đưa ra ý tưởng Tinder có thể được sử dụng để kết bạn với các lợi ích khác chứ không phải chỉ là FWB.

Chiến dịch hy vọng sẽ thu hút đối tượng mục tiêu là Gen Z và cung cấp cho họ nhiều phương tiện hơn để tải xuống ứng dụng.

Giám đốc sáng tạo của Wunderman Thompson Thái Lan – Ông Thasorn Boonyanate cho biết:

“Mục tiêu của chúng tôi là cho người dùng Gen Z thấy khả năng hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa trên ứng dụng này.

Trong nghiên cứu của mình, chúng phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi có niềm đam mê rất đa dạng, từ chơi game, trượt băng, khám phá các nhà hàng và quán bar mới, cho đến say mê các diễn viên Hàn Quốc”.

“Tôi biết ngay đó là điều nên làm của Tinder vào năm 2021, một ứng dụng nhân lên tình yêu cuộc sống của bạn bằng cách kết hợp bạn với những người bạn mới chia sẻ và mở rộng đam mê của bạn, những người bạn thực sự với ‘lợi ích’ lâu dài, những người luôn ở đây và thậm chí có thể phát triển những mối liên hệ này thành sự lãng mạn chứ không chỉ là dựa trên sự hấp dẫn về thể xác.

Chúng tôi tin rằng đây là con đường phía trước để Tinder vươn xa hơn là việc hẹn hò truyền thống”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P5)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Đào sâu dữ liệu của khách hàng

Các nhà content marketer thành công nhất sẽ phát triển insights về những suy nghĩ đang thay đổi và mô hình mua hàng của khách hàng vào thời điểm quan trọng này.

Các sự kiện hiện tại có tác động như thế nào đến cách họ tương tác với cá nhân và thương hiệu hay công ty của bạn? Kiến thức đó sẽ là nền tảng cho mọi nỗ lực liên quan đến nội dung của bạn.

Năm 2021 sẽ kéo theo một lượng lớn những người lao động thiếu việc làm và tìm kiếm các cách để tiết kiệm hoặc phát triển doanh nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều muốn tìm ra những cách mới để làm những việc cũ.

Chúng ta háo hức với những phát hiện mới dựa trên những gì khách hàng thích hoặc không thích. Nghiên cứu trải nghiệm người dùng để tìm ra những gì hoạt động tốt nhất hiện tại sẽ thành công.

Giao tiếp bằng sự đồng cảm và niềm tin

Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hành vi của người tiêu dùng. Mọi người khao khát tính minh bạch và xác thực sẽ tràn đến các nền tảng hay doanh nghiệp khiến họ cảm thấy an toàn và có giá trị nhất.

Vào năm 2021, hơn bao giờ hết, mọi người sẽ trở thành người tiêu dùng có ý thức và mong đợi các thương hiệu chứng minh rằng tác động của họ đối với thế giới là tích cực.

Các nền tảng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nội dung. Ví dụ, Twitter và Facebook bắt đầu dán nhãn hoặc thậm chí đối chiếu thông tin gây hiểu lầm trong năm nay.

Sự tự điều chỉnh đó sẽ tiếp tục. Nó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách các nền tảng triển khai hướng dẫn này.

Năm 2021 sẽ là năm chúng ta chứng kiến các thương hiệu hoàn toàn chấp nhận content marketing bằng sự đồng cảm.

Những thương hiệu giành được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng vào năm 2021 sẽ là những thương hiệu có sứ mệnh rõ ràng cho hoạt động content marketing hay tiếp thị nội dung của họ.

Sứ mệnh cộng hưởng với các giá trị, các vấn đề xã hội và môi trường của những người mà họ phục vụ đồng thời thu hút khách hàng để cùng nhau tạo ra thay đổi tích cực.

Sự nhạy cảm với quyền riêng tư dữ liệu đang gia tăng. Các nhà content marketer thành công sẽ phải trở thành những người có ảnh hưởng, những người sẵn sàng ‘trở nên dễ bị tổn thương’ và là ‘con người’, những người có ảnh hưởng đó sẽ trở thành người ủy thác cho chính thương hiệu.

Nội dung có mục đích

Các nhà tiếp thị nội dung muốn sự đầu tư và hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo cấp cao của họ để “tiếp thị có mục đích” và ưu tiên sử dụng mục đích xã hội cốt lõi của thương hiệu của họ trên thế giới như một phương tiện xác thực, giúp xây dựng lòng tin.

Họ cũng muốn đầu tư vào giáo dục trong toàn bộ công ty, họ cần những người đồng nghiệp khác hiểu rằng làm content marketing là công việc của tất cả mọi người – đó là khi những câu chuyện thực sự về sự đổi mới ra đời, điều này khiến công việc của các content marketer trở thành một công việc “kể chuyện” hơn là ‘dựng chuyện’.

Các thương hiệu sẽ muốn kể nhiều câu chuyện hơn xung quanh mục đích xã hội của họ.

Tại sao ư?

Họ đang phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng để cho thấy họ đang làm những điều đúng đắn; họ đang chịu nhiều áp lực pháp lý hơn để cho thấy họ nghĩ về nhiều thứ hơn chỉ là lợi nhuận của họ.

Và họ đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư lớn để chứng tỏ họ là những doanh nghiệp lâu dài có trách nhiệm. Đó là cơ hội vàng để content marketing tỏa sáng thông qua cách kể chuyện.

Hết phần 5 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới trong xu hướng mua sắm

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, với một số nhà phân tích dự đoán rằng các nỗ lực giảm thiểu và đóng cửa toàn cầu đã thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các cửa hàng thực và hướng tới mua sắm trực tuyến.

Điều đó đặt ra một loạt thách thức hoàn toàn mới và cơ hội cho các nhà bán lẻ và nhà làm marketing bán lẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì đang thúc đẩy thói quen mua sắm hiện tại của người dùng từ đó đánh giá cách bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai.

Báo cáo ‘Tương lai của mua sắm‘ mới nhất của Facebook là gì. Bản hướng dẫn dài 64 trang này là một phần của loạt bài ‘Các quan điểm về ngành’ mới của Facebook cho thấy ứng dụng này đã làm việc với rất nhiều chuyên gia theo các ngành dọc khác nhau để xác định các xu hướng chính và cung cấp hướng dẫn cho các thương hiệu dựa trên sự thay đổi mới nhất của người tiêu dùng.

Bạn có thể tải xuống báo cáo xu hướng bán lẻ đầy đủ tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số lưu ý và thống kê chính.

Trước hết, Facebook xem xét động lực mua sắm đã thay đổi như thế nào và các yếu tố chính hiện đang xác định thói quen mua sắm tại cửa hàng của mọi người.

Tất nhiên, giá cả luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc, nhưng ít nhất ở hiện tại, sự an toàn cũng là điều quan trọng hàng đầu đối với những người mua sắm tại cửa hàng.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa hiệu suất tại cửa hàng và / hoặc thương mại điện tử, thì đây là những yếu tố chính cần lưu ý và cần làm nổi bật từng yếu tố trong các hoạt động truyền thông marketing của mình.

Facebook cũng xem xét một số lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy khi chuyển sang thương mại điện tử, bao gồm khả năng cải thiện việc mua hàng của bạn để nhận được các giao dịch tốt nhất.

Theo giải thích của Facebook:

“Người tiêu dùng đang nhận ra những lợi ích mà kỹ thuật số có thể mang lại cho trải nghiệm mua sắm của họ không chỉ đơn thuần là hiệu quả. Gần 8/10 (79%) người mua sắm trên toàn cầu cho biết Internet giúp so sánh các sản phẩm theo giá dễ dàng hơn và 67% nói rằng Internet giúp việc mua sản phẩm ít rủi ro hơn”.

Ngày nay, khách hàng của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích các lựa chọn của họ, có nghĩa là bạn cũng nên biết những gì được cung cấp ở những nơi khác, trong khi bạn cũng nên tìm cách thông báo chính sách trả hàng của mình để đảm bảo hơn.

Facebook cũng lưu ý rằng đại dịch đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng hơn ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, trong nỗ lực thúc đẩy cộng đồng của họ.

Đây là một sự thay đổi tích cực, có thể giúp duy trì những nhà cung cấp nhỏ hơn này trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, đồng thời nó cũng có thể dẫn đến sự hỗ trợ lớn hơn của địa phương trong dài hạn, khi nhiều người biết đến và kết nối với những nhà cung cấp trong khu vực lân cận của họ.

Báo cáo cũng xem xét các loại hình truyền thông mà người tiêu dùng đang tìm kiếm từ các thương hiệu ngay bây giờ, điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung vào sự an toàn.

Trong khi Facebook cũng xem xét các yếu tố chính trong lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) hiện đại – với một số lưu ý về thương hiệu rất có giá trị:

Báo cáo đầy đủ bao gồm một loạt thông tin chi tiết của chuyên gia để giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các xu hướng này. Sự thay đổi của người tiêu dùng có thể giúp định hình chiến lược và cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải full báo cáo tại: Future of Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xoay chuyển nhanh trong khủng hoảng: Hãy xem họ thành công như thế nào

Bằng cách xem những người khác đã thay đổi thành công như thế nào, chúng ta cũng có thể thay đổi thành công.

Ngay cả trong những thời điểm tốt nhất, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết rằng họ cũng sẽ phải điều chỉnh công ty của mình.

Đó chỉ là phản ứng tự nhiên khi thị trường thay đổi. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã đưa ra một loại thử nghiệm mới, đặc biệt gay gắt, ‘Chuyển đổi hoặc dừng cuộc chơi’.

Các giám đốc điều hành và doanh nhân muốn doanh nghiệp của họ tồn tại và phát triển trong tương lai có thể được hưởng lợi từ việc xem xét một số ví dụ chính về cách các công ty khác đang thích ứng tốt với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.

3 điều kiện để xoay chuyển thành công

Theo Harvard Business Review, có 03 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có thể xoay chuyển thành công:

  • Điều chỉnh công ty với ít nhất một xu hướng mà đại dịch đã tạo ra hoặc gia tăng (ví dụ: làm việc từ xa),
  • Mở rộng một cách song song các khả năng hiện có của công ty theo cách củng cố ý định chiến lược ban đầu,
  • đưa ra con đường bền vững nhất dẫn đến lợi nhuận nhằm duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Để đạt được những điểm này một cách cạnh tranh đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đặc biệt nhận thức được các điều kiện và nguồn lực ngắn hạn hiện tại.

Nhưng nó cũng đòi hỏi phải xem xét các cơ hội rộng hơn có thể có ảnh hưởng lâu dài đến nhận thức và hoạt động của thương hiệu.

Ví dụ điển hình của những công ty làm việc theo ca

Khi xem xét các công ty phù hợp với xu hướng của COVID 19, một ví dụ điển hình là Red Roof Hotels. Công ty hiện đang cung cấp mức giá theo ngày cho người lao động, cho phép các cá nhân có không gian yên tĩnh, riêng tư để làm việc.

Trước đại dịch, các công ty đã khám phá không gian văn phòng cho thuê và làm việc chung để cung cấp những lợi ích này và giảm chi phí, các nhân viên hợp đồng đang tìm cách sáng tạo để tạo ra các văn phòng tạm thời.

Nhà bán lẻ điện tử và thiết bị Best Buy cũng nổi bật. Khi nhiều người làm việc trực tuyến hơn cho trường học và doanh nghiệp, công ty này đã tăng cường tập trung vào hỗ trợ ảo và sửa chữa công nghệ.

TOV, một nhà thiết kế và sản xuất đồ nội thất, thừa nhận sự phát triển của thương mại điện tử và tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ. Tận dụng các khả năng hiện có có nghĩa là doanh nghiệp của bạn không phải mất quá nhiều thời gian hoặc tiền bạc để tổ chức lại, chuẩn bị và thực hiện.

Ví dụ, các cửa hàng tạp hóa như Kroger và Whole Foods đang tạo ra các địa điểm “tối”, biến các cửa hàng thành trung tâm sản xuất và phân phối. Điều này cho phép các cửa hàng duy trì trong chuỗi cung ứng, dịch vụ và nền tảng khách hàng ban đầu của họ trong khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

T3 Expo, một công ty tổ chức sự kiện và triển lãm thương mại, cũng đã sử dụng các kỹ năng và công cụ hiện có của họ để lập kế hoạch biến cơ sở hội nghị thành bệnh viện COVID-19. Công ty đã dựa trên nền tảng ban đầu của mình nhưng áp dụng nó cho một loại nhu cầu hoàn toàn mới.

Cuối cùng, xem xét các con đường bền vững để đạt được lợi nhuận, Walgreens bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, những sản phẩm luôn có nhu cầu. Điều này sẽ giúp thay đổi hình ảnh của thương hiệu ngoài nhu cầu về y tế và dược phẩm.

Quan trọng là, để làm cho điều này trở nên khả thi, Walgreens đã chấp nhận quan hệ đối tác mới với Postmate. Bạn càng có thể xem xét và biến các quan hệ đối tác được nhắm mục tiêu trở thành hiện thực, thì số lượng lựa chọn bạn có cho các dịch vụ và hàng hóa mới càng cao.

Giống như đa dạng hóa danh mục đầu tư, các con đường hợp tác khác nhau này có thể đảm bảo sự ổn định tài chính tổng thể hơn cho doanh nghiệp.

Một chiến lược có thể giải quyết nhiều điểm

Phải thừa nhận rằng có một số trùng lặp giữa các điểm trên. Ví dụ: công việc của T3 Expo với bệnh viện COVID-19 vẫn dựa vào khả năng tổ chức, phân tích và mạng lưới hiện có của nhân viên.

Nhưng nó cũng chứng minh cho những khách hàng tiềm năng mới thấy rằng tài năng của họ có thể áp dụng trong các bối cảnh khác với các sự kiện truyền thống của công ty, cho phép công ty thiết lập các khách hàng và dòng thu nhập mới.

Trên thực tế, chiến lược xoay chuyển tốt nhất là những chiến lược có thể đáp ứng cả ba yêu cầu đó cùng một lúc.

Học hỏi từ những khó khăn có thể giúp bạn xoay chuyển nhanh hơn trong tương lai

COVID-19 sẽ không ở bên chúng ta mãi mãi. Nhưng vì nó buộc các nhà lãnh đạo phải xoay chuyển như cách họ chưa từng có trước đây nên việc thấy các công ty hiện tại thực hiện những thay đổi cần thiết và học hỏi từ các chiến lược của họ trở nên cần thiết hơn bao giờ.

Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm theo sự dẫn dắt của họ, vượt qua những thách thức hiện tại và có trải nghiệm dễ dàng hơn nhiều để thích nghi trong những thời điểm bình thường hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

4 xu hướng chính trong ngành bán lẻ năm 2021

Các hành vi tiêu dùng mới sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp trong năm 2021.

Cuộc khủng hoảng về sức khoẻ toàn cầu hiện nay về cơ bản đã làm thay đổi thế giới bán lẻ. Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang phải vật lộn để theo kịp những thay đổi mạnh mẽ này trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Theo Opportunity Insights, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng trở lại hơn 90% mức trước đại dịch ở Mỹ, nhưng nó đang được hướng đến các lĩnh vực khác nhau.

Các khoản chi cho nhà hàng, khách sạn và phương tiện đi lại đang giảm trong khi hàng tạp hóa và giải trí gia đình tăng cao.

Người tiêu dùng đang hành xử các cách khác nhau và các nhà bán lẻ đang chạy đua để thích ứng thông qua các cuộc chuyển đổi số và bằng cách đa dạng hóa đối tác của họ để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

04 xu hướng sau đây đã xuất hiện và rất quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong lĩnh vực bán lẻ từ ngay bây giờ.

1. Giảm không gian vật lý và tăng chủng loại sản phẩm.

Trong năm qua, sự hiện diện vật lý hay cửa hàng thực của các cửa hàng bán lẻ đã biến đổi thành những hình thức, quy mô và trải nghiệm mới.

Nhiều cửa hàng hơn đã trở thành những trung tâm phân phối trọn gói, đầu tư vào các cửa hàng vật lý lớn hơn đã giảm và thay vào đó các nhà bán lẻ tập trung hơn vào các sản phẩm thích hợp và các nhà cung cấp địa phương nhằm rút ngắn chuỗi cung ứng của họ.

Nhiều nhà bán lẻ đang tìm kiếm các đối tác mới để tăng chủng loại sản phẩm hoặc đáp ứng nhu cầu do đại dịch gây ra, chẳng hạn như khẩu trang hay các mặt hàng khác mà người tiêu dùng hiện nay không thể thiếu.

Các nhà sản xuất và nhà cung cấp muốn hợp tác thành công với các nhà bán lẻ nên biết các yêu cầu của nhà bán lẻ về thông tin sản phẩm chi tiết và chính xác.

Dữ liệu này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo có đúng sản phẩm vào đúng thời điểm người tiêu dùng cần.

Gần 70% người tiêu dùng cho biết thiếu thông tin sản phẩm là lý do hàng đầu khiến họ từ bỏ sản phẩm, theo nghiên cứu từ Salsify.

2. Rất cần thiết để có được Customer Insight.

Tình trạng bán lẻ thay đổi hiện nay cũng là cơ hội cho các công ty khởi nghiệp công nghệ hỗ trợ tiếp cận insights và phân tích về người mua hàng.

Có một cảm giác cấp bách hơn để hiểu và dự đoán các tương tác của người tiêu dùng với sản phẩm. Mọi tương tác trực tiếp, vì có thể có ít hơn nên cần phải được tính và phục vụ mục đích thu hút người tiêu dùng lâu dài.

Các công ty khởi nghiệp như Adrich, chuyên cung cấp phân tích sử dụng sản phẩm theo thời gian thực, đang giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu tăng cường mối quan hệ với người tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ nên biết khi nào và như thế nào người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm khác nhau, điều này có thể giúp lập kế hoạch hàng tồn kho, bán hàng và khuyến mãi bản địa hóa.

3. Những cách mới để thử sản phẩm.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) có thể hỗ trợ trải nghiệm “thử trước khi mua”, trải nghiệm này sẽ trở nên phổ biến hơn.

Hiện tại, người tiêu dùng ít thích tiếp xúc với mọi người và các sản phẩm mà người khác có thể đã chạm vào.

Mặc dù không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều người tiêu dùng sẽ quay trở lại các cửa hàng khi các quy trình chăm sóc sức khỏe được giãn ra, nhưng cũng sẽ có sự gia tăng lâu dài trong mua sắm trực tuyến.

Một cuộc khảo sát của Salesforce vào tháng 5 cho thấy rằng đa số người tiêu dùng ở các mức thu nhập mong đợi mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai, bao gồm 71% những người có thu nhập cao. Đây là cơ hội lớn để các thương hiệu có thể thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử (eCommerce).

AR đã có dấu hiệu phát triển trước đại dịch và nó cung cấp giải pháp cho những thách thức của ngành bán lẻ hiện nay.

Theo khảo sát của Nielsen năm 2019, khoảng một nửa số người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng AR để đánh giá sản phẩm.

Do hậu quả của đại dịch, các thương hiệu đồ trang sức, thời trang thiết kế và giày dép đang cung cấp các thử nghiệm ảo mới hoặc nhận thấy sự phát triển trong các ứng dụng hiện có giúp khách hàng mua sắm tại nhà hoặc an toàn hơn tại cửa hàng.

Để trải nghiệm sản phẩm ảo mang lại kết quả thành công cho các nhà bán lẻ, thông tin sản phẩm phải được chuẩn hóa để đảm bảo thông tin lưu chuyển thông suốt giữa thế giới thực và kỹ thuật số.

Không chỉ các nhà bán lẻ sẽ mất thời gian và nguồn lực để tìm kiếm thông tin trong giai đoạn thiết lập, lòng tin của người tiêu dùng sẽ bị phá vỡ nếu các thuộc tính sản phẩm chính bị thiếu hoặc không có sẵn khi họ thử nghiệm các dịch vụ công nghệ mới.

Các doanh nhân có thể mong đợi nhu cầu tiếp tục về các giải pháp giải quyết những thách thức về dữ liệu này và giúp các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm sản phẩm kỹ thuật số cho những khách hàng không thể lấy mẫu sản phẩm thực.

4. Tăng trưởng bền vững và minh bạch.

Theo Accenture, người mua sắm trên khắp thế giới cảm thấy được kết nối với nhau nhiều hơn nhờ trải nghiệm được chia sẻ của đại dịch, đồng thời đã có sự gia tăng trong tiêu dùng có ý thức và mong muốn mua hàng tại địa phương nhiều hơn.

Nhiều nhà bán lẻ đang đưa ra các sáng kiến ​​bền vững và có cái nhìn khác về tác động môi trường của chuỗi cung ứng của họ.

Vào tháng 5, Walmart đã công bố quan hệ đối tác với công ty quần áo tái chế ThredUP, công ty này kết hợp mối quan tâm của Walmart về tính bền vững với nhu cầu giải quyết ngân sách thắt chặt giữa những người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch suy thoái.

Cùng với sự quan tâm đến việc tái sử dụng ngày càng tăng, nhiều người tiêu dùng muốn tìm hiểu nguồn gốc của sản phẩm và cách chúng được tạo ra.

Loại minh bạch này đòi hỏi các thương hiệu, nhà bán lẻ và thị trường trực tuyến phải điều chỉnh các yêu cầu của họ để nhận dạng sản phẩm duy nhất.

Ví dụ: lấy mã vạch và số nhận dạng xác thực nên được coi là một phần thiết yếu của việc ra mắt sản phẩm đối với các thương hiệu nhỏ để có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

4 bước để cải thiện văn hoá doanh nghiệp trong 2021

Để thành công trong kinh doanh sau năm 2020, hãy tạo sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Chỉ trong một năm, Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống và làm việc. Một số ngành đã bị gián đoạn và buộc phải tái cơ cấu các dịch vụ của họ.

Cũng trong cùng một dòng chảy đó, các danh mục dịch vụ mới cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, có một điều đã không đổi.

Nhiều người sẽ tranh luận rằng ngành công nghiệp ‘dịch vụ hậu cần’ (Logistics) đã được chứng minh là một sự bất thường trong đại dịch này. Khi mọi người ở nhà, nhu cầu giao hàng đã tăng vọt và các nhà vận chuyển đã chứng kiến ​​việc tăng trưởng kinh doanh nhiều hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, ngành này không khác bất kỳ ngành nào khác.

Khi đại dịch xảy ra, các công ty nhỏ hơn hiện đã tìm được những vị trí thuận lợi của mình trên thị trường. Với nhóm tiếp cận mới này vào lượng khách hàng rộng lớn, áp lực phải phân phối theo đúng nghĩa đen cũng đang tăng lên. Một cách để đạt được điều này là cải thiện văn hóa nội bộ công ty.

Dưới đây là 04 bước cần thiết có thể giúp cả thương hiệu mới và thương hiệu lâu năm cải thiện văn hóa công ty của họ khi chúng ta bước qua năm 2021.

1. Xác định ‘bản sắc’ của doanh nghiệp

Nhiều công ty tồn tại mà không có thương hiệu phù hợp, đặc biệt là trong thị trường dịch vụ. Đi theo ngành dịch vụ hậu cần hay logistics.

Sau khi nhận thấy sự thiếu bản sắc độc đáo này trong công ty chuyên về logistics ArdentX, người đồng sáng lập Connor Miller đã quyết định mã hóa một bộ giá trị nhất định liên quan đến ArdentX, giống như một “đạo đức làm việc” của họ.

Như nhà báo Kate Heinz đã khuyên trong một bài báo gần đây cho Built In, “Các giá trị cốt lõi rất quan trọng đối với văn hóa của bạn và sự thành công của bạn với tư cách là một tổ chức, vì vậy hãy đảm bảo chúng được mọi thành viên trong nhóm của bạn tôn trọng.

Giữ tất cả các nhân viên theo cùng một bộ tiêu chuẩn sẽ thúc đẩy một nền văn hóa cởi mở dựa trên sự bình đẳng. Điều này cũng sẽ giúp thúc đẩy các giá trị cốt lõi của bạn trên tất cả các bộ phận để chúng trở nên ăn sâu vào văn hóa của doạnh nghiệp. “

2. Trách nhiệm giải trình từ nhóm quản lý

Chất lượng của nhóm quản lý điều hành là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm điều hành doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng, đổi mới và bền vững.

3. Thực hiện những cuộc phỏng vấn

Nhân viên chắc chắn sẽ muốn rời bỏ công ty. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cơ hội tốt hơn, thay đổi nghề nghiệp hoặc học lên cao hơn.

Sự thay đổi nhân viên luôn được coi là một điều ‘xấu cố hữu’. Tuy nhiên, sự kiện nhân viên rời bỏ công ty của bạn có thể là cơ hội để phát triển.

4. Luôn luôn truyền thông

Trong nhiều công ty, truyền thông là một luồng một chiều chỉ chảy xuống từ cấp quản lý đến các đội nhóm.

Trong những tình huống như thế này, nhân viên hiếm khi cảm thấy họ có tiếng nói để truyền đạt các sự kiện đang diễn ra trong các nhóm của họ, cũng như họ không cảm thấy cần thiết.

Trong một công ty lành mạnh, mọi người luôn nói chuyện. Các nhà quản lý luôn hỏi, “Bạn nghĩ gì về điều đó? Đó có phải là một ý tưởng tốt không? Bạn sẽ làm điều đó khác đi như thế nào?” Họ muốn nghe ý kiến của mọi người, bất kể chúng là gì.

Việc phát triển một cấu trúc doanh nghiệp vững chắc sẽ tăng cường kết nối với khách hàng của thương hiệu.

Việc thực hiện khoản đầu tư này chắc chắn sẽ mang lại kết quả rõ ràng cho các tuyến dưới của doanh nghiệp bạn và thậm chí nhiều hơn nữa khi dựa vào các sự kiện hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cách tuyển một chuyên gia SEO cho Marketing Team

Một chuyên gia SEO nội bộ của doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một thành viên thiết yếu của các nhóm thương hiệu. Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc tuyển dụng cho vị trí này.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục phát triển đội ngũ marketing nội bộ hay còn gọi là in-house của họ bằng cách đầu tư vào việc tuyển các chuyên gia chuyên biệt.

Các Digital Marketer mạnh về các công cụ tìm kiếm và có các kỹ năng độc đáo để thành công với tư cách là một chuyên gia SEO đang được doanh nghiệp ngày càng chào đón.

Trên thực tế, nhu cầu tìm kiếm cho các từ khóa liên quan đến công việc SEO vào tháng 11 năm 2020 đã tăng 10% so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ nền tảng Conductor.

Trong bài đăng này, bạn sẽ tìm hiểu lý do tại sao bạn nên tuyển SEO nội bộ của doanh nghiệp, loại chuyên gia nào bạn có thể cần, nơi để tìm ứng viên tốt nhất, tìm kiếm những gì trong chừng mực của ứng viên và hơn thế nữa.

Tại sao bạn nên tuyển một chuyên gia SEO

Các chuyên gia tìm kiếm là những cố vấn đáng tin cậy chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển cho thương hiệu của bạn và củng cố vị thế của thương hiệu trong các thị trường cốt lõi.

Một chuyên gia SEO là một nhà truyền bá cho tất cả mọi thứ về tiếp thị tự nhiên hay organic marketing. SEO, không giống như nhiều lĩnh vực marketing khác, đây là một chức năng mang tính đồng đội đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan.

Một chuyên gia SEO nội bộ của doanh nghiệp sẽ quản lý quan hệ đối tác đa chức năng với các nhóm nội dung, website, marketing và UX / UI khác để đảm bảo bạn có thể được nhìn thấy khi khách hàng tìm kiếm.

Ngoài ra, một chuyên gia SEO nội bộ sẽ giúp hoàn thiện nhóm marketing cốt lõi của bạn, giám sát các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của thương hiệu bạn.

Bạn nên tuyển kiểu chuyên gia SEO nào

Xác định đúng chuyên gia SEO cần tuyển nên là ưu tiên hàng đầu của bạn.

Những chuyên gia SEO có nền tảng nội dung (content) chuyên sâu hơn sẽ là những chuyên gia nghiên cứu, chỉnh sửa và viết từ khóa.

Các chuyên gia SEO với chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ tập trung vào tối ưu hóa trên trang (onpage), liên kết ngoài trang (offpage), khắc phục các lỗi trang và phát triển web.

Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn tuyển một chuyên gia SEO kỹ thuật và nội dung kết hợp với kinh nghiệm quản lý dự án mạnh mẽ.

Hãy nhớ rằng các ứng viên của bạn sẽ cần phải có kinh nghiệm quản lý và phát triển nhóm dưới quyền của họ.

Khi bạn đã xác định được loại chuyên gia SEO cần tuyển dụng, hãy tạo một mô tả công việc hấp dẫn để thu hút các ứng viên tiềm năng.

Mô tả của bạn nên thu hút các ứng viên tìm hiểu thêm về cách thực hiện một bước chuyển mình tiềm năng và tập trung vào một thương hiệu hoặc ngành duy nhất.

Chuyên gia SEO của bạn sẽ ảnh hưởng và thúc đẩy thành công như thế nào

Một số lợi ích tức thì của việc tuyển SEO nội bộ (in-house SEO) bao gồm:

  • Tăng khả năng hiển thị nội dung hàng đầu.
  • Kết quả tìm kiếm xếp hạng cao hơn.
  • Thúc đẩy tỷ lệ nhấp chuyển đổi.

Về lâu dài, nội dung thương hiệu của bạn sẽ có cơ hội liên tục xếp hạng trên các trang của kết quả tìm kiếm – SERPs.

Khi xem xét các mối quan hệ chức năng chéo, chuyên gia SEO của bạn sẽ giảm khung thời gian tối ưu hóa nội dung trên trang bằng cách xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các nhóm phát triển nội dung và website.

Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia SEO ở đâu

Các chuyên gia SEO có thể được tìm thấy trải rộng trong các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Các Agency chuyên về digital là một nơi tốt để bạn xem xét.

Một số chuyên gia SEO có thể đã sẵn sàng và tập trung vào tối ưu hóa nội dung hay quản lý dự án.

Khi phỏng vấn các chuyên gia SEO này, hãy đảm bảo rằng họ hoàn toàn cam kết quản lý một thương hiệu so với một số ít họ có thể giám sát trong môi trường Agency.

Ai nên phỏng vấn ứng viên SEO

Nên có nhiều người tham gia vào quá trình phỏng vấn với các ứng viên chuyên gia SEO của bạn đảm bảo sự liên kết giữa các nhóm chức năng chéo.

Điều này cũng mang lại cho ứng viên của bạn cơ hội hiểu biết toàn diện về người mà họ sẽ hợp tác chặt chẽ.

Đây là một số thành viên có thể tham gia phỏng vấn:

Marketing Team

  • Liệu người này có làm việc tốt trong tổ chức marketing lớn hơn không?
  • Liệu họ có thể đóng góp vào việc đạt được các chỉ số mà hoạt động marketing đưa ra không?

Cân nhắc vị trí bao gồm trưởng bộ phận marketing hoặc CMO của bạn, để cung cấp cho ứng viên của bạn viễn cảnh dài hạn về nơi mà doanh nghiệp đang tìm kiếm để phát triển trong tương lai.

Content Team

  • Người này sẽ hợp tác hiệu quả với các bên liên quan về nội dung như thế nào?
  • Họ sẽ đưa các phương pháp hay nhất về SEO vào quá trình tạo nội dung của chúng tôi như thế nào?

Điểm thưởng nếu ứng viên của bạn có kinh nghiệm hoặc quan tâm đến việc tạo nội dung, để được hỗ trợ thêm về nội dung.

Technical Team

Hiểu mối quan hệ hợp tác giữa phát triển web và các chức năng UI / UX liên quan đến tối ưu hóa website.

Bằng cách gặp gỡ các nhóm kỹ thuật, ứng viên của bạn có cơ hội xác định cách hiệu quả nhất để xây dựng một mối quan hệ thành công.

Tùy thuộc vào cấp độ SEO mà bạn đang muốn tuyển, hãy xem xét một số câu hỏi phỏng vấn SEO này trong quá trình phỏng vấn ứng viên của bạn.

Những mẹo và đề xuất hữu ích này sẽ đảm bảo kiểm tra các ứng viên phù hợp từ góc độ kỹ thuật, nội dung và phù hợp với đội nhóm.

Khi nào chuyên gia SEO của bạn bắt đầu

Khi bạn đã xác định được chuyên gia SEO của mình (xin chúc mừng!), Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng họ sẵn sàng thành công với trải nghiệm tích hợp mạnh mẽ.

Họ sẽ cần những tài nguyên và công nghệ cần thiết nào?

Chuyên gia SEO của bạn nên được giới thiệu với ai?

Bằng cách tạo một lịch trình giới thiệu hiệu quả, bạn sẽ có một giai đoạn phát triển nhanh chóng và có thể tạo ra tác động cho tổ chức marketing của mình nhanh hơn nhiều.

Sau giai đoạn giới thiệu, hãy xác định mức độ thành công sẽ được đo lường như thế nào đối với chuyên gia SEO của bạn.

  • Họ sẽ đạt được gì trong 90, 180 và 360 ngày đầu tiên?
  • Quỹ đạo phát triển của người này sẽ như thế nào trong hơn 2 năm nữa?
  • Chiến lược tự nhiên của nhóm marketing của bạn sẽ phát triển như thế nào với công việc mà chuyên gia SEO của bạn sẽ tạo ra trong thời gian của họ?

Bây giờ bạn đã củng cố kế hoạch hành động của mình để tuyển một chuyên gia SEO, đã đến lúc bạn bắt đầu rồi đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Top các dự báo và xu hướng digital marketing năm 2021 (P2)

Bình đẳng, đạo đức dữ liệu và tiếp cận người tiêu dùng tại nhà là một số chủ đề trong xu hướng hàng đầu cho năm 2021. Nhưng những xu hướng digital marketing nào khác sẽ tạo nên làn sóng trong năm tới? Các nhà lãnh đạo của Google đã chia sẻ dự báo của họ cho năm 2021.

Xu hướng của người tiêu dùng về tính bền vững

Đại dịch đã củng cố nhu cầu của người tiêu dùng về tính bền vững. Hành vi ‘tái chế’ được thiết lập nhiều nhất, nhưng người tiêu dùng cũng đang cân nhắc tác động của họ đối với môi trường khi họ đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ: Google Trends cho thấy rằng trong danh mục “thực phẩm”, mọi người ngày càng tìm kiếm “bền vững”, “thực phẩm địa phương” và “thuần chay”.

Mọi người muốn thương hiệu thể hiện trách nhiệm và sự minh bạch thông qua các hành động cụ thể.

Những nghiên cứu về lĩnh vực thời trang bền vững cho thấy rằng việc tạo ra và truyền đạt các thuộc tính bền vững có hiệu ứng hào quang cũng như ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của khách hàng – đặc biệt là về chất lượng và giá trị – tại những thời điểm ra quyết định quan trọng.

Với ngành công nghệ, Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Google đã cam kết hoạt động 24/7 bằng năng lượng không có carbon trong tất cả các trung tâm dữ liệu của Google vào năm 2030.

Các thương hiệu đi đầu trong những thay đổi này không ngừng tìm cách cải thiện các nỗ lực về môi trường của họ, cho dù thông qua quan hệ đối tác, các sáng kiến ​​trong toàn ngành hay các kỹ thuật sản xuất và tái chế mới.

Vai trò của nhóm marketing là minh bạch về cách doanh nghiệp hoạt động trong hệ sinh thái rộng lớn và thể hiện được những cải tiến cụ thể.

Ứng dụng mobile là ‘key’ để tăng trưởng

Câu chuyện tiêu thụ phương tiện truyền thông lớn vào năm 2020 là thời gian dành cho các thiết bị di động. Trên phạm vi toàn cầu, hiện có hơn 1,6 nghìn tỷ giờ được tiêu thụ trên điện thoại di động trong nửa đầu năm 2020.

Và trong quý thứ ba, việc sử dụng ứng dụng (app) đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với 180 tỷ giờ mỗi tháng.

Nghiên cứu tương tự nhấn mạnh rằng các danh mục dự kiến ​​sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự gia tăng phổ biến của ứng dụng này bao gồm giao đồ ăn, game, học tập trực tuyến, giải trí và cả mua sắm.

Khi chúng ta đang hướng tới sự phục hồi kinh tế sau COVID, 30% người tiêu dùng tin rằng trải nghiệm mua sắm sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Điều này khiến các nhà bán lẻ phải nắm bắt cơ hội phát triển mới này trên ứng dụng ngày càng quan trọng.

Bản thân việc tải xuống một ứng dụng là một dấu hiệu thể hiện sự yêu thích đối với một thương hiệu. Xét cho cùng, người dùng ứng dụng có xu hướng trở thành khách hàng trung thành hơn chỉ là việc sử dụng một ứng dụng đơn thuần.

Đối với các nhà bán lẻ, người dùng ứng dụng chi tiêu nhiều hơn gấp 03 lần so với các khách hàng sử dụng các  nền tảng hay thiết bị khác.

Khi xu hướng này tiếp tục phát triển trong năm 2021, các doanh nghiệp nên ưu tiên chiến lược ứng dụng của mình và đảm bảo đó là một kênh để gia tăng giá trị cho khách hàng của họ.

Tập trung vào mức độ tin tưởng của người tiêu dùng

Không có gì bí mật khi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong năm qua. Các thương hiệu có thể tìm cách tự động hóa một số dịch vụ của họ để luôn nhanh nhẹn và đáp ứng những nhu cầu cũng như kỳ vọng mới nổi này.

Tự động hóa tiếp thị hay tạm dịch là marketing automation có thể giúp các thương hiệu hiệu hoạt động quả hơn, cho dù đó là thông qua chức năng tự động điền, quản lý các đơn đặt hàng định kỳ hay bằng cách sử dụng một chatbot dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, các thương hiệu phải lưu tâm đến các quy tắc mạng xã hội. Việc tôn trọng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng là điều tối quan trọng.

Khi mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng của họ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ thông tin cá nhân của họ, do đó có thể hỗ trợ các dịch vụ tự động.

Vào năm 2021, hãy minh bạch với khách hàng của bạn về cách thức và lý do bạn sẽ sử dụng thông tin cá nhân của họ. Điều này sẽ xây dựng lòng tin tốt hơn từ khách hàng.

Tự động hóa sẽ cho phép bạn tối ưu hóa trải nghiệm mà bạn cung cấp, nhưng điều này sẽ chỉ thành công khi có sự trao đổi giá trị hai chiều minh bạch tại chỗ.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Facebook cung cấp mẹo để tối đa hóa khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo

Facebook đã chia sẻ một số mẹo mới về cách tối đa hóa việc tạo khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo trên Facebook, từ đó tăng hiệu suất cho các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn.

Các mẹo của Facebook bao gồm bốn yếu tố chính của việc tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả, nhằm giúp bạn hình thành chiến lược tốt hơn để kết nối với khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm đồng thời tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

04 điểm nên tập trung để tối đa hóa khách hàng tiềm năng bao gồm:

1. Sự rõ ràng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên đảm bảo rằng khách hàng của họ hiểu họ đang đăng ký cái gì và tại sao họ nên làm như vậy ngay từ bước đầu tiên.

“Điều gì làm cho doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng để họ cho đi một địa chỉ email hay số điện thoại cá nhân?”

Bằng cách trực tiếp và truyền đạt rõ ràng đề xuất giá trị của mình, bạn có thể giúp đảm bảo đúng người đang cung cấp thông tin của họ để tiếp cận trong tương lai.

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên áp dụng hiệu ứng tâm lý “cho trước khi hỏi” bằng cách cung cấp cho khách hàng một thứ gì đó để đổi lại thông tin của họ.

Đây có thể là một cái gì đó giống như một cuốn sách điện tử, mã giảm giá, bản dùng thử miễn phí, bản tin hoặc hội thảo trên web“.

Bằng cách cung cấp giá trị từ trước và truyền đạt giá trị đó trong nội dung quảng cáo của bạn, bạn có thể giúp thiết lập niềm tin và kết nối với đối tượng khách hàng của mình, điều này có thể dẫn đến những mối quan hệ thương hiệu tốt hơn trong tương lai.

3. Trang đích

Trang đích hay Landing Page của bạn là chìa khóa thành công và điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng khi bạn thu hút được mọi người nhấp qua vào bài đăng của mình, trang đích của bạn khớp với những gì bạn đã giải thích. Trang đích của bạn cũng nên được thiết kế để thu thập các thông tin chi tiết có liên quan.

Facebook nói rằng các thương hiệu nên thử nghiệm các trang đích khác nhau trên website của họ để xem trang nào có tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cao nhất.

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc thiết lập ‘Đối tượng tùy chỉnh trang web’ để nhắm mục tiêu lại những người đã nhấp qua nhưng chưa sẵn sàng để chuyển đổi.

4. ‘Chấm điểm’ khách hàng tiềm năng

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên tạo ma trận tính điểm khách hàng tiềm năng để tùy chỉnh tốt hơn các nỗ lực tiếp cận và ưu tiên hơn vào khách hàng tiềm năng dựa trên mức độ tương tác của họ.

“Ví dụ: việc tải xuống một bản thông tin của bạn đáng giá hơn việc hủy đăng ký khỏi danh sách email của bạn.

Tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách liên hệ với các khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng chuyển đổi trước.”

Cách bạn thiết lập bảng chấm điểm khách hàng tiềm năng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lời đề nghị và mục tiêu của bạn, nhưng ý tưởng là bằng cách phân đoạn từng khách hàng tiềm năng, bạn có thể tập trung tốt hơn vào chiến lược tiếp cận của mình.

Đây là một số mẹo hay, có giá trị, sẽ giúp tinh chỉnh suy nghĩ của bạn về cách tiếp cận để tạo khách hàng tiềm năng và cách bạn có thể tối ưu hóa nội dung Facebook của mình để phù hợp hơn với các mục tiêu trọng tâm.

Tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả là chìa khóa để tối đa hóa các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn và sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng của Facebook để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn càng thu thập được nhiều thông tin chi tiết, bạn càng có thể trau dồi thêm kinh nghiệm từ đó bạn có thể tìm đúng đối tượng với mỗi chiến dịch, bằng cách tập trung trực tiếp vào các nhóm này hoặc sử dụng chúng cho ‘Đối tượng Lookalike’ để mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Danh tiếng của thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tìm kiếm

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích xem xét yếu tố ‘tình cảm’ thể hiện trong các tìm kiếm PAA (people also ask) của Google từ các công ty trong danh sách Fortune 500 từ năm 2019.

Trong phân tích, dữ liệu xếp hạng trích xuất từ các kết quả PAA của Google. Chúng ta sẽ học được:

  • Có người thắng và người thua nhất định trong nội dung mà Google nêu bật về thương hiệu.
  • Một số ít tên miền sở hữu tỷ lệ hiển thị cao nhất trong kết quả tìm kiếm thương hiệu thuộc Fortune 500.
  • Một số công ty có kết quả rất nhất quán, trong khi những công ty khác lại khác nhau rất nhiều.
  • Google thực sự thích chia sẻ với người dùng nếu một công ty đủ tốt.
  • Các website hàng đầu thường tạo ra từ khoá tìm kiếm “công ty này có hợp pháp không?” trên trang kết quả.
  • Đại dịch đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số kết quả PAA.

Đối với nhiều công ty, kết quả PAA có vị trí nổi bật trong kết quả tìm kiếm của Google và Bing hầu hết là các tìm kiếm về thương hiệu của họ.

Trong hình trên, đây là kết quả cho tìm kiếm “CDW”. Thuật ngữ “CDW” có khối lượng tìm kiếm là 135.000 lượt tìm kiếm tại Mỹ mỗi tháng, có nghĩa là một phần lớn các tìm kiếm đó có thể thấy “CDW.com có hợp pháp không?” (Is CDW com legit) mỗi khi họ muốn truy cập website của CDW.

Vậy câu hỏi đặt ra là đây là điều tốt hay điều xấu trong kết quả ‘đề xuất’ của Google?

Chúng ta có thể thấy vấn đề từ phía CDW ở chỗ đây có thể là một mối nghi ngờ được chèn vào tiềm thức của khách hàng, 135.000 lần mỗi tháng không phải là nhỏ.

Xử lý dữ liệu

Bây giờ tất cả chúng ta đều nắm bắt được các PAA và cách chúng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), tôi sẽ hướng dẫn bạn một số thông tin về mô hình cảm xúc và thu thập dữ liệu.

Một số người thích công cụ này và nó chuẩn bị mọi thứ để họ hiểu dữ liệu. Nếu bạn chỉ muốn xem dữ liệu, vui lòng bỏ qua.

Để bắt đầu quá trình tìm hiểu kết quả PAA của công ty, trước tiên chúng ta cần có được danh sách các công ty. Github đã thu thập danh sách các công ty trong danh sách Fortune 500 từ năm 1955 trở đi.

Danh sách được tải lên Nozzle (một công cụ theo dõi xếp hạng) để bắt đầu thu thập dữ liệu hàng ngày về các kết quả của Google tại Mỹ.

Nozzle chuyển dữ liệu của họ vào BigQuery, giúp dễ dàng xử lý thành định dạng mà Google Data Studio có thể đọc được.

Sau khi theo dõi trong Nozzle trong vài ngày, chúng ta có thể trích xuất tất cả các kết quả PAA hiển thị cho các tìm kiếm tên công ty trên Google sang file CSV để xử lý thêm.

Chúng tôi đã sử dụng tên công ty như một khía cạnh. Về cơ bản, khía cạnh là trọng tâm của tình cảm hay cảm xúc.

Trong phân tích tình cảm dựa trên khía cạnh truyền thống, khía cạnh thường là một thành phần của sản phẩm hoặc dịch vụ mà người nhận cảm xúc (ví dụ: màn hình Macbook của tôi quá mờ).

Vì chúng tôi cũng muốn so sánh với dữ liệu API NLP của Google nên chúng tôi cũng đã chuyển đổi đầu ra của mô hình thành trong phạm vi từ -1 đến 1. Theo mặc định, nó được gắn nhãn “tích cực” hoặc “tiêu cực”.

Sau đó, chúng tôi lấy điểm so sánh bằng cách sử dụng API ngôn ngữ của Google để xử lý các câu hỏi PAA.

Google có khả năng yêu cầu ý kiến ​​dựa trên thực thể, nhưng chúng tôi đã quyết định không sử dụng nó làm nhãn chính xác của các công ty khi các thực thể dường như bị tấn công hoặc bỏ sót.

Ngoài ra, chúng tôi đã bỏ qua độ lớn trong đầu ra vì không có mức tương đương trong đầu ra Senta của chúng tôi. Tầm quan trọng là sức mạnh tổng thể của tình cảm.

Chúng tôi muốn chia sẻ mã của mình để những người khác có thể sao chép và tự khám phá nó. Chúng tôi đã tạo một sổ ghi chép Google Colab có chú thích sẽ cài đặt Senta, tải xuống bộ dữ liệu của chúng tôi và chỉ định điểm tình cảm cho mỗi hàng.

Chúng tôi cũng bao gồm mã để truy cập thông tin API (đấu nối dữ liệu) ngôn ngữ của Google, nhưng điều đó sẽ yêu cầu quyền truy cập API và tải lên tệp JSON của tài khoản dịch vụ.

Cuối cùng, chúng tôi thiết lập theo dõi xếp hạng trong Nozzle cho tất cả 500 công ty để theo dõi các website xếp hạng truy vấn “có hợp pháp không?” và để xem liệu chúng tôi có thể xác định liệu một số tên miền nhất định có đang thúc đẩy những nội dung này hay không.

Ngoài ra, chúng tôi đã lấy dữ liệu thay đổi doanh thu từ các công ty trong danh sách Fortune 500 của năm nay để sử dụng như một lớp khác để so sánh tác động của cảm xúc đến thương hiệu.

Phân tích dữ liệu

Bây giờ chúng ta sẽ đến phần thú vị hơn của bản phân tích. Chúng tôi đã phát triển trang tổng quan Data Studio để người đọc có cơ hội khám phá dữ liệu đã thu thập của chúng tôi.

Trang tổng quan được chia thành mười chế độ xem khác nhau với hai trang cuối cùng hiển thị dữ liệu thô. Mỗi chế độ xem đặt ra một câu hỏi mà chế độ xem cố gắng trả lời trong dữ liệu.

Ở chế độ xem đầu tiên, chúng tôi thấy rằng một số miền sở hữu tỷ lệ hiển thị trong top 10 cao nhất trên tất cả 500 lượt tìm kiếm thương hiệu công ty. Wikipedia có mặt trong 97,4% tổng số kết quả tìm kiếm. Linkedin là một con số khá xa nhưng ấn tượng ở mức 75%.

Theo quan điểm này, chúng tôi xem xét kết quả PAA thay đổi hàng ngày như thế nào. Tập dữ liệu này bắt đầu thu thập dữ liệu vào ngày 8 tháng 12 năm 2020, vì vậy biểu đồ này sẽ trở nên thú vị hơn khi chúng ta tiến dần đến năm 2021.

Đúng như những gì bạn mong đợi từ một công ty dịch vụ tài chính, tại Morgan Stanley, chậm và chắc sẽ thắng cuộc đua. Kể từ ngày 8 tháng 12, bốn kết quả giống nhau đã được hiển thị mỗi ngày.

Chúng ta có thể so sánh điều đó với Microsoft, một trong những PAA đa dạng nhất của chúng tôi với những thay đổi gần như hàng ngày đối với hỗn hợp các PAA được hiển thị.

Số kết quả PAA duy nhất trung bình cho mỗi công ty là bảy trong gần hai tuần chúng tôi thu thập dữ liệu. Số trung bình của 10 tên miền hàng đầu duy nhất là 10 tên miền so với cùng kỳ. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự phân bổ các kết quả duy nhất trên tất cả các công ty.

Chủ đề PAA cho các công ty.

Đây là một trong những phần thú vị nhất. Chúng tôi đã xem xét các câu hỏi PAA cho các phần từ được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra một quan điểm có thể cho chúng tôi biết mọi người quan tâm đến điều gì đối với các công ty này.

Trong gần một nửa số công ty, Google cho rằng có sự quan tâm đến việc ai sở hữu công ty. Google cũng muốn cung cấp thông tin về việc liệu công ty đó có “tốt” hay không.

Walmart đã công bố mức tăng trưởng 123% (lợi nhuận) vào năm 2020, nhưng một trong những câu hỏi hàng đầu nhất quán của nó là “walmart có thực sự ngừng hoạt động không?”

Walmart đã đóng cửa các cửa hàng trong những năm gần đây nhưng nhiều cửa hàng là cửa hàng Express định dạng nhỏ hơn. Walmart chắc chắn không “đóng cửa”.

Nhìn vào kết quả PAA với lăng kính của các công ty trực tuyến so với các công ty truyền thống, chúng ta thấy rằng việc so sánh Amazon với Walmart, có một lợi ích rõ ràng là sự hỗ trợ của công ty này so với công ty khác.

Rõ ràng, ranh giới giữa trực tuyến và thực tế là không rõ ràng vì Walmart bán hàng trực tuyến và Amazon hiện có các cửa hàng thực, nhưng điều này cho thấy cách lựa chọn câu hỏi có thể tạo ra lợi ích thiện chí thực sự, hữu hình cho các đối thủ cạnh tranh.

Một lưu ý khác, tôi bắt đầu xem xét vấn đề này sau khi thấy “Có hợp pháp không?” trên một số tìm kiếm công ty.

Ở chế độ xem tiếp theo, khám phá câu hỏi PAA, chỉ là một chút thú vị. Vì chúng tôi đã phân loại các kết quả PAA theo chủ đề và theo loại câu hỏi, chúng tôi đã xây dựng một công cụ cho phép bạn xây dựng các cụm từ câu hỏi để đi đến các câu hỏi cụ thể của công ty.

Trong hình ảnh bên dưới, bằng cách nhấp vào (1), bạn sẽ tự động được nhắc với các tùy chọn sàng lọc tiềm năng tiếp theo để nhấp vào (2). Sau đó, bạn có thể nhấp vào (3) để xem câu hỏi của công ty đó có phù hợp với mẫu bạn đã chọn.

Nói về các câu hỏi và một chút thú vị, dẫn đầu nhóm 5 W, “cái gì” hay “What” là cum từ được sử dụng nhiều nhất với gần 29% tổng số PAA được thu thập.

Chỉ số tình cảm với công ty

Trước đó, chúng tôi đã đề cập đến các mô hình Senta từ Baidu Research trong phần đề cập đến cách chúng tôi ghi điểm tình.

Theo quan điểm này, chúng tôi đã lấy điểm trung bình của hai mô hình Senta hoạt động tốt nhất và tình cảm API NLP của Google để đưa ra điểm cân bằng nhất vì chúng tôi thích một số khía cạnh trong kết quả của mỗi mô hình.

Những kết quả này từ Pfizer cho thấy Google hiểu tầm quan trọng của việc làm nổi bật những câu hỏi quan trọng hiện nay.

Chúng tôi đã lấy các con số thay đổi về doanh thu từ các công ty trong danh sách Fortune 500 của năm nay để xem liệu có bất kỳ mối quan hệ nào giữa tâm lý của một công ty và hiệu quả kinh tế của công ty đó hay không.

Trong khi nguyên nhân của biểu đồ dưới đây còn gây tranh cãi, vẫn thú vị là các công ty có tâm lý tiêu cực trung bình hơn có xu hướng tăng trưởng doanh thu yếu hơn.

Câu hỏi về tính hợp pháp của công ty.

Chế độ xem cuối cùng trong trang tổng quan của chúng tôi bao gồm các tên miền đang nhắm mục tiêu truy vấn “<company> có hợp pháp không?”.

Chúng tôi đang theo dõi 1.000 lượt tìm kiếm: 500 lượt tìm kiếm “Có phải là <company> hợp pháp” và 500 lượt tìm kiếm “Có phải là <company> hợp pháp không”.

Trong số 1.000 tìm kiếm này, Wikipedia có mặt trong 10 kết quả hàng đầu, chiếm gần một nửa và hầu như chỉ có các tìm kiếm “hợp pháp”.

Trong số các truy vấn “hợp pháp”, kết quả chủ yếu thuộc sở hữu của các website đánh giá doanh nghiệp và các website đánh giá nghề nghiệp.

Sự nổi bật trong nghề nghiệp dường như bị lệch hướng khi tập trung vào việc cho khách hàng tiềm năng biết liệu công ty có phải là một công ty thực sự hay không.

Dường như có một thói quen là các câu hỏi về tính hợp pháp cụ thể sẽ được đề cập trên các diễn đàn như Reddit. Trong nhiều trường hợp, kết quả có liên quan đến truy vấn, nhưng không phải mục đích của tìm kiếm.

Chúng tôi vẫn không chắc về việc Google xuất hiện nội dung nghi ngờ tính hợp pháp của các công ty trong các tìm kiếm thương hiệu điều hướng của họ.

Các giá trị số là số lần hiển thị trong 12 tháng cho cụm từ (hoặc các cụm từ tương tự). Chúng ta có thể thấy, có một thời điểm khi một công ty mới tham gia thị trường mà câu hỏi đó có thể có tầm quan trọng đối với người dùng.

Google sẽ ‘đề xuất’ các câu hỏi về tính pháp lý hơn là các thương hiệu đã xuất hiện lâu trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey: Mọi thông tin cần biết

Thông qua bản nghiên cứu về Gen Z, McKinsey muốn cung cấp toàn diện các thông tin về hành vi và đặc điểm của Gen Z (Thế hệ Z), thứ có thể giúp người làm marketing hay bất cứ tổ chức nào cần tìm hiểu sâu về thế hệ mới này.

Nghiên cứu về Gen Z
Nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey

Khi kết nối toàn cầu tăng cao, sự thay đổi thế hệ có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc thiết lập hành vi hơn là sự khác biệt về kinh tế xã hội.

Những người trẻ tuổi đã trở thành người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi người ở mọi lứa tuổi, thu nhập, cũng như cách những người đó tiêu dùng và liên quan đến thương hiệu.

Ở Brazil, thế hệ Z đã chiếm 20% dân số cả nước. McKinsey gần đây đã hợp tác với Box1824, một đơn vị nghiên cứu chuyên về xu hướng tiêu dùng, để thực hiện một cuộc khảo sát điều tra hành vi của thế hệ mới nổi này cũng như ảnh hưởng của nó đối với mô hình tiêu dùng ở Brazil.

Mục tiêu của các nghiên cứu về Gen Z của McKinsey là tìm hiểu xem quan điểm của thế hệ mới này có thể ảnh hưởng như thế nào đến dân số rộng hơn cũng như mức tiêu dùng nói chung.

Gen Z coi trọng biểu hiện cá nhân. Họ tự thân vận động vì nhiều nguyên nhân. Họ tin tưởng sâu sắc vào hiệu quả của việc đối thoại để giải quyết xung đột và cải thiện thế giới.

Cuối cùng, họ đưa ra quyết định và liên quan đến các tổ chức theo cách phân tích và thực dụng cao. Đó là lý do tại sao, đối với chúng tôi, Gen Z là “Thế hệ đích thực” hay ‘True Gen’.

Ngược lại, với các thế hệ trước – thế hệ thiên niên kỷ, đôi khi được gọi là “thế hệ tôi” hay “me generation” – bắt đầu trong một kỷ nguyên kinh tế thịnh vượng và tập trung vào bản thân.

Những hành vi như vậy ảnh hưởng đến cách thế hệ Zers xem tiêu dùng và mối quan hệ của họ với thương hiệu.

Các doanh nghiệp nên tuân thủ ba hàm ý sau đối với thế hệ này: tiêu dùng như là cơ hội thay vì sở hữu, tiêu dùng như một biểu hiện của bản sắc cá nhân và tiêu dùng dựa trên các vấn đề đạo đức.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự thay đổi thế hệ này đang biến đổi bối cảnh tiêu dùng theo cách cắt ngang tất cả các yếu tố về kinh tế xã hội và mở rộng ra ngoài Thế hệ Z.

Các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách họ cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, cân bằng lại quy mô sản xuất và tập trung hơn vào cá nhân hoá.

Dưới đây là toàn bộ các thông tin về Gen Z mà nghiên cứu có được.

Gặp gỡ ‘True Gen’.

Các thế hệ được định hình bởi bối cảnh mà chúng xuất hiện. Thế hệ Baby boomers, sinh ra từ năm 1940 đến năm 1959, đã hòa mình vào bối cảnh sau ‘Thế chiến thứ hai’ và được thể hiện tốt nhất bằng cách tiêu dùng như một biểu hiện của hệ tư tưởng.

Thế hệ X (sinh năm 1960–79) tiêu thụ địa vị, trong khi thế hệ Y (sinh năm 1980–94) tiêu thụ trải nghiệm.

Đối với Gen Z hay Thế hệ Z, như chúng ta đã thấy, động lực chính để tiêu dùng là tìm kiếm sự thật, ở cả hình thức cá nhân và hình thức cộng đồng chung.

Thế hệ này cảm thấy thoải mái khi không chỉ có một cách để là chính mình. Việc tìm kiếm tính xác thực của nó tạo ra nhiều quyền tự do ngôn luận hơn và cởi mở hơn để hiểu các loại người khác nhau.

‘ID không xác định’ – Thể hiện sự thật cá nhân.

76% Gen Z có trong nghiên cứu nói rằng họ theo tôn giáo. Đồng thời, họ cũng là thế hệ cởi mở nhất với nhiều chủ đề khác nhau không nhất thiết phải phù hợp với niềm tin rộng lớn hơn của các tôn giáo được tuyên bố của họ.

Ví dụ, 20% trong số họ không coi mình là người dị tính hoàn toàn, trái ngược với 10% ở các thế hệ khác. 60% Gen Z nghĩ rằng các cặp đồng tính có thể nhận con nuôi — nhiều hơn 10 điểm phần trăm so với những người ở các thế hệ khác.

Tính linh hoạt của giới tính có thể là sự phản ánh rõ ràng nhất về “ID không xác định”, nhưng nó không phải là duy nhất.

Gen Z luôn được kết nối. Họ liên tục đánh giá lượng thông tin và ảnh hưởng chưa từng có. Đối với họ, bản thân là nơi để thử nghiệm, kiểm tra và thay đổi.

Bảy trong số mười Gen Z nói rằng điều quan trọng là phải bảo vệ các nguyên nhân liên quan đến danh tính, vì vậy họ quan tâm hơn các thế hệ trước về nhân quyền; trong các vấn đề liên quan đến chủng tộc và sắc tộc; trong các vấn đề đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới; hay cả trong chủ nghĩa nữ quyền.

‘Cộng đồng’ – Kết nối đến những sự thật khác nhau.

Gen Z không phân biệt bạn bè họ gặp trực tuyến và bạn bè trong thế giới thực. Họ liên tục di chuyển giữa các cộng đồng để thúc đẩy các mục tiêu của họ bằng cách khai thác mức độ cao của công nghệ.

Gen Z coi trọng cộng đồng trực tuyến vì chúng cho phép những người thuộc các hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và vận động xung quanh các nguyên nhân và lợi ích.

60% Gen Z trong nghiên cứu của McKinsey tin rằng các cộng đồng được tạo ra bởi các nguyên nhân và lợi ích, không phải bởi nền tảng kinh tế hoặc trình độ học vấn.

Tỷ lệ đó cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng dành cho thế hệ millennials (Gen Y), Gen X và cả Gen Baby Boomers – 2% Gen Z nghĩ rằng việc mỗi cá nhân thuộc các nhóm khác nhau là điều tự nhiên (so với 45% số người ở các thế hệ khác) và Gen Z cảm thấy rất thoải mái với việc di chuyển giữa các nhóm cộng đồng đó.

‘Đàm thoại’ – Thấu hiểu những sự thật khác nhau.

Gen Z tin tưởng vào tầm quan trọng của đối thoại và chấp nhận sự khác biệt về quan điểm với các thể chế mà họ tham gia và với chính gia đình của họ.

Họ có thể tương tác với các thể chế từ chối các giá trị cá nhân của họ mà không từ bỏ các giá trị đó. Thực tế là Gen Z cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với các tổ chức tôn giáo truyền thống mà không từ bỏ niềm tin cá nhân có thể không được các tổ chức này chấp nhận rộng rãi cũng đã chứng tỏ chủ nghĩa thực dụng của họ.

Thay vì từ chối hoàn toàn một tổ chức, Gen Z muốn tham gia vào nó để trích xuất bất cứ điều gì có ý nghĩa đối với họ.

Do đó, các thành viên của thế hệ này có xu hướng tin rằng sự thay đổi phải đến từ đối thoại: 57% thế hệ millennials, thế hệ X và baby boomers nghĩ rằng họ sẽ phải phá vỡ hệ thống để thay đổi thế giới, so với 49% của Gen Z.

Thế hệ Z cũng sẵn sàng chấp nhận những thất bại của các doanh nghiệp hơn. Chẳng hạn, 39% số người trong thế hệ này mong đợi các công ty trả lời các phàn nàn của khách hàng trong cùng một ngày; đối với ba thế hệ trước, tỷ lệ này cao hơn nhiều — 52 %.

Niềm tin của Thế hệ Z vào cuộc đối thoại kết hợp giá trị cao về bản sắc cá nhân, sự bác bỏ các khuôn mẫu và mức độ thực dụng đáng kể.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo: McKinsey

Google: Cách ‘Chiến thắng’ tâm trí người tiêu dùng Việt trong dịp Tết Nguyên đán

Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng và được mong đợi nhất trong năm, là thời điểm mà đất nước tổ chức các nghi lễ và truyền thống phong phú của mình.

Ảnh: The Verge

Năm ngoái, Google đã thảo luận về ba cách mà các nhà marketers có thể sử dụng dịp vui vẻ này để kết nối với khách hàng, cung cấp gợi ý cho các thương hiệu về cách phát triển các chiến dịch sáng tạo đáng nhớ nói lên nhu cầu và hiểu biết thực sự về người tiêu dùng.

Tuy nhiên, năm nay, giống như những ngày lễ khác trên thế giới, mọi người đón Tết hơi khác một chút. Thay vì mạo hiểm đi thăm gia đình và bạn bè hoặc mua sắm tại các cửa hàng yêu thích của họ, mọi người đang trực tuyến do COVID-19 đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của đất nước.

Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây do Google thực hiện, có khoảng 44% người tiêu dùng Việt Nam mua sản phẩm trực tuyến mà họ thường mua tại cửa hàng.

Chúng ta sẽ xem xét sâu hơn các kết quả khảo sát, cách các thương hiệu ở Việt Nam phản ứng với những thay đổi chưa từng có trong hành vi của người tiêu dùng trong thời kì COVID-19 và cách những người làm marketing có thể sử dụng những insights này để giành được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2021.

Hãy truyền cảm hứng Tết cho người tiêu dùng

Trong dịp Tết, những người tìm kiếm các lễ hội thường chuyển sang tìm video trực tuyến để khám phá nội dung theo mùa nhằm truyền cảm hứng và giải trí cho họ.

Năm nay, tìm kiếm liên quan đến Tết trên YouTube đã tăng gấp 8 lần, khi mọi người tìm kiếm các video liên quan đến giải trí, ẩm thực và nghi lễ trong những tuần trước kỳ nghỉ lễ.

Việc tặng phong bao lì xì là một truyền thống phổ biến trong dịp Tết, và lượt tìm kiếm “lì xì” (lì xì) trên mạng tìm kiếm và YouTube đã tăng gấp 5 lần trong những tuần trước Tết.

Ngoài ra, việc đãi tiệc cũng là một phần trọng tâm của lễ hội, mọi người đã quay trở lại lên YouTube để tìm các công thức nấu ăn mới tại nhà. Các video nấu ăn từ trước đến Tết tăng vọt 24% so với những tháng trước.

Suntory PepsiCo, một trong những thương hiệu đồ uống lớn nhất tại Việt Nam, đã quyết định nắm bắt xu hướng đang lên này bằng cách tạo 03 video cho các sản phẩm Pepsi, Mirinda và TEA + Plus của mình.

Các video kỷ niệm các gia đình cùng nhau đón Tết, truyền cảm hứng cho họ bằng nội dung độc đáo của ngày lễ, chẳng hạn như khoảnh khắc mọi người quên tên các thành viên trong gia đình, trẻ em mong đợi những phong bao đỏ đầy tiền và ông bà tò mò trong cuộc sống cá nhân cháu của họ.

Thay vì tỏ ra lo sợ những khoảnh khắc này, Pepsi khuyến khích mọi người tận hưởng và kỷ niệm khoảng thời gian đặc biệt này với những người thân yêu của họ.

Biết rằng 95% người dùng Internet đang sử dụng YouTube, đặc biệt là trong COVID-19, Suntory PepsiCo đã chọn tích hợp các chiến lược TV và YouTube của họ để tăng số lượng người mà công ty có thể tiếp cận đang xem nội dung theo mùa.

Với chiến lược đa nền tảng này, thương hiệu đã tăng thêm 19% phạm vi tiếp cận của mình.

Hãy hợp tác với những người sáng tạo nội dung trên YouTube để kết nối với khách hàng mục tiêu

Tết thường là thời điểm phổ biến nhất để người sáng tạo nội dung (Content Creator) ra mắt video mới và năm nay, một nửa trong số 10 video Tết hàng đầu trên YouTube là do các thương hiệu phối hợp với người sáng tạo tạo ra.

Một trong những truyền thống được yêu thích nhất của ngày Tết là các gia đình cùng ngồi xuống và thưởng thức các chương trình giải trí như Gặp nhau cuối năm hay Táo Quân – một chương trình hài châm biếm phát sóng vào đêm trước Giao thừa.

Ứng dụng Fintech ViettelPay muốn khai thác niềm yêu thích này để giải trí vui vẻ và tích cực trong dịp Tết.

Thương hiệu đã liên hệ với một số người sáng tạo nội dung phổ biến nhất của Việt Nam, đề nghị họ cùng tạo một video âm nhạc với hình ảnh và phong tục độc đáo của mùa lễ hội và văn hóa Việt Nam.

Với sự kết hợp tinh tế với bối cảnh truyền thống của Ngày hội cuối năm, MV “Làm Gì Phải Hốt” của ViettelPay đã trở thành video thịnh hành số 1 trên YouTube trong dịp lễ – với việc video thu về hơn 50 triệu lượt xem.

Cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng

Người Việt Nam lên mạng trong dịp Tết không chỉ để giải trí mà để khám phá những sản phẩm mới và được truyền cảm hứng.

Trong suốt mùa này, 87% người Việt sử dụng tìm kiếm, YouTube và Google Maps để trải nghiệm và mua sản phẩm trực tuyến.

Khi mọi người tìm kiếm những cách mới để ăn mừng trong thời gian Tết, đó là cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu khai thác thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cung cấp trải nghiệm cá nhân và phù hợp hơn trong những thời điểm quan trọng đối với họ.

Khi COVID-19 tạm dừng kế hoạch tổ chức các sự kiện truyền thông và hoạt động của khách hàng, Oppo, đã phải hình dung lại cách họ có thể tương tác với khách hàng để ra mắt dòng điện thoại thông minh Reno3 mới.

Thương hiệu này đã quyết định tiếp cận mọi người trên nền tảng mà họ đang sử dụng nhiều nhất bằng cách tổ chức sự kiện ra mắt kỹ thuật số trên YouTube.

Hơn 21.000 người xem đã tham dự luồng phát trực tiếp và 90% ở lại trong toàn bộ sự kiện – phạm vi tiếp cận cao hơn đáng kể so với bất kỳ sự kiện offline nào trước đó.

Oppo cũng đưa ra các thông điệp được cá nhân hóa để tiếp cận các đối tượng khác nhau với sự trợ giúp từ YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google: Các ứng dụng ‘nhanh nhẹn’ phát triển thịnh vượng trong ‘thời kì bình thường mới’

Mức độ tương tác của người tiêu dùng với các ứng dụng đã tăng lên trong bối cảnh đại dịch. Theo nghiên cứu mới từ công ty phân tích và dữ liệu di động App Annie, mỗi người trung bình hiện dành hơn 3h mỗi ngày cho các ứng dụng.

Việc nhiều người trong chúng ta thực hiện cuộc gọi điện video, quét mã QR để theo dõi liên hệ và đặt hàng tạp hóa hàng tuần đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Chúng ta biết rằng các ứng dụng cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.

Trong một năm ‘chưa từng có’ này, các ứng dụng cũng đã trở thành một nền tảng quan trọng mà các thương hiệu có thể sử dụng để phát triển nhanh chóng và đáp ứng với sự thay đổi động lực của thị trường.

Google đã nói chuyện với các giám đốc điều hành của 05 ứng dụng đã phát triển mạnh trong năm nay. Những câu chuyện và kinh nghiệm của họ cung cấp những hiểu biết quan trọng để giúp các nhà làm marketing hiểu hơn về cách đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hỗn loạn.

Ứng dụng Bolt – Tiếp cận khách hàng bằng sự đổi mới

“Chúng tôi đã đạt được những con số kỷ lục, và sau đó trong vòng hai tuần, hầu hết các thành phố ở châu Âu đã quyết định đóng cửa”, người đồng sáng lập Bolt và Phó chủ tịch về tính bền vững, Martin Villig cho biết.

Khách hàng bất ngờ bị ‘kẹt’ ở nhà. Bolt đã đáp lại bằng cách mở rộng quy mô một dịch vụ hoàn toàn mới: giao hàng tạp hóa.

Trong vòng 10 ngày, ứng dụng được cập nhật đã cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa không tiếp xúc mới từ các chuỗi siêu thị lớn ở các bang Baltic.

Điều này bổ sung cho dịch vụ giao hàng tại nhà hàng hiện có của Bolt. Villig nói: “Đây là một cách chúng tôi có thể cung cấp nhiều chuyến đi hơn và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn cho tài xế của mình.

Bolt cũng nhanh chóng di chuyển để đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ xe điện của mình. Điều này dựa trên nhu cầu từ các thành phố đột nhiên nhận thấy họ cần các lựa chọn mở rộng để người dân di chuyển xung quanh thị trấn.

Dịch vụ xe tay ga đã cung cấp cho người dùng một giải pháp thay thế an toàn cho các phương tiện giao thông công cộng đông đúc.

Những gì chúng tôi rút ra được: Trong những tình huống không chắc chắn này, Bolt đã thay đổi thế trận bằng cách phát hiện những cơ hội mới và nhanh chóng vận động.

Ứng dụng Starling Bank: Tái định vị chiến lược sản phẩm để đáp ứng các ưu tiên mới

Là một ngân hàng lấy khách hàng làm trung tâm, Starling đã nhanh chóng cung cấp các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số cao hơn nữa trong thời kì đóng cửa.

Ngân hàng đẩy nhanh việc ra mắt thẻ Connected. Đây là một thẻ ghi nợ bổ sung mà khách hàng cao tuổi hoặc ‘người dễ bị ảnh hưởng’ có thể đưa cho bạn bè hoặc hàng xóm để thanh toán cho việc mua sắm của họ khi họ ở nhà.

“Tại Starling, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược và sản phẩm của mình để thay đổi nhu cầu của khách hàng trong những thời điểm bất thường này”, Maria Milenkova, giám đốc cấp cao của Starling cho biết.

Những gì chúng tôi học được: Bằng cách điều chỉnh nhu cầu mới và cấp bách của khách hàng, doanh nghiệp đảm bảo rằng họ có thể giúp đỡ – và tạo ra sự trung thành lâu dài.

Ứng dụng Muzmatch: Đổi mới nhanh chóng để phục vụ khách hàng theo những cách mới

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Muzmatch, Shahzad Younas, phát triển ứng dụng tự học này tại quê nhà vào năm 2012.

Younas cho biết: “Trong đại dịch, một trong những điều đối với chúng tôi là giúp mọi người kết nối ở mức độ cá nhân khi họ không thể gặp nhau”.

Trong thời gian kỷ lục, Ông và nhóm của mình đã thiết kế, phát triển và khởi chạy tính năng trò chuyện video trong ứng dụng trong một môi trường an toàn và được kiểm soát.

Younas nói: “Người dùng của chúng tôi đang nắm bắt thực tế mà chúng tôi đang có. “Không ai biết điều này sẽ tiếp diễn trong bao lâu, vì vậy khi mọi người tìm thấy ai đó đặc biệt, họ không muốn chờ đợi”.

Điều chúng tôi học được: Đừng bao giờ đánh mất tinh thần khởi nghiệp của bạn. Bạn phải di chuyển nhanh chóng nếu không những người khác có thể đến đó trước bạn.

Ứng dụng Bending Spoons: Hình thành quan hệ đối tác để phục vụ những điều tốt đẹp hơn

Bending Spoons thiết kế và phát triển một loạt các ứng dụng ảnh, video, sức khỏe và thể dục tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng mỗi ngày.

Với sự xuất hiện của đại dịch, nhóm đã quyết định phân bổ thời gian và nguồn lực đáng kể để làm việc với chính phủ Ý để phát triển một ứng dụng theo dõi liên lạc COVID-19 có tên là Immuni.

“Nó giống như trở thành bác sĩ trên máy bay khi ai đó không khỏe”, Valerio Volpe, trưởng bộ phận thu hút người dùng cho biết. “Điều đạo đức duy nhất cần làm là giúp đỡ.”

Quá trình phát triển ứng dụng phức tạp này đã truyền cảm hứng cho động lực và niềm đam mê sâu sắc trong nhóm.

Họ đã nhận ra tiềm năng của mình để tác động đến hàng triệu người trong một thời điểm khó khăn. Nhóm đã làm việc đặc biệt chăm chỉ trong nhiều tháng để cung cấp một sản phẩm hiệu quả càng nhanh càng tốt.

Volpe cho biết: “Trải nghiệm này nhắc nhở chúng tôi về cơ bản của việc theo đuổi những sứ mệnh truyền cảm hứng, điều mà chúng tôi luôn hướng tới để thực hiện với các sản phẩm của mình.

Những gì chúng tôi học được: Nắm bắt các mối quan hệ đối tác và dự án mới. Điều này có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn, tạo động lực cho nhóm của bạn và thúc đẩy tác động không thể lường trước.

Ứng dụng Waze: Xây dựng các tính năng hữu ích với insights của người dùng

Trong một thế giới ngừng vận động, nhóm ứng phó khủng hoảng nội bộ của Waze đã làm việc chặt chẽ với cộng đồng người dùng và đưa ra một số phát hiện bất ngờ.

Người dùng không nhất thiết phải đi làm nhưng họ vẫn đang thực hiện những hành trình cần thiết đến những nơi như trung tâm lái xe và chợ thực phẩm.

Waze đã hợp tác với các nhà biên tập bản đồ của mình và đánh dấu các vị trí này trên bản đồ để từ đó giúp đỡ cộng đồng rộng lớn hơn.

Kosta Mogilevych, người đứng đầu bộ phận truyền thông trả phí tại Waze, thuộc sở hữu của Google, cho biết: “Điều đó đã khiến chúng tôi tung ra một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này sử dụng huy hiệu vị trí bản đồ để người lái xe có thể dễ dàng tìm thấy chúng”.

Điều chúng tôi học được: Luôn lắng nghe người dùng của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về các tính năng hữu ích mới mà bạn có thể theo đuổi. Điều này cuối cùng sẽ xây dựng lòng trung thành với thương hiệu nếu bạn đang phục vụ người dùng của mình.

Bài học Marketing bạn có thể ứng dụng

Trong thời kỳ đại dịch, một số ví dụ thực sự truyền cảm hứng đã xuất hiện, thay đổi cấu trúc và tái tạo cách thoát khỏi khủng hoảng.

Các công ty khác có thể học hỏi từ những ví dụ này để chứng minh doanh nghiệp của họ trong tương lai luôn phù hợp trong những thời kì thay đổi.

  • Nhanh nhẹn: Nhiều người trực tuyến và sử dụng các ứng dụng hơn bao giờ hết trong thời kỳ đại dịch. Việc áp dụng kỹ thuật số đã có một bước tiến nhảy vọt. Doanh nghiệp phải sẵn sàng và nhanh chóng tái định giá và phân bổ lại các nguồn lực. Khách hàng mong đợi một phản hồi. Doanh nghiệp của bạn không thể bị tụt hậu.
  • Sáng tạo: Đáp ứng nhu cầu của người dùng mới xuất hiện bằng cách tung ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới trong ứng dụng của bạn. Hãy sáng tạo để phục vụ khách hàng và suy nghĩ về cách ứng dụng của bạn có thể mang lại giá trị thực sự. Các ứng dụng được định vị tốt để cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà và liền mạch sẽ khiến khách hàng quay trở lại nhiều hơn.
  • Cởi mở: Hãy suy nghĩ xa hơn lĩnh vực kinh doanh truyền thống của bạn và cân nhắc sự hợp tác với các công ty hay tổ chức khác để mang lại giá trị cộng hưởng. Điều này có thể thúc đẩy nhóm của bạn, khơi dậy những ý tưởng mới và giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới

Nhờ nỗ lực chống Covid-19, Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á trong hoạt động sản xuất và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới.

Theo báo cáo mới nhất về thương hiệu quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của Brand Finance – hãng định giá thương hiệu của Anh, Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới năm nay, với 29% lên 319 tỷ USD.

Nhờ đó, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Năm 2020, Brand Finance đánh giá cao công tác xử lý khủng hoảng y tế và kinh tế của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh đây là thời điểm tốt để các nước như Việt Nam tăng cường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 và tử vong thấp một cách đáng ngạc nhiên. Việt Nam cũng đang nổi lên là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, và ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Mỹ đang tìm cách chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Các hiệp định thương mại gần đây với Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng”, báo cáo viết.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn xếp thứ 57 về hạng mục “kinh tế mạnh mẽ và ổn định”, hiện là một trong số ít các quốc gia được IMF dự báo tăng trưởng dương trong năm nay.

Theo Brand Finance, 2020 là phép thử với tất cả quốc gia trên thế giới, khi Covid-19 tác động đến dự báo GDP, lạm phát và bất ổn kinh tế trên toàn cầu.

Hãng này ước tính 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm nay mất 13.100 tỷ USD do Covid-19, giảm từ 98.000 tỷ USD năm 2019 xuống còn 84.900 tỷ USD.

Toàn bộ top 10 năm nay đều giảm giá trị thương hiệu. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai cái tên dẫn đầu, với giá trị thương hiệu lần lượt là hơn 23.000 tỷ USD và 18.700 tỷ USD, giảm tương ứng 14,5% và 3,7%.

Nhật Bản tăng từ hạng 4 năm 2019 lên thứ 3 năm nay. Còn Đức là quốc gia có giá trị thương hiệu giảm mạnh nhất trong top 10 với việc giảm 21,5%, rơi từ thứ 3 xuống 4.

Trong khi đó, Ireland là nước duy nhất trong top 20 có giá trị thương hiệu tăng với mức 11% lên 670 tỷ USD nhờ xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng trogn nước.

Brand Finance định giá thương hiệu quốc gia dựa trên mô hình tương tự như với doanh nghiệp khi sử dụng các chỉ số về sức mạnh thương hiệu, GDP dự báo và phương pháp tính giá trị ròng (NPV) để đưa ra kết quả cuối cùng.

Ngoài định giá thương hiệu quốc gia, Brand Finance còn chấm điểm sức mạnh thương hiệu các nước. Theo đó, Đức là thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới với điểm 84,9 trên 100 và mức đánh giá AAA.

Được thành lập năm 1996, Brand Finance là hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập có trụ sở tại London (Anh). Hàng năm, hãng này công bố nhiều báo cáo, từ xếp hạng thương hiệu bất động sản, viễn thông, đồ chơi, câu lạc bộ bóng đá đến thương hiệu riêng của từng quốc gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P4)

Từ KFC đến Leon, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 4).

KFC – Chiến dịch: “KFC is back”.

Ông Tom Fishburne, một chuyên gia về marketing và chuyển đổi số đã có một buổi thuyết trình ấn tượng tại Festival of Marketing năm nay về những ưu điểm của việc sử dụng sự hài hước trong quảng cáo.

Trong đó, Ông nói về sự hài hước như là một tài sản đặc biệt của bạn để tạo ra sự nổi bật và sức thu hút.

Ông lập luận rằng, điều này đặc biệt quan trọng vào năm 2020, khi hàng loạt thương hiệu đang nỗ lực để sản xuất những quảng cáo với những phần lồng tiếng trang trọng đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ luôn đứng về phía bạn trong những thời điểm bất ổn nhất.

Fishburne không đề cập đến KFC trong bài phân tích về khả năng sử dụng yếu tố hài hước tuyệt vời của mình nhưng lẽ ra Ông nên làm như vậy.

Bằng việc hợp tác với Mother, KFC đã tạo ra một video quảng cáo bậc thầy về những câu chuyện hài hước hoàn toàn phù hợp với giọng điệu của thương hiệu.

Để đánh dấu việc mở cửa trở lại của 500 nhà hàng vào tháng 5, KFC đã khởi động một chiến dịch đầy khác biệt, hài hước và hấp dẫn.

Video đã sử dụng những hình ảnh lấy từ chiến dịch truyền thông mạng xã hội #RateMyKFC, khuyến khích mọi người tự làm các bữa ăn của mình và đăng chúng lên mạng xã hội.

Quảng cáo kết thúc với việc KFC trấn an người tiêu dùng rằng “chúng tôi cũng nhớ bạn” nhưng cũng khẳng định sẽ “lấy nó từ đây” với ngụ ý khuyến khích người tiêu dùng order KFC để được tận hưởng những miếng gà rán ngon thực sự và ý nghĩa.

Leon – Chiến dịch: “Feed NHS”.

Khi bắt đầu với lệnh đóng cửa vì Covid-19, Leon đã có một kế hoạch. Thay vì để các cửa hàng của mình nằm im do những hạn chế đặt ra đối với lĩnh vực khách sạn, chuỗi cửa hàng ăn uống này chuyển sang cung cấp thức ăn cho nhân viên tuyến đầu đối phó với sự tấn công của Covid-19.

Leon đã tạo ra một nền tảng cho phép các thành viên của công chúng quyên góp tiền để tài trợ thức ăn nóng cho công nhân NHS (Tổ chức ý tế quốc gia Anh), thành lập một liên minh các chuỗi nhà hàng – bao gồm Tortilla, Dishoom, HOP và Wasabi – để giúp phục vụ một số bữa ăn nhất định.

Trong vòng bốn giờ đầu tiên hoạt động, chiến dịch đã quyên góp được 150.000 bảng Anh và Leon đã dành riêng bốn nhà hàng của mình để phục vụ cho NHS.

Khi cả nước dường như xích lại gần nhau hơn kể từ khi lệnh đóng cửa được áp dụng, Leon đã biến 11 nhà hàng của mình thành các siêu thị mini để phục vụ cho những cư dân địa phương sống gần các cửa hàng được chọn, bao gồm cả những nhân viên chủ chốt tìm kiếm thức ăn vào cuối ca làm việc dài.

Tiếp theo, Leon chú ý đến việc giúp đỡ những người trồng và sản xuất thực phẩm, với ý tưởng kết nối chuỗi cung ứng đi vào các nhà hàng và các nhà vận hành thực phẩm trực tiếp với người tiêu dùng.

Nền tảng Feed Britain cho phép người tiêu dùng mua các hộp trái cây, rau, sữa và bữa ăn tạp hóa thông qua hệ thống đặt hàng trực tuyến. Bất kỳ thu nhập bổ sung nào cũng đều được quyên góp cho NHS.

Đối với giám đốc phụ trách sự bền vững và giá trị của Leon, Kirsty Saddler, việc ra mắt nền tảng NHS Feed cho thấy sức mạnh của các tổ chức hợp lực và đặt lợi ích cạnh tranh sang một bên. Bà tin rằng đại dịch đã buộc các thương hiệu phải nhìn vào hành động của họ chứ không chỉ ẩn sau những tuyên bố về mục đích kinh doanh.

“Nó đã loại bỏ một số điều trái ngược và rút ngắn sự kiên nhẫn của mọi người đối với quan điểm ‘hành động không phải lời nói’,” Bà chia sẻ.

Động thái của Leon nhằm xây dựng một liên minh xung quanh sứ mệnh Feed NHS đã thu hút sự chú ý của công chúng và mang đến cho người tiêu dùng một cơ hội để hỗ trợ những nhân viên tuyến đầu trong thời gian diễn ra đại dịch.

Mục tiêu và thông điệp của thương hiệu đã quá rõ ràng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

YouTube: Việt Nam có 350 kênh với hơn một triệu người đăng ký theo dõi

Theo công bố mới nhất từ YouTube, Việt Nam có kênh YouTube thứ hai đạt mức Nhà sáng tạo Kim Cương là POPS Kids với hơn 12 triệu người đăng ký theo dõi (subscribe) và Việt Nam hiện có hơn 350 kênh YouTube vượt mốc 1 triệu người đăng ký theo dõi. 

Tại Việt Nam, thời gian xem YouTube của người Việt trong giai đoạn vừa qua tăng đa dạng với nhiều nội dung khác nhau.

Năm nhóm nội dung sau đây có mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2019: Video nội dung liên quan tài chính (hơn gấp 2 lần); video tập luyện pilates (hơn gấp 2 lần); thời gian xem video nhạc dân tộc (hơn gấp 3 lần); thời gian xem video show thời trang (hơn gấp 4 lần); lượng xem video thi đấu game MOBA (hơn gấp 4 lần).

Bên cạnh đó, xu hướng xem YouTube trên Smart TV của người Việt cũng tăng nhanh theo thị phần phát triển của Smart TV trong các hộ gia đình Việt. 45,6% người dùng Internet tại Việt Nam sở hữu một Smart TV và 28,2% người dùng Internet tại Việt Nam truy cập Internet qua Smart TV.

Để mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, YouTube đề xuất đến các chuyên gia tiếp thị cần tiếp cận nhóm công dân kỹ thuật số đang tăng nhanh;Tiếp cận mọi nhóm người tiêu dùng.

Giờ đây các thương hiệu có thể tận dụng một nền tảng duy nhất để tiếp cận đối tượng công chúng thuộc nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau; Khám phá các định dạng nội dung khác nhau khi nhiều danh mục mới ngày càng trở nên phổ biến;Giữ sự tương tác khi người tiêu dùng liên tục tục tìm kiếm nguồn nội dung mới được cập nhật thường xuyên.

Tết đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm mà các chuyên gia tiếp thị đang nỗ lực làm việc để tạo ra những kế hoạch quan trọng nhất cho mùa bán hàng lớn nhất trong năm.

YouTube Brandcast Delivered-Việt Nam 2020 chia sẻ câu chuyện đầy cảm hứng về cách ViettelPay thu hút thành công gần ba triệu khách hàng mới với chiến dịch Tết.

Chiến dịch Tết của ViettelPay kết hợp giữa vị trí quảng cáo độc quyền trên YouTube và các sản phẩm hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung YouTube không chỉ mang lại số lượng khách hàng mới cao kỷ lục mà còn nhận được hơn 70% phản hồi tích cực.

Khi Việt Nam và các quốc gia trên toàn cầu đang chiến đấu với đại dịch Covid-19, YouTube Brandcast Delivered- Việt Nam 2020 cũng chia sẻ thêm cách các thương hiệu như Oppo sử dụng YouTube làm nền tảng chính để ra mắt sản phẩm chủ lực của mình và tăng doanh số bán hàng trong bối cảnh ngành công nghiệp điện thoại thông minh đang bị suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch.

YouTube Brandcast sẽ kết nối với các giám đốc điều hành cấp cao, Quản lý thương hiệu, Nhà hoạch định truyền thông, Cơ quan sáng tạo và Đối tác nội dung từ những công ty hàng đầu Việt Nam để chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường và các giải pháp marketing thành công nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

4 mẹo đơn giản giúp bạn xây dựng thương hiệu trên Instagram

Instagram là một nền tảng đã chứng tỏ sự phát triển vượt bậc. Trên thực tế, cộng đồng Instagram đã tăng lên hơn 400 triệu người dùng trong năm qua.

Photo: businessnewsdaily

Mặc dù có phạm vi tiếp cận rất ấn tượng, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đang bỏ qua tiềm năng marketing của nó. Kết quả là họ đã ‘bỏ qua’ một nền tảng có mức độ tương tác cao, nhận thức về thương hiệu tốt và thậm chí là lợi nhuận vô cùng tiềm năng.

1. Tăng lượng theo dõi trên Instagram của bạn bằng các quan hệ đối tác chiến lược.

Một trong những nỗi thất vọng lớn nhất đối với hầu hết các nhà marketer khi nghiên cứu Instagram đó là họ không biết cách xây dựng lượng người theo dõi (follower).

Rốt cuộc, nếu không có một lượng lớn người theo dõi, thì làm sao nó có thể trở thành một kênh làm marketing hiệu quả?

Nhưng dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi kể từ khi khởi chạy tài khoản Instagram, việc tăng lượng người theo dõi của bạn không quá phức tạp như bạn tưởng.

Có một chiến thuật đặc biệt mà chúng tôi đã sử dụng để nhanh chóng tăng lượng người theo dõi trên Instagram của mình lên 10.000 người chỉ trong vài tuần: hợp tác với các tài khoản Instagram khác.

Để bắt đầu, hãy tạo danh sách các tài khoản Instagram phổ biến tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Khi bạn đã tìm thấy họ, bạn có thể hợp tác với họ cho cái mà họ gọi là “lời phát biểu” ‘lời cảm ơn’ hay một ‘sự tán dương’ nào đó, bạn có thể trả phí hoặc không trả phí. Đây là cách cả hai khác nhau …

Những lời phát biểu không được trả phí

Lời phát biểu không được trả phí thường được gọi là “chia sẻ để chia sẻ”. Bạn chia sẻ nội dung của nhau và cả hai đều khuyến khích những người theo dõi của mình theo dõi tài khoản kia. Bạn có quyền tiếp cận đối tượng của họ và ngược lại.

Để bắt đầu với lời phát biểu hay lời cảm ơn miễn phí, hãy tập trung vào các tài khoản có phạm vi tiếp cận tương tự như của bạn. Chủ sở hữu của những tài khoản đó sẽ dễ dàng tiếp nhận sự chia sẻ, vì cả hai bên đều có lợi như nhau.

Những lời phát biểu được trả phí

Nếu bạn không có ngân sách cho mạng xã hội, bạn có thể muốn bỏ qua phần này, nhưng lời phát biểu có trả phí có thể là một cách tuyệt vời để thu hút hàng nghìn người theo dõi – và đạt được họ nhanh chóng.

Với lời phát biểu có trả phí, bạn đang nhắm đến những tài khoản có số lượng cao hơn nhiều và mức độ tương tác mạnh mẽ (những tài khoản có 2-3% người theo dõi “thích” nội dung của họ).

Đảm bảo yêu cầu kêu gọi hành động trong lời phát biểu, trong đó chủ sở hữu tài khoản thực sự yêu cầu những người theo dõi của họ thực hiện một hành động nào đó.

Khi bạn bắt đầu có được vài nghìn người theo dõi đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thu hút những người theo dõi đó đến trang web của mình, tương tác với thương hiệu của bạn và đăng ký vào danh sách email của bạn.

2. Xây dựng danh sách email của bạn bằng cách chuyển đổi những người theo dõi của bạn thành người đăng ký.

Như bạn đã biết, marketing qua email là rất quan trọng để kinh doanh được tốt hơn. Danh sách email của bạn được tạo thành từ các khách hàng của bạn. Đây là những người hâm mộ của bạn – những người sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Nếu bạn đã quen với những hạn chế của Instagram, bạn có thể tự hỏi làm thế nào điều này có thể thực hiện được. Xét cho cùng, Instagram không cho phép liên kết trong phần mô tả ảnh.

Đó là lúc mà một tiểu sử (bio) được trau chuốt kỹ càng phát huy tác dụng.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút người theo dõi nhấp vào các liên kết trong bios của họ vì xu hướng quá mơ hồ. Hãy phá vỡ khuôn mẫu đó bằng cách viết tiểu sử của bạn giống như bạn viết một Tweet: ngắn gọn, hữu ích và chứa đựng nhiều ý định.

3. Tạo nội dung hấp dẫn đáng được người khác chia sẻ.

Chiến lược Instagram bao gồm việc tạo nội dung đẹp, ‘dễ tiêu thụ’ không chỉ gây tiếng vang với đối tượng mục tiêu mà còn thúc đẩy họ chia sẻ và tương tác với thương hiệu của bạn là yếu tố quan trọng và có thể thúc đẩy sự phát triển của bạn.

Một bài đăng trên Instagram tuyệt vời có thể được tóm tắt theo một công thức và yêu cầu hai yếu tố: hình ảnh đẹp và văn bản hấp dẫn.

Hình ảnh đẹp

Chọn hình ảnh kể một câu chuyện hoặc khơi gợi cảm xúc. Hình ảnh chia sẻ này không chỉ hấp dẫn và thú vị mà còn khơi gợi cảm xúc và do đó thúc đẩy sự tương tác từ những người theo dõi bạn.

Văn bản hấp dẫn

Mặc dù bạn không phải thêm văn bản vào các bài đăng trên Instagram của mình, nhưng làm như vậy sẽ tạo ra một cú hích mà hình ảnh đơn thuần sẽ không mang lại.

Văn bản có thể bao gồm bất cứ điều gì, từ một câu hỏi hấp dẫn đến một trích dẫn mạnh mẽ, có động lực.

Chúng tôi khuyến khích bạn thử nghiệm, vì một nghiên cứu được thực hiện bởi Jonah Berger, tác giả của cuốn sách Contagious: Tại sao mọi thứ lại bắt đầu, cho thấy rằng cảm xúc “kích thích cao” khiến chúng ta muốn chia sẻ nhiều hơn những điều không gợi ra như vậy cảm xúc.

4. Nuôi dưỡng một cộng đồng những người theo dõi tương tác cao.

Tương tác có nhiều hình thức, bao gồm những người theo dõi chia sẻ nội dung của bạn, tương tác với nội dung đó theo một cách nào đó, gắn thẻ bạn bè của họ và nhấp vào lời kêu gọi hành động (CTA) của bạn.

Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét một số chiến thuật của chúng tôi để thúc đẩy cộng đồng những người theo dõi tương tác cao trên Instagram.

Đăng khi những người theo dõi của bạn sẽ thực sự thấy nội dung của bạn

Bạn đã bao giờ đăng điều gì đó lên mạng xã hội mà bạn nghĩ rằng sẽ làm rất tốt, Không ai thích bài đăng, không ai chia sẻ nó với bạn bè của họ và những nhận xét duy nhất bạn nhận được là từ spam bots.

Mặc dù rất có thể rằng bạn đã tính toán sai tiềm năng của bài đăng, nhưng cũng có thể là bạn đã đăng cập nhật sai thời điểm.

Xét cho cùng, các mạng như Instagram, Twitter và Facebook chỉ đơn giản là nguồn cấp dữ liệu: nội dung càng mới (trừ một số trường hợp ngoại lệ) thì nội dung đó sẽ càng cao trong nguồn cấp dữ liệu của những người theo dõi bạn.

Để tránh điều này xảy ra một lần nữa, hãy phát triển một hệ thống cập nhật tự động để được đăng khi những người theo dõi của bạn thực sự sẽ nhìn thấy chúng.

Đăng khi phần lớn người theo dõi trực tuyến sẽ đảm bảo nội dung của bạn hoạt động được tốt hơn.

Yêu cầu tương tác

Rất nhiều thương hiệu sẽ bắt đầu sử dụng tài khoản Instagram và trở nên thất vọng khi mọi người không tương tác với hình ảnh của họ.

Nó có vẻ quá hiển nhiên và đơn giản, nhưng đôi khi thực sự yêu cầu đối tượng mục tiêu của bạn tương tác sẽ tạo nên sự khác biệt.

Bạn có thể bao gồm hành động bạn muốn người theo dõi thực hiện như một phần của chính hình ảnh hoặc đưa nó vào phần mô tả bài đăng của bạn.

Instagram là một nền tảng xã hội có tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp trong hầu hết mọi ngành. Và nếu bạn sử dụng Instagram một cách chiến lược, nó có thể có tác động đáng kể đến phạm vi tiếp cận, nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và cuối cùng là doanh thu của công ty bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Thương hiệu cần làm gì khi giới trẻ xa rời quảng cáo truyền thống

Sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Đại dịch đang khiến những chuyển đổi số trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Với kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất từ trước đến nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội ngày càng tăng tốc khi các mảng phát triển công nghệ chủ chốt như FinTech và thương mại điện tử bắt đầu nhập cuộc.

Đáng chú ý, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ hiện đang khai thác các nền tảng nội dung như TikTok để phát trực tiếp như một kênh thu hút người tiêu dùng mới.

“Chúng tôi nhận thấy đại dịch đang khơi dậy các xu hướng có từ trước, chẳng hạn như chủ đề số hóa của Việt Nam và sức ảnh hưởng của nội dung trên các kênh truyền thông xã hội đối với người tiêu dùng”, ông Raphael Lachkar, Giám đốc điều hành Vero cho biết.

Ông Raphael chỉ ra, từ việc cơ quan nhà nước sử dụng TikTok để truyền đạt các hướng dẫn về an toàn trong mùa đại dịch Covid-19 cho thấy, rõ ràng là các thương hiệu cần phải ngày càng linh hoạt để bắt kịp với những hành vi thay đổi của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trong một thị trường rộng lớn.

Tính linh hoạt đã được chứng minh là yếu tố duy nhất bất biến của bất kỳ tổ chức nào để điều hướng cách thức hoạt động và tồn tại trong diễn biến phức tạp của đại dịch.

Theo ông Raphael, giới tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam đang dần rời xa các cách thức quảng cáo truyền thống. Trong khi đó, sáu kênh tiếp cận các thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao là qua bạn bè, thành viên gia đình, quảng cáo qua facebook và instagram, đồng nghiệp, các blogger trên mạng, và quảng cáo qua TV.

Có thể thấy, trước đây, quảng cáo qua TV có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhưng sức ảnh hưởng của kênh này đã giảm sút.

Đại dịch đã đẩy người tiêu dùng lên các kênh trực tuyến nhiều hơn và thay đổi thói quen và hành vi của họ. Những người lớn tuổi trước nay không hề có khái niệm “online” thì nay cũng đã trở thành một phần trong cộng đồng những người mua sắm trực tuyến.

Còn với đối tượng khách hàng tiềm năng là Gen Y (sinh ra từ năm 1980 – 1994) và Gen Z (sinh ra từ năm 1995 – 2010), một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể thiếu, cuộc sống trên mạng của họ vô cùng sôi động và ngày càng chân thực.

Họ có xu hướng thể hiện cảm xúc và quan điểm của mình trên mạng xã hội trước khi tìm đến phản ánh với thương hiệu, và thậm chí họ không muốn phản ánh với thương hiệu.

Cũng vì vậy mà người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm và chứng thực thông tin về sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu thay vì phụ thuộc vào những chiến dịch quảng cáo mang tính một chiều.

Cách thức quảng cáo một chiều khi thương hiệu đứng từ xa và “ra rả” về sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ mất dần tính hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu cần chú trọng yếu tố cộng đồng khi thực hiện các chiến dịch.

Điều này có nghĩa là sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Xây dựng cho mình một cá tính riêng, thương hiệu sẽ được cộng đồng chấp nhận và đưa thương hiệu vào cộng đồng đó.

Các chuyên gia trong ngành truyền thông đánh giá, địa phương hóa và bắt kịp xu hướng hành vi của người tiêu dùng là chìa khóa để duy trì sự kết nối với thị trường.

Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh và cẩn trọng hơn khi quyết định dành niềm tin cho một thương hiệu xuất hiện ở các kênh quảng cáo truyền thống thì những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng họ tham gia (influencer) cũng như chính cộng đồng đó ngày càng được tin tưởng.

Trích dẫn báo cáo “Influencer mới tại Việt Nam: Gen Z và Gen Y đang đặt niềm tin vào ai?” do Vero thực hiện, ông Raphael cho biết, chỉ 30% người tham gia khảo sát cho rằng các influencer cũng chẳng khác gì một kênh quảng cáo thông thường.

Trong khi đó, có tới 66% người trả lời khẳng định thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

Khảo sát của Vero cũng chỉ ra, 70% số người theo dõi được khảo sát cho hay influencer thật sự tin vào thương hiệu mà họ quảng cáo, cho dù họ được nhãn hàng trả tiền để làm điều đó. Điều này khiến họ khác biệt so với quảng cáo thông thường, và đó cũng chính là giá trị cốt lõi của influencer.

Khán giả ngày nay xem influencer là nguồn thông tin và cũng là người chia sẻ và đồng điệu với họ. Chính vì vậy, các influencer giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng và tối đa hóa khả năng tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo The Leader

CEO Kustomer: “Chúng tôi ‘về’ với Facebook để giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế số”

“Khi chúng tôi thành lập Kustomer vào năm 2015, chúng tôi với tầm nhìn là định vị lại dịch vụ khách hàng cho một thế hệ doanh nghiệp và người tiêu dùng mới. Chúng tôi hiểu rằng người tiêu dùng muốn nhiều hơn từ các công ty mà họ hợp tác kinh doanh cùng”.

Họ muốn có dịch vụ khách hàng dễ dàng và liền mạch trên tất cả các kênh truyền thông và cả mạng xã hội. Họ muốn các doanh nghiệp hiểu họ và bắt kịp tốc độ thay đổi nhu cầu của họ – đặc biệt là khi họ có vấn đề.

Những tư duy này không chỉ là kinh doanh tốt. Chúng là những yếu tố xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và kinh doanh lặp lại, chuyển trực tiếp thành các tác động tích cực đến lợi nhuận cuối cùng.

Vẫn coi đây là điểm khởi đầu, chúng tôi bắt đầu xây dựng nền tảng dịch vụ tùy chỉnh tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện đại ngày nay.

Kết quả là nền tảng CRM đa kênh Kustomer cung cấp một bức tranh thống nhất về khách hàng trong một màn hình xem duy nhất.

Nó giúp các doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại để các đại lý có thể tối đa hóa thời gian và chất lượng của các tương tác với khách hàng.

Ưu tiên của chúng tôi là mang đến trải nghiệm hiệu quả và dễ dàng làm hài lòng các doanh nghiệp, đại lý và người tiêu dùng.

Trong suốt 5 năm qua, chúng tôi đã có cơ hội nâng cao trải nghiệm khách hàng của nhiều công ty toàn cầu sáng tạo nhất hiện nay.

Và chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ với bạn bước tiếp theo trong hành trình của chúng tôi và tin tức rằng chúng tôi đã ký một thỏa thuận để được Facebook mua lại theo quy định thông thường.

Sau khi việc mua lại kết thúc, chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Facebook, nơi chúng tôi sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng và làm việc với các đối tác của mình như một phần của ‘gia đình Facebook’.

Với những khả năng bổ sung của mình, chúng tôi sẽ có thể giúp nhiều người hơn được hưởng lợi từ dịch vụ khách hàng nhanh hơn, phong phú hơn và luôn sẵn sàng bất cứ khi nào và bất cứ khi nào họ cần – qua điện thoại, email, văn bản, trò chuyện web hoặc nhắn tin.

Đặc biệt, chúng tôi mong muốn nâng cao trải nghiệm nhắn tin, một trong những cách phát triển nhanh nhất để mọi người và doanh nghiệp tương tác.

Chúng tôi vô cùng biết ơn các khách hàng và đối tác của chúng tôi, những người đã cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh xác định lại ý nghĩa của việc mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

Chính vì bạn mà chúng tôi liên tục đổi mới câu hỏi ‘vượt quá mong đợi của người tiêu dùng hiện đại ngày nay có nghĩa là gì?’.

Chúng tôi cũng muốn ghi nhận sự cống hiến và động lực của đội ngũ Kustomer vô cùng tài năng. Họ là những người giỏi nhất trong những gì họ làm và làm việc không mệt mỏi để cung cấp cho khách hàng nền tảng mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.

Chúng tôi hy vọng bạn sẽ kết nối với chúng tôi để trở thành một phần của chương tiếp theo của Kustomer.

Brad Birnbaum
CEO and Co-Founder
Kustomer

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

10 thương hiệu hàng đầu tạo ra hơn một nửa doanh thu ngành hàng xa xỉ

10 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 50% doanh thu ngành hàng xa xỉ trong năm 2019, trong đó đứng đầu là tập đoàn LVMH của Pháp.

Trước khi đại dịch Covid-19 ập đến, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng xa xỉ đang trên đà phát triển. Theo một báo cáo mới của Deloitte, 100 nhãn hàng xa xỉ mang lại doanh thu 281 tỷ USD vào năm 2019, trong đó 10 doanh nghiệp hàng đầu đóng góp hơn 50%.

Dẫn đầu là LVMH với doanh thu 37,5 tỷ USD, tiếp theo là Kering (17,8 tỷ USD) và Estée Lauder (14,9 tỷ USD). Các thương hiệu khác nằm trong Top 10 bao gồm Richemont, L’Oréal, Chanel, EssilorLuxottica, Chow Tai Fook Jewelry, PVH Corp. và The Swatch Group, trong khi Prada xếp thứ 19 về doanh thu vào năm 2019.

Quy mô của các doanh nghiệp cũng cần được cân nhắc, do giá trị trung bình của mỗi công ty thuộc Top 100 rơi vào khoảng 2,8 tỷ USD với doanh thu hàng năm ít nhất 238 triệu USD. Nhiều công ty hàng xa xỉ thuộc sở hữu tư nhân, do gia đình sáng lập, hoặc đến từ Italia. Tuy nhiên, Pháp là quốc gia với thành tích cao nhất, đóng góp 28,3 % tổng doanh thu.

Báo cáo của Deloitte chỉ tập trung vào dữ liệu của năm 2019. Với những ảnh hưởng từ Covid-19, doanh thu của lĩnh vực này có thể sụt giảm trong năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Marketing cho Gen Z: Tất cả những gì Marketer cần biết

Với tỉ lệ khoảng 30% dân số toàn cầu, Gen Z đang được xem là thế hệ đón đầu xu hướng. Cũng từ đây, làm thế nào để làm Marketing cho Gen Z là câu hỏi mà hầu hết Marketer đều đặt ra. Dưới đây là tất cả các chiến lược mà những người làm marketing cần biết nếu muốn tiếp cận Gen Z trên mạng xã hội.

Marketing cho Gen Z
Marketing cho Gen Z: Tất cả những gì Marketer cần biết

Bạn đang trong một cuộc họp với sếp của mình. Hơi thở của bạn bắt đầu nhanh hơn. Nổi da gà trên cánh tay. Một giọt mồ hôi chảy dài trên trán. Bạn biết nó đang đến. Sếp của bạn sắp hỏi bạn cách bạn sẽ làm Marketing cho Gen Z.

Chỉ nhắc đến nhóm 2,1 tỷ người sinh năm từ 1995 đến 2010 này thôi cũng đã khiến bạn rùng mình rồi. Gen Z hiện chiếm khoảng 30% tổng dân số toàn cầu.

Thế hệ Z hay Gen Z là một tập khách hàng khổng lồ với khả năng chi tiêu hơn 143 tỷ USD chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ. Nhưng bạn sẽ bắt đầu làm marketing tới thế hệ này như thế nào?

  • Gen Z thích gì?
  • Gen Z nói chuyện như thế nào hay ngôn ngữ của Gen Z ra sao?
  • Điều gì thực sự quan trọng đối với Gen Z?
  • Và hơn thế nữa.

Đây thực sự là những câu hỏi lớn. Và câu trả lời sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn là chỉ marketing cho Gen Z. Chúng sẽ giúp bạn tạo ra các mối quan hệ có giá trị bền vững và chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

Nếu bạn muốn làm marketing hiệu hơn cho Gen Z, dưới đây là những điều bạn cần biết, những thứ có thể tạo ra kết nối có ý nghĩa với thế hệ quan trọng nhất tiếp theo trên thị trường.

Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng Gen Z coi trọng biểu hiện cá nhân.

Cụm từ ‘hãy là chính mình’ (be yourself) chưa bao giờ hết đúng với thế hệ Z. Hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ không nhất thiết là để phù hợp với xu hướng hoặc ‘có gì thú vị’. Đó có thể chỉ là thể hiện bản sắc cá nhân.

Nghiên cứu từ công ty tư vấn toàn cầu McKinsey and Company cho thấy: “Thế hệ Z không chỉ háo hức với những sản phẩm được cá nhân hóa hơn mà còn sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm làm nổi bật cá tính của họ.

Trên thực tế, 58% những người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ làm nổi bật tính cách cá nhân của họ.

Nghiên cứu tương tự cho thấy Gen Z muốn các thương hiệu phù hợp với giá trị và niềm tin cá nhân của họ.

Gen Z đang bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Thế hệ Z khao khát những trải nghiệm siêu cá nhân trên mạng xã hội nhưng họ cũng muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình. Họ cũng có xu hướng che webcam trên máy tính xách tay của mình hơn.

Các nhà làm marketing cần đảm bảo rằng họ kết nối với Gen Z theo các điều khoản của riêng họ để họ không gặp phải những điều đáng sợ hoặc quá xâm phạm.

Theo khảo sát của IBM Uniquely Gen Z. Dưới một phần ba thanh thiếu niên nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin cá nhân ngoài thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng, nhưng 61% sẽ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân với các thương hiệu nếu họ có thể tin tưởng rằng thông tin đó được lưu trữ an toàn và được bảo vệ.

Gen Z muốn đặt tiền của họ vào đúng giá trị của họ.

Gen Z hay Thế hệ Z không thích chỉ đăng về những lý do mà họ tin tưởng. Họ đang đặt tiền của mình vào đúng vị trí của niềm tin và ‘bầu chọn’ bằng số tiền của họ.

Nghiên cứu của Facebook giải thích: “Thế hệ này thường gạt bỏ những khác biệt và tập hợp xung quanh những nguyên nhân mang lại lợi ích lớn hơn.

“Gen Z mong muốn các thương hiệu cũng làm như vậy – sống theo giá trị của riêng họ và mang lại giá trị. Trên thực tế, 68% Gen Z mong đợi các thương hiệu đóng góp cho xã hội ”.

61% Gen Z cũng cho biết họ muốn trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất theo cách có đạo đức và bền vững.

Đây không chỉ là một tuyên bố trống rỗng. Giáo sư tâm lý B. Janet Hibbs, Tiến sĩ, chia sẻ, trích dẫn một báo cáo tháng 10 năm 2018 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ: “Trong năm qua, 91% Gen Z trải qua một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến cảm xúc hoặc sinh lý”.

Trong số những thứ khác, Gen Z quan tâm nhất đến biến đổi khí hậu.

Các thương hiệu đang dần nhận ra rằng họ không còn có thể thoát khỏi những cam kết về môi trường và đạo đức mờ nhạt hoặc không tồn tại. Nếu các thương hiệu muốn thu hút Gen Z, họ cần đảm bảo đạo đức của họ phù hợp với thế hệ tiến bộ này.

Người làm Marketing cho Gen Z cần biết là thế hệ này coi trọng sự đa dạng và bình đẳng.

Do mức độ ảnh hưởng và phát triển ngày càng nhanh nhờ công nghệ, Thế hệ Z không phân biệt bạn bè mà họ có “trong đời thực” và bạn bè họ có trên internet. Mặc dù đây có vẻ như là cơn ác mộng tồi tệ nhất của cha mẹ, nhưng thực sự có một lý do chính đáng ở đây.

“Gen Z coi trọng cộng đồng trực tuyến vì chúng cho phép những người thuộc các hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và vận động xung quanh các nguyên nhân và lợi ích,” nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey cho thấy.

“66% Gen Zers được khảo sát tin rằng cộng đồng được tạo ra bởi các nguyên nhân và lợi ích, không phải bởi nền tảng kinh tế hoặc trình độ học vấn.”

Con số này lớn hơn nhiều so với những con số được báo cáo bởi Gen X và thậm chí là thế hệ millennials.

Khi đề cập đến bình đẳng giới, 77% Gen Z nói rằng họ cảm thấy tích cực hơn đối với một thương hiệu khi nó thúc đẩy bình đẳng trên mạng xã hội. 71% cho biết họ muốn thấy quảng cáo đa dạng hơn.

Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có thể đưa một người da màu hoặc cặp đôi LGBTQ vào một trong các bài đăng trên Instagram hoặc quảng cáo Facebook của bạn.

McKinsey and Company giải thích: “Nếu một thương hiệu quảng cáo sự đa dạng nhưng lại thiếu sự đa dạng trong cấp bậc của chính mình, thì sự mâu thuẫn đó sẽ được chú ý”.

Gen Z thông minh – Thực sự thông minh.

Thế hệ Z là những ‘người bản địa về kỹ thuật số’. Họ không biết một thế giới không có Internet, vì vậy họ biết cách sử dụng nó tốt hơn bất kỳ ai khác.

Nhờ sự hiểu biết về kỹ thuật số này, họ đưa ra những quyết định sáng suốt. Theo McKinsey, “họ thực dụng hơn và phân tích về các quyết định của họ hơn so với các thành viên của các thế hệ trước.”

Trước khi mua bất cứ thứ gì, Gen Z mong đợi truy cập và đánh giá thông tin, đánh giá và nghiên cứu của riêng họ.

McKinsey nhận thấy rằng “65% Gen Z nói rằng họ đặc biệt coi trọng việc biết những gì đang diễn ra xung quanh mình và kiểm soát được. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp thu kiến ​​thức trực tuyến so với trong các tổ chức học tập truyền thống. ”

Các nhà làm marketing cho Gen Z cần đảm bảo rằng những thông tin về công ty của họ là minh bạch và có sẵn trực tuyến. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng thông tin chiếu sáng trung thực nhưng tích cực vào doanh nghiệp của bạn.

Theo dõi những gì người khác đang nói về tổ chức của bạn với hướng dẫn phân tích tình cảm trên mạng xã hội của chúng tôi.

Marketer cũng cần biết là Gen Z tin tưởng bạn bè và gia đình hơn bất kỳ ai khác.

Nếu bạn đang phụ trách marketing cho Gen Z, bạn có thể muốn xem xét lại ngân sách của mình dành cho Influencer Marketing.

Trong một báo cáo gần đây của Morning Consult cho thấy 52% thế hệ Z tin tưởng những người có ảnh hưởng mà họ theo dõi trên mạng xã hội để được tư vấn về sản phẩm hoặc thương hiệu, thì 82% tin tưởng vào bạn bè và gia đình của họ hơn bất kỳ nguồn nào khác.

Khi nói đến những người có ảnh hưởng mà họ tin tưởng, những người thuộc thế hệ Zer nam có nhiều khả năng theo dõi họ trên YouTube. Zers nữ thường theo dõi những người có ảnh hưởng nhất trên Instagram.

Gen Z thích thiết bị di động hơn.

Theo báo cáo nghiên cứu năm 2019 của Global Web Index về Gen Z, nhóm tuổi này rất thích sự tiện lợi khi di chuyển của các thiết bị di động của họ hơn là máy tính để bàn và thậm chí cả máy tính xách tay.

Cho dù là dùng để truy cập mạng xã hội, trò chuyện, xem video hay xem bản đồ, Gen Z rất có thể thực hiện các hoạt động đó trên thiết bị di động của họ.

Như bạn có thể thấy, điều này không có nghĩa là họ đã hoàn toàn từ bỏ máy tính để bàn và máy tính xách tay, chỉ là về tổng thể, đó là một lựa chọn ít phổ biến hơn.

Gen Z chấp nhận lối sống ‘màn hình thứ hai’.

Global Web Index cho thấy 95% Gen Z cho biết họ đang sử dụng một thiết bị khác khi xem TV, đặc biệt là điện thoại di động.

Chính xác thì họ đang làm gì? Hơn 70% nói rằng họ đang nói chuyện với bạn bè hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 35% đang thực sự trò chuyện hoặc truy cập nội dung liên quan đến những gì họ đang xem.

Với thông tin này, những người làm Marketing có thể nhắm mục tiêu Gen Z trên nhiều nền tảng và thiết bị mọi lúc.

Gen Z sử dụng các kênh khác nhau cho từng giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.

Nghiên cứu thị trường cho thấy 85% Gen Z tìm hiểu về các sản phẩm mới trên mạng xã hội.

Họ cũng có khả năng kết nối với các thương hiệu trên mạng xã hội cao hơn 59% so với các thế hệ cũ (X và Y).

Instagram là ứng dụng phổ biến nhất để khám phá thương hiệu, với 45% nhóm tuổi teen (Teenagers) sử dụng để tìm các sản phẩm mới thú vị, tiếp theo là Facebook, chiếm 40%. Trước khi mua hàng, Gen Z có xu hướng chuyển sang sử dụng YouTube cao hơn hai lần so với thế hệ Millennials (Y).

YouTube cũng là nền tảng được ưa thích khi đề xuất mua sắm, đứng đầu trong Gen Z với 24%, tiếp theo là Instagram với 17% và Facebook là 16%.

Trong khi đó, tại các cửa hàng truyền thống, nhóm tuổi teen có xu hướng chuyển sang Snapchat để ghi lại trải nghiệm mua sắm của họ.

Hiểu cách nhóm tuổi này sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội trong suốt quá trình mua sắm của họ là chìa khóa để thu hút họ trên các nền tảng phù hợp với thông điệp phù hợp. Marketer đặc biệt lưu ý.

Gen Z không ngại mua hàng trực tuyến.

Trong khi người tiêu dùng lớn tuổi vẫn còn một số do dự về việc chia sẻ thẻ tín dụng và thông tin cá nhân hoặc tài chính của họ trực tuyến, thì Gen Z lại ngược lại.

72% Gen Z đã mua thứ gì đó trực tuyến trong tháng trước, với 6/10 mua hàng trên thiết bị di động của họ.

Bạn có thể hỏi họ đang mua gì? Global Web Index nhận thấy rằng Gen Z quan tâm nhiều hơn đến việc chi tiền cho những trải nghiệm như vé xem hòa nhạc và các hoạt động giải trí, công nghệ và thời trang khác.

Gen Z (hầu hết) rất vui khi gặp bạn.

Thế hệ Z không bị làm phiền bởi nội dung có thương hiệu. Trên thực tế, hầu hết họ đều hoan nghênh nó.

“Thế hệ Z rất vui khi có nội dung từ các thương hiệu yêu thích của họ xuất hiện trong nguồn cấp tin tức (feeds) của họ,” Global Web Index chia sẻ.

“Cứ 10 người thì có 4 người theo dõi các thương hiệu họ thích trên mạng xã hội, với 1 trong 3 người theo dõi các thương hiệu mà họ đang nghĩ đến việc mua hàng.”

Trước khi giới thiệu nội dung và quảng cáo trên mạng xã hội cho mọi người, bạn cần biết đâu là nhóm đối tượng chính (TA) của mình.

Đảm bảo rằng bạn đang nhắm mục tiêu những người thực sự có thể tìm thấy giá trị trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tập trung vào việc thu hút sự chú ý của họ.

Không biết chắc nên bắt đầu từ đâu? Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về nhắm mục tiêu quảng cáo trên mạng xã hội để có tài nguyên toàn diện về cách chuyển đổi đối tượng Thế hệ Z của bạn.

Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng thế hệ này yêu TikTok.

TikTok, ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn, đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Mặc dù về cơ bản nó đã từng là nền tảng của nhóm trẻ tuổi, nhưng giờ đây nó đã trở thành xu hướng phổ biến với nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Dựa trên xu hướng và luồng phương tiện truyền thông, không có gì lạ khi TikTok đặc biệt phổ biến với nhóm trẻ tuổi (teenager). Hơn 41% người dùng TikTok từ 16 đến 24 tuổi.

Nếu tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) của bạn có phần vui tươi thì TikTok có thể là nơi hoàn hảo để sáng tạo và chia sẻ nội dung.

Hãy cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok (Hot TikTokers), đăng nội dung bằng thẻ bắt đầu bằng # (thẻ hashtag) có thương hiệu hoặc tham gia vào một trong vô số các thử thách TikTok (TikTok Challenges), miễn là nó phù hợp với thương hiệu của bạn.

Giờ bạn đã biết những số liệu thống kê và sự thật quan trọng này về Gen Z, bạn đã được trang bị để không chỉ tiếp cận họ bằng hoạt động marketing của mình mà còn để tạo ra tác động lâu dài.

Hãy nhớ rằng: bạn không chỉ muốn tạo ra những mối quan hệ có giá trị với họ vào thời điểm này trong cuộc sống của họ mà còn khi họ lớn lên và già đi. Đó là một hành trình.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần tìm hiểu về cách làm Marketing cho Gen Z, bằng cách thấu hiểu các hành vi và ưu tiên của Gen Z, người làm Marketing có nhiều cơ hội hơn để kết nối với họ, xây dựng lòng thành của họ với thương hiệu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

Giá trị thương hiệu (Brand Value) là gì? Cách xác định giá trị thương hiệu

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết về thuât ngữ Giá thị thương hiệu (tiếng Anh là Brand Value) như: Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì, các thành phần của Brand Value và hơn thế nữa.
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu hay Brand Value là một khái niệm đa thành phần bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau theo những mục đích khác nhau. Brand Value là một phần của Brand.

Brand Value (Giá trị của thương hiệu) là gì?

Trên thế giới hiện nay, có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu.

  • Keller (1993, 1998) cho rằng Giá trị của thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng (brand knowledge) về thương hiệu đó.

Kiến thức của khách hàng này bao gồm hai thành phần chính: Nhận biết thương hiệu (brand awareness) – Ấn tượng về thương hiệu (brand image).

  • Aaker (1996) đề nghị bốn thành phần của giá trị tài sản thương hiệu. Bốn thành phần này bao gồm:

– Lòng trung thành (brand loyalty)

– Nhận biết thương hiệu (brand awareness)

– Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

– Các thuộc tính đồng hành của thương hiệu (brand associations) như tên một địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (patents), nhãn hiệu cầu chứng (trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối.

  • Lassar (1995) đề nghị năm thành phần của giá trị tài sản thương hiệu:

Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

Giá trị cảm nhận (perceived value)

Ấn tượng thương hiệu (brand image

Lòng tin về thương hiệu của khách hàng (trustworthiness)

Cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (commitment)

Các quan điểm trên đây có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có một số khác biệt. Điều này cho thấy giá trị thương hiệu là một khái niệm đa thành phần (multidimensional) bao gồm nhiều thành phần. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau cho những mục đích khác nhau.

Các thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Có 4 thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu bao gồm:

Nhận biết thương hiệu – Brand Awareness.

Là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu. Nó đề cập đến khả năng của một người tiêu dùng có thể nhận dạng hoặc nhớ đến thương hiệu như một yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định (Asker, 1991; Keller, 1998).

Lòng ham muốn về thương hiệu – Brand Desire

Một người tiêu dùng ham muốn sỡ hữu một thương hiệu khi họ thích thú về nó và muốn tiêu dùng nó. Vì vậy, lòng ham muốn về thương hiệu nói lên mức độ thích thú và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đó.

Chất lượng cảm nhận – Brand Perception.

Chất lượng cảm nhận (PQ) là thành phần thứ ba của giá trị thương hiệu (Asker, 1991; Keller, 1998).

Đây chính là nhận thức của người tiêu dùng về toàn bộ chất lượng sản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm (Zeithaml, 1988).

Lòng trung thành thương hiệu – Brand loyalty.

Lòng trung thành của người tiêu dùng nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng thương hiệu nào trong một dòng sản phẩm và lặp lại hành vi này (Chaudhuri, 1999).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng giữa đại dịch Covid-19

Thị trường lao động Việt Nam lần nữa chao đảo trước Covid-19. Bên cạnh những mảng xám kinh tế, thách thức trong điều hành và tuyển dụng nhân sự cũng là điều đáng quan tâm.

Theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet, trong bối cảnh còn khó khăn, các doanh nghiệp đang tập trung tái cấu trúc, việc cân đối và cắt giảm chi phí nhân sự là điều khó tránh khỏi.

Trong bối cảnh hiện nay, không phải công ty nào cũng sẵn sàng chi “khủng” cho các chiến dịch nâng cấp thương hiệu tuyển dụng.

Tuy nhiên, nếu có chiến lược khôn ngoan, người làm nhân sự hoàn toàn có thể giảm chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Cũng như “hiệu ứng cánh bướm”, một thay đổi nhỏ có thể đưa đến những biến đổi lớn trong kết quả.

“Giai đoạn này tạo ra những cơ hội chưa từng có về xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Đây là thời điểm vàng để bắt tay xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng bài bản, bứt phá so với đối thủ cùng ngành, cả khi bạn chưa thực sự cần tìm người”, bà Tiêu Yến Trinh nhận định.

Đánh giá của nhân viên

Các doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên chia sẻ về công ty trên các mạng xã hội trực tuyến, đưa các yếu tố tích cực của công ty phủ sóng các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Linkedin, GlassDoor.

Chiến lược công ty gắn liền với định vị thương hiệu cá nhân

Đánh giá từ nhân viên của công ty luôn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Trong thời điểm đại dịch, điều đó càng giá trị hơn.

Bởi khi tìm bến đỗ mới, các ứng viên thường quan sát cách công ty đối xử với người lao động trong giai đoạn khủng hoảng.

Tại Việt Nam, Facebook và Instagram có độ phủ cao nên phù hợp cho các chiến dịch truyền thông diện rộng. Trong khi các mạng xã hội việc làm như Linkedin hay GlassDoor lại thiên về chiều sâu.

Nếu GlassDoor cho phép cựu nhân viên review doanh nghiệp giúp tăng độ tin tưởng, thì Linkedin là nền tảng mà các công ty có thể tận dụng để tạo ra những tên tuổi nổi bật hay những nhân sự kỳ cựu. Họ sẽ là bảo chứng cho chất lượng của một công ty.

Tận dụng kênh doanh nghiệp trên mạng xã hội

Các kênh chính thức của công ty trên mạng xã hội như Facebook, website, Linkedin… là cửa ngõ mà các ứng viên tìm đến đầu tiên khi muốn “soi” thông tin của doanh nghiệp mình dự định gắn bó.

Do đó thay vì thuê đội ngũ bên ngoài, giải pháp ít tốn kém cho bộ phận nhân sự là tận dụng bộ phận PR, social media sẵn có của công ty.

Sự công nhận từ các giải thưởng về những chính sách nhân sự xuất sắc mà công ty đạt được cũng là bảo chứng, giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. Vì thế, “săn” một giải thưởng nhân sự uy tín là điều các doanh nghiệp cần làm khi có cơ hội.

Các giải thưởng nhân sự

Có thể thấy, trách nhiệm của nhân sự không dừng lại ở “tuyển – dạy – giữ” người mà còn phải tạo ra tài sản cho doanh nghiệp thông qua tối ưu hóa nguồn nhân lực nói chung.

Bà Tiêu Yến Trinh cho biết: “Ban lãnh đạo cùng người làm nhân sự phải luôn thúc đẩy, tạo điều kiện để các thế hệ nhân viên hiện hữu ngày càng sáng tạo và phát triển, từ đó góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, mang đến thương hiệu tuyển dụng đủ để chiêu mộ bất cứ người tài nào”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Mở rộng thương hiệu hay Brand Extension là gì?

Mở rộng thương hiệu hay  Brand Extension là việc giới thiệu một sản phẩm mới dựa trên tên tuổi và danh tiếng của một sản phẩm có sẵn của doanh nghiệp.

Mở rộng thương hiệu là gì

Mở rộng thương hiệu hay Brand Extension là việc sử dụng tên thương hiệu đã được thiết lập sẵn áp cho một sản phẩm mới hoặc danh mục sản phẩm mới.

Chiến lược mở rộng thương hiệu tận dụng danh tiếng và sự phổ biến của một sản phẩm nổi tiếng để ra mắt một sản phẩm mới. Để thực hiện thành công thì phải có sự liên kết hợp lý giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm mới.

Nếu không có sự liên kết hoặc sự liên kết yếu thì có thể dẫn đến hiệu ứng ngược lại là pha loãng thương hiệu. Điều này thậm chí có thể gây hại cho thương hiệu mẹ.

Việc mở rộng thương hiệu thành công cho phép các công ty đa dạng hóa dịch vụ của họ, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Các thương hiệu hiện có trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả và rẻ tiền cho sản phẩm mới.

Ưu nhược điểm của mở rộng thương hiệu

Ưu điểm của mở rộng thương hiệu

Chi phí quảng bá sản phẩm thông qua mở rộng thương hiệu thấp hơn chi phí quảng bá sản phẩm mới mà không có nhận diện thương hiệu. Thương hiệu ban đầu sẽ tự truyền đạt thông điệp.

Nhược điểm của mở rộng thương hiệu

Tuy nhiên, mở rộng thương hiệu sẽ thất bại khi các dòng sản phẩm không có sự liên kết với nhau. Một cái tên thương hiệu thậm chí có thể gây bất lợi lên sản phẩm mới.

Ví dụ như Colgate, một thương hiệu đồng nghĩa với các sản phẩm chăm sóc nha khoa, đã từng cố gắng mở rộng thương hiệu sang một dòng thực phẩm đông lạnh. Rất tiếc, chiến lược này đã thất bại do người tiêu dùng không muốn ăn mì Ý vị bạc hà.

Ví dụ về mở rộng thương hiệu

Việc một công ty mở rộng thương hiệu có thể được nhận biết rõ ràng như trong trường hợp cung cấp sản phẩm ban đầu dưới một hình thức mới. Ví dụ, chuỗi nhà hàng Boston Market đã ra mắt dòng sản phẩm bữa tối đông lạnh dưới tên riêng của mình với mức giá tương tự.

Một hình thức mở rộng thương hiệu khác là kết hợp hai sản phẩm nổi tiếng với nhau. Kem của Breyer kết hợp với bánh qui Oreo là một sản phẩm phù hợp dựa trên lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một hoặc cả hai thương hiệu gốc.

Mở rộng thương hiệu cũng có thể được áp dụng cho các loại sản phẩm khác nhau. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Google là công cụ tìm kiếm, nhưng nó đã gắn tên của mình vào các sản phẩm mới như ứng dụng thanh toán Google Wallet.

Việc tạo ra các sản phẩm bổ sung cũng là một hình thức mở rộng thương hiệu, ví dụ như việc tạo ra nhiều loại và hương vị của Coca-Cola.

Trong các ví dụ tốt nhất, việc mở rộng thương hiệu là tự nhiên và phát sinh từ chất lượng được công nhận của sản phẩm gốc, như Black & Decker tạo ra một dòng đồ chơi cho trẻ em, còn Ghirardelli bán hỗn hợp brownie.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

(Theo investopedia)

Cấu trúc thương hiệu hay Brand Architecture là gì?

Cấu trúc thương hiệu (tiếng Anh: Brand Architecture) là tập hợp các cấu phần và sự sắp xếp giữa chúng để tạo lên một thương hiệu của doanh nghiệp.

Cấu trúc thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Architecture, là một phần tài sản của Brand. Cấu trúc thương hiệu là tập hợp các cấu phần và sự sắp xếp giữa chúng để tạo lên một thương hiệu của doanh nghiệp.

Như vậy, cấu trúc thương hiệu luôn gắn chặt với thương hiệu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Có thể hiểu một cách đơn giản, cấu trúc thương hiệu chính là “phần cơ thể sống” của thương hiệu.

Tập hợp tất cả các yếu tố để tạo lên một “cơ thể sống” của thương hiệu một cách cân đối, hợp lí, khoa học sẽ có một thương hiệu “khỏe mạnh, cường tráng” và là nền tảng cho sự phát triển thương hiệu sau này của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của cấu trúc thương hiệu

  • Cấu trúc thương hiệu quyết định sự thành công của thương hiệu

Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng cấu trúc thương hiệu luôn là yếu tố nền tảng để mang lại sự thành công cho mỗi một thương hiệu.

Để có một thương hiệu mạnh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có các yếu tố nền tảng vững chắc từ mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu, cùng với chiến lược thương hiệu bài bản được định vị một cách khoa học, hiệu quả trong tâm trí khách hàng.

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet là sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoạt động trong nhiều lĩnh vực và mô hình kinh doanh.

Bên cạnh những lợi ích của các mô hình kinh doanh trực tuyến đã đem lại cho xã hội, cũng có những phiền toái và thậm chí dư luận xấu mà một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đã vô tình hoặc cố ý gây ra cho cộng đồng xã hội.

Một nguyên nhân quan trọng và căn bản của hiện tượng này đó chính là vấn đề về ý thức và quan niệm của doanh nghiệp đối với thương hiệu của mình.

Xây dựng một cấu trúc thương hiệu thống nhất, bền vững luôn là một đòi hỏi quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trong giai đoạn đầu và cả những giai đoạn tiếp theo của mỗi doanh nghiệp.

  • Cấu trúc thương hiệu là nền tảng hoạt động kinh doanh định hướng khách hàng

Khách hàng là mục tiêu số 1 và là cái đích hướng tới của mọi nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng chính là người đem lạI lợi nhuận và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, kinh doanh định hướng khách hàng là nền tảng vững chắc cho sự thành công của mỗi một doanh nghiệp. Việc xây dựng một cấu trúc thương hiệu chặt chẽ, bài bản, khoa học sẽ là nền tảng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vào tạo những ấn tượng tốt về doanh nghiệp từ phía khách hàng.

Khi một thương hiệu đã chinh phục được đông đảo khách hàng và được khách hàng yêu mến thì các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và các mục tiêu khác của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được kết quả tốt.

  • Cấu trúc thương hiệu là nền tảng của hoạt động truyền thông thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu được xây dựng không chỉ để hàm ý tượng trưng hay chỉ đơn giản là cho có và cho đủ. Trong cấu trúc thương hiệu sẽ bao gồm cả cấu trúc hiện thị hay nói một cách khác là các thông điệp từ phía doanh nghiệp truyền tải tới khách hàng một cách có chủ đích mà đại diện tiêu biểu là bộ nhận diện thương hiệu.

Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên nổi tiếng nếu thương hiệu đó được truyền thông tới đông đảo khách hàng và khách hàng có thể nhận biết và tin dùng. Sức mạnh thương hiệu lúc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động truyền thông thương hiệu (các hoạt động xúc tiến thương hiệu).

Tuy nhiên, quá trình truyền thông thương hiệu luôn là “con dao hai lưỡi”. Nếu một thương hiệu có cấu trúc nền tảng và cấu trúc hiển thị tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền thông có hiệu quả và ngược lại. Chính vì vậy, cấu trúc thương hiệu luôn là nền tảng quan trọng cho hoạt động truyền thông thương hiệu.

  • Cấu trúc thương hiệu là nền tảng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu

Thương hiệu là tài sản vô hình và được doanh nghiệp dày công xây dựng và phát triển trong thời gian dài. Chính vì vậy, gìn giữ thương hiệu và bảo vệ thương hiệu luôn là công việc cần quan tâm và chú ý trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tự bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần đến sự bảo hộ và cấp bằng bảo hộ về nhãn hiệu từ phía cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu và ngăn cản sự vi phạm thương hiệu của doanh nghiệp từ các đối tượng khác.

Việc xây dựng cấu trúc thương hiệu và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ của mình. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và công nhận sự sở hữu hợp pháp về nhãn hiệu đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips